Hóa giải Địa Không Địa Kiếp
Tuy là cặp sát tinh tàn phá ghê gớm, nhưng Địa Kiếp- Địa không cũng có chỗ đắc dụng của nó. Người có mệnh Phá Quân mà có Kiếp KHông xem như đắc cách. Nhiều người cho rằng Phá Quân chỉ huy được kiếp không với điều kiện nó không bị tuần triệt hay Hoá KHoa + Tài Thọ (Tử Vi nghiệm lý của cụ Thiên Lương), dù chủ đắc tớ hãm hay chủ hãm tớ đắc cũng chỉ là những trục trặc nho nhỏ ban đầu mà thôi). Một khi chủ tướng Phá Quân vắng mặt thì Thất Sát chỉ huy cũng không đến nỗi nào, Tham Lang không hiệu nghiệm là mấy.
Có trường phái cho rằng, Hoá Kị có thể hoá giải Kiếp Không? Phá Quân và Hoá Kị có đặc điểm thuộc Thuỷ, Kiếp KHông thuộc Hoả, có thể luận rằng Thuỷ khắc được Hoả chăng????
Luận về sinh khắc thì không phải hễ Thuỷ thì khắc được hoả mà nó phụ thuộc vào liều lượng nữa. Nếu lửa đang cháy lớn mà cho ít nước vào (không đủ liều lượng khắc chế) thì càng làm cho hoả thêm mạnh mà thôi.
Theo quan điểm của tôi, Phá Quân hay Hoá Kị không phải là kẻ khắc chế Kiếp KHông mà đơn giản nó chỉ là đồng minh mà thôi. Sát Phá Tham bản chất là hung tinh, nó cần đám sát tinh, bại tinh nhảy vào để thực hiện sứ mệnh đã được ấn định sẵn. Trong đó, Phá Quân là kẻ thích hợp nhất cho cặp Không Kiếp, chủ Phá Quân bản chất thuộc thuỷ có thể cầm đầu được Kiếp không, nhưng với Hoá Kị đích thị là đồng minh thân thiết mặc dù nó cũng thuộc thuỷ. Người có kiếp không thêm hoá kị mà rơi vào hạng người Tang Tuế Điếu, không những đam mê cờ bạc mà còn nghiện thêm hút sách.
Vì vậy, mỗi khi có Sát Phá Tham, thì phải có Kiếp Không nép mình với chủ tướng Phá Quân thì mới đắc dụng.
– Một trường hợp khác nữa mà kiếp không khó phát huy tác dụng đó là ngộ Tuần Triệt, Hay có KHoa, Tài Thọ đồng cung cũng giảm tính chất hung hãn, tàn phá của không Kiếp. Trong Tử Vi nghiệm lý của cụ Thiên Lương nói rằng nó giống như những vị thuốc độc được bào chế có thể dùng được vậy.
– Một trường hợp khác cần sự trợ giúp của Kiếp Không có lẽ là người có mệnh hoả VCD, thêm 1 tuần không hay Triệt không nữa để trở thành VCD đắc tam không nếu không có trung tinh đắc cách nhảy vào.
– Hầu hết các trường hợp còn lại không nằm trong những trường hợp trên, nếu thời gặp kiếp không, hoặc nó nằm cung nào thì nó tàn phá cung đó. Thời gặp nó hội tang – tuế – điếu thêm nếu bản chất không vững vàng và không có những sao giải đặc biệt thì dễ mất mạng như chơi, Người Tang Tuế điếu gặp Kiếp KHông hoá kị chắc chắn cờ bạc, nghiện ngập, tai nạn xảy ra bất cứ lúc nào khó mà tránh khỏi. Người Hình Riêu không kiếp là người dễ bị vạ lây.
Tóm lại: kiếp không là 2 sao sát tinh ghê gớm nhất của tử vi. Nó có chỗ đắc dụng và có chỗ không đắc dụng. Vì thuộc loại đại ca trong xếp hạng tàn phá nên tuỳ theo vào mệnh thân của đương số xét đến tương quan vận hạn trong từng trường hợp cụ thể mà có thể kết luận có chống chọi được nó hay không. Có những trường hợp vượt qua được nhưng có những trường hợp làm mồi cho nó mà thôi.
Trường hợp đặc biệt không thể tránh địa kiếp địa không trong Thân Mênh.
Địa không Địa Kiếp mặc dù an theo giờ sinh và khởi giờ tý tại cung Hợi. Cung hợi ứng với tháng 10, theo giờ sinh, mệnh thân nó sẽ vận hành trùng với quỹ đạo không kiếp, cho nên bất cứ lá số nào sinh vào tháng 10 âm lịch sẽ luôn dính kiếp không (mệnh không thân kiếp)
Người có mệnh không thân kiếp dù đắc hay hãm thì có tính tham lam, xảo quyệt, nóng nảy. Nếu nó đi vào hạng người Tang Tuế Điếu rất dễ nghiện tứ đổ tường (chủ yếu là cờ bạc và hút sách, ít khi nghiện món gái gú). Người Kiếp không đắc địa (giờ Tý + Ngọ) thì ăn nói lưu loát hơn, mặt dày mày dạn hơn.
Khi kiếp không đắc địa thì chúng thường cho đương số phát lúc đầu nhưng về sau lấy sạch cả gốc… lẫn lãi. Còn nếu Kiếp Không rơi vào thế hãm thì càng mệt hơn.
Tóm lại: Địa Kiếp Địa không là 2 sát tinh khó chịu nhất trong tử vi. Tuy chúng là cặp sát tinh hung dữ nhất nhưng có chỗ hữu dụng của nó. Mặc dù chúng hữu dụng trong 1 vài trường hợp nhưng nhìn chung là lành ít nhưng dữ nhiều.
Sự phá hoại của kiếp không có trường hợp giải được nhưng cũng có trường hợp phải chào thua. Việc vận dụng giải hạn phải xem xét trong từng trường hợp cụ thể xét trong tương quan sao và cục, phá và giải.
Nếu nó nằm ngoài mệnh thân thì nằm cung nào phải chú ý cung đó.
– Sao Địa kiếp có thuộc tính Dương Hỏa , là sát tinh thứ nhất trong chòm sao Trung thiên đẩu , là một trong sáu sát tinh chủ về kiếp sát , phá tán , là ngôi sao bất lợi nhất về tiền tài trong sáu sát tinh , đồng thời cũng bất lợi về đường tình duyên . Kiếp nạn của Địa kiếp là Kiếp tài ( Cướp của ) , không phải lúc sinh ra đã như vậy , mà đắc tài trước rồi mới phá sản , thậm chí mất nhiều hơn được , có khi còn vướng vào vòng kiện tụng . Có thể coi Địa kiếp là vua của sao sát tinh
– Nếu sao Địa kiếp đứng một mình tại cung mệnh , chủ về một đời thăng trầm bất ổn , sống vô nguyên tắc , có lối suy nghĩ và nhân sinh quan độc đáo , hành vi kỳ quặc lập dị , không theo lệ thường , không giỏi ăn nói , không thể tụ tài . Nếu đại hạn ,tiểu hạn gặp phải thì táng gia bại sản
Không Kiếp chỉ là sao giờ, cho nên tác hại cũng chỉ xảy ra trong một giai đoạn ngắn. Ở đời chẳng có cái gì xấu tuyệt đối cũng như chẳng có cái gì tốt tuyệt đối. Một kẻ xấu xa kinh khủng cũng hiếm có như một vẻ đẹp mỹ toàn. Không Kiếp được an theo giờ ở tứ sinh ( Dần Thân Tỵ Hợi ); đã được sinh ra ở bốn cửa sinh này ắt phải có lý do xứng đáng nào đó. Sự hiện hữu nào cũng có giá trị của nó. Mệnh có Không Kiếp đắc địa ở tứ sinh, là người;
– Kín đáo – Mưu trí – Can đảm
Mệnh có Không Kiếp hãm địa ở những cung còn lại, là người:
– Nôn nóng – Xảo quyệt
Không Kiếp đắc địa sẽ giúp Tả Hữu bạo phát trong giây lát quyết đoán đúng lúc, đúng việc bỗng chốc trở nên giầu sang phú quí, dù ngày mai có phải sụp đổ như đống tro tàn, thì kẻ thích một phút huy hoàng rồi tắt hẳn ắt phải yêu mến Không Kiếp ! Bạo phát là do có mưu trí sắc bén, có can đảm thực hiện dứt khoát trong giây phút cần đến. Bạo tàn là liều lĩnh, không tính toán thiệt hơn thì dễ gặp tai họa khủng khiếp bất ngờ.
Có sách cổ nói : Không Kiếp không đánh người sinh tháng Tư, tháng Mười, viện lý do Không Kiếp khởi ở cung Tỵ (tháng 4) và cung Hợi (tháng 10), e rằng gượng ép. Theo thiển ý, sở dĩ Không Kiếp không đánh người sinh tháng Tư vì lúc đó Tả Hữu đồng cung tại Mùi, sinh tháng Mười, Tả Hữu đồng cung tại Sửu. Những người Tả Hữu Sửu Mùi này đều có tài năng khéo léo, biết tính trước ngừa sau, không quá hấp tấp vội vã, không tự tung tự tác.
Ngoài ra, người sinh tháng Giêng và tháng Bẩy, bị Không Kiếp không hành hạ vì họ có Tả Hữu nằm chực sẵn tại chỗ(Thìn Tuất) nên rất dè dặt cẩn thận trong công việc.
Người xưa còn cho rằng Không Kiếp không đáng người tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi mà không có lời giải thích tại sao. Theo thiển ý, những người tuổi tứ mộ là những người khôn ngoan, biết tự lượng sức mình chẳng bằng ai cho nên cư xử mềm dẻo thì cũng không mấy có máu Không Kiếp trong người vậy.
Không Kiếp tên gọi tắt của hai sao Địa Không Địa Kiếp. Có người cho rằng Địa làm sao Không, vậy thì Thiên Không Địa Kiếp đi một cặp. Lý luận này sai vì Thiên Không là một sao riêng biệt. Địa Không Địa Kiếp là một cặp.
Thiên Không so với Địa Không nhu hòa hơn và có tác dụng khác hẳn. Tính chất Địa Không theo cổ nhân viết: ”Tác sự hư không, bất thành chính đạo thành bại đa đoan” (làm việc coi thường, không theo chánh đạo, thành bại theo nhau)
Nói tóm lại Địa Không chẳng làm điều gì phải, với Địa Kiếp cổ nhân viết “Tác sự cơ cuồng” (làm việc bừa bãi)
Thực tế kinh nghiệm cho thấy Không Kiếp không hẳn như những lời phê trên đây. Không Kiếp phải tùy thuộc chính tinh chúng đi cùng để mà luận đoàn.
Có rất nhiều trường hợp nhờ Không Kiếp mà tốt, biến ra một cách cục kỳ lạ. Tỉ dụ: Thái Dương Thiên Lương gặp sao Xương Khúc Không Kiếp phải đoán là con người có tư tưởng mới lạ, táo bạo nhưng vững vàng, thànhc ông qua nghiên cứu học thuật, đem những điều tân kỳ cho tư tưởng nếp nghĩ. Vậy thì Không Kiếp đâu có xấu.
Cổ nhân ngại Không Kiếp bởi lẽ Không Kiếp ưa làm đảo lộn, đột biến không hợp với xã hội bảo thủ nền nếp. Nhưng hiện tại xã hội luôn luôn chuyển dịch, bảo thủ an định có nghĩa là không phát triển thành trưởng, Không Kiếp hẳn nhiên khả dĩ mang đến lợi ích để thoái khỏi tình trạng thiếu tiến bộ
Địa Không thuộc âm hỏa chủ về phiêu lưu mạo hiểm, lên thác xuống ghềnh. Tâm tính bất định, thích biến đổi, đôi lúc mơ tưởng đến mức ảo tưởng, thích khác người, không chấp nhận ý nghĩ gì được coi làm khuôn vàng thước ngọc sẵn sàng dấn thân, chấp nhận gian khổ.
Địa Kiếp thuộc Dương hỏa chủ bôn ba, lúc cát lúc hung. Tính tình ngoan cố, cô độc, hỉ nộ vô thường, dám làm dám hành động không do dự và toàn làm những việc trái khoáy không cần biết thành hay bại, thành thì vui, bại không buồn.
Không Kiếp đều khởi từ cung Hợi mà tính đi để đặt định vị trí. Địa Kiếp theo chiều thuận. Địa Không theo chiều nghịch. Hợi là giờ cuối cùng của một này. Tới Hợi là thời gian của ngày hôm ấy chấm dứt mọi sự mọi vật đều thành bảo ảnh, thành không hư. Không Kiếp tự chỗ không hư ấy mà dấy lên.
Hợi cung thuộc thủy. Không Kiếp thuộc hỏa. Thủy chủ trí, hỏa cùng chủ trí. Thủy Hỏa giao chiến tất cả đều hủy diệt thành Không, đều hết Kiếp để chuyển hoán thành một tình thế mới tuyệt đối. Nếu không xong thì Kiếp Không qui ẩn tu hành như Chiêu Lý Phạm Thái sau khi thất bại với mưu đồ phù Lê, sau khi Tương Quỳnh Như đã chết.
Không Kiếp là hai sao của thành bại, chứ không phải chỉ có bại thôi. Câu phú:”Mệnh lý phùng Không Kiếp, bất phiêu lưu tất chủ bần khổ” sai, chỉ luận đoán mới có một chiều.
Địa Không tác sự hư không, hư không đây là thái độ chống đối phủ định ẩn chứa cái can trường muốn thay cũ, đổi mới, mưu vọng này phần bại nhiều hơn phần thắng là lý đương nhiên. Thời xưa quyền lực bảo thủ cực mạnh, không ưa tư tưởng hay hành động có tính cách chống lại truyền thống cho nên nhìn Địa Không bằng con mắt hiềm thù bảo là tác sự hư không.
Địa Kiếp tác sự sơ cuồng, hành động của con người không câu nệ tiểu thuyết, tư tưởng đi ngược với trào lưu thời thượng, dĩ nhiên quyền lực bảo thủ không mấy bằng lòng mà gọi bằng sơ cuồng điên điên chẳng ra đâu vào đâu
Như vậy những hình dung gán cho Không Kiếp “hư không” và “sơ cuồng” ta nên hiểu theo cái nghĩa “phản truyền thống”, “phản trào lưu” của những hành động không thích ứng với xã hội đã thiết lập trật tự đâu vào đó.
Người có tư tưởng triết học, có khí chất nghệ thuật ngay cả những người trong lĩnh vực khoa học nếu có được Không Kiếp mới thành công đến mức sáng tạo.
Những luận bàn về Tử vi đời nhà Thanh đưa ra thuyết :” Kim Không tắc minh, Hỏa Không tắc phát” nghĩa là Kim gặp Không như chuông đồng rỗng tạo âm thanh, Hỏa gặp Không như lửa được dưỡng khí bốc cháy mạnh. Thuyết này không xuất hiện vào đời Minh. Có thể nó xuất phát từ thời kỳ động loạn của Minh mạt chăng?
Kim có người cho rằng Kim tứ cục và Hỏa là Hỏa lục cục. Không đúng. Các nhà Tử vi đời Thanh muốn nói về những sao Kim Hỏa gặp Địa Không đó.
Như Vũ Khúc, Thất Sát thuộc Kim hội với Địa Không thường là những số mạng cuộc đời gian khổ cuối cùng thành đạt phấn phát.
Như Liêm Trinh, Thái Dương, Thất Sát (Thất Sát vừa Hỏa vừa Kim) gặp Địa Không do nhẫn nại phấn đấu mà nên công.
Chỉ nói ngộ “Không” tắc minh, tắc phát không nói đến ngộ Kiếp, rõ ràng Địa Kiếp không cùng một tác dụng ảnh hưởng như Địa Không. Điều trên cũng chứng minh rằng cuộc đời nhiều lúc bị tỏa triết, bị đẩy vào chỗ cùng cực đến phải thay đổi lại thành hay về sau, như thi không đậu rồi đi lính mà nên tướng nên tá.
Về Địa Kiếp có những trường hợp nó rất hợp với Tham Lang Hỏa Tinh. Địa Kiếp đem đến biến động đảo lộn để Tham Linh ứng phó mà phấn phát, hoặc Tham Hỏa cũng thế. Đừng câu nệ hay thành kiến, cứ thấy Không Kiếp là đã mang ngay ấn tượng không tốt. Một trường hợp khá đặc biệt: Phúc Đức có Không Kiếp mà Mệnh cung Tham Hỏa hay Tham Linh vẫn kể làm số phát mau.
Không Kiếp đồng cung hay Không Kiếp hội tụ vào Mệnh, hay Không Kiếp giáp Mệnh ảnh hưởng ngang nhau về tốt xấu
Câu phú Không Kiếp giáp Mệnh vi bại cục không nhất định là với số nào cũng đúng. Câu phú “Sinh lai bần tiện Không Kiếp lâm Tài Phúc chi hưởng” không nhất định với số nào cũng thế. Tuy nhiên Tài Bạch mà bị Kiếp Không thì thật hiếm trường hợp tốt vì tính chất keo bẩn.
Địa Không Địa Kiếp có ba thế: a) Đồng cung b)giáp c)hiệp. Không Kiếp đồng cung chỉ thấy ở Tỵ hay Hợi, còn giáp hiệp thì ở mọi chỗ.
Có câu phú:”Không Kiếp Tỵ hợi phản vi giai luận nghĩa là Mệnh có Không Kiếp kể là tốt. Tốt mức nào còn tùy chúng hội hợp với những chính tinh nào? Kiếp Không thường ăn ý với hung tinh hơn cát tinh.
Qua kinh nghiệm rồi qua chứng dẫn sách vỡ, nhiều trường hợp hai sao Liêm Trinh Tham Lang ở Hợi hay Tỵ mà đứng cùng Không Kiếp rất thành công khi vào lĩnh vực nghệ thuật. Liêm Tham vốn là hai sao đào hoa, Tham là chính đào hoa, Liêm là phó đào hoa, trong khi Không Kiếp lại biểu tượng cho những tư tưởng khác lạ mà nên vậy. Nhưng Thiên Riêu, đào hoa, Mộc Dục mà đứng với Không Kiếp lại không biến hoá như trên.
Xin nhắc lại Không Kiếp tuy hơi giống nhau trên tính chất, nhưng có một điểm khác khá tinh tế ấy là : Địa Kiếp chủ về phản trào lưu, Địa Không chủ về phản truyền thống; Địa Không dễ được tiếp thu hơn Địa Kiếp.
Riêng với nữ mệnh mà bị Không Kiếp, nếu đứng trên quan niệm Nữ chủ an định thì Không Kiếp thành phiền vì Không Kiếp vốn gây sự điêu linh do chất phản trào lưu, phản truyền thống ít hợp với đời sống nữ.
Không Kiếp Tỵ Hợi gặp Tướng Mã và hóa Khoa là người can trường, có mưu cơ, công danh càng tốt vào đất loạn thời loạn, Không Kiếp Dần Thân cũng tương tự nhưng không bằng Tỵ Hợi.
Không Kiếp Dần Thân gặp Tử Phủ tất làm hại Tử Phù. Không Kiếp đứng cùng Tả Hữu ở Mệnh, tâm ý thích lừa gạt. Không Kiếp hãm gặp Hỏa Linh Tuế Kị dễ bị trộm cướp. Không Kiếp Hồng Đào vào số nữ thường gian truân với duyên tình.
Không Kiếp đứng với Hóa Quyền trắc trở công danh. Tại sao đứng với Hóa Quyền lại vậy. Vì tính chất của Hóa Quyền là tích cực và ổn định. Ở đâu có Hóa Quyền thì tính tích cực và ổn định tăng cao. Tính chấp Không Kiếp ngược lại làm thành sự mâu thuẫn với Hóa Quyền.
MỆNH có Địa không – Địa Kiếp: mọi việc đều hoàn toàn thất bại
Địa không, Địa Kiếp là hai sát tinh nặng nhất, mạnh nhất trong các vì sao xấu. Tuy chỉ là phụ tinh, nhưng ảnh hưởng của hai sao này mạnh ngang ngửa với chính tinh đắc địa. Chỉ riêng một trong hai sao cũng đũ hóa giải hầu hết hiệu lực của sao tốt nhất là Tử vi.
Ngay cả trong bốn vị trí đắc địa là Tỵ, Hợi , Dần, Thân, hai sao này cũng còn tiềm phục phá hoại, tuy có góp phần gia tăng tài danh một cách nhanh chóng. Nhưng, cái may thường đi liền với cái rủi: sự hoạnh phát đi liền với sự hoạnh phá hay một tai họa nặng nề khác (đau ốm, mất của, tang khó…). Sự nguy hiểm bao giờ cũng tiềm tàng và sẵng sàng tác họa, nếu gặp hung tinh khác.
Vị trí tốt nhất của Không, Kiếp là Tỵ. Tại đây, hành Hỏa của sao tương hòa với cung Hỏa, chủ sự hoạch phát mau chóng và bất ngờ về quan, tài, vận hội, cụ thể như trúng số lớn, thăng chức nhanh, kiêm nhiệm nhiều công việc lớn, uy quyền bộc phát chói lọi được một thời gian.
Ở cung Hợi, Kiếp Không cũng có nghĩa như vậy, nhưng cường độ kém hơn, vì Hợi là cung Thủy vốn khắc sao Hỏa. Nhưng, cũng nhờ đó mà nên có tai họa suy trầm, sự xuống dốc không nhanh chóng như ở Tỵ. Tại Tỵ và Hợi, Kiếp Không bao giờ cùng đồng cung, cho nên hệ số tăng gấp bội về lợi cũng như về bất lợi. Còn ở Dần Thân, Kiếp Không độc thủ và xung chiếu, nên sự phát đạt không mạnh bằng ở Tỵ hay Hợi. Vị trí Dần tốt hơn vị trí Thân, vì lẽ Dần là Mộc hợp Hỏa, trong khi Thân là Kim vốn khắc Hỏa.
Do đó, luận về Kiếp, Không nên cân nhắc kỹ vị trí và sao đồng cung hay xung chiếu.
Kiếp Không đắc địa gặp Tuần, Triệt án ngữ có nghĩa như hãm địa và những luận đoán phải đảo ngược. Trái lại, Kiếp hay Không hãm địa gặp Tuần hay Triệt án ngữ sẽ chế giảm hay triệt tiêu sức phá hoại của sát tinh này, nhưng không hẳn biến thành tốt đẹp.
(Dẫn theo trang hoc-tuvi.blogspot.com)