Sao Kình Dương Đà La Toàn Thư
Kình dương
Thuộc tính ngũ hành của sao Kình dương là dương hỏa, lại thuộc dương kim, là sát tinh thứ nhất trong chòm Bắc Đẩu, hóa khí là hình chủ về hình thương, tại số chủ về hung hại. Sao Kình dương còn có tên gọi là sao Dương Nhận, cùng các sao Đà la, Hỏa tinh, Linh tinh, Địa không, Địa kiếp gọi chung là sáu Sát tinh. Sở dĩ chúng được gọi là Sát tinh là vì chúng phá hoại vận mệnh, công phá và sát thương các Cát tinh, khuyết điểm nhiều hơn ưu điểm. Nếu gặp phải cách cục không tốt hoặc chủ tinh lạc hãm chẳng khác gì lửa đổ thêm giầu, sẽ khiến cho vận mệnh càng trở nên gian nan trắc trở. Sát tinh trấn mệnh sẽ khiến cả cuộc đời sóng gió bất an, nhưng không có nghĩa là không có thành tựu, mà chỉ là thêm nhiều thăng trầm trở ngại.
Sao Kình dương là sao có lực phá hoại và sát thương mạnh mẽ nhất trong sáu Sát tinh, cá tính cương liệt lại có uy quyền, cực kỳ nóng nảy kèm thêm có sát khí, có khả năng công phá và phá hoại đối với Cát tinh, đồng thời Kình dương còn có tác dụng khống chế các Sát tinh khác. Bởi vậy, nếu sao Kình dương tọa tại cung Mệnh, dù là mệnh nam hay nữ, cũng chủ về thủa nhỏ tổn thương, để lại vết thương vết sẹo, hoặc những ký ức đau đớn.
Sao Kình dương nhập miếu tại Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, nếu như Mệnh nằm tại 4 cung này là cách Kình dương nhập miếu, thì có thể phát huy trọn vẹn ưu điểm của sao Kình dương, là sự mạnh mẽ quyết đoán trong những tình huống nhạy cảm phức tạp, để đạt được những thành tựu xuất sắc mà trở nên giầu sang. Kình dương nằm đồng cung với sao Hỏa, nếu lại được miếu vượng đó là dùng ác chế ác, lấy uy quyền biến thành sức bật. Sao Kình dương lạc hãm trấn mệnh tại Ngọ địa là cách Mã đầu đới tiễn (Đầu ngựa mang tên) không chết non cũng phải chịu thương tật, phiêu bạt vô định tai họa trùng trùng. Kình dương ưa thích đồng cung với sao Thiên đồng, Thái âm, sẽ mang lại sức phấn đấu cho hai sao vốn mang tính nhu thuận ôn hòa, và đồng thời phát huy được tính xung lực của Kình dương để đạt được những thành tựu xuất sắc.
Sao Kình dương là sức mạnh hiển hiện, nếu lạc hãm càng bộc lộ rõ đặc điểm này. Những cung vị mà Kình dương đóng vào, hoặc hội hay chiếu cũng đem lại hình thương hoặc những trắc trở rõ ràng hiển hiện. Thường các sao khác khi gặp phải Kình dương, đều phải chịu thêm nhiều vất vả tai ương. Nếu gặp được Cát tinh trợ giúp sẽ không quá đáng ngại. Nhưng nếu lại gặp thêm hung tinh như Liêm trinh, Tham lang, Cự môn, sẽ khiến vận mệnh trở nên xấu đi hoặc thành phá cục.
Thuộc tính ngũ hành của sao Kình dương là dương hỏa và dương kim, mang khí hung sát, nhưng nếu như biết uốn nắn tính cách đó, mà hướng theo những ngành nghề như bác sỹ ngoại khoa, quân đội, hoặc những công việc liên quan đến kim loại, cơ điện, sẽ có thể biến nhược điểm thành ưu điểm, phát huy trọn vẹn các sở trường mà đạt được thành tựu xuất sắc. Nếu như lại gặp thêm các hung sát như Hỏa tinh, Hóa Kị, Địa không, Địa kiếp, Thất sát, Phá quân xung phá, lại trở thành hạ cục.
Đà La
Thuộc tính ngũ hành của sao Đà la là âm kim, là sát tinh thứ hai trong chòm Bắc Đẩu, hóa khí là kị chủ về thị phi, là một trong sáu Sát tinh nhưng sát khí của Đà la không nặng bằng Kình dương. Nếu như sức công phá của Kình dương là hiển hiện dễ nhận biết, thì sao Đà la như mũi tên ngầm tai họa sóng gió đến lúc nào không hay biêt.
Hóa khí của sao Đà La là kị nên có thể coi là sao Kị, nhưng sao Kị này không hoàn toàn giống như sao Hóa Kị trong bốn sao Hóa. Sao Hóa Kị chủ về nhiều tai nạn hung hiểm, đố kỵ, thị phi dễ chuốc điều tiếng, mọi sự đều bất lợi. Còn Kị của sao Đà la khi nằm tại Thìn Tuất Sửu Mùi, nếu gặp Cát tinh đồng cung hay gia hội, lại gặp Không Kiếp Hỏa Linh hoặc Hóa Kị, thì lại chủ về tích cực phấn phát, phần nhiều sẽ có được biểu hiện xuất chúng.
Sao Đà la đồng cung với Tham lang dễ vì tửu sắc mà thành tật. Sao Đà la đồng cung với Phá quân thường chóng phất chóng bại. Sao Đà la đồng cung với Hỏa tinh, Linh tinh dễ bị mụn nhọt, mắc bệnh ngoài da hoặc bệnh truyền nhiễm. Sao Đà la rơi vào cung Tật ách dễ mắc bệnh ngầm kinh niên. Đại hạn, lưu niên gặp phải Đà la, thì thành tựu đến chậm, mệnh nữ thì khó kết hôn.
Kình dương và Đà la – Vương Đình Chi
Kình dương thuộc dương kim, kèm tính dương hỏa, còn Đà là thì thuộc âm kim, kèm tính âm hỏa. Do tính chất “hỏa luyện kim”, vì vậy trường hợp cát thì “tôi luyện”, trường hợp hung thì “thiêu đốt”.
Kình dương gọi là “sao Hình”, Đà là gọi là “sao Kị”, gọi như vậy là để hình dung “hung tính” của chúng.
Kình dương gặp Hỏa tinh sẽ thành lực “kích phát”, Đà là gặp Linh tinh cũng thành hoàn cảnh “trui rèn”, lúc này Kình Đà không còn là “hình – kị” nữa. Bởi vì Kình dương gặp Hỏa tinh, cũng giống như luyện kim loại thành vật hữu dụng. Đà là gặp Linh tinh, cũng giống như nung chảy kim loại thành vật liệu. Tính hung của Tứ sát sẽ tác động đến nhau mà tiêu trừ tính hung của nhau, còn có thể chuyển hóa thành có lợi ích.
Nhìn ở góc độ khác, kết cấu “Kình Hỏa” còn chủ về “minh tranh” (tranh chấp ngoài sáng, trực diện), vì có “minh tranh” mới có lực “kích phát”. Kết cấu của Đà Linh lại chủ về “ám đấu” (đấu nhau ngầm, trong tối, không trực diện), vì có “ám đấu” mới chủ về “trui rèn”.
Nhưng nếu tình huống giao thoa kể trên xảy ra ngược lại, Kình dương gặp Linh tinh, thì dương hỏa vẫn không đủ nung chảy khối kim loại. Hoặc Đà la gặp Hỏa linh, thì lửa có mạnh vẫn không đủ để rèn kim loại, trái lại, sẽ chủ về đun nấu thành tính chất không lành.
Đây là các đặc điểm kết hợp của Tứ sát.
Về cơ bản, Kình dương có lực phá hoại, thường còn chủ về tình trạng lung lay đến nền tảng bị phá hoại, cho nên gọi là “hình”. Tính phá hoại của nó là những điều không may đến một cách công khai, mệnh tạo thấy rất rõ mà không thể tránh né.
Kình dương có khí “hình sát”, vì vậy thích hợp công tác trong quân đội, cảnh sát, lĩnh vực pháp luật, làm bác sỹ ngoại khoa, hoặc nhân viên kỹ thuật, mà không thích hợp tự kinh doanh làm ăn, cũng không thích hợp làm việc trong chính giới.
Kình dương ưa cung tứ Mộ, nhất là hai cung Thìn Tuất “thiên la địa võng”, rất ưa Kình dương “kích phát” hội hợp với Hỏa tinh, như vậy lực kích phát càng lớn. Lúc đại vận đến cung độ này, cần phải xem xét kỹ tinh hệ chính diệu của cung hạn, để định cảnh ngộ, thông thường đều phải trải qua trắc trở, gập ghềnh, bất đắc trí trước, rồi sau mới thành tựu, những trắc trở này có ảnh hưởng tốt đối với hậu vận.
Kình dương không ưa Liêm trinh, cũng không ưa Cự môn, gặp hai chính diệu này, còn đồng độ với Hỏa tinh, thì không phải là “kích phát”, trái lại, sẽ chủ về thị phi, hoặc tai nạn bệnh tật. Đay là vì Liêm trinh thuộc âm hỏa, bản chất xung đột với Hỏa tinh, Kình dương, Cự môn thuộc âm thổ, đủ để giải trừ dương hỏa. Bất kể nam mệnh hay nữ mệnh, cung mệnh mà gặp chúng, cuộc đời sẽ nhiều tai họa bệnh tật.
Cách Hỏa Tham hoặc Linh Tham cũng không ưa gặp Kình dương, chủ về sau khi phát lên một cách nhanh chóng, sẽ xảy ra tranh chấp, tiềm phục nguy cơ suy sụp nhanh chóng. Cho nên cần phải chọn phương kế bảo thủ, buông bỏ chuyện tranh chấp với đối thủ, thì mới có thể “theo cát tránh hung”.
Tinh hệ Vũ khúc đồng độ với Kình dương lại không thích hợp với võ nghiệp, nếu Kình dương chỉ hội hợp ở “tam phương”, thì thích hợp công tác trong quân đội, cảnh sát, bảo an.
Tham lang không ưa đồng độ với Kình dương. Ở cung Ngọ Tham lang thành cách “Mộc hỏa thông minh”, gặp Kình dương tuy cũng là “Mã đầu đới kiếm”, nhưng vãn không phải “chính cách”, chủ về phải trải qua gian khổ mới phát lên, rồi mới biến thành hanh thông, nhưng hanh thông lại không được lâu bền, cần phải đề phong tai họa lửa nước, trộm cướp, phạm pháp, thất bại, … sẽ xảy ra sau khi hưng thịnh.
Tham lang đồng độ với Kình dương ở cung Tý, gọi là “Phiếm thủy đào hoa”, chủ về đời người chìm đắm trong tử sắc, cũng không phải là kết cấu đẹp.
Đà la chủ về “lần nữa”, “cố chấp”, “thị phi”, “đố kị”, những thứ không hay này đều ngầm xảy ra, mệnh tạo khó biết nguyên nhân tại sao, cho nên gọi Đà là là “sao kị”. Đà là mang lại bất lợi giống như bị “bắn lén” (ám tiễn), thường thương khó “tìm cát tránh hung”, hơn nữa hậu quả bất lợi phần nhiều cũng kéo dài một thời kỳ.
Đà la cũng ưa ở cung tứ Mộ, nhưng lại ưa hai cung Sửu Mùi hơn, ở hai cung Thìn Tuất thì nó không có lực “đột phá”.
Đà la rất kị đồng độ với tinh hệ Tham lang, đối với cách Hỏa Tham hay Linh Tham, lực phá hoại của nó khá lớn, bởi vì nó có thể khiến tính chất “đột nhiên biến thành hanh thông” trở thành tính chất “kéo dài”, như vạy là có mâu thuẫn rất lớn, thé là nảy sinh lực phá hoại. Thương thì Tham lang gặp Đà la, chủ về vì sắc dục mà mắc bệnh nan y.
Tham lang đồng độ với Đà la ở cung Quan tại Dần, thì gọi là “phong lưu thái thượng”, chủ về vì chìm đắm tửu sắc mà ảnh hưởng đến sự tiến thủ, nhưng nếu ở cung mệnh thì lại chủ về mệnh tạo thông minh tuấn tú.
Tham lang đồng độ với Đà la ở cung Hợi, cũng gọi là “phiếm thủy đào hoa”, không phải là cách tốt.
Đà la không ưa đồng độ với Cự môn, chủ về thị phi trung trung ở sau lưng, hoặc chủ về có ám tật.
Đà la không ưa đồng độ với Thất sát, mệnh cục này không thích hợp cho nữ mệnh, chủ về chồng con ly tán, hoặc lấy chông rất muộn.
Hễ Đà la thủ cung Phu Thê, chủ về kết hôn muộn, tọa thủ cung Tử tức chủ về chậm có con.
Đà la ở cung Quan hay cung Tài, thích hợp với ngành công nghệ, khoa học kỹ thuật, không thích hợp tự kinh doanh làm ăn.
Kình Đà luôn luôn giáp Lộc tồn, nếu giáp cung có Chủ tinh không tốt mà đồng độ với Lộc tồn, sẽ chủ về keo kiệt, bủn xỉn, đa nghi. Nếu tinh hệ là chính diệu cát, thì chủ về nhiều lo toan nghĩ ngợi.
Thiên lương đồng độ với Lộc tồn ở cung Tị, bị Kình Đà giáp cung, lại có sao sát – hình xung phá, vào năm Dậu năm Sửu phải đề phòng tai họa lao ngục.
Tử Sát ở hai cung Tị Hợi, cũng không ưa bị Kình Đà giáp cung, chủ về lúc gặp cơ hội tốt để phát triển thì liền bị người ta gây trở ngại.
Kình Đà giáp cung có chính diệu hóa Kị, đây là cách “Kình Đà giáp Kị”, chủ về tai nạn, bệnh tật, thất bại.
Nếu cung mệnh có Đà la đồng độ, cung Phúc ắt sẽ gặp Kình dương, thông thường tư tưởng có rất nhiều lực “kích phát”, nhưng hành động lại do dự, thiếu quyết đoán.
Nếu cung mệnh đồng độ với Kình dương, cung Phu thê ắt sẽ gặp Đà la, chủ về tính cách vợ chồng không hợp nhau.
Nam mệnh mà Thái âm hóa Kị tại cung mệnh, hoặc cung Phu thê, bị Kình Đà giáo cung, chủ về hôn nhân bất lợi, bị vợ gây lụy hoặc đàn bà gây liên lụy.
Nữ mệnh có Thái dương hóa Kị tại cung mệnh, hoặc cung Phu thê, bị Kình Đà giáp cung, chủ về có người chồng không tốt, hoặc chủ về chồng bị tai nạn, bệnh tật.
Kình dương và Đà là là một “cặp” sát tinh trong Đẩu Số, trong đó Kình chủ về “Hình”, còn Đà chủ về “Kị”, cho nên Kình dương không ưa gặp Liêm trinh, bởi vì Liêm trinh chủ về “tù”, cổ nhân nói là “sao Hình và sao Tù cùng đến”, Kình dương cũng không ưa gặp Phá quân, bởi vì Phá quân chủ về “Hao”, cổ nhân nói là “Sao Hình sao Hao cùng tới”. Đà là thì không ưa gặp Hóa Kị, cổ nhân nói là “Kị hóa tương xung”.
Từ tính chất trên mà phân biệt, Kình dương có thể gọi là “chân tiểu nhân”, còn Đà la thì giống ngư “ngụy quân tử”. Kình dương mang lại tai hại chỉ thuộc nhất thời, như phải phẫu thuật, sau phẫu thuật thì bình an. Còn đối với Đà la thì mang tai hại có tính chất kéo dài, ví như mắc bệnh, tuy không chủ về động dao động kéo, nhưng lại khiến người ta đau ốm triền miên.
Kình dương hay gây ra xung đột, sau khi xung đột, bất kể là tốt xấu thế nào, sự tình cũng sẽ được giải quyết. Đà la thì không phải vậy, có mâu thuẫn xung đột sẽ không xảy ra công khai, mà ngàm kéo dài, kết quản là rất hao phí tinh lực. Vì vậy Kình dương chủ về dứt khoát, còn Đà la chủ về dây dưa.
Kình dương chỉ ưa gặp Hỏa tinh, là dương Kim gặp dương Hỏa, chủ về trải qua gian khổ mới có thành tựu.
Đà la cũng ưa gặp Linh tinh (cách “Linh Xương Đà Vũ” là ngoại lệ), là âm Kim gặp âm Hỏa, chủ về đời người tuy có thành tựu, nhưng phải gặp nhiều tình huống rắc rối khó xử trong âm thầm, khiến cho mệnh tạo không thể nhàn hạ, còn dễ xảy ra hiện tượng “cát” thì chậm đến, “hung” thì chậm tiêu, tuy “cát” cũng sẽ đến “hung” cũng sẽ tiêu, khiến cho người ta cảm thấy ngày tháng trôi qua một cách vô ích.
Cho nên so sánh hai sao, thì tinh hệ “Hỏa tinh Kình dương” đồng cung sẽ ưu hơn “Linh tinh Đà la” đồng cung.
“Kình Đà giáp cung cách” do tính chất “Hình – Kị giáp cung”, nên cung bị giáp sẽ gặp nhiều bát lợi. Có điều cung bị Kình Đà giáp, ắt sẽ có Lộc tồn, nên khá dễ “tìm cát tránh hung”.
Ở xã hội hiện đại, hai sao Kình dương và Đà la còn chủ về kỹ năng chuyên môn, tức câu cổ nhân nói: “tay nghề khéo mà yên thân”. Vì vậy người hiện đại may mắn hơn người xưa. Thời cổ đại địa vị người thợ thuyền rất thấp hèn, ngày nay một chuyên viên cũng có cơ hội phát đạt.
Kình dương ưa người ở hướng Tây và hướng Bắc, khi Cát thì chủ về quyền uy, khi Hung thì chủ về “Hình – Thương”
Đà la chủ về trì hoãn, kéo dài, ưa người sinh vào năm tứ Mộ, ưa ở các cung tứ Mộ, kị ở các cung tứ Sinh, khi là Cát thì chủ về ngầm sinh quyền lực, khi là Hung thì chủ về ngầm chịu chèn ép, xô đẩy.
(Dẫn theo trang phongthuythuatso.vn)