Bàn về cặp đôi Thiên Không (Địa Không) – Địa Kiếp

Giờ Hợi, dĩ nhiên Mặt Trời đang ở trong cung Hợi.

Đây là canh giờ duy nhất mà trên bầu Trời KHÔNG có ánh sáng, ngày Hạ Chí là ngày có thời gian Ban Ngày dài nhất trong năm thì quá lắm là Mặt Trời sẽ lặn hết khi thời gian vào giờ Chính Tuất, dù vị trí quan sát tại bất kỳ nơi nào trên bình địa.

Vì thế cổ nhân giả lập 1 ngôi sao tên là Thiên Không (không có ánh sáng trên bầu trời), và cặp Âm Dương của nó được giả lập thành sao Địa Kiếp, an theo giờ, khởi từ cung Hợi. Cặp này thuận nghịch xoay vần.

Sau này, đổi tên từ Thiên Không thành Địa Không, để phân biệt với sao Thiên Không an theo vòng Thái Tuế. Đó chính là lý do mà Đẩu Số Toàn Thư và nhiều môn phái vẫn dùng tên gọi cặp sao Thiên Không – Địa Kiếp.

Không có ánh sáng, tức là tối tăm, sự biểu hiện của u tối, ra quyết định sai lầm, liều lĩnh,… cũng là thời điểm thuận lợi cho trộm, cướp, sầu bi,… Cho nên, cách đặt tên của cổ nhân rất trực quan mà lại thâm thúy.

Không, ấy là hư hao, mất mát, kết quả = chẳng còn.

Kiếp, ấy là trộm cắp, cướp đoạt, kết quả = chẳng còn.

Nào là “bán thiên chiết sí”, nào là “lãng lý hành chu”, nào là “Hạng Vũ anh hùng, hạn gặp Thiên Không thì mất nước”, nào là “Thạch Sùng hào phú, vận qua Địa Kiếp cũng tan nhà”,… Xét cho cùng cũng chẳng ra khỏi 2 chữ “CHẲNG CÒN”, hay chỉ 1 chữ “KHÔNG”.

Nhưng, đừng sợ chữ Không, bởi vì:

KẾT THÚC CỦA CÁI NÀY, CHỈ LÀ SỰ KHỞI ĐẦU CỦA CÁI KHÁC.

(Sưu tầm)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.