Các bộ chính tinh

Có 14 Chính Tinh phân ra 2 vòng:

Vòng Tử Vi (6 chính tinh) và vòng Thiên Phủ (8 chính tinh). Tử Vi và Thiên Phủ đối nhau theo đường chéo (đường chấm trên các hình vẽ sau) đó là con đường chia phần Âm và phần Dương (hay phần tối và phần sáng)

Tử Vi có thể có 12 vị trí (từ Tý đến Hợi) do đấy mà các chính tinh có 12 thế đứng khác nhau (vẽ ra trong 12 hình sau đây).

Xin ghi thêm rằng, để nhớ thế đứng của chính tinh tùy theo thế đứng của Tử Vi, ta có thể thu 12 hình còn 6 hình, lấy 6 hình Tử Vi ở Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ làm chính, còn các hình Tử Vi ở Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi giống như 6 hình đầu với mỗi sao đưa sang thế đối diện, xung chiếu.

Dò trên các hình, ta thấy Sát Phá Tham bao giờ cũng đứng thành bộ tam hợp; lại có những thế có thêm Liêm thành Sát Phá Liêm Tham – Hầu hết các hình đều có Tử Phủ Vũ Tướng trong bộ tam hợp. Nếu có những thế lệch lạc mà bộ đó không tạo dựng trong tam hợp, thì Phủ bao giờ cũng tam hợp với Tướng. Với những thế lệch lạc đó, các chính tinh khác đã xâm nhiều vào bộ Tử Phủ Vũ Tướng.

Cơ, Nguyệt, Đồng, Lương cũng tạo thành bộ trong tam hợp. Cũng có khi là Cơ, Cự, Đồng, Lương.

Ngoài ra, còn có những thế Cự Nhật đi với nhau, hay Nhật Nguyệt đi với nhau để chiếu Mạng.

Toàn bộ chính tinh như một Thái Cực, phân ra phần Âm và phần Dương.

Phần Dương có bộ Tử Phủ Vũ Tướng và Sát Phá Liêm Tham có tánh chất thực hành nhiều hơn (hành động thực tế).

Phần Âm có bộ Cơ Nguyệt Đồng Lương và Cự Nhật có tánh chất lý thuyết nhiều hơn (hành động lý thuyết).

Phân ra nữa, ta có mỗi bên chia 2

Am (lý thuyết)

(tư tưởng, tinh thần)

Dương (thực hành)

(thực tế)

Am Âm = = Cơ, Nguyệt

Dương Âm = = Tử, Phủ

100% lý

Đồng, Lương

60% thực hành

Vũ, Tướng

thuyết

40% lý thuyết

Am Dương

= = Cự, Nhật

Dương Dương = = Sát, Phá

60% lý thuyết

100% thực hành

Liêm

40% thực hành

Tham

NHỮNG NGUYÊN TẮC GIẢI ĐOÁN CHO CÁC CHÍNH TINH LÀ:

1 – Phải được cả bộ chính tinh mới là tốt trên trung bình = Tử Phủ Vũ Tướng, Phủ Tướng, Sát Phá Tham hay Sát Phá Liêm Tham, Cơ Nguyệt Đồng Lương hay Cơ Cự Đồng Lương, hay Nguyệt Đồng Cơ Cự, Cự Nhật hay Nhật Nguyệt chiếu.

Trong cá bộ đó, phải đa số chính tinh đắc địa và phải có hành sinh cho Mạng hay hoà Mạng mới tốt.

Nhìn trong tam hợp, chính tinh nào cùng Hành với Mạng, đó là chính tinh của mình.

2 – Nếu chính tinh hãm địa phải có Tuần, Triệt làm sáng ra. Thiên Tài cũng cản bớt cái xấu của chính tinh hãm. Chính tinh đắc địa gặp Tuần Triệt lại hỏng. Tử Vi ngộ Không Kiếp (Đế ngộ hung đồ) cũng hỏng. Thiên Tướng không sợ Không Kiếp, Phá Quân gặp Không Kiếp lại càng tốt.

Nhật Nguyệt phải ở chỗ tốt. Nhật ở ban ngày, Nguyệt ở ban đêm. Ngược lại, Nhật ở cung ban đêm phải gặp Tuần Triệt, Thiên Tài, hay Tam Minh (Đào, Hồng, Hỷ) mới sáng ra. Nguyệt ở ban ngày phải gặp Tuần Triệt, Thiên Tài hay Tam Minh mới sáng trở lại.

Tùy từng chính tinh, không bị những hung sát tinh phá, mới tốt.

THẾ CỦA CHÍNH TINH

Tuy nhiên, các chính tinh có những thế đứng mà ta có thể luận sẵn về sự tốt xấu, để ấn định trước những cung tốt xấu.

Xin xem 12 hình với 12 vị trí của Tử Vi đến Hợi, cùng với các chính tinh của 2 vòng Tử Vi, Thiên Phủ.

A – TỬ, PHỦ, VŨ, TƯỚNG

Tử Vi là Chúa trong các chính tinh. Thiên Phủ là Thừa Tướng, Vũ Tướng là 2 Đại Tướng hộ vệ. Thiên Tướng là vị trướng trung hậu và đắc lực, nhìn trên 12 đồ bản thấy ở bất cứ thế đứng nào, đủ quân thần hay là lạc lỏng của bộ Tử Phủ Vũ Tướng, Thiên Tướng cũng đứng dằn mặc (chính chiếu) để ngăn cản Phá Quân – Vũ Khúc là vị tướng mạnh, tánh cô đơn, còn tham vọng.

Tử Vi ở Tý, Ngọ, Dần, Thân là tốt nhất, đủ mặc quần thần văn võ (Phủ, Vũ,Tướng đều đắc địa) (Đồ bản 1, 3, 7, 9). Tuy nhiên vẫn phải trở về vị trí Thái Tuế mới thật trúng cách: Tam hợp Thái Tuế phải trùng hợp với Tam hợp Tử Phủ Vũ Tướng mới thật là con người đức độ, chính nhân quân tử, đáng trọng.

Tử Vi ở Thìn (hình 5) có Thiên Tướng hộ giá, dằn mặt Phá Quân ở Tuất. Có PháQuân ở Tuất là bất nhân, bất nghĩa (Phú đoán) nhưng người tuổi Dần Ngọ Tuất, có Thái Tuế ở Dần Ngọ Tuất, thì vẫn đàng hoàng, nhưng đàng hoàng là do ở tam hợp Thái Tuế chứ không phải được Tử Tướng ở Thìn.

Tử Vi ở Tỵ (hình 6) và Hợi (hình 12) đi chung với Thất Sát. Thất Sát là vị trướngthuộc Sát Phá Tham, đi hộ giá Tử Vi. Chung với Thất Sát, có Phá Tham trong tam hợp. Thất Sát là tướng mạnh, cương trực nóng nảy, không còn đồng mặt với Thiên Phủ (ở cung xung chiếu), nên dễ hành động lầm lẫn cùng với Liêm Phá (ở tam hợp), sau nhờ sức Tham Vũ (ở tam hợp) chỉnh đốn lại bộ Tử Phủ Vũ Tướng bị xé lẻ, lạc lõng, bị Sát Phá Tham lộng hành.

Tử Vi ở Sửu (hình 2), Mùi (hình 8) với Phá Quân nên bị cô lập, bị uy hiếp. Tử Viở Mão (hình 4) và ở Dậu (hình 10) bị Tham Lang đứng chung lấn quyền. Đó là cảnh tệ hại do chỗ dễ tính mất cả thế, bộ Tử Phù Vũ Tướng bị đánh xé tàn tạ, không còn hiện diện đủ trong tam hợp. Tử Phủ chỉ là hình tượng ôn nhu, yếu nhược. Còn Vũ cũng bị chế ngự: Vũ bị Phá ở Tỵ Hợi, Sát ở Mão Dậu. Chỉ có một mình Thiên Tướng là hiên ngang, không bao giờ đứng chung với Sát Phá Tham, luôn luôn nghênh chống Phá Quân ở thế xung chiếu, chỉ biết có Tử Vi và nếu phải xa cách thì luôn luôn giao tiếp với Thiên Phủ (ở tam hợp).

B – SÁT PHÁ THAM LIÊM

Sát Phá Tham đều là những Đại tướng nhà trời, hung hãn, mạnh bạo, trong số đó, Phá Quân là Vua. Trong một số thế đứng, bộ Sát Phá Tham thêm Liêm Trinh thành Sát Phá Liêm. Tham Liêm là sao ngay thẳng , liêm khiết, chính trực, nghiêm nghị.

Mỗi khi bộ Tử Phủ thêm Liêm phò tá, thì Liêm đều ở đắc địa để tăng thanh thế, như:

  1. Vi ở Tý Ngọ: Liêm Phủ ở Thìn Tuất
  2. Tướng ở Thìn Tuất: Liêm Trinh ở Dần Thân
  3. Phủ ở Dần Thân: Liêm Tướng ở Tý Ngọ

Còn khi Liêm đứng với Sát, Phá, Tham, thì đứng với thứ hung hãn hơn mình: Liêm Tham, Liêm Phá, Liêm Sát. Liêm không cản phá nổi Sát Phá Tham. Trái lại, Thất Sát dũng mãnh cương quyết, luôn có vị trí đối đầu (xung chiếu)với Thiên Phủ ôn nhu. Liêm Sát thường ngả theo Tử Phủ.

Còn Phá Quân bất khuất cũng có lúc uy hiếp Tử Vi (Tử Phá ở Sửu Mùi). Phá Quân uy dũng, thao lược, nên Thiên Tướng phải thường trực ngăn chận để giữ uy thế cho Tử Vi. Nhưng Phá Quân cũng có những chỗ ngồi cao đẹp sánh ngang Tử Phủ: Ay là ở Tý Ngọ (hình 3 và hình 9), người được Phá Quân tại Mạng ở Tý Ngọ, lại có tam hợp Thái Tuế, ấy là người xứng đáng cao cả.

Tham Lang cũng có lúc uy hiếp Tử Vi ((Tử Tham ở Mão Dậu). Tham Lang có tham vọng lớn, lại hay tự đắc, nên dễ lầm, chỉ có một trường hợp đứng chung với Vũ Khúc (Tham Vũ ở Sửu Mùi, hình 6 và 12) là mau điều chỉnh, hối cải.

CƠ NGUYỆT ĐỒNG LƯƠNG, CỰ NHẬT, NHẬT NGUYỆT

CỰ MÔN: Lý luận, thuyết phục, phải thêm Nhật hoà hợp (Cự Nhật Dần Thân,hình 6 và 12).

Cự ở Tý, được Nhật ở Thìn chiếu sáng (hình 8) làm nổi bật mọi cái tốt đẹp ở Cự.

Nhưng Cự Cơ (hình 5 và 11) là mưu trí, thủ đoạn. Cơ là then máy của Trời, khôn ngoan, mưu lược, quyền biến, khi đi đôi với Cự Môn (Cự, Cơ), khi đi với Thiên Lương (Cơ, Lương), (hình 6 và 12) vẫn tốt đẹp.

Thiên Lương, là biểu tượng của sự nhân hậu, ở cung nào cũng ngay thẳng, khoan hoà, bác ái, lại thêm Nhật Nguyệt chiếu sáng – Mạng ở đây đắc cách thì làm thầy vang danh, còn hãm thì vẫn an nhàn.

Thiên Đồng là biểu tượng sự khoan hoà, nhân hậu, nhưng hay canh cải, thay đổi, nên thua thiệt. Đồng đứng với Cự ở Sửu, Mùi (hình 1 và 7) là để dung hoà, cải hoá.

Cả 6 sao lấy tinh thần làm chủ yếu nên nhân hậu, khoan hoà, từ thiện, không nhiều thì ít, với những tính chất có khác nhau.

Riêng về Nhật, Nguyệt, phải ghi những nguyên tắc sau:

1 – Nhật ở từ Dần đến Mùi, Nguyệt ở từ Thân đến Sửu, đó chỉ là yếu tố phụ. Yếu tố chính là Nhật phải ở cung Dương; Nguyệt phải ở cung Âm.

2 – Nhật là Hỏa, phải người mạng Hỏa mới đắc cách, Nguyệt là Thủy, phải người mạng Thủy mới đắc cách.

3 – Nhật hay Nguyệt hãm và ở Sửu Mùi, có tam minh Đào Hồng Hỷ là sáng rạng rỡ.

Các trường hợp Nhật Nguyệt được kể như sau:

1 – Nhật ở Ngọ, Nguyệt ở Thân, Nhật tốt đối với người mạng Dương Hoả, càng tốt hơn nếu có tam hợp Thái Tuế ở mạng. Mạng ở Nguyệt cả người Dương và Âm đều không hay, vì là Cơ lợi dụng.

2 – Nhật ở Tỵ, người Dương thật cách, chỉ tạm bợ. Nguyệt ở Dậu đắc cách cho tuổi Âm, mạng Thủy.

3 – Nhật ở Thìn, tốt cho người Dương Thổ; Nguyệt ở Tuất kém tốt cho cả 2 tuổi Âm và Dương.

4 – Nhật ở Mão, được Thiên Lương tương sinh, mạng ở Mùi, người Dương kém người Âm, vì còn Nguyệt ở Hợi tốt chiếu lên.

5 – Nhật ở Dần, có Cự Môn bao phủ lúc đầu, người Dương được hưởng ở hậu vậnngười ở Tý, có thêm Đồng, nhưng là nghịch cảnh với cả tuổi Âm (vì Nguyệt ở Tý) và tuổi Dương (vì là Thái Âm).

6 – 7 Sửu và Mùi, cung Âm có Nhật Nguyệt đồng cung. Nhật Nguyệt cũng không thuận lý (Nhật Dương ở cung Âm, Nguyệt Thủy ở cung Thổ). Phải có Thiên Tài, Tuần Triệttam minh Đào Hồng Hỷ Hoá Khoa mới chuyển thành tốt.

8 – Nhật ở Tý, không thuận hành như Nhật ở Ngọ. Nhưng vẫn tốt cho người Dương trong hậu vận. Người ở Dần, cũng như ở Thân, rất tốt cho người tuổi Dương, mạng Mộc.

9 – Nhật ở Hợi, vừa hãm, vừa ở cung Âm, người tuổi Dương rất xấu. Nguyệt không hẳn tốt đẹp hơn, nhưng nhờ ở Mão, tốt với tuổi Âm.

10 – Nhật ở Tuất, u tối, nhưng còn tốt với người tuổi Dương. Nguyệt ở Thìn, hỏng.

11 – Nhật ở Dậu, vừa tối hãm, vừa bị cung Âm có Lương phò, nhưng lại bị cung khắc thành ra hỏng. Nhưng Nguyệt ở Tỵ còn được hưởng cung Âm.

12 – Cự Nhật ở Thân, tuổi Dương gặp nhiều trở lực sau mới khá. Đồng Âm ở Ngọ, giống như ở Tý, nghịch cảnh cho cả tuổi Âm và tuổi Dương.

Nhật phải ở cung Dương, Nguyệt ở cung Âm.

Nhật đắc cách cho tuổi Hoả, Nguyệt cho tuổi Thủy.

Ơ bất cứ trường hợp nào, thêm Hồng Đào Hỷ là tốt.

Hoặc gặp 1 trong 3 bộ Xương Khúc, Long Pgượng, Quang Quý hoặc Hoá Khoa, cũng như tam minh, rất tốt. Nhưng cần không có Kình Đà Hình Kỵ vì chúng che ánh sáng.

Riêng về Nhật Nguyệt, chiếu đẹp hơn chính (Mạng ở Mùi, có Nhật ở Mão, Nguyệt ở Hợi, Mạng lại Vô Chính Diệu có Hoá Kỵ tại đây: Cảnh khănh vân mây ngũ sắc, rất tốt).

(Tử vi giảng minh – Thiên Phúc Vũ Tiến Phúc)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.