Những giới hạn của khoa Tử Vi

Đây là những trường hợp mà Tử-Vi được áp dụng một cách hạn chế: đối với những người sinh trùng giờ, những người dị thể.

1.– Những người sinh trùng giờ

Có rất nhiều trường hợp trùng giờ:

– Anh em, chị em sinh đôi trong một giờ âm lịch.

– Những người cùng sinh cùng giờ ở trong một xứ.

– Những người sinh cùng giờ, cùng ngày ở khác xứ.

Theo nguyên tắc, bất cứ ai sinh trùng giờ đều là có lá số giống nhau như đúc. Nhưng trên thực tế, vận mệnh của họ không bao giờ rập khuôn với nhau. Ngay cả hai người sinh đôi, cuộc đời cũng khác nhau, đôi khi rất nhiều quan điểm về cách ứng dụng lá số Tử-Vi cho anh em, chị em song sinh.

Trước hết, có người cho rằng phải lấy cung Bào của một người làm cung Mệnh cho người kia, vì cho rằng người này là Bào của người kia. Nếu lá số đúng cho người em, thì Mệnh của người anh phải được xem ở cung Bào. Phụ Mẫu của người anh thì đóng cung Mệnh của lá số và cứ như thế mà giải đoán. Quan điểm này xét ra chỉ khả chấp là có thể dùng cung Bào làm Mệnh cho người kia. Không khả chấp là đối với cung Phụ Mẫu. Trong khi song sinh, anh em hoặc chị em phải có chung cha mẹ, ô phụ mẫu lẽ ra không được xê dịch, bằng không thì cha mẹ người anh không giống cha mẹ người em sinh đôi.

Có quan điểm cho rằng phải lấy cung Nô của một người làm cung Mệnh cho người kia, lại lý ra rằng phải xem hai người như bạn bè, phải hoán đổi trên cung Nô. Điều này xét ra cũng khó chấp nhận vì cũng rơi vào trường hợp Phụ Mẫu của một người phải đóng ở Thiên Di, một điều rất nghịch lý đối với anh em song sinh. Có nhiều tác giả trắc nghiệm cả hai phương pháp, dùng Bào và Nô làm Mệnh nhưng thấy không thỏa mãn. Như vậy, trong hai anh em hoặc hai chị em sinh đôi, có một người không áp dụng được Tử-Vi.

Còn nhiều trường hợp trùng giờ mà khác hẳn cha mẹ, khác hẵn nơi sinh. Trên đất Việt Nam nói riêng, có không biết bao nhiêu người đồng giờ với Gia Long, Minh Mạng, Tổng Thống nhưng không bao giờ được làm nguyên thủ. Có người giải thích rằng số của nguyên thủ ứng vào một chính tinh trong cung Mệnh, còn kẻ kia thì ứng vào chính tinh khác trong cung Mệnh. Lối cắt nghĩa này chỉ thỏa đáng tạm thời cho cung Mệnh có hai chính tinh đồng cung. Chỉ khi nào gặp trường hợp này mới dám nói rằng nguyên thủ ăn vào chính tinh số một, hành khất ăn vào chính tinh số hai. Tuy nhiên, lối giải thích đó cũng không ổn vì làm thế nào biết được sao nào ứng hoặc khắc với ai ? Còn nếu gặp cung Mệnh có một chính tinh duy nhất thì làm cách nào quy chiếu ? Còn nếu Mệnh không chính tinh thì tính sao ?

Các nghi vấn này cho đến nay hãy còn nan giải. Đó là chưa kể trường hợp các người trùng ngày giờ sinh mà đẻ ở hai quốc gia khác nhau, thuộc hai quốc tịch khác nhau, hoặc ở nhiều quốc gia khác nhau, thuộc nhiều quốc tịch khác nhau.

Theo thiển nghĩ, sự khác biệt về đời người của hai kẻ trùng giờ sinh có thể được giải thích phần nào bằng cái phúc thực tại. Đó là cái phúc của cha mẹ, ông bà để lại cho mình, đồng thời cũng là cái phúc mà tự mình tạo. Cả hai phúc vun bồi cho nhau. Nhưng thuyết phúc đức thực tại cũng chỉ tạm thỏa đáng mà thôi. Lý do là cái gì không cắt nghĩa được thì cứ đổ diệt cho phúc đức thực tại, cho cha mẹ, nếu không ổn thì cho là tại tổ phụ, tổ phụ gần không ổn thì cho là tại tổ phụ xa. Đến một lúc nào đó của quá trình, thế nào cũng tìm được lý do khác biệt của hai vận mệnh cùng giờ sinh, hoặc ở tiền kiếp thứ nhất, hoặc ở tiền kiếp thứ hai, thứ ba. Cái lối giải thích bằng phú đức thực tại như thế vừa mơ hồ, vừa lần khần. Ý niệm phúc đức thực tại hãy còn sơ khoáng, nó tạm dùng để giải thích phần nào cái gì không thể giải thích được.

Khoa Tử-Vi bị bế tắc, bị giới hạn nhiều trong các trường hợp đặc biệt này. Chỗ yếu của khoa Tử-Vi nằm ở đó.

2. Những người dị thể

Đó là những người sinh đôi cùng giờ dính lẹo nhau ở chân tay hay thân mình. Cả hai người có chung nhau một số bộ phận nào đó.

Quyển Larousse médical illustré, 1924, trang 760 có kể một trường hợp, được y học mệnh danh là Xiphoges. Xiphoges được sách này định nghĩa là hai người dính nhau bởi một miếng màng khá uyển chuyển giúp cho cả hai có thể sống liền lạc với nhau, không phải mặt đối mặt mà hông đối hông, hay tay của một người ở phía trước hay tay của người kia ở phía sau. Sách này có kể một trường hợp có thật xảy ra ở Thái Lan:

“Vào năm 1811, hai anh em song sinh một người tên Eng một người tên Chang Buher, dính nhau ở phía hông. Khi người ta sờ hông thì cả hai cùng có cảm giác bị chạm. Nhưng, khi sờ những nơi xa cái hông về phía trái hoặc phía phải thì chỉ người nào ở phía đó mới có cảm giác được sờ. Trước niềm vui hay cái sợ, hai anh em cảm giác riêng biệt, nhưng cả hai cùng cảm thấy đói khát cùng một lúc, duy một người ăn uống không làm cho kẻ kia no theo. Cả hai cao độ 1,65 m, Eng thì hơi thấp hơn. Cả hai đi và nhảy nhót nhanh nhẹn. Mẹ của chúng khi sinh chúng ra không gặp một trở ngại nào lúc lâm bồn. Họ có cá tính đối chọi nhau: Chang thì vui tính lanh lợi, Eng thì buồn rầu và ít nói, vì vậy cả hai thường gây gỗ nhau, và có lần kéo nhau đến bác sĩ để xin ly thân. Bác sĩ nélaton từ chối, e rằng giải phẫu sẽ làm thiệt mạng cả hai người. Có điều lạ là cả hai cùng có vợ, hai người vợ lại là hai chị em với nhau nhưng không sinh đôi. Một người có sáu con, một người năm con, tất cả đều bình thường và sống đủ.

Vào năm 1847, Chang bị chết vì sưng phổi. Eng thì chết sau đó vài ngờ, mặc dù không bị sưng phổi gì cả. Lúc giải phẫu, các bác sĩ thấy hai lá gan được nuôi dưỡng bởi một huyết quản chung”.

Vì họ sinh một lượt, cả hai có chung một lá số. Nhưng cá tính và con cái không giống nhau: đó là điều sai biệt khó hiểu trên lá số. Y học liệt kê trường hợp này vào hạng quái vật hình người. Có lẽ đây là việc quá hi hữu, nhưng cũng giúp chúng ta có ý niệm về giới hạn của Tử-Vi.

Lược trích cuốn “Tử vi tổng hợp” của Nguyễn Phát Lộc

Hiện sách E-book có bán tại TuviGLOBAL.

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.