Luận về các cung
A. PHÂN BIỆT CÁC CUNG
1) Cung ban ngày và cung ban đêm
Năm cung DẦN, MÃO, THÌN, TỴ, NGỌ, là cung ngày.
Năm cung THÂN, DẬU, TUẤT, HỢI, TÝ là cung đêm.
Riêng 2 cung SỬU và MÙI được xem như giáp giới ngày và đêm.
2) Cung Âm và cung Dương
Những cung DẦN, THÌN, NGỌ, THÂN, TUẤT, TÝ là cung Dương, còn lại là những cung Âm.
3) Cung thuộc ngũ hành
– Cung THỔ : 4 cung THÌN, TUẤT, SỬU, MÙI
– Cung KIM : 2 cung THÂN, DẬU
– Cung THỦY: 2 cung HỢI, TÝ
– Cung MỘC : 2 cung DẦN, NGỌ
– Cung HỎA : 2 cung TỴ, NGỌ
Phối hợp Âm Dương Ngũ Hành, ta có những loại cung Âm Thổ (Mùi), Dương Thổ (Thìn), Âm Kim (Dậu), Dương Kim (Thân), Âm Thủy (Hợi), Dương Thủy (Tý)…
Vì tính chất khác nhau giữa Âm và Dương giữa 5 hành, nên cung Âm Hỏa (lửa ít nóng), khác cung Dương Hỏa (lửa thật nóng), Âm Thủy (nước lạnh) khắc cung Dương Thủy (nước ấm) v.v…
Ý nghĩa các cung theo Âm Dương Ngũ Hành sẽ được bàn trong phần Luận về Âm Dương Ngũ Hành.
B. PHƯƠNG HƯỚNG CÁC CUNG
Trục Tý Ngọ, Mão Dậu được dùng để chỉ danh 4 hướng Bắc Nam, Đông Tây, Tý là hướng Bắc, Mão là hướng Đông.
Các cung khác, tùy theo sự tiếp cận với hướng nào, sẽ có 1 phương riêng biệt. Ví dụ: Cung Tuất giáp 2 hướng Tây và Bắc, nhưng sát cạnh hướng tây, nên gọi Tây Bắc là Tây Bắc thiên Tây. Cung Hợi cũng ở hướng Bắc, nhưng giáp Bắc, nên gọi là Tây Bắc thiên Bắc
Hướng và phương của các cung có ảnh hưởng đến ý nghĩa tổng quát của cung. Ví dụ như Thái dương (mặt trời) hợp địa ở các cung hướng Đông (Dần, Mão, Thìn, Tỵ). Thái Âm (mặt trăng) sẽ lợi địa ở các cung Thân Dậu, Tuất Hợi, Tý. Những sao Nam đẩu ở hướng Nam là thuận vị, sao Bắc đẩu ở hướng Bắc là thuận vị. Mỗi lần có hợp địa hay thuận vị thì sự hay được tăng tiến một cách đáng kể. Ngược lại, thì sẽ nghịch lý, cái hay bị chiết giảm, sự bất lợi sẽ gia tăng..
Lược trích cuốn “Tử vi tổng hợp” của Nguyễn Phát Lộc
Hiện sách E-book có bán tại TuviGLOBAL.