Nguyên lý vị nhân – hạt của chúa (hạt higgs) – vô ngã của đạo phật và sao không trong tử vi (theviolet)
Hầu như tất cả các thuyết về vũ trụ hiện nay, cho dù rất có lý và đã có bằng chứng ủng hộ như Big Bang, đều gặp phải vấn đề rất khó giải thích: fine tuning (tinh chỉnh- tạm dịch). Đó là do trong các thuyết này chứa những tham số mà chỉ thay đổi một chút thôi thì vũ trụ đã tiến hoá theo những chiều hướng hoàn toàn khác, ở đó không có cơ hội cho sự xuất hiện của con người. Dường như các nhà khoa học cố “ép” vũ trụ vào những phương trình của mình.
Nếu vũ trụ quả thật có chứa những tham số chính xác đến như vậy, sẽ có nhiều người tự hỏi: liệu có một trí tuệ siêu việt nào đã thực hiện những phép tinh chỉnh đó? Chúa trời chăng?
Để không phải viện đến Chúa trời, người ta đã phải viện cầu tới một nguyên lý không giàu tính khoa học cho lắm, đó là nguyên lý vị nhân.
Nguyên lý vị nhân phát biểu rằng vũ trụ phải chứa những tham số được tinh chỉnh kỹ càng như vậy, bởi nếu không sẽ chẳng có con người để mà hỏi vì sao!
Nguyên lý vị nhân cũng được sử dụng để biện giải cho lý thuyết dây. Vấn đề của lý thuyết dây là nó đưa ra quá nhiều những vũ trụ có thể, nhiều đến nỗi toàn bộ số hạt cơ bản của vũ trụ này vẫn là quá ít. Thế thì vì sao vũ trụ ta đang sống lại trở thành hiện thực, trong khi những khả năng khác thì không? Theo các nhà khoa học, là vì nếu khác đi thì chẳng còn con người nữa!
Phải viện tới nguyên lý vị nhân để biện giải các lý thuyết khoa học có vẻ là việc cực chẳng đã. Đó là lý do vì sao nhiều nhà khoa học vẫn tin rằng một lý thuyết đích thực về vũ trụ vẫn đang lẩn tránh con người. Đó sẽ là một lý thuyết tránh được fine tuning, và có thể đơn giản tới ngỡ ngàng.
đã là một lý thuyết thì nó chỉ đúng đến khi mâu thuẫn với thực nghiệm, thế nên không có gì là chắc chắn đúng.
Các vũ trụ song song có thể là lời giải thích khả dĩ cho nan đề đa dự báo của các lý thuyết vũ trụ hiện nay. Tuy nhiên, như đã nói ở các stt trước, có lẽ chỉ nên tập trung vào vũ trụ “thế tục” của chính chúng ta, thế đã là quá đủ phức tạp, quá lớn để mà hiểu. Như thế các vũ trụ song song hoặc một cấp độ ẩn tàng sâu xa hơn, nếu có, thì cũng không thể nào tiến nhập vào được, vì thế nên tập trung vào những gì có thể thấy là hơn.
Đối xứng hiện là một nguyên lý được thừa nhận là đúng đắn, nhờ đó mà số lượng các bậc tự do được giảm xuống. Tuy nhiên lý thuyết dây, với số lượng khổng lồ của các dự báo khả dĩ, có lẽ đối xứng cũng không giảm được bao nhiêu.
Trực giác mách bảo tôi là lý thuyết dây chỉ là một trào lưu, cho dù nhiều phần nghiên cứu trong lý thuyết này có thể sẽ hữu dụng trong tương lai.
Nhân đây có lẽ nên nói thêm một chút về String Theory (dù có vẻ xa rời topic này).
Trong lý thuyết dây, phần tử căn bản của vật chất là các dây, là các đối tượng chỉ có chiều dài, giống như sợi tóc nhưng bé đến nỗi có thể bỏ qua các chiều khác. Ngay chiều dài của các dây này cũng ngắn đến mức khó mà tưởng tượng được: khoảng mười phần tỷ tỷ tỷ tỷ của một mét (Planck Length).
Chính sự tương tác của các trạng thái “co, duỗi, vặn xoắn” của các dây này sẽ hình thành nên thế giới. Có thể xem các “hạt cơ bản” trong vật lý hạt (Particle Physics) tương ứng với các trạng thái khác nhau của các dây. Nhưng nếu hiểu như thế thì lại dẫn tới một điều quá khó giải thích: các dây có vô vàn trạng thái, mà nếu mỗi trạng thái tương ứng với một hạt, thế thì vì sao lại chỉ có một số lượng khá ít các hạt cơ bản?
Các hạt cơ bản là các hạt có mặt trong mô hình chuẩn (Standard Model), tuy nhiên có lẽ cũng từ ý tưởng mối quan hệ tương ứng giữa trạng thái của một dây và một hạt, hiện có một xu hướng mới trong vật lý gọi là Bayond Standard Model, ở đó người ta truy tìm những hạt ngoài mô hình chuẩn. Một trong các hướng truy tìm được dựa trên nguyên lý siêu đối xứng (supersymmetry).
Với khả năng của con người, việc kiểm chứng xem các dây quả thực có tồn tại hay không là điều không thể. Là vì để thâm nhập vào giới hạn độ dài Planck phải cần tới năng lượng cực kỳ lớn, lớn đến nỗi năng lượng tổng cộng của mặt trời vẫn là quá ít.
Hiện nay, yêu cầu tối cao cho mọi lý thuyết khoa học là nó có thể được khẳng định bằng thực nghiệm. Như thế có nghĩa ” thực chứng” là cái quyết định tính đúng đắn của một lý thuyết. Thế nhưng nhiều nhà khoa học hiện nay lại gợi ý nên bỏ điều này, là vì có những thứ, giống như dây trong lý thuyết dây, có lẽ không bao giờ “thực chứng” được. Nhưng nếu thế thì khoa học khác gì huyền học?
Ở thế giới vi mô mọi đối tượng quá bé, bé đến …vô lý. Liệu thế giới này có cần phải được xây dựng từ những “viên gạch” bé đến nhường ấy không? Hay là con người chỉ “phát hiện” được những gì họ muốn thấy?
Cái con người thấy rất có thể chỉ là ảo ảnh của nhận thức. Nghĩa là cái ta tưởng rằng thuộc về giới tự nhiên thực ra lại nằm trong trí não ta.
Tương tự như vậy, thế giới vĩ mô lại lớn đến mức vô lý. Vũ trụ có thể quan sát được là quả cầu có đường kính 96 tỷ năm ánh sáng, trong khi mỗi giây ánh sáng đi được 300.000 km. Ngôi sao Alpha, là mặt trời gần với mặt trời của chúng ta nhất, cũng cách xa tới 4 năm ánh sáng. Thế giới vĩ mô cũng có gì đó na ná như ảo ảnh của nhận thức vậy.
“Ảo” nhất có lẽ thuộc về công trình của De Sitter. Khi giải phương trình trường của Einstein, De Sitter đã tìm ra một nghiệm tương ứng với một vũ trụ trống rỗng, không hề có vật chất. Điều này khiến Einstein cũng không hiểu được.
Ngày nay, người ta phải dùng thuật ngữ anti-de Sitter Universe để nói về cách vũ trụ có vật chất.
Mãi tới năm 1998, người ta mới hiểu được phần nào vũ trụ rỗng của De Sitter. Đó là vũ trụ vô hình, tuy nhiên có chứa năng lượng tối (Dark Energy).
Vũ trụ rỗng có liên quan gì với các sao Không trong tử vi chăng?
Cá nhân tôi, không cho là sao không trong tử vi có liên quan tới tính không trong lý thuyết De Sitter space. Mặc dù vậy, có rất nhiều sự tương tự của lý thuyết dây trong tử vi.
Ví dụ đi, trong SUSY string, khi 2 sợi dây nối với nhau để tạo thành một hạt cơ bản thứ ba, có phải tương tự là lý thuyết lộc tùy kị lai trong tử vi bắc phái hay không?
Nếu các sợi dây vắt qua chiều thời gian, đó là lý thuyết xem vận
Vắt qua chiều không gian, là lộc truy kị….
Trong Đạo Phật có câu, đại ý: “sự thấy” là kết quả của sinh diệt liên tục qua mỗi sát-na.
Theo khoa học mà luận thì hoàn toàn đúng: con người nhìn thấy cái gì đó là do các photon phát ra từ vật. Các photon “Sinh” khởi đầu từ vật, truyền qua khoảng cách và “Diệt” tại võng mạc của mắt người. Vì tốc độ ánh sáng rất lớn nên sinh- diệt diễn ra trong quãng thời gian cực nhỏ.
Tính “vô ngã” mà đạo Phật nói tới phải chăng chính là tính liên đới nhất thể?
Có rất nhiều học thuyết tử vi, có thể được gợi ý từ lý thuyết dây, mà từ đó dù mình không được biết thì vẫn có thể khôi phục lại.
Ví dụ, đối ngẫu của 2 lý thuyết dây, còn gọi là Đối xứng gương. Khi thực hiện đối ngẫu này cho các hệ cơ học Hitchin của các không gian Moduli, thì ta thu được biến đổi Fourier-Mukai trong homological mirror symmetry.
Áp dụng vào trong tử vi ý tưởng này, thì sinh ra hiện tượng đối ngẫu Sao- Cung nổi tiếng, trong đó các lý thuyết với sao và lý thuyết với cung chuyển đổi cho nhau. Đặc biệt, ví dụ lý thuyết sao treo/ mệnh chủ thì đối ngẫu với lý thuyết cung trọng điểm của tử vân, đó là một ví dụ.
Rõ ràng có nhiều điểm chung giữa lý thuyết dây nói riêng và khoa học nói chung với tử vi. Liệu có thể coi các sao trong tử vi tương ứng với các hạt cơ bản trong vật lý hạt? Và coi mỗi lá số giống như trạng thái của một hệ? Sự tiến triển theo thời gian của một hệ tuân thủ phuơng trình sóng Schrodinger, cái này rất giống với “vận” trong tử vi.
Việc coi các sao trong tử vi như một hạt cơ bản, cái này là cái cổ điển trong lý thuyết mệnh chủ/ sao treo của Đông A. Chỉ cần học qua lý thuyết trường lượng tử (QFT), thì lập tức thấy ngay ý tưởng đó rất rõ ràng.
Và coi mỗi lá số giống như trạng thái của một hệ?
Một lá số coi như là một điểm trong noncommutative phase space.
Hiện tượng nhiều người trùng một lá số, người ta gọi đó là quantization
Sự tiến triển theo thời gian của một hệ tuân thủ phuơng trình sóng Schrodinger, cái này rất giống với “vận” trong tử vi?
Cái này thì không chắc đúng, vì khi nghiên cứu lý thuyết xem vận trong tử vi, thì phải sử dụng các công cụ mạnh hơn phương trình schrodinger. Cụ thể hơn là lý thuyết dây siêu đối xứng và tương tác giữa các M-branes.
Lý do, công cụ xem vận của tử vi nam phái hiện nay kiểu nhìn sao ghép chữ, nó quá yếu, chỉ tương tự như standard models. Cần phải các công cụ mạnh hơn thì mới mô phỏng được bài toán xem vận trong tử vi.
Nhưng đại khái, hiểu kiểu baby như Schrodinger cũng gần đúng.
ứng dụng khoa học vào tử vi, hay muốn xem có ý tưởng nào hay trong tử vi để ứng dụng vào khoa học?
Tóm lại, nói theo kiểu tử vi cho dễ hiểu và đại chúng. Cho hai hạt cơ bản, chúng nó có thể nhập lại tạo ra hạt thứ 3, gọi là phép tính nhân.
Cho 2 sao, chúng nó có thể nhân với nhau, để tạo ra 1 cách cục.
Vậy, với 2 cung, ta có nhân với nhau để tạo ra cung thứ 3 hay không? Vì sao và cung đối ngẫu nhau. Cuối cùng, hóa ra lại là bài toán quan trọng trong tử vi đẩu số.
Với Giải Nobel, may mắn cũng góp phần đáng kể.
Hầu như mọi người đều coi khối lượng của một vật là chuyện đương nhiên phải có, nhưng Peter Higgs lại suy nghĩ khác. Ông cho rằng các hạt cơ bản vốn dĩ không có khối lượng, sở dĩ chúng có khối lượng là do một loại hạt bí ẩn khác truyền cho, giống như ai đó được tiêm vậy.
Ý tưởng về hạt bí ẩn mang khối lượng đến cho mọi vật xuất hiện khi Higgs nghiên cứu hiện tượng phá vỡ đối xứng trong vật lý, diễn ra trong những năm 60 của thế kỷ trước. Ý tưởng đó kỳ lạ đến nỗi bị Heigenberg phê là “không có đủ hiểu biết về vật lý”. Vì ngay Heigenberg cũng tin rằng khối lượng là thứ đương nhiên phải có.
Nhưng qua thời gian, càng ngày người ta càng nhận thấy Higgs có lý và tiến hành truy tìm hạt mang khối lượng đến cho mọi vật. Người ta đã dành sẵn một chỗ trong mô hình chuẩn cho hạt này.
Việc truy tìm khó đến nỗi người ta gọi đó là “hạt của Chúa”. Mãi đến năm 2012, tức sau hơn 40 năm, hạt của chúa mới được tìm ra trong máy gia tốc hạt LHC của Tổ chức nguyên tử châu Âu. Kết quả là giải Nobel 2013 cho Peter Higgs và một số người khác.
Hạt của Chúa chính là hạt cuối cùng lấp đầy mô hình chuẩn, hiện được gọi là hạt Higgs. Hạt Higgs là sản phẩm của trường Higgs, thứ được tin là lấp đầy không gian.
Khi nói về công trình của mình, Peter Higgs thừa nhận đã rất may mắn khi có được ý tưởng kỳ lạ đó. Ông không có nhiều công trình, nhưng một trong số chúng đã khiến ông đoạt giải Nobel.
(Dẫn theo trang vuihoctuvi.blogspot.com)