Thuật sấm vĩ
Thuật sấm vĩ khởi đầu từ thời Tần, thịnh hành ở thời Lưỡng Hán. Sách “Thuyết văn giải tự” nói: “Sấm, nghiệm dã” ý nói lừa giả là ẩn ngữ (lời nói bóng) dự quyết cát hung, sấm, trên thực tế là dấu hiệu lời dự đoán tương lai, cũng chính là như lối nhà khoa học Trương Hành thời Đông Hán nói “Lập ra lời đoán trước, có chứng triệu xảy ra ở sau này”. Vĩ là một phân Nhánh của Kinh, suy diễn cả đến nghĩa khác, tương truyền Khổng Tử “đã tự thuật Lục Kinh để làm sáng tỏ đạo Trời lẽ Người, biết đời sau không thể khảo xét được ý nghĩa của nó, cho nên lập riêng sấm thư và Vĩ thư đế lưu lại cho đời sau”. Câu này là trích dẫn từ sách “Tùy thư. Kinh tịch chí”. Ta có thể thấy thuật Sấm Vĩ được phủ cho màu sắc thần học. Nhưng, nó vừa ra đời, đã gặp phải sự phản đối của phái vương triều chính thống đương thời. Bắt đầu Từ thời Hán, nhiều đời đế vương đều đã từng công khai cấm sấm Vĩ, nhưng việc đó cũng không làm cho nó bị diệt mất, trái lại càng diễn ra càng mãnh liệt.
Thuật Sắm Vĩ có thể phân thành hai loại bằng văn tự và tranh vẽ. Sấm biểu thị bằng tranh vẽ trong sách “Sấm thư” đã từng có ghi chép, còn sấm bằng văn tự, do việc ghi chép và lưu truyền thuận tiện và những, câu chuyện nó hàm chứa quanh co kích động lòng người, nên trong các tài liệu lịch sử của Trung Quốc cổ đại còn ghi lại được rất nhiều. Theo hình thức biểu hiện của nó, loại sấm này lại có thể phân thành thơ sấm và lời sấm.
Sấm ngữ (Lời sấm)
Sấm ngữ bắt đầu từ rất sớm. Trong sách “Sử kí” của Tư Mã Thiên đã có một số ghi chép “Vong Tần giả, Hồ dã” này. (Người diệt Tần là Hồ).
Theo truyền lại, lời này là do Công Tôn Chi thời Chiến quốc viết. Sách “Triệu thế gia” có ghi “Công Tôn Chi viết và dấu nó đi, Tần sấm do đó xuất hiện”. Sau khi Tần Doanh Chính tiêu diệt 6 nước xây dựng nên vương triều nhà Tần, câu sấm ngữ này mới xuất hiện. Năm thứ 7 sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất (tức Tần Thủy Hoàng năm thứ 32) phía đông đến tận Kiệt Thạch, sai Lô Sinh người nước Yên đi tìm thuật trường sinh bắt lão của Tiên nhân. Lô Sinh đã vượt biển đến ba đảo Bồng Lai tìm thuật trường sinh, khi trở về Kinh đã dâng lên tranh vẽ và lời ghi rằng: “Vong Tần giả, Hồ dã”. Tần Thủy Hoảng tự cho rằng chữ Hồ nói trong lời sấm là chỉ người Hồ ở phương Bắc, liền sai Đại tướng Mông Điềm xuất 30 vạn quân Bắc phạt Hung Nô để diệt họa diệt Tần, Mông Điềm xua đuổi bọn Hung Nô ở phía Bắc đã thu phục được vùng đất lớn đã mất, dàn binh ở nơi biên, cương hẻo lánh, đồng thời căn cứ mệnh lệnh của Tần Thủy Hoàng xây dựng Trường Thành dùng để ngăn chặn người Hồ tiến về xâm lược phía Nam. Tần Thủy Hoàng bố trí quân lính quan trọng tại phương Bắc hơn 10 năm để phòng họa diệt Tần. Song, ông ta đâu biết được chữ “Hồ” nói trong lời sấm lại là chỉ người khác, có người khiên cưỡng gán ghép là Tần Nhị thế Hồ Hợi, Tan Thủy Hoàng đã dốc hết quốc lực, tài lực, nhân lực phòng bị Hung Nô đã tạo nên cục diện quốc lực trống rỗng, dân oán rầm lên. Khi truyền đến Nhị thế Hồ Hợi, nhân dân không thể chịu đựng nổi được nữa, Trần Thắng và Ngô Quảng trước tiên đã giương cao gậy gộc vùng lên, Lưu Bang và Hạng Võ cùng kế tiếp nhau dấy binh đánh Tần, triều đình nhà Tần đã bị diệt vong từ trông tay của Hồ Hợi. Do sự trùng khớp của sự kiện lịch sử này, nên cấu sấm ngữ “Vong Tần giả, Hồ dã” này đã lưu truyền thiên cổ, đã trở thành lời sấm tương đối sớm trong tài liệu lịch sử cổ đại của Trung Quốc, có thể thấy trong các sử truyện và được thực tế nghiệm chứng.
Trong sách “Mặc kí” của Tống Vương có chép một câu chuyện như sau: Tống Triết Tông, Thiệu Thánh năm thứ 2, Trạng nguyên Thời Ngạn cùng với em đi nhận chức Quan phụ trách vận chuyển lương ở Giang Đông. Trên đường đi nhận nhiệm vụ, ngồi thuyền chạy trên sông lớn, gặp gió lớn làm trở ngại, đậu thuyền ở một cảng nhỏ dưới chân núi. Thời Ngạn bỗng bột phát muốn đi dạo chơi, để lại những người tùy tùng ở lại trên thuyền, chỉ cùng với hai ba người là cử nhân lên núi đi dạo. Thế núi rất hiểm và cao, họ phải gạt những bụi gai và cỏ rậm sang hai bên để đi một cách chậm chạp. Khi sang sau núi bỗng nhiên nhìn thấy trên đỉnh núi có một ngôi chùa nhỏ. Một vị lão tăng đang vững bước xuống núi đến đón, gặp Thời Ngạn chào hỏi và nói: “Người đến đây phải chăng là Thời trạng nguyên?“ Thời Ngạn vô cùng kinh ngạc: Tôi rõ ràng không đem bất cứ một người tùy tùng nào, hơn nữa chùa lại không nằm ở vị trí tiếp giáp các nẻo đường, làm sao Lão tăng biết tôi đến đây ? Lão tăng thấy vẻ nghi học liền giải thích lí do: “Trên tường sau điện thờ Phật của chùa có người viết hai hàng chữ nhỏ, nói “ngày tháng năm nào, Thời trạng nguyên sẽ đến chùa”. Tôi đã thuộc nó đã từ rất nhiều năm rồi. Hôm nay chính là ngày tháng mà ở trên đó đã ghi, tôi từ sáng sớm đã dậy và đợi đón, đợi Ngài thời gian đã từ rất lâu rồi”. Thời Ngạn đành phải nói thật, Nhưng trong lòng vẫn còn không tin lắm. Mọi người đều kéo nhau đến sau điện, quét hết bụi đất bám trên tường, lộ ra hai hàng chữ nhỏ đúng như lời nhà sư nói. Bên cạnh lại còn một hàng chữ nhỏ khác ghi năm tháng trên tường, khi suy đoán lại là những việc lúc Thời Ngạn còn sống. Mọi người tò mò quét sạch hết mọi bụi đất bám trên tường, lại có câu “Từ đây trở đi, 13 năm nữa, chức quan cuối cùng đạt hàm Tứ phẩm”. Thời Ngạn ghi chép lại và từ biệt Lão tăng đi về, kể lại mọi việc kì lạ vừa trải qua với mọi người trên thuyền. Tống Huy Tông, Đại Quan năm đầu, Thời Ngạn mất đang ở chức Thượng thư Bộ Lại, chức quan cuối cùng ở hàm Tứ phẩm, cách thời gian xem chữ đề vừa đúng 13 năm. Câu “ngày tháng năm nào, Thời trạng nguyên đến chùa”, và “Từ đây trở đi, 13 năm nữa, chức quan cuối cùng đạt hàm Tứ phẩm” trong câu chuyện đều là lời sấm về Thời Ngạn, câu trước nói thời gian Thời Ngạn đến núi nhở trên đỉnh núi, còn câu sau lại nói vẽ chức quan và năm mất sau khi đến ngôi chùa, về sau đều ứng nghiệm.
Nhiều lời sấm đều khắc trong minh văn, đề cập đến nhiều mặt rất rộng, có thể nói việc lớn phải đến long trời lở đất, quốc vận thịnh suy, việc nhỏ thì đến các việc như sinh, lão, bệnh, tử, mộ huyệt cải táng, không có việc gì không có.
Theo sách “Tuyên thất chí” của Trương Đọc thời nhà Đường ghi chép: Thời Đường Cao Tông, Thượng Nguyên năm đầu, một người trồng cây thuốc thuộc huyện Cốc thành, Lạc Xuyên lên núi hái thuốc, nhặt được một tấm đã có khắc minh văn liền dâng cho Huyện lệnh là Phàn Văn. Huyện lệnh lại báo lên Quan châu, Quan châu không đám giấu kín lại tâu trình lên Cao Tông, Cao Tông lệnh thu hồi về Nội phủ. Tấm minh văn này vốn là do Quán Thiên sư thời Hậu Ngụy Bắc triều khắc, ông tu luyện đắc đạo, thường thường khắc đá ghi lại. Tấm đá ghi minh văn này, chữ rất nhiều, phần nhiều đều sâu sắc khó giải, người ta chỉ nhận ra một cách mang máng các câu “Mộc tử đương Thiên hạ”, “chỉ qua long”, “Lí đại đại bất di tông”, “Trung đỉnh hiển chân dung”, “Cơ thiên vạn tuế”. Những câu này đều là lời sấm dự đoán các việc thời Đường, “Mộc tử đương thiên hạ” là nói họ Lí (theo chữ Hán chữ Mộc hợp với chữ Tử thành chữ Lí) thừa mệnh Trời mà chiếm được Thiên hạ ; “Chỉ qua long ” là nói họ Võ làm Thiên tử, Chỉ, qua hợp lại là chữ Võ (họ Võ) sẽ làm rạng rỡ họ Lí trong thiên hạ ; “Trung đỉnh hiển chân dung” là nói họ Võ bị diệt và Đăng Vũ của công chúa Thái Bình bị tiễu trừ, Duệ Tông Lí Đán chính thức lên Đế vị (ngôi vua) ; “Cơ thiên vạn tuế” là nói Đường Huyền Tông, Lí Long Cở thời gian trị vì thiên hạ lâu nhất. Những lời minh văn này nói từ khi họ Lí xây dựng triều nhà Đường cho mãi đến Đường Huyền Tông trải qua 8 đời vua tổng cộng 140 năm, từng câu đều ứng nghiệm.
Hồi thứ nhất “Hồng Thái úy theo nhầm ma quỷ” trong “Truyện Thủy Hử” đã miêu tả một lời sấm như thế này: Vào năm Tống Nhân Tông, Thái úy Hồng Tín vâng chỉ đi đến núi Long Hổ, Tín châu, Giang Tây mời Trương thiên sư cầu khấn trừ ôn dịch. Thái úy Hồng Tín được trụ trì chân nhân cùng dẫn đi du lãm trên núi, nhìn thấy một điện thờ “trên của dùng một chiếc khóa còng to để khóa, đan chéo nhau ở trên dán hàng chục dải giấy niêm phong, trên các giấy niêm phong lại dùng dấu son xếp chồng chất lên nhau, trước hiên có một chiếc biển màu đỏ son sơn chữ vàng, trên viết 4 chữ “Phục Ma chi điện” (Điện Phục Ma). Hồng Thái úy nhìn lên, không nghe lời khuyên can, khăng khăng muốn mở ra xem một tí. Người trụ trì không biết làm sao được đành phải mở khóa, bên trong điện tối om không nhìn thấy gì cả. Thái uý bèn ra lệnh giơ đuốc, nhìn thấy ở giữa có một bia đá cao đến năm sáu thước, phía dưới là bệ rùa đá, đã lún xuống đất đến quá nửa. Mặt trước của bia chữ như Rồng bay Phượng múa. Kí hiệu của sách Trời, mọi người đều không hiểu ; Mặt sau bia đực bốn chữ lớn viết kiểu chân thư (lối viết chữ chân phương).
Hồng Tín xem nó vô cùng mừng rỡ, bèn nói với vị trụ trì: “Các vị ngăn cản tôi, làm sao lại mấy trăm năm trước đã ghi chữ Họ của tôi ở đây ? “Ngộ Hồng nhi khai” (Gặp họ Hồng thì mở), rõ ràng là bảo tôi mở. Xem này sao lại ngại ! Tôi nghĩ. Ma vương này, đều chỉ ở dưới đáy bia. Các vị và tôi gọi thêm máy người đốt lò, đem cuốc xẻng đến đào quật lên. Hồng Tín bất chấp mọi người khuyên can và ra lệnh đem bia rùa đá và tấm đá xanh nằm dưới rùa đá đều quật lên tất cả, bỗng nhiên nghe một tiếng nổ vang, một luồng khí đen từ bên trong phụt ra xông lên trời biến thành trên dưới một trăm tia sáng vàng óng tản ra bốn phía và đi khỏi. Một trăm linh tám ma quân trấn thủ trong Địa phủ vì thế chạy thoát, về sau đều trở thành thủ lình của nghĩa quân Lương sơn. “Ngộ Hồng nhi khai” viết trên bia là câu lời sấm rõ ràng dễ hiểu, dự đoán nói “Điện Phục Ma” khi nào, hoàn cảnh nào được mở ra. Hồng Tín lấy thế lớn át người tùy ý để làm, làm cho lời sấm đó được ứng nghiệm. Giá như Hồng Tín là một người quá cẩn thận, nhát gan ngại việc thì việc này lại sẽ bàn theo hướng khác rồi.
Có bốn phương pháp chủ yếu đế biểu hiện lời sấm. Một là phương pháp triết tự “thiên lí thảo, hà thanh thanh, thập nhật bốc, bắt đắc sinh” và “bát mẫu tứ hệ, thập nhị vĩ kì” đều là thế. Hai là phương pháp ẩn ngữ. Gọi là ẩn ngữ chính là không miêu tả trực tiếp ý gốc, mà là mượn các từ ngữ trùng nhau nhưng ý khác để nói. Phương pháp này người xưa gọi la “sưu từ” (từ ẩn). Lời sấm dùng ẩn ngữ để biểu hiện rất nhiều, như “hoàng ngưu bạch phúc, ngũ thù đương phúc” phân biệt dụng “hoàng ngưu”, “bạch phúc”, “ngũ thù” để ẩn chi Vương Mãng, Công Tôn Thuật và Lưu Hán. “Mã tử nhập thạch thất, tam thiên lục bách nhật” cũng không phải là trực tiếp nói ý gốc mà là dùng “Mã tử nhập thạch thất” để nói Cao Dương sẽ cướp Ngụy lập Tề, dùng “tam thiên lục bách nhật” để chỉ mười năm. Ba là lợi dụng tính đa dạng của phương pháp diễn đạt Hán ngữ và đặc tính dễ sản sinh ý khác để che giấu chân thực và ngụ ý, “Vong Tần giả, Hồ dã” và “Kiên nhập ngũ tướng sơn trường đắc”, hai lời sấm này đều là như thế. Câu trước đã lợi dụng tính không xác định của chữ “Hồ” mà thực tế chỉ đưa người ta, bao gồm cả Tần Thủy Hoàng đã làm cho sáu nước phải đến xưng là bầy tôi đều cùng đi tới một nơi sai, đã sai lầm cho rằng người Hồ ở phương Bắc là mối đe dọa lớn nhất của triều Tần, mà đem chữ Hồ thực tế chỉ lại che giấu đi. Còn câu sau lợi dụng đặc điểm hài âm (đọc âm giống nhau) của chữ Hán lấy “cháng” (trường) thay “Cháng” (Trường), nên Phù Kiên và các bề tôi của ông đều không hiểu ý của nó, kết quả là Phù Kiên đã tiến vào núi Ngũ Tướng bị Diêu Trường bắt sống. Bốn là nói (viết) không văn vẻ, ngụ ý phù hợp với ý của mặt chữ. Bốn phương pháp này thường là sau khi nó được ứng nghiệm thì người ta mới nhận biết được hàm nghĩa chân chính của nó, dùng lời sấm của phương pháp sau, thì thường là khi lời sấm sắp ứng nghiệm đến nơi, người ta mới phát hiện ra nó. Xét về trạng thái thời gian thì ba loại trước thuộc thời tương lai, loại sau thuộc thời đang tiếp diễn. Đấy là một phương pháp đơn giản rõ ràng để phân biệt lời sấm thuộc loại nào:
Một là người tạo ra lời sấm thì thần bí khôn lường, mà thường thường không biết họ, thậm chí cả tên là ai. Người ta thường khi đã phát hiện ra lời sấm vẫn còn chưa biết lời sấm đó đến từ đâu, lời sấm ghi trên tường ở sau điện thờ Phật trên chùa nhỏ chính là như thế. Có lời sấm tuy biết được từ đâu đến, nhưng không biết người tạo ra ban đầu nhất là ai, nhiều câu dân dao dẫn ra ở trên chính là như vậy. Có một số lời sấm, người ta về sau tuy biết được họ tên người làm ra, nhưng về sự tích của nó lại không được hiểu lắm.
Hai là tính bí ẩn của nội dung lời sấm ngụ ý. Có một số câu chữ của lời sấm tuy đã hiện rõ, thậm chí đã lưu truyền, nhưng đương thời người ta không biết nó là lời sấm, đương nhiên cũng sẽ không thể biết tường tận nội dung của nó.
Ba là tính bí ẩn lưu truyền lời sấm. Việc lưu truyền lời sấm chủ yếu có hai con đường: minh văn và truyền thuyết. Minh văn phần nhiều là khắc ở trên gạch đá, mà thông thường là chôn ở dưới đất, xây gắn vào vách tường, giấu vào những nơi hẻo lánh, đến lúc lời sấm ứng nghiệm, minh văn sẽ tự nhiên được người ta phát hiện và nhận biết. Truyền thuyết khác với minh văn, nó là một phương thức lưu truyền có tính hiển hiện (rõ ràng), nhưng người ta chỉ biết lời của nó mà không biết nó là do ai truyền, xét từ ý nghĩa này, con đường lưu truyền này cũng có tính bí ẩn như thế, là nguyên nhân không phải dựa vào giấy mực để lưu truyền lời sấm.
Thơ sấm
Thơ sám chính là dùng hình thức thơ ca dự đoán cát hung phúc họa của các sự việc tương lai. Bởi vì là thơ ca, cho nên tác giả của thơ sấm phần lớn đều là những người “văn nhân học tử” thông hiểu việc viết lách.
Nhà thở thời Đường Lưu Hi Di, tự là Đình Chi, đậu Tiến si vào thời Đường Cao Tông năm đầu tiên, Lưu Hi Di ít có tài văn chương, thích làm thể thơ cung đình, lời lẽ buồn khổ, không được người đương thời coi trọng, giỏi đánh đàn tì bà. Ông sáng tác bài thơ “Đại bi bạch đầu ông” (Ông già buồn) có câu “năm nay hoa tàn màu sắc đổi. Sang năm hoa nở có ai hay”, làm xong ông tự hối nói: “Tôi làm câu này là thơ sấm, cùng với bài thơ “Bạch thủ” (đầu bạc) của Thạch Sùng, xem ra không có gì khác”. Do đó lại làm một mạch “Năm năm tháng tháng hoa đều giống. Tháng tháng năm năm người đã khác”. (Niên niên tuế tuế hoa tương tự, Tuế tuế niên niên nhân bắt đồng). Một lát sau, Lưu Hi Di lại than thở: “Câu này hầu như vẫn còn giống thơ sấm, Con người sống chết có số mệnh, chẳng lẽ có thể vì vậy mà thay đổi ư ? bèn đem cả hai câu đều viết vào trong bài thơ. Ai biết được bài thơ này viết xong chưa đầy một năm, Lưu Hi Di lại bị kẻ gian giết chết. Người ta bình luận rằng cái chết của Lưu Hi Di ứng nghiệm sấm của lời thơ “Sang năm hoa nở có ai hay” và “tháng tháng năm năm người đã khác”.
Nhà viết lời từ nổi tiếng đời Bắc Tống là Tần Quang cùng với Hoàng Đình Kiên, Trương Lỗi và Hoảng Bổ Chi được người đời sau gọi là “bốn học sĩ của Tô môn”. Theo truyền thuyết, Ông đã từng làm bài từ “Hảo sự cận” (Việc tốt đến gần) trong mơ, trong bài từ có câu ‘Say nằm dưới bóng song mây” (cây song mây) lại trở thành thơ sấm về cái chết của ông tai Đằng Châu [Chữ đằng là cây song mây cùng trùng với chữ Đằng là Đằng Châu .ND ] Xoay quanh bài từ này của ông, các văn nhân mặc khách đương thời và sau này đã đưa ra nhiều chuyện vui.
Lang Anh thời Minh, trong sách “Thất tu loại cảo” quyển 30 đã ghi như sau: Tần Quan, tự là Thiếu Du, hiệu Thái Hư là người Cao Bưu vùng sông Hoài, danh tiếng ngang hàng với Tô, Hoàng. Thưởng thức trong mơ đã làm bài từ “Hảo sự cận” rằng: “Núi gặp sương, mưa lại thêm hoa, hoa phủ núi một màu xuân sắc. Đi tới chỗ khe sâu nho nhỏ, có trăm ngàn hoàng anh ríu rít. Trước mắt mây cuộn thành rồng rắn,
thướt tha ôm lấy bầu trời xanh trong. Say nằm dưới bóng song mây, không hề hay biết phương trời Bắc Nam”. Sau đó vì giáng chức bị điều đến Đằng Châu, nên cuối cùng chết ở Đằng Châu. Bài từ này phải chăng là lời sấm ? sống cùng thời với Thiếu Du có Hạ Trù, tự là Phươnng Hồi đã làm một bài từ “Thanh Ngọc án” để điếu ông: “Sóng dâng không vượt khỏi đê ngăn, nhưng cũng quét cả bụi trần, tiếng thơm. Những năm tháng đẹp cùng ai ? Lầu nguyệt vườn hoa rèm the cửa trúc, duy chỉ có mùa xuân biết đó. Mây xanh từ từ giăng bủa chiều hôm, bút hoa để lại vài câu “đoạn trường“. Thử hỏi nhân sầu biết mấy ? Khắp thành gió cuốn, mai vàng thời mưa”. Sơn Cốc có mấy vần thơ “Thiếu Du say nằm dưới song mây, giải sầu cùng ai nâng một chén. Xưa nay chỉ có Hạ Phương Hồi, hiểu ra được nỗi đoạn trường Giang Nam”, cũng không hơn được cảm khái của nó. Vì nhớ lại hai bài của Hạ và Hoàng, viết nó lại để thấy Thiếu Du vốn lại mất vào năm bị giáng chức. Còn Sơn Cốc gặp nguy chết ở cổng lầu thành, thật hiểm ác thay ! Hỡi ôi ! ngày ngâm vịnh thơ, ai biết được ông lại là người kế sau Thiếu Du ?
Tần Quan đậu Tiến sĩ vào năm Tống Thần Tông, Nguyên Phong thứ 8 (Năm 1085), đến năm Tống Triết Tông, Nguyên Hựu năm đầu được Tô Thức tiến cử, được phong Thái học Bác sĩ kiêm chức quan biên tu Viện Quốc sử. Năm đầu Triết Tông Thiệu Thánh, ông bị bài xích của Tân Đảng Chương, Tăng Chư Nhân, liên tiếp bị giáng chức cuối cùng chết ở Đằng Châu. Câu thơ “Say nằm dưới bóng song mây’ trong bài từ “Hảo sự cận”, ông làm trong mơ, lại trở thành lời sấm ông chết ở Đằng Châu. Đương thời các nhà thơ Hạ Phương Hồi và Hoàng Đình Kiên đều trong lời điếu của họ đã nói lên ý như thế, Câu “Không ai thức tĩnh mộng Đằng Châu” trong thơ của Lưu Thái đời Minh (tự là Sĩ hanh, hiệu Cúc Trang), cũng điểm tới điểm này ; Lang Anh càng dứt khoát hơn đi thẳng vào đề là “thơ sấm của Tần công”. Ông không những cho rằng câu “Say nằm dưới bóng song mây, chẳng hề hay biết phương trời Bắc nam” của Tần Quan là thơ sấm, mà câu “Xưa nay chỉ có Hạ Phương Hồi, hiểu ra được nỗi đoạn truờng Giang Nam” của Hoàng Đình Kiên cũng là thơ sấm. Bởi vì Hoàng Đình Kiên về sau cũng gặp ách vận “chết ở cổng lầu thành” cũng không thể xót thương thêm Tần Quan được nữa.
Hai đời Đường, Tống là thời đại cực thịnh của thơ ca Trung Quốc, cũng là thời đại thịnh hành thơ sấm. Theo ghi chép, cháu của Hàn Dụ nhà văn học nổi tiếng Thời Trung Đường là Hàn Tương Tử, tự nhiên phóng khoáng không giàng buộc nổi, trông thấy sách là vứt, thấy rượu là uống đến say, đã say thì lại cất cao giọng hát. Hàn Dụ thấy nó đùa giỡn với đời như thế, đã từng dạy nó: “Chẳng lẽ cháu không biết ta sinh ra đã cô đơn và khổ sở, không có một mảnh ruộng vườn để về ư ? về sau quyết tâm vươn lên để tự cường mới có được quan tước và bổng lộc này, trong nhà mới hơi được đầy đủ. Đến nay vẫn kiên trì đọc sách học tập, để không quên nỗi khổ năm xưa. Cháu đường đường một đấng nam nhi, thân dài bảy thước, một câu trong sách đều không đọc thì tương lai làm sao an thân lập mệnh được ? Cháu cần phải suy nghĩ kĩ càng nhé”. Hàn Tương Tử nói có thể làm thơ, Hàn Dụ bèn lệnh viết thơ để thử xem, ai ngờ Hàn Tương Tử qua loa chẳng suy nghĩ lấy bút để viết, ngoáy một cái đã xong bài thơ đó là:
Thanh sơn vân thủy quật,
Thử địa thị ngô gia.
Hậu dạ lưu quỳnh dịch,
Lăng thần tán giáng hà.
Cầm đàn bích ngọc điệu,
Lô dưỡng bạch chu sa.
Giải tạo thoan tuần tửu,
Năng khái khoảnh khắc hoa.
Hữu nhân năng học ngã,
Cộng đồng khán tiên ba.
Dịch ý:
Núi biếc, mây, nước, động,
Nơi ấy là quê tôi.
Nửa đêm tuôn nước quỳnh,
Sáng sớm tỏa ráng hồng.
Tì bà vang khúc ngọc,
Lò chứa chu sa trắng.
Giải độc khi rượu say,
Làm nở hoa tưc khắc.
Có người đến học tôi,
Cùng xem hoa Tiên nở.
Hàn Dụ cho bài thơ này đều là những lời sáo rỗng. Hàn Tương Tử để tỏ sức học của mình đã trổ tài trước mặt mọi người, trong phút chốc nhận được hai đóa hoa đá, hình dáng như hoa mẫu đơn, mọi người thảy đều kinh ngạc. Hàn Dụ xem kỉ hai đóa hoa, thấy ở trên có hai dòng chữ vàng nhỏ: “Vân hoàn Tần lĩn gia hà tại. Tuyết ủng Lam Quan mã bắt tiền” (mây vờn Tần lĩn hỏi nhà đâu, Tuyết hãm Lam quan dừng chân ngựa). Hàn Dụ không giải ý của nó, Hàn Tương Tử nói: Còn lâu mới thấy ứng nghiệm”, về sau, Hàn Dụ vì dâng tấu ”Luật Phật cốt biểu” đụng đến cơn giận của Đường Hiến Tông, nên bị giáng chức đi Triều châu. Trên đường đi gặp tuyết rơi, Hàn Tương Tử băng qua tuyết để đến, nói: “Còn nhớ chứ ?”. Thế là liền hỏi tên vùng đất này mới biết là Lam Quan, mới tĩnh nhận ra lời thơ đó là sấm của việc bị giáng chức đi Triều Châu, cảm động mới vịnh bài thơ: “Nhất phong triều tấu Cửu trùng thiên, Tịch biếm Triều Dương lộ bát thiên. Bản vi Thánh minh trừ tệ sự, Cảm tương suy phối tích tàn niên. Vân hoành Tần lĩnh gia hà tại, Tuyết ủng Lam Quan mã bất tiền. Tri nhữ viễn lai thâm hữu ý, Hảo thu ngộ cốt chướng giang biên”. (“Một tờ tấu đến Cửu trùng, Triều Dương giáng chức, tám ngàn dặm xa. Vốn để Thánh quân trừ tệ hại. Nào hay, bắt đem sức yếu sánh tàn niên. Mây vờn Tầm lĩnh hỏi nhà đâu ? Tuyết hãm Lam Quan dừng chân ngựa. Cháu đến từ xa là có ý, Thu nắm xương tàn chốn giang biên”). Hai người cùng ngủ lại tại một Trạm, bàn luận thâu đêm. Lúc chia tay, quyết định bay lên, xung phá bầu trời thành một điểm xanh và tặng lại câu: “Ông đi không lâu sẽ trở về, chúc cả nhà mạnh khoẻ, nên quay về làm việc ở triều”. Hàn Dụ làm Thứ sử ở Triều châu 2 năm, Đường Mục Tông lên ngôi, được triệu về Kinh, nhận chức “Quốc tử tế tửu” quay đi quay lại, lại quay về làm “Binh bộ thị lang”, năm sau lại nhận chức “Lại bộ thị lang”, quả nhiên ứng nghiệm với lời của Hàn Tương Tử.
Sấm thơ còn có một loại nữa, chính là “đồng dao”. Hiến đế thời Đông Hán năm đầu đã lưu truyền hai bài “đồng dao” như sau: “Thiên lí thảo, hà thanh thanh, thập nhật bốc, bất đắc sinh” ; “Bát cửu niên gian thủy dục suy, chí thập tam niên vô kiết di”. Bài đồng dao đầu biểu hiện nỗi căm phần của dân chúng đương thời đối với tên gian thần Đồng Trác đã gây ra “quốc họa ương dân”. Bài đồng đao thứ hai phản ánh tâm tư của người dân Kinh Châu đối với Lưu Biểu đương thời chiếm cứ Kinh châu. Loại lời sấm này vừa không nói đến sự thay đổi các triều đại, cũng không nói đến quốc vận thịnh suy, mà chỉ là dự đoán những điều phúc lộc thọ sinh, tốt xấu lành dữ mà người bình thường quan tâm nhất.
Trong thơ sấm, tác phẩm nổi tiếng nhất nên thuộc về “Bài ca bánh nướng” của Lưu Bá Ôn, chúng ta sẽ bàn tới ở một chương riêng trong sách này.
Tranh sấm
Tranh sấm chính là dùng tranh vẽ để biểu hiện ngầm những điều cát hung của tương lai. Nguồn gốc của tranh sấm được bắt nguồn từ Trần Đoàn thời Tống. Trần Đoàn là ông tổ khơi nguồn của phái sách tranh Dịch học. Theo người ta nói, vị Lão tổ này đã từng ở trong động núi Hoa Sơn truyền thụ sách “Ma y thần tướng” cho Lí Hi Di. Thuật quái ảnh thịnh hành ở đời Tống cũng có quan hệ rất lớn với học thuyết của ông. Trên thực tế thuật quái ảnh cũng nên xem là một loại của tranh sấm. Chúng ta đã có một chương riêng bàn tới thuật quái ảnh, cho nên ở đây không bàn nhiều thêm nữa.
Trong các trước tác điển hình về tranh sấm, đầu tiên nên suy tôn sách “Thôi bổi đồ”, nó gồm 60 bước tranh tạo thành, dự đoán vận số các đời và sự kiện lớn từ Đường về sau. Các độc giả có hứng thú đối với những cái đó xin đọc chương “Tiết lộ Thiên cơ: Thiên Thời và quốc vận’’ của sách này.
(Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa, biên soạn bởi Bạch Huyết)