Thuật ngữ cơ bản trong Tử Vi
2.1. Nhận xét chung
Thực tế lá số Tử Vi có hình tròn. Để việc xem xét thuận mắt và dễ dàng trong việc chấm lá sô nên lá số Tử Vi được chuyển thành hình Vuông hay Chữ nhật cho tiện.
Trên lá số Tử Vi phần ô vuông ở giữa là Thiên bàn; dùng để ghi các thông tin cơ bản của đương số như: Họ và tên, Ngày tháng năm sinh, Giờ sinh,…
Phương pháp an trên giấy Phương pháp an trên bàn tay
Hình 2-1: Vị trí 12 cung và vị trí Thập nhị chi trên Địa Bàn
Mười hai cung số bao quanh Thiên bàn được gọi là Địa bàn. Địa bàn để ghi 12 cung của Tử Vi. Phần Địa bàn bao gồm 12 Địa chi từ Tý đến Hợi và được chia làm 4 hướng chính trong đó: Cung tý thuộc Bắc (Khảm), Ngọ thuộc Nam (Ly), Mão thuộc Đông (Chấn) và Dậu (Đoài) thuộc Tây.
2.2. Các lưu ý cần nhớ
Chúng ta cần lưu ý một số cách viết trong cách luận Tử Vi và các nội dung khác của cuốn sánh. Cần phân định rõ để tránh nhầm lẫn giữa các Sao, Cung, thuật ngữ với nhau và để hiểu được cách viết khi tiếp cận các Tài liệu Tư Vi được cung cấp:
Các ngôi sao trong Tử Vi đều viết “in hoa” để có thể dễ dàng nhận biết các sao, bộ sao khi đọc, học, nghiên cứu: Ví dụ: viết PHÁ QUÂN chứ không viết Phá Quân
Tử Vi: ý nói là môn Khoa Học Tử Vi
TỬ VI: đang nói về ngôi sao TỬ VI trong Khoa học Tử Vi
Các định danh về 12 Cung viết: Mệnh, Phụ Mẫu (Phụ), Phúc Đức (Phúc), Điền Trạch (Điền), Quan Lộc (Quan), Nô Bộc (Nô), Thiên Di (Di), Tật Ách (Tật hay Ách), Tài Bạch (Tài), Tử Tức (Tử), Phu Thê (Phối), Huynh Đệ (Bào).
Các định danh về Địa Chi viết: Tý, Sửu Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuât, Hợi. Cần lưu ý cách viết hai cung Tý (chứ “y” dài) và Tị (chữ “i” ngắn).
Không gọi các sao (không phải là Chính tinh) là Phụ tinh, gọi chung là: Bàng tinh (Bàng Tinh), Cát tinh (Cát Tinh), Hung tinh (Hung Tinh), Sát tinh (Sát Tinh), Tứ sát (Tứ Sát) (chữ cái đầu tiên hoặc hai chữ cái đầu của hai từ viết “hoa”).
Viết “Chính tinh” hoặc “Chính Tinh” chứ không viết “CHÍNH TINH” hay “chính tinh”
Cách ghi Hạn: Đại Hạn, Tiểu Hạn, Mệnh Hạn (Viết “hoa” hai chứ đầu của hai từ).
Cung “an Thân” được phân biệt với cung “Thân” (Địa Chi) bằng chữ “an”
Kết luận
Tất cả các sao trong Tử Vi được viết hoa.
Các thuật ngữ được viết hoa chữ cái đầu của từ thứ nhất hoặc cả chữ cái đầu của từ thứ nhất và chữ cái đầu của từ thứ 2.
2.3. Các thuật ngữ cần nhớ
Các thuật ngữ về Thiên Can, Địa Chi và quan hệ giữa các Thiên Can, Địa Chi sử dụng trong Tử Vi cũng được phân định giống như các thuật ngữ cơ bản về âm dương ngũ hành của Thiên Can và Địa Chi trong Phần 1. Ngoài ra trong Tử Vi sử dụng một số thuật ngữ cơ bản khác sẽ được hệ thống trong các mục tiếp theo sau đây.
2.3.1. Thuật ngữ 12 Địa Chi
Tứ Mộ: bốn cung Thìn Tuất Sửu Mùi luôn luôn có sao Mộ đóng gọi là Tứ mộ, các tuổi kể trên cũng thường gọi là Tứ mộ cho ngắn gọn.
Tứ Chính: bốn cung Tý Ngọ Mão Dậu gọi là Tứ chính, chỉ đúng 4 hướng.
Tứ Sinh, Tứ Tuyệt: bốn cung Dần Thân Tị Hợi vì luôn luôn các sao SINH và TUYỆT luôn luôn đóng tại đây. Cung có sao TUYỆT (mất hẳn, bế tắt) là cung Tuyệt xứ. Cung Hợi cũng bị gọi là Tuyệt xứ, nếu có TRƯỜNG SINH đóng gọi là cách Tuyệt xứ phùng Sinh, bế tắc lại thông, tức là các trường hợp Mộc Tam Cục.
Nếu gọi theo thứ tự từ cung Dần, qua Sửu đến Tý là Sinh, Mộ, Chính chứ không phải là Sinh Mộ Tuyệt như các sách đã viết. Sao TRƯỜNG SINH đóng tại 4 cung Tứ Sinh, nơi nào bị TUYỆT mới gọi là tuyệt xứ.
Củng chiếu: một sao Tam hợp chiếu và 1 sao Xung chiếu, hay một sao Nhị hợp, Lục hội (cùng nhóm). Các sao từ Nhị hợp, Lục hội chiếu về cũng gọi là Củng chiếu. Để phân biệt với các trường hợp Tam hợp chiếu, Xung chiếu gọi là Củng chiếu. Rất dễ gặp với HỎA LINH, các cách Song LỘC, Minh LỘC ám LỘC, KHOA Minh LỘC ám.
Hội họp: là từ người viết hay dùng, để bất kỳ các trường hợp chiếu về Mệnh từ các cung Xung chiếu và Tam hợp chiếu.
Nhị hợp, Ám hợp: hai phần Địa bàn đối xứng nhau qua trục Tung “Hình 2-2” được gọi là thế Nhị hợp bao gồm: Tý với Sửu. Dần với Hợi, Mão với Tuất, Thìn với Dậu, Tị với Thân, Ngọ với Mùi. Hợp nhau chưa chắc đã là tốt, quan trong là đem lại họa hay phúc cho nhau. Không phân biệt được hợp hay bị hợp.
Hình 2-2:Bản đồ thế Nhị hợp của 12 Địa chi
Vô Chính Diệu: các cung trong Tử Vi không có Chính tinh được gọi là Vô Chính Diệu. Cung Vô Chính Diệu như một ngôi nhà vô chủ, như một con người không có lập trường rõ ràng. Vì thế nó bị ảnh hưởng của chính tinh xung chiếu.
Lục hội: hai phần Địa bàn đối xứng nhau qua trục Hoành “Hình 2-3” được gọi là thế Lục hội bao gồm: Tý với Mùi, Sửu với Ngọ, Dần với Tị, Mão với Thìn, Thân với Hợi, Dậu với Tuất. Các sách thường dùng từ Lục hại. Người viết dung từ Lục hội cũng hội họp với nhau chắc gì đã hại, tùy thuộc vào Hung Cát tinh. Gieo 1 ấn tượng xấu như thế là không tốt.
Hình 2-3: Bản đồ thế Lục hội của 12 Địa chi
Tam hợp: từ vị trí một cung bất kỳ trên Địa bàn đếm thuận và nghich đến cung thứ 5 thì được gọi là 3 cung Tam hợp với nhau bao gồm các Tam hợp: Tam hợp Dần Ngọ Tuất, Tam hợp Thân Tý Thìn, Tam hợp Hợi Mão Mùi và Tam hợp Tị Dậu Sửu. Các Tam hợp được thể hiện qua “Hình 2-4”.
Hình 2-4:Bản đồ Tam hợp của 12 Địa chi
Xung chiếu: hai cung đối nhau trên Địa bàn được kể là xung chiếu nhau bao gồm: Tý với Ngọ, Sửu với Mùi, Dần với Thân, Mão với Mùi, Thìn với Tuất, Tị với Hợi. Thế xung chiếu được thể hiện qua “Hình 2-5”.
Hình 2-5: Bản đồ Xung chiếu của 12 Địa chi
2.3.2. Thuật ngữ các cung trong Tử Vi
Các cung chỉ về người: dùng để mô tả nhanh các cung Phụ, Nô, Tử, Huynh, Phối.
Các cung tài sản: muốn nói các cung Điền và Tài.
Các cung ban ngày và ban đêm
Chỉ dùng để lý luận cho bộ NHẬT NGUYỆT, HỎA LINH và Vận Hạn. Trăng thì sáng về đêm, ngày thì cần Mặt trời. HỎA LINH là 2 sao chủ lịnh lạc khẩn cấp, về đêm là quá khẩn, còn là 2 sao chủ giận và hờn. Đêm khuya không ngủ lại giận với hờn nó đáng sợ hơn là ban ngày. HỎA LINH còn là sao lửa cháy nhanh vì thế ban đêm khó cứu hơn ban ngày.
Vận Hạn, Đại Hạn đóng ở cung ban ngày nổi bật hơn là các cung ban đêm.
Các cung ban ngày: từ Dần Mão Thin Ti Ngọ Mùi.
Các cung ban đêm: từ Thân Dậu Tuất Hợi Tý Sửu.
Dương cung và Âm cung
Các cung Dương: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất. Các tuổi kể trên cũng được gọi là tuổi Dương (Dương nam hoặc Dương nữ).
Các cung Âm: Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi. Các tuổi kể trên cũng được gọi là tuổi Âm (Âm nam hoặc Âm nữ).
Ngũ hành các cung
– Cung Thổ: bốn cung Thìn Tuất Sửu Mùi;
– Cung Kim: hai cung Thân, Dậu;
– Cung Thủy: hai cung Hợi, Tý;
– Cung Mộc: hai cung Dần, Mão;
– Cung Hỏa: hai cung Tị Ngọ.
Các cường cung và nhược cung
Cường cung: bao gồm các cung Mệnh, Phúc, Quan, Di, Tài, Phối;
Nhược cung: các cung còn lại bao gồm Phụ, Điền, Nô, Tật, Tử, Huynh.
Các sao tài năng, thành công nằm ở cung cường mới đáng quí. Nếu nằm ở các cung nhược là cung của người, may ra mình cũng được thụ hưởng.
Các Tam hợp
Cũng giống như cách tìm Tam hợp của 12 Địa chi, các cung cách nhau 5 cung kể từ cung bắt đầu đến cung kết thúc được gọi là Tam hợp. Mười hai cung trong Tử Vi có 04 Tam hợp như sau:
– Tam hợp Mệnh Tài Quan (đọc theo chiều nghich) hay Mệnh Quan Tài (theo chiều thuận);
– Phụ Tử Nô (chiều nghịch) hay Phụ Nô Tử (chiều thuận);
– Bào Tật Điền (chiều nghịch) hay Bào Điền Tật (chiều thuận);
– Phúc Phối Di (chiều nghịch) hay Phúc Di Phối (chiều thuận).
Các xung chiếu
Hai cung đối nhau trong Tử Vi được kể là xung chiếu nhau và bao gồm các Cung sau;
– Mệnh và Di; – Điền và Tử;
– Phụ và Tật; – Quan và Phối;
– Phúc và Tài; – Nô và Bào.
Mệnh: là tư tưởng, là chí hướng, tính cách và khả năng của con người; Mệnh mỗi người có một hướng đi rất rõ ràng, trong vô thức ta vẫn đi rất đúng hướng. Mệnh là “cái hồn” của ta, cái chí của ta. Có người Mệnh chẳng là cái gì, nhưng Thân họ sướng vẫn cứ sướng. Cần chi tài năng cứ sinh ra làm cậu ấm, cô chiêu ưa chi có nấy, không lo phần nhà cửa (cha mẹ chỉ lo đừng quậy là được).
Để an được cung Mệnh cần biết Tháng sinh và Giờ sinh. Vị trí cung Mệnh được an như sau:
Bắt đầu từ cung Dần là tháng Giêng, đếm theo chiều thuân đến tháng sinh, rồi từ cung ấy, gọi là giờ Tý, đếm theo chiều nghịch đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào an Mệnh ở cung đó.
Các cung tiếp theo được an từ vị trí cung Mệnh theo nguyên tắc như sau: Từ vị trí cung Mệnh theo chiều thuận (thuận kim đồng hồ) an lần lượt các cung: Phụ Mẫu (Phụ), Phúc Đức (Phúc), Điền Trạch (Điền), Quan Lộc (Quan), Nô Bộc (Nô), Thiên Di (Di), Tật Ách (Tật hay Ách), Tài Bạch (Tài), Tử Tức (Tử), Phu Thê (Phối), Huynh Đệ (Bào).
Thân: là thân thể, thân phận, xác thân, xác thịt là con người thật của ta, thân đóng tại đâu ta chịu ảnh hưởng tại đó. Cái tốt đẹp tụ tập tại cung Thân chỉ sướng Tấm Thân thôi. Không đem lại Vinh Quang cho Mệnh. Tạm thời bạn nên chấp nhận Thân là thể xác còn phần minh chứng ở phần tiếp theo.
Thân cần nhất là sự khỏe mạnh để chuyên chở cái Mệnh, như câu người ta nói “Một tinh thần mạnh khỏe trong một thân thể tráng kiện”. Một tinh thần chọc trời khuấy nước nằm bẹp dí trên giường ai mà sợ, thương hại thì có. Chỉ cần một thân thể bình thường thôi là quý với một ý chí hơn người là tốt. Một thân thể hùng vĩ, khôi ngô đầu óc thiếu trình độ thì làm… vệ sỹ. Dẫu sao cũng sướng kề cận quý nhân. Tệ nữa làm bốc vác,…
Cung an Thân được an theo Tháng và Giờ sinh
Bắt đầu từ cung Dần, là tháng Giêng, đếm theo chiều thuận đến tháng sinh, từ ấy gọi là giờ Tý, đếm theo chiều thuận đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào an Thân ở cung đó.
Thân chỉ có thể an vào Mệnh, Phu Quân, Quan Lộc, Thiên Di, Tài Bạch, Phu Thê và Phúc Đức.
Có thể nhận biết ví trị cung an Thân qua Giờ sinh như sau:
– Sinh giờ Tý, Ngọ Mệnh và Thân đồng cung;
– Sinh Giờ Sửu, Mùi cung Thân an tại Phúc Đức (Phúc);
– Sinh Giờ Dần, Thân cung Thân an tại Quan Lộc (Quan);
– Sinh Giờ Mão, Dậu cung Thân an tại Thiên Di (Di);
– Sinh Giờ Thìn, Tuất cung Thân an tại Tài Bạch (Tài).
– Sinh Giờ Tị, Hợi cung Thân an tại Phu Thê (Phối).
2.4. Hạn
Hạn là cung Mệnh+Thân thứ 2.
2.5. Định Giờ sinh trong Tử Vi
Lá số Tử Vi được lập thành trên cơ sở Ngày Tháng Năm và Giờ sinh Âm lịch. Nếu có ngày tháng năm và giờ Dương lịch thì ta phải chuyển sang Âm lịch trước rồi mới lập lá số.
Để chuyển ngày tháng năm Dương lịch sang Âm lịch thì ta cần cuốn lịch để chuyển đổi.
Để chuyển giờ sinh Dương lịch sang giờ Âm lịch thì ta căn cứ vào qui định sau:
Bảng 2-1: Bảng quy ước giờ sinh trong Tử Vi
Như vậy mỗi giờ Âm lịch có thời gian bằng hai giờ Dương lịch và nếu sinh từ 11 giờ đêm (23h-pm) trở đi thì ngày sinh coi như là sinh vào ngày hôm sau.
Chú ý:
Cần phải điều chỉnh lại giờ sinh cho chính xác trước khi chuyển đổi giờ vì giờ Dương lịch của Việt Nam có thay đổi tăng lên so với thực tế:
– Từ 1/1/1943 đến 31/3/1945 thì giờ sinh cần giảm một giờ;
– Từ 1/4/1945 đến 31/3/1947 thì giờ sinh cần giảm hai giờ;
– Từ 1/4/1947 đến 30/6/1955 thì giờ sinh cần giảm một giờ;
– Từ 1/1/1960 đến khoảng 1977 thì giờ sinh cần giảm một giờ (chỉ áp dụng cho miền Nam).