Linh hồn là gì?
Trong quyển “Thiền – Nghệ thuật của nhập định” có một câu hỏi dành cho Osho là “Thầy gọi linh hồn là gì? Có phải linh hồn chính là sự thức tỉnh hoặc là cái gì đó như là cá thể?”
Osho đã có câu trả lời khá hay, tôi xin trích đoạn và tóm lược như sau:
Phẩn thứ nhất là về linh hồn.
“Đã có 3 thái độ về vấn đề này:
Đâu tiên là những nhà huyền môn, nhưng người biết, họ đang hoàn toàn giữ im lặng về vấn đề này. Họ sẽ không đưa ra bất kỳ định nghĩa nào; họ nói định nghĩa là vô tích sự. Có nhóm huyền môn khác – nhóm lớn hơn – họ nói rằng, thậm chí, nỗ lực phù phiếm cũng trở nên hữu ích. Đôi khi lý thuyết sai cũng dẫn đến sự thật, đôi khi những điều sai trái cũng trở thành đúng, đôi khi những bước đi giả tạo cũng dẫn bạn đến kết cục có lý. Ở thời điểm nào đó nó có vẻ sai, nhưng phương kế sai lại có thể trở nên hữu ích.
Nhóm thứ 2 cảm nhận rằng, với việc giữ nguyên sự im lặng bạn vẫn tiếp tục nói một điều gì đó mà nó không thể nói lên điều gì. Và nhóm huyền môn thứ 2 đã có lý. Các định nghĩa đều phụ thuộc vào họ.
Và có nhóm thứ ba, họ là những người không im lặng mà cũng không định nghĩa. Họ chỉ định nghĩa toàn bộ vấn đề để bạn không bị ám ảnh với nó.
Đức phật thuộc nhóm thứ 3. Nếu bạn hỏi người rằng có hay không linh hồn, có hay không thượng đế, có hay không sự tồn tại bên ngoài cuộc sống, người sẽ từ chối.
….
Ba nhóm này luôn trong tình trạng tranh cãi, bởi vì người nói buộc phải cảm nhận rằng, những người giữ im lặng không có đủ lòng trắc ẩn, rằng họ phải nói một cái gì đó với những người không hiểu sự im lặng. Và những người định nghĩa thì họ đã định nghĩa bằng rất nhiều cách đến mức có nhiều sự tranh cãi về điều đó: sự tranh cãi buộc phải có đó”
Nhiều người có thể hiểu dễ dàng những dòng trên nhưng cũng có thể nhiều người khác thấy bối rối. Tôi xin giải thích thêm:
Chuyện linh hồn không thể giải thích rốt ráo bằng lời nhưng con người thì không ngừng thắc mắc. Một số hiểu rằng, người bình thường không sao hiểu cho đúng được, có giải thích thì người ta cũng hiểu sai lệch và có khi còn sinh ra lắm chuyện nguy hiểm, nên họ im lặng. Nhóm thứ 2 cũng hiểu như vậy, nhưng họ thấy là im lặng làm ngơ trước sự tìm kiếm, thắc mắc của mọi người là không đủ lòng trắc ẩn. Họ bèn đưa ra những định nghĩa dù biết là nó không hoàn toàn đúng. Thảng hoặc, họ đưa ra những lập luận mà thực chất là chẳng nói lên điều gì. Vì rằng không hoàn toàn đúng hoặc chẳng nói lên điều gì nên các thầy khác nhau đưa ra những định nghĩa khác nhau và các môn đồ sau này, tha hồ tranh cãi không dứt!
Giải pháp thứ 3 là làm như đức phật. Người không trả lời thẳng các câu hỏi này mà hướng dẫn người ta đi theo đường đạo để đến ngày nào đó, tự trả lời cho chính mình.
Phần thứ 2 của câu hỏi là về tính cá thể của linh hồn.
Đầu tiên phải giải thích tại sao lại có câu hỏi như vậy: theo Hindu, sau khi qua vô số kiếp mài dủa cho hoàn hảo hơn, người ta có thể hòa vào đại ngã, nghĩa là cá thể không còn nữa; theo phật, sau khi chứng đắc sẽ không còn chấp và phân biệt “ta” và “không ta” nữa. Chính vì lẻ này vấn đề cá thể của linh hồn được đặt ra.
Câu trả lời của Osho như sau:
“Bạn hỏi linh hồn có phải là cá thể. Đó là câu hỏi vô nghĩa, nhưng nó thích họp với bạn. Đó giống như câu hỏi của người mù (trong câu chuyện sau) hẳn muốn hỏi:
Người mù di chuyển với cây gậy. Anh ta không thể di chuyển mà không có nó: anh ta tìm kiếm và mò mẫm trong bóng tối bởi nó. Nếu chúng ta nói với anh ta về việc phẩu thuật mắt để mắt có thể nhìn thấy thì người mù sẽ hỏi một cách rất đúng chỗ rằng: “khi mắt tôi bình thường, liệu tôi có khả năng mò mẫm trong bóng tối với cây gậy này không?”
Nếu chúng ta nói “bạn sẽ KHÔNG CẦN cây gậy nữa”, anh ta sẽ không tin điều đó. Anh ta sẽ nói: “không có cây gậy này tôi không thể tồn tại, tôi không thể sống. Những gì bạn nói là không thể chấp nhận. Tôi không thể tưởng tượng chuyện đó, không có gậy, tôi không thể là tôi. Cái gì sẽ trở thành cây gậy của tôi? Đầu tiên hãy cho tôi điều đó đã!”
Thật sự, tính cách này giống như tính cách của cây gậy. Bạn đang mò mẫm trong bóng đêm cùng bản ngã, bởi vì bạn không có linh hồn; bản ngã này, “cái tôi” này đang mò mẫm bởi vì bạn không có đôi mắt sáng. Tại thời điểm bạn trở nên hoàn toàn sống động, bản ngã sẽ biến mất. Đó là một phần sự đui mù của bạn, một phần sự không sống động, một phần vô thức của bạn, một phần ngu dốt của bạn. Nó phải thực sự được bỏ rơi.”
Cho phép tôi được giải thích thêm là, nhiều người cảm thấy khó chịu với ý nghĩ không có bản ngã, không có một cá thể nào mang tên “tôi”. Họ tự hỏi “nếu tôi tan biến đi, bản ngã tan biến đi, thì có khác gì chết hoặc là biến mất vĩnh viễn”. Chú ý là nhiều người tìm đến tôn giáo vì không chịu nỗi ý nghĩ mình sẽ tan biến hoàn toàn khi chết; họ mong mỏi “trở thành” gì đó sau khi chết.
Ý kiến khác
Trong cuốn “Huyền thuật và các đạo sĩ Tây tạng” của bà Alexandra David Neel, vấn đề này cũng được đề cập tới nhưng có vẻ dịu dàng và dễ chịu hơn. Xin chép lại đoạn sau, bắt đầu từ trang 29 (bản in của nhà xuất bản Phương đông):
“Vì lý do nào đó, tôn giáo Tây tạng chú ý rất nhiều về cõi giới bên kia cửa tử, hầu như câu chuyện nào cũng đề cập đến cõi giới này. Quan niệm thông thường cho rằng linh hồn con người vốn bất tử và di chuyển qua muôn ngàn kiếp sống luân hồi để học hỏi và thay đổi. Điều này thật ra không đúng lắm vì phật giáo không hề chủ trương có một cái gì trường tồn, bất biến như linh hồn. Nói cho đúng hơn thì họ tin rằng cái “sinh lực” hay “sự sống” tạo ra bởi trạng thái tâm và sinh lý của một sinh vật đều do nhân duyên tạo thành và do nghiệp dẫn dắt đi trong sáu nẻo luân hồi.
….
Có nhiều lối giải thích khác nhau và nhiều lý thuyết về sự hiện diện của bản ngã nhưng tại Tây tạng cũng như mọi nơi khác, chỉ những bậc đạo sư hay giới trí thức mới có thể hiểu rõ và giải thích tường tận các điều này. Phần lớn dân chúng tin tưởng giản dị rằng con người sau khi chết sẽ đầu thai trở lại dưới một hình thức nào đó tùy theo hành động của đời sống hiện tại. Cái “năng lực di chuyển từ kiếp này qua kiếp khác” được diễn tả bằng danh từ “Yid Kyi Mampar Shespa” có phần đúng hơn là danh từ “linh hồn” (spirit) vì nó không đề cập đến một thực thể có tính cách trường tồn bất biến”
Theo tôi thì một số dịch giả Việt nam cũng đã dùng từ “Thần thức” để thay cho từ “linh hồn”.
Có một hiện tượng liên quan tời chuyện linh hồn là ma quỷ. Tây tạng là xứ sở của các huyền thuật. Các cao tăng Tây tạng cho rằng đó chỉ là phóng ảnh của tâm thức. Do đó, một người không tin có ma quỷ sẽ không nhìn thấy ma quỷ bao giờ. Tuy nhiên, họ cũng lưu ý rằng nếu như bạn đang đi trong rừng mà có con cọp nhảy xổ ra thì liệu đó là phóng ảnh hay là hiện hữu? Nó đang gầm rú kia và sắp xơi tái ta kìa!?
Thế nên, dù là phóng ảnh thì cái tư tưởng được tạo ra kia cũng có một sức mạnh riêng của nó và biết đâu, có thể nó cũng có đời sống riêng. Kết luận cho đoạn này, bà Alexandra Neel đã viết “Nói một cách khác, không những người ta phải đề phòng những con cọp mà họ đã phóng chiếu lên trong tâm thức mình mà còn phải cẩn thận đối với những con cọp tạo bởi những tư tưởng của người khác nữa.”
Cuối cuốn sách, bà Alexandra Neel đã kết luận về những huyền thuật siêu đẳng mà mình đã chứng kiến và kể lại trong cuốn sách, có đoạn như sau:
“Sức mạnh của tư tưởng có thể tạo ra “hình tư tưởng” hay một thực thể có sự sống riêng biệt, có thể hành động tùy theo mệnh lệnh của người tạo ra chúng, đó là căn bản của các phương pháp luyện âm binh. Vì việc tạo một hình tư tưởng trừu tượng không dễ dàng nên nhiều người đã phải xử dụng một vật hữu hình nào đó làm trung gian, đó là căn bản các bùa phép, linh đơn, nước thánh hay những linh vật phù hộ. …”
Để minh họa cho sức mạnh tạo ra bởi tinh thần, người Tây tạng thường truyền kể câu chuyện sau:
Một người lái buôn thường đi lại giữa Ấn độ và Tây tạng. Mẹ ông ta muốn con mình xin một viên xá lợi của thánh tăng mang về cho mình. Ông ta sau nhiều lần quên bẳng, khi về tới gần nhà nhớ ra và sợ mẹ mắng nên nhặt đại một mảnh xương nhỏ dọc đường gói lại cẩn thận đem về cho mẹ nói là xá lợi. Người mẹ hết sức mừng rỡ cho vào một bảo tháp vàng và đem lên hiến cho chùa. Dân trong vùng tin tưởng hàng ngày kéo tới cúng bái. Kỳ lạ thay, sau thời gian, viên xương đó cũng chiếu hào quang rực rỡ và tạo ra nhiều hiện tượng hết sức mầu nhiệm.