THÁI HUYỀN KINH – 112
Dương Hùng 揚雄 (53 B.C.-18), tự Tử-vân 子 雲, là người Thành-đô, Thục-quận, thời Tây-Hán. Theo “Gia-điệp”, ông sinh năm Cam-lộ nguyên-niên và mất vào Thiên-phụng ngũ-niên. Thời Hán Thành-đế, ông làm chức Lang, cấp “Sự Hoàng-môn”. Thời Vương Mãng, nhà Tân, ông giữ chức Đại-trung Đại-phu, Hiệu-thư Thiên-lộc-các.
Ngày nay ta có thể thưởng-thức văn-chương của ông trong:
“Tân-thích Dương Tử-vân-tập新釋揚子雲集” do Diệp Ấu-Minh chú-thích, Chu Phụng-Ngũ hiệu-duyệt, Tam-dân Thư-cục xb, Sơ-bản, Đài-bắc, tháng 11-1997 (203).
Trong sách này chúng ta có thể đọc được một số lý-luận phê-bình văn-học của ông. Ông sáng-tác được 33 bài Châm, 12 Thiên Từ Phú. “Cam-tuyền phú”, “Trường-dương phú” và “Vũ-lạp phú” là rập theo mẫu phú của Tư-mã Tương-Như. Các bài “Thái-huyền-phú”, “Giải-trào” và “Giải-nạn” được viết là để xiển-minh và bênh vực đạo-lý “Thái-huyền”, cho rằng đạo-lý cực kỳ cao-thâm và vô lường này, phát-triển và biến-hoá vạn-sự, vạn-vật trong thế-giới loài người.
Trước-tác Triết-học của ông gồm có “Thái-Huyền-Kinh 太玄經”, mô phỏng Kinh Dịch và “Pháp-Ngôn 法 言”, mô phỏng Luận-ngữ.
Ông cũng soạn ra sách “Huấn-toản-thiên訓 纂 篇” dài hơn 5000 lời, để kế-tục văn-tự “Thương-Hiệt-thiên 蒼 頡 篇” của Lý-Tư 李 斯đời Tần, viết bằng Tần Triện 秦 篆, gồm ba thiên “Thương-Hiệt 蒼 頡”, “Viên Lịch 爰 歷”, “Bác-học 博 學”, chia thành chương chừng 60 chữ một, cả thẩy 55 chương, vị chi là 3300 chữ.
Ngoài ra, sau 27 năm cần cù, Dương-Hùng đã viết ra sách “Do Hiên Sứ-giả Tuyệt-đại-ngữ thích Biệt-quốc Phương-ngôn 輶 軒 使 者 絕 代 語 釋 別 國 方 言” gọi tắt là “Phương-ngôn”, gồm 13 quyển, một tư-liệu trọng-yếu để nghiên-cứu ngôn-ngữ cổ-đại. Sách phỏng theo “Nhĩ Nhã” sưu-tập các từ-ngữ cổ kim đồng-nghĩa. Quả là một Từ-vựng quan-trọng đời Hán. Các nhà huấn-hỗ đời sau như Quách-Phác đời Tấn và Đới-Chấn và Tiền-Dịch đời Thanh, có chú, sớ, tiên rất kỹ sách này.
Hiện nay ta còn có thể kiếm được nhiều bản Thái-huyền-kinh tỷ như:
Thái-huyền-kinh (10 Q), Phụ-lục Quyển Thủ (1Q), Thích-âm (1 Q), Dương Hùng đời Hán soạn, Phạm Vọng Đời Tấn chú, Tân-văn-phong, Đài-Bắc, 1995 (398).
Thái-Huyền-Kinh 太玄經, đệ-nhất-bản, Dương Hùng 揚雄 soạn, Thượng-hải Cổ-tịch Xuất-bản-xã, Thượng-hải, tháng 11-1990 (191).
Thái Huyền Bản Chỉ 太玄本旨 (9 Q), Phụ-lục Quyển Thủ (1 Q), Tứ-khố bản, Diệp Tử Kỳ 葉子奇đời Minh soạn, Tân-văn-phong, Đài-Bắc, 1995 (397).
Thái Huyền Giải (1 Q), Nghệ-hải bản, Tiêu Viên Hy đời Thanh toản, Tân-văn-phong, Đài-Bắc, 1995 (393).
Thái Huyền Xiển Bí (10 Q), với Quyển Thủ (1 Q), Phụ-biên 1Q (Thái Huyền Phú, Giải Trào, Giải Nạn, Phản Ly tao) và Ngoại-biên (1 Q) (Tự, Thuật, Luận, Tán và Hiệu Chính), Tụ Học Hiên bản, Trần Bản Lễ đời Thanh soạn, Tân-văn-phong, Đài-Bắc, 1995 (395).
Thái-huyền-kinh Hiệu-chính (1 Q), Thiệu Hưng Tiên Chính bản, Lư Văn Chiểu đời Thanh soạn, Tân-văn-phong, Đài-Bắc, 1995 (396).
Thái-huyền-kinh được mở đầu bằng bài “Thuật Huyền 述 玄” của Lục-Tích陸績, chú Lục Tốn và được Phạm Vọng 范 望, tự Thúc-minh 叔 明, đời Tấn chú Kinh giống như 10 thiên Tự-truyện: 1. Huyền-trắc玄 測 2.Huyền-xung玄 衝 3.Huyền-thác 玄 錯 4. Huyền Ly 玄 攡 5. Huyền-oanh 玄 瑩 6. Huyền-số 玄 數 7. Huyền-văn玄 文
8. Huyền-nghễ玄 9.Huyền-đồ 玄 圖10. Huyền-cáo玄 告. Sang đời Đường sách lại được Tể-tướng Vương Nhai 王 涯soạn thêm 5 thiên “Thuyết Huyền說 玄”: 1/ Minh tông明 宗; II/ Lập lệ立 例; III/ Điệp-pháp揲 法; IV/ Chiêm-pháp占 法; V/ Biện Thủ. 辯 首. Cuối sách là phần Thích-văn bàn về âm-nghĩa các chữ khó.
Vì Thái-huyền mô-phỏng Dịch, nên ta có tương-quan giữa 10 Tự-truyện và 10 Dịch-truyện như sau: 1. Huyền-trắc ~ Đại-tượng & Tiểu-tượng-truyện; 2. Huyền-xung ~ Tự-quái-truyện; 3. Huyền-thác ~ Tạp-quái-truyện; 4. Huyền-ly ~ Hệ-từ-truyện (Phần biến-hoá); 5. Huyền-oanh ~ Hệ-từ-truyện (Phần xiển-phát); 6. Huyền-số ~ Thuyết-quái-truyện (Phần Dịch-số); 7. Huyền-văn ~ Văn-ngôn; 8. Huyền-nghễ ~ Hệ-từ-truyện (Phần trần-thuật); 9. Huyền-đồ ~ Hệ-từ-truyện (Phần Dịch-đồ gồm cả Hà-đồ, Lạc-thư lẫn Bát-quái Tiên-thiên và Bát-quái Hậu-thiên); 10. Huyền-cáo (Thuyết-quái-truyện).
Khi viết ra Thái-Huyền để bổ-túc Kinh Dịch, họ Dương cũng tham-chước cả Đạo-đức-kinh nữa, nhưng Huyền chuẩn dụng cuả Dịch-vỹ mà không chuẩn thể cuả Dịch-kinh. Thái-huyền dựa vào số, mà số cuả thiên-hạ lại dựa vào Dịch. Huyền dùng Dịch nên thông luật-lịch tức dụng cuả thiên-điạ. Từ số có thể suy ra thiên-điạ nhật-nguyệt, tinh, thần.
Dịch-kinh |
Thái-huyền-kinh |
Cơ-số-hệ nhị-phân và bát-phân |
Cơ-số-hệ tam-phân và cửu-phân |
Dùng huyền-lực cuả số 2 nên tự-triển theo cấp-số nhân công-bội 2 |
Dùng huyền-lực cuả số 3 nên tự-triển theo cấp-số nhân công-bội 3 |
Biệt-quái thu về một thần-phương (magic square) bậc 8. |
81 Thủ thu về một thần-lập-phương (magic cube) bậc 9. |
64 Biệt-quái khai-triển theo hệ-số của nhị-thức bậc sáu (a + b)6 |
81 Thủ khai-triển theo hệ-số của tam-thức bậc bốn (a + b + c)4 |
Phương-đồ 64 biệt-quái là một mạng vuông (grid) nằm sát gốc O trong góc tư (quadrant) thứ 4 của mặt phẳng Descartes. Mỗi quẻ kép biểu-thị hai số bát-phân (octal)(đọc từ đáy lên): số đầu cho hoành-độ (abscissa), còn số sau cho tung-độ (ordinate) của góc trái trên của ô chứa quẻ liên-hệ. Các quẻ đơn có trị-số theo quy-ước sau đây: khôn = 0; cấn = 1; khảm = 2; tốn = 3; chấn = 4; ly = 5; đoài = 6; Kiền = 7. |
Phương-trận 81 thủ là một mạng vuông (grid) nằm sát gốc O trong góc tư (quadrant) thứ 3 của mặt phẳng Descartes. Mỗi thủ biểu-thị hai số cửu-phân (nonal) (đọc từ trên xuống): số đầu (của 2 vạch Phương-Châu cho hoành-độ (abscissa), còn số sau (của 2 vạch Bộ-Gia) cho tung-độ (ordinate) của góc trái trên của ô chứa thủ liên-hệ. Chín bán-thủ có trị-số bản-xứ như sau: |
Thái-cực → Lưỡng-nghi → Tứ-tượng → Bát-quái → 16 Sự → 32 Á-quái → 64 Biệt-quái. Kiền sách là 36 x 6 = 196, Khôn sách là 24 x 6 = 144, toàn sách biệt-quái là 192 x (24 + 36) = 192 x 60 = 11,250 sách |
Thái-nguyên 太元 → 3 Phương 方 → 9 Châu 州 ® 27 Biểu 表 → 81 Thủ 首, từ Trung 12xuống Dưỡng AB→ 729 Tán 贊 (+ 2 Tán nhuận Khi 踦 và Doanh 嬴 → 731 Tán) → 729 x 36 = 26244 sách 策 |
10 Truyện là: Văn-ngôn, Thoán-thượng, Thoán-hạ, Đại-tượng, Tiểu-tượng, Hệ-thượng, Hệ-hạ, Thuyết-quái-truyện, Tự-quái-truyện, Tạp-quái-truyện. |
10 Tự-truyện là: 1. Huyền-trắc 2.Huyền-xung 3.Huyền-thác 4.Huyền Ly 5. Huyền-oanh 6.Huyền-số 7.Huyền-văn 8. Huyền-nghễ 9.Huyền-đồ 10. Huyền-cáo. |
Quẻ kép gồm 6 hào tính từ Sơ lên đến thượng theo quy-thức chồng (stack) dùng LIFO (Last In First Out) |
Thủ tính từ trên xuống dưới và chia thành Phương 方, Châu 州, Bộ 部, Gia 家 theo quy-thức đội-ngũ (queue) dùng FIFO (1st In 1st Out) |
Dịch-lý dựa trên tập-hợp cổ-điển và Đại-số Boole |
Huyền-lý dựa trên tập-hợp mờ (fuzzy set) và luận-lý mờ (fuzzy logic) hoặc luận-lý tam-trị |
Bói Dịch dùng 50 cọng cỏ thi để tìm cát, hung, hối, lận |
Bói Huyền dùng 64 cọng cỏ thi để tìm cát, cữu, tường, lận, bình, hối, tai, hưu, hung |
Quái-khí ngoại-nhập nên khởi đầu bằng quát trụ dẹt và kết-thúc bằng quát trụ dẹt . Sau này, do tuế-sai làm điểm xuân-phân đi giật lùi trên Hoàng-đạo nên mới khởi tiết đông-chí bằng quẻ Phụcý-tế|vị-tế>ền|khôn> X |
Quái-khí nội-tại và có trật-tự, nên bắt đầu tiết đông-chí bằng thủ Trung 12ứng với quẻ Trung-phu } và kết-thúc bằng thủ thứ 81 Dưỡng ABtương-đương với quẻ Di [ |
Đề cao Thiên-đạo, Quân-đạo và Phụ-đạo |
Đề cao Điạ-đạo, Thần-đạo và Hiếu-đạo |
Dùng Lịch Thiên-thống 天 統cuả Nhà Chu lấy tháng Tý làm tháng giêng (Kiến Tý) |
Gốc ở Lịch Chuyên-đế 顓 帝 歷tức sau này là Lịch Thái-sơ tứ-phân 太 初 四 分 歷 của Nhà Hán, tương-tự như Lịch julian (xem bài kỳ 32) |
Hào khởi từ Giáp-dần tức đầu cuả tú Cơ (g×γ sagitarii) thuộc Thanh-long và theo chu-kỳ của 1 cực tức 31920 tuế 歲 tương- đương với 1680 chương (Metonic cycle) |
Tán khởi từ Giáp-tí tức đầu cuả tú Khiên-ngưu (a capricorni) với chu-kỳ là 4617 tuế 歲 (năm tiết-khí) tương đương 243 chương 章 (Metonic cycle) |
Bảng10.1 Bảng Tỷ-giảo Dịch/ Huyền
Chú ý: Trong Bảng 10.1, 1 Cực = 7 Nguyên = 7 x 3 Kỷ= 7 x 3 x 20 Bộ = 420 x 4 Chương = 31920 Tuế. Dòng 1 định thời-đoạn trong năm dương-lịch cuả 9 Châu, dòng 2 và cột chót dùng cơ-số-hệ 3 (số tam-phân) để biểu-thị số thứ-tự mỗi Châu. Mỗi ô tuần-tự chứa tên Hán-Việt và số thứ-tự cuả mỗi Thủ cũng như số thứ tự Văn-Vương và tên chữ Nho cuả biệt-quái liên-kết.
Bảng10.2 Bảng Tỷ-giảo Quái-Khí Dịch/Huyền
Trong Bảng Anh-ngữ tương-ứng 10.3. dòng 2 và dòng cuối cũng như cột cuối cho ta số tam-phân thường (in ngả) và số tam-phân quân-bằng (in đậm).
10.3 Relationship between Quadrilines and Hexagrams
Trong Thái-huyền, mọi vạch trong thủ đều ngang hết. Trái lại, trong Dực-nguyên của Trương Hành-Thành vạch của thủ lại ngang dọc xen kẽ nghĩa là, kể từ trên xuống dưới: Phương vạch ngang, Châu vạch dọc, Bộ vạch ngang, Gia vạch dọc.
Từ sơ-biến (1 phương, 1 châu, 1 bộ, 1 gia) đến cửu-biến (3 phương, 3 Châu, 3 bộ, 3 gia), khởi từ 4 mà kết thúc ở 12, ta có cả thẩy là :
1 + 4 + 10 + 16 + 19 + 16 + 10 + 4 + 1 = 81 biến
trong đó có 9 bất-biến tức thuận-nghịch và 72 khả-biến. Thuần-nhất, thuần-nhị, thuần-tam vốn bất-biến. Kỳ dư 6 bất-biến kia đều tiêu từ số tam-thuần. Sách-số 1 nguyên là 72 hợp với khả-biến-số. Tổ của biến tức thị từ 9 bất biến mà suy ra số 72. Từ 1 biến ra 4 ắt thêm 3 biến; từ 4 biến ra 10 ắt thêm 6 biến; 10 biến ra 16 lại thêm 6 biến nữa; 16 biến ra 19 lại thêm 3 biến. Từ 19 giảm đi cũng vậy, nghĩa là đối-xứng. Phàm 36 biến lấy 3 biến của 19 mà tiến thoái gia giảm cũng được 33 biến mà thôi.
Giao-số của Dịch, Địa lấy bát-biến mà phụng-thiên. Huyền dùng 33 cọng cỏ thi, gọi là “Địa hư tam phẫn Thiên 地 虛 三 扮 天” (Đất hư 3 quấy rối Trời). Há 18 lại từ tư-ý ra chăng? Hiệu-pháp thiên-số cuả Dịch, điạ-số cuả Huyền gọi là quẻ Khôn. Cho nên số cuả Huyền thường loại-suy từ Dịch. Tóm lại 81 biến lấy 48 làm bản-thể, 33 làm hư-dụng. Nhất, nhị, tam, tứ-biến cộng lại thành 31, hợp với lục, thất , bát, cửu-biến mà thành 62 trung-số cuả ngũ là tròn 81. Nếu lại hợp ngũ-biến nữa ắt thành 100. Cho nên khi Huyền biến trong số 100, thấy được 81, không thấy được 19 mà trong số 81, có 9 bất-biến và 72 biến.
Muốn hiểu lẽ sở dĩ nhiên cuả 81 biến, độc-giả khuynh-toán có thể xem thêm đoạn giải-thích dưới đây về hệ-số tam-thức (trinomial coefficients).
Bảng10.4 Bảng Đối-chiếu Thủ của Thái-Huyền và Dực-nguyên
Bây giờ ta thử xét xem tại sao 81 thủ lại được sắp xếp theo đúng thứ-tự này?
Trong mỗi đẳng-thức cuả các thủ, số đầu là số bản-xứ, số thứ nhì là số cửu-phân biểu-thị bằng 4 chữ số tam-phân, số cuối cùng là số thập-phân tương-ứng tức thị số cửu-phân cộng một
Ta lần lượt có, theo thứ-tự cột dọc từ trái sang phải:
1111 = 0000 = 1, 1112 = 0001 = 2, 1113 = 0002 = 3, 1121 = 0003 = 4, 1122 = 0011 = 5, 1123 = 0012 = 6, 1131 = 0020 = 7, 1132 = 0021 = 8, 1133 = 0022 = 9; 1211 = 0100 = 10, 1212 = 0101 = 11, 1213 = 0102 = 12, 1221 = 0110 = 13, 1222 = 0111 = 14, 1223 = 0112 = 15, 1231 = 0120 = 16, 1232 = 0121 = 17, 1233 = 0122 = 18; 1311 = 0200 = 19, 1312 = 0201 = 20, 1313 = 0202 = 21, 1321 = 0210 = 22, 1322 = 0211 = 23, 1323 = 0212 = 24, 1331 = 0220 = 25, 1332 = 0221 = 26, 1333 = 0222 = 27; 2111 = 1000 = 28, 2112 = 1001 = 29, 2113 = 1002 = 30, 2121 = 1010 = 31, 2122 = 1011 = 32, 2123 = 1012 = 33, 2131 = 1020 = 34, 2132 = 1021 = 35, 2133 = 1022 = 36; 2211 = 1100 = 37, 2212 = 1101 = 38, 2213 = 1102 = 39, 2221 = 1110 = 40, 2222 = 1111 = 41, 2223 = 1112 = 42, 2231 = 1120 = 43, 2232 = 1121 = 44, 2233 = 1122 = 45; 2311 = 1200 = 46, 2312 = 1201 = 47, 2313 = 1202 = 48, 2321 = 1210 = 49, 2322 = 1211 = 50, 2323 = 1212 = 51, 2331 = 1220 = 52, 2332 = 1221 = 53, 2333 = 1222 = 54; 3111 = 2000 = 55, 3112 = 2001 = 56, 3113 = 2003 = 57, 3121 = 2010 = 58, 3122 = 2011 = 59, 3123 = 2012 = 60, 3131 = 2020 = 61, 3132 = 2021 = 62, 3133 = 2022 = 63; 3211 = 2100 = 64, 3212 = 2101 = 65, 3213 = 2102 = 66, 3221 = 2110 = 67, 3222 = 2111 = 68, 3223 = 2112 = 69, 3231 = 2120 = 70, 3232 = 2121 = 71, 3233 = 2122 = 72; 3311 = 2200 = 73, 3312 = 2201 = 74, 3313 = 2202 = 75, 3321 = 2210 = 76, 3322 = 2211 = 77, 3323 = 2212 = 78, 3331 = 2220 = 79, 3332 = 2221 = 80, 3333 = 2222 = 81. QED (Tổng-kiểm !).
Biểu 8.5 Chuyển-hoán cửu-phân|thập-phân
Nên để ý là trong các số cửu-phân các chữ số cuả mỗi vị-trí từ phải sang trái, lần lượt có trị-số: 30 = 1, 31 = 3, 32 = 9, 33 = 27. Vd : 22113 = 2×27 + 2×9 + 1×3 + 1×1 = 54 + 18 + 3 + 1 = 76. Số thập-phân tương-ứng sẽ có trị-số : 76 + 1 = 77.
Chuyển-hoán giữa số thứ-tự n cuả mỗi thủ và trị-số tam-phân cuả nó được tiến-hành như sau :
Vì n є [1, 81]|1 ≤ n ≤ 81, nên khi chia n cho 9, ta được thương số q và số thừa r, ràng buộc bằng hệ-thức: n = 9 x q + r. Biểu-thị thập-phân/cửu-phân sẽ là qr với cả hai số q và r đều ở trong đoạn kín [0, 8]. Bây giờ ta có quyền dùng các đốt cuả ngón trỏ T, ngón giữa G, ngón đeo nhẫn N cuả hai bàn tay trái và phải với hai ngón cái dùng là chỉ-điểm (pointers).
Khi quan-sát hệ-thống chỉ-số lý-hoá-tính cuả tam-mật-mã và amino acids phạm-vi mật-mã truyền sinh, hai nhà khoa-học Bashford và Jarvis dùng một mô-thức đơn-giản đánh dấu các nucleic acid bases, A = (-1, 0), C = (0, -1), G = (0, 1), U = (1, 0), để ghi dữ-kiện bằng các đa-thức có bậc nhỏ cuả 6 toạ-độ trong không-gian thứ-nguyên 64 cuả cân lượng (weight) mật-mã. Công-trình cuả họ làm nổi bật các mô-thức căn-bản tỷ như chu-kỳ mật-mã, và các hoạ-tần tương-ứng cũng như đối-xứng phản-ảnh liên-kết với cơ-cấu cuả tập-hợp các đơn-thức cơ bản dùng để ướm thử (405).
Chúng ta vừa thấy rằng mỗi thủ gồm 4 vạch phương-châu, bộ-gia: mỗi vạch có thể mang một trong 3 trị — , –, hoặc > có nghiã là tức -1, 0 hoặc 1trongcơ-hệ số tam-phân (Bảng Anh-ngữ 2.6 bên trên). Vì mỗi thủ có 9 tán, hoặc ta ghép vào thủ thêm 2 vạch nữa, cho thành 6 vạch, hoặc ta ghép bằng chỉ-số trên (superscript). Tỷ như, CUG = (0, -1, 1, 0, 0, 1) := 7@3 (tán thứ 4 cuả thủ Độ); UGC = (1, 0, 0, 1, 0, -1) := 38 @(tán thứ 6 cuả thủ Tăng); CGA = (0, -1, 0, 1, -1, 0) := 3@
(Dẫn theo trang khaotapdich.blogspot.com)