“Thiên Lương chấn kỷ” không hợp trào lưu
“Thiên Lương chấn kỷ cách” – tức Văn Khúc ngộ Thiên Lương vượng địa thủ mệnh.
Cổ ca:
“Văn khúc cảnh hành ngộ Thiên lương
Vị liệt Hoàng môn Ô phủ hành
Cương kỷ triều trung công nghiệp kiến
Bức nhân thanh khí mãn càn khôn.”
(Văn Khúc sáng sủa đi cùng Thiên Lương, đứng vào hàng Hoàng môn Ô phủ (*), ra vào phủ vua, việc triều đình hay cương kỷ giường mối đều hỏi ý kiến, khiến thanh khí trong lành của người dân lan tỏa đầy khắp đất trời.)
Thiên Lương tại sáu cung tý ngọ, thìn tuất, dần mão là nơi nhập miếu, tại hai cung sửu mùi thừa vượng; Văn Khúc vào ba cung tị dậu sửu là miếu, ba cung dần mão mùi thừa vượng, cho nên cung vị mà hai sao đều miếu vượng liền chỉ có ba cung sửu, mão, mùi.
Thiên Lương tại sửu mùi là độc tọa, đối cung là Thiên Cơ; Thiên Lương tại cung mão, tất đồng cung với Thái Dương, so sánh hai kết cấu, dễ thấy kết cấu Thái Dương Thiên Lương đồng cung là ưu việt, lấy Thiên Lương so sánh cùng Thiên Cơ thì tính cách Thiên Lương hàm chứa tính cô khắc.
Cổ quyết nói: “Văn Khúc Thiên Lương đồng cung, vị chí thai cương” tức là căn cứ vào “Thiên Lương chấn kỷ cách”. Nhưng có người sáng chú rằng: “Hai tinh đồng tại ngọ cung an mệnh thượng cách, dần cung thứ chi” (hai sao cùng ở cung ngọ an mệnh là thượng cách, ở cung dần là thứ cách), không đúng, bởi vì Văn Khúc vào cung ngọ lạc hãm, tại cung dần thuộc loại nhàn cung, mặc dù Thiên Lương miếu vượng ở 8 cung, cũng không cách nào chỉ vì Văn Khúc đồng cung mà tăng thêm phần đặc sắc.
Thiên Lương ở thời xưa là Giám sát Ngự sử (Thai cương (**)), gia ngộ Văn Khúc, chẳng những gia tăng tài văn chương mà còn tăng mạnh khả năng trình bày tấu sớ của Giám quan (quan chuyên giám sát vạch tội của các quan), vì lẽ đó bản thân cách cục xưng là “Thiên Lương chấn kỷ”; “chấn kỷ” chính là chấn chỉnh, làm hứng khởi lại cái kỷ cương vậy.
Cổ nhân trọng quý không trọng phú, nên cách này có thể thành lập. Nếu ở ngày nay, người có cách cục này thủ mệnh, dễ dàng bỏ qua người có lỗi lầm, vị tất thành mỹ cách được.
Chú thích:
(*) Hoàng môn Ô phủ: phủ vua. Tương truyền ở Hàm Dương đời nhà Đường, phủ của quan Ngự sử có trồng 1 hàng cây tùng bách, có một bầy quạ thường đậu trên đó, nên dân gọi phủ của vị quan này là Ô phủ (ô là con quạ). Từ đó về sau, nói đến Ô phủ là hiểu rằng nói đến dinh thự của vua quan.
(**) Thai cương: chữ “Thai” bắt nguồn từ thiên văn, sao Tam Thai, đc ví như ngôi vị Tam Công, nên trong thư tịch tỏ ra tôn trọng 1 ai đều gọi là “Thai”, “cương” là lề lối trọng yếu, thời phong kiến không một người nào đc phép đi ra ngoài vòng kiểm soát của “tam cương ngũ thường”.
(Dẫn theo blog Trần Nhật Thành)