Luận các vị trí Không Kiếp đặc trưng
Luận các vị trí của bộ Không Kiếp
Bộ Không Kiếp khởi từ cung Hợi, sao Thiên Không đi nghịch và Địa Kiếp đi thuận hình thành các vị trí luôn cố định của bộ Không Kiếp. Không Kiếp đồng cung tại vị trí Tị Hợi, đơn thủ tại cung Tí Ngọ Thìn Tuất, đối xung tại Dần Thân và tam hợp tại các cung Mão Mùi Dậu Sửu. Có 4 trường hợp trên tạo ra các cách cục của bộ sao này do vị trí của chúng. Trường hợp Không Kiếp đồng cư Tị Hợi, thừa vượng nhập miếu.
” Không Kiếp Tị Hợi miếu vì hoạch phát hoạch phá tựa thì sấm ran”.
” Tị Hợi Không Kiếp lưỡng nghi, Mão Dậu Hình Diêu tối cát”.
Cần phân biệt rõ tính chất của từng sao Thiên Không và Địa Kiếp trong bộ sao này. Cũng như thường luận chung cách Xương Khúc khi thấy hai sao này trong tam hợp nhưng tính chất của từng sao hoàn toàn khác nhau, cách luận bộ chỉ dành cho toàn bộ bố cục giữa chính tinh và bàng tinh. Hai sao Không Kiếp đồng cung tại Tị Hợi tác động lẫn nhau khiến tính chất giao hội không như trường hợp đơn thủ hay tam hợp. Với đặc tính của từng sao xét riêng. Thiên Không có tính phủ định, mang tính của Không Vong. Khi sao này đồng độ với Lộc Tồn, Khôi Việt, Tả Hữu, Khoa Quyền Lộc,… tức các bàng tinh hay thậm chí cả chính tinh ban đầu mang ý nghĩa tốt đẹp, như bộ sao chủ quý hiếm, hơn người là Khôi Việt, bằng cấp là Khoa, uy tín, quyền lực là Quyền, tiền bạc là Lộc. Khi ngộ Thiên Không tức trường hợp đồng cung đều tạo ra phản cách do tính phủ định, mất, không vong của sao này. Như các Chính Tinh phối hợp như các cách Không Đồng, Không Lương, Không Phủ,… đều dẫn tới phá cách khiến tính chất của Chính Tinh tại bản cung thay đổi mạnh. Khi đó nếu Địa Kiếp tại tam hợp mang ý nghĩa là kiếp nạn, tai nạn. Lưu ý trường hợp Địa Kiếp đồng cung luận khác. Thiên Không có tính uy lực mạnh như Tuần Triệt, hiệu lực lớn. Địa Kiếp là sát tinh cũng mang tầm ảnh hưởng lớn, nhưng có tính chất khác với Thiên Không. Sao này tác động biến đổi theo chiều hướng xấu mạnh tới các Sát Tinh hình thành các cách ngộ Kiếp tai họa, kiếp nạn. Vì vậy, khi gặp đủ cặp Không Kiếp thường khó dụng, gọi là tối hung thần vì hai sao này khiến cả Cát Tinh và Sát Tinh hay nói cách khác toàn bộ tổ hợp dễ biến chuyển theo chiều hướng cực đoan. Ở cung Tị Hợi, Không Kiếp đồng cung tính chất có phần triệt tiêu, mang lại thế cân bằng, thuộc cách vô tai, vô kiếp. Cách này trở nên thất thường hoạch phát, hoạch phá vì luôn có bàng tinh giao hội với cách này và Lưu Phi Tinh tác động gây đảo thế cân bằng ban đầu đã ở mức độ lớn, gây ra cách phát nhanh xuống nhanh. Tất nhiên khi phá cách gây nguy hiểm lớn tới bản thân, đặc biệt khi ở tại cung hạn. Nhìn chung đây là vị trí tốt nhất của bộ Không Kiếp, trường hợp khác như đối cung gặp Không Kiếp Tị Hợi không luận ở cách này. Như việc Mệnh tại Hợi có bộ Không Kiếp ở Tị chiếu xuống luận khác.
(Dẫn theo trang www.luantuvi.vn)