Cục I

Tất cả các sách Tử Vi đều có bảng tìm Cục lập thành như trên, nhưng chưa thấy sách nào nói rõ về Nguyên Lý của những con Số của Cục. Ví như: Tại sao là Thuỷ Nhị Cục, Mộc Tam Cục, Kim Tứ Cục, Hỏa Lục Cục? Tại sao có Âm Cục là Thuỷ Nhị Cục, Kim Tứ Cục, Hỏa Lục Cục, và Dương Cục là Mộc Tam Cục, Thổ Ngũ Cục? Con số này ở đâu ra? Thánh Nhân đâu thể nào tự dưng tạo ra những con số ấy mà lại chẳng có Nguyên Lý được. Thế mà xưa nay chỉ thấy tất cả giải thích theo sự suy luận của từng cá nhân; mỗi người suy luận một kiểu, rồi tự động thay đổi vị trí của một số Cục, hoặc đặt để một con số cho một Cục nào đó mà chẳng có nguyên lý và quy tắc gì cả. 

Điển hình như có người vẽ hình Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái hợp nhất, rồi đặt số hai (2) ở cung Tí, viện lý do, “Chất Thủy ở Hậu Thiên là quẻ Khảm ở chính Bắc mà trong Tiên Thiên lại tượng là quẻ Khôn. Khôn là số 2 theo Lạc Thư vì vậy lấy tượng mà gọi hình nên gọi Thủy Nhị Cục”. 

Vậy nếu giải thích theo kiểu ấy, thì Mộc Tam Cục chất Mộc ở Hậu Thiên là quẻ Chấn, mà trong Tiên Thiên là quẻ Ly. Ly là số 9 theo Lạc Thư vì vậy lấy tượng mà gọi hình thì phải gọi là Mộc Cửu Cục hay sao??? Tôi đã tốn nhiều năm trời để nghiền ngẫm về con số hai (2) ở cung Tí và con số 6 ở cung Ly. Thật ra, làm gì có con số hai ở cung Tí (nhưng nói như trên thì có thể làm hại cho nhiều thế hệ sau, nếu vội tin). Như phần Dịch Kinh ở trước đã nói: Thiên nhất sinh Thủy, tức là số một (1) sinh Thủy, vậy thì lấy ở đâu ra con số hai (2)? 

Có người lại cho rằng vì Kim có trị số là 4-9 nên Kim là Kim Tứ Cục. Mộc có trị số là 3-8 nên là Mộc Tam Cục. Thổ có trị số là 5-10 nên là Thổ Ngũ Cục. Thế thì xin hỏi tại sao Kim không là Kim Cửu Cục mà là Tứ Cục, và Mộc không là Mộc Bát Cục mà lại là Tam Cục, hoặc Thổ không là Thổ Thập Cục mà lại là Ngũ Cục? Tại sao lấy số Sinh (1,2,3,4,5) mà không lấy số Thành (6,7,8,9,10) làm chính? Hoặc như Hỏa Lục Cục thì số 6 này ở đâu ra mà lại là con số Thành? Trong khi trị số của Hỏa là 2-7 thì, tại sao không là Hỏa Nhị Cục hay là Hỏa Thất Cục? Rồi Thuỷ Nhị Cục, Thuỷ có trị số là 1-6 thì, tại sao không là Thuỷ Nhất Cục hay Thuỷ Lục Cục? Nếu chọn số Sinh làm chính thì lẽ ra phải là Hỏa Nhị Cục, Thuỷ Nhất Cục mới phải. Nếu theo cách lý luận lấy các con số sinh làm chính thì những con số của Cục phải là: 

– Thuỷ Nhất Cục 

– Mộc Tam Cục 

– Kim Tứ Cục 

– Thổ Ngũ Cục 

– Hỏa Nhị Cục 

Vậy thì xin hỏi tại sao nó là số Sinh (1,2,3,4,5) mà không là con số Thành (6,7,8,9,10)? Xin thưa vì nó là Ngũ Hành Hồng Phạm, nên được sắp đặt như thế theo Lạc Thư. Vì là Ngũ Hành chính Thể của Số nên dùng những con số Sinh, không phải là Ngũ Hành tam hợp Cục của Địa Chi là Ngũ Hành tam hợp Hóa. 

Thánh Nhân đâu thể nào ấu trỉ đến độ không biết đặt các con số như vậy mà phải đổi khác hết đi. Ấu trỉ như thế sao được gọi là Thánh Nhân! Bởi khi giải thích Nguyên Lý thì phải thỏa đáng cho tất cả các trường hợp, sao có thể riêng rẽ cho từng trường hợp được. Xưa nay các sách cứ lâu lâu lẻ tẻ cố khiên cưỡng giải thích cho từng trường hợp, không thể nào thỏa mãn các độc giả khó tính. 

CON SỐ CỦA CÁC CỤC DO ĐÂU MÀ CÓ? 

Sau đây là những gì tôi đã tìm ra do nghiên cứu Dịch Lý. Những điều nói về Cục và cách an Tử Vi Tinh Hệ tôi đã viết trên báo chí từ tháng 7 năm 1998, và đã viết trên Internet tháng 3 năm 2002, tôi vẫn còn tất cả tài liệu để làm dữ kiện. Theo như tôi biết thì chưa có người VN nào giải thích giống như tôi về những vấn đề này trước tôi cả. 

Phần này tôi xin nói riêng với âm hồn của các bậc tiền nhân đã cố tâm tìm bản nguyên của Cục mà chưa tìm ra (mong rằng quý cụ phù hộ cho). Như chúng ta đã biết Hà Đồ và Tiên Thiên Bát Quái là Thể mà Lạc Thư và Hậu Thiên Bát Quái là Dụng. Tức là Lạc Thư và Hậu Thiên Bát Quái nói về lúc trời đất đã thành hình nên nó rất quan trọng cho các khoa thực dụng. 

Con Số của Cục mà có được là do “tam Dương khai thái” như đã nói ở trước. Con số của trời đất là Thổ trung cung của Lạc Thư, tức là con số 5, không xài con số 10, vì con số 5 là con số Sinh (1, 2,3,4,5 là số sinh theo Dịch Lý), còn con số 10 là con số Thành. Trong con số 5 lại ẩn chứa con số 3 và con số 2 mà Thánh Nhân gọi là con số Tam Thiên-Lưỡng Địa. Tức là con số 3 là con số Căn Trời (Dương), con số 2 là con số Căn Đất (Âm). Thánh Nhân đã dùng con số 3 (Thiên) này để tìm ra con số Cục của Ngũ Hành. Theo Hà Đồ thì: 

– Thiên nhất (1) sinh Thuỷ, Địa lục (6) thành Thuỷ 

– Thiên nhị (2) sinh Hỏa, Địa thất (7) thành Hỏa 

– Thiên tam (3) sinh Mộc, Địa bát (8) thành Mộc 

– Thiên tứ (4) sinh Kim, Địa cửu (9) thành Kim 

– Thiên ngũ (5) sinh Thổ, Địa thập (10) thành Thổ 

Như chúng ta đã biết Hà Đồ và Tiên Thiên Bát Quái là Thể mà Lạc Thư và Hậu Thiên Bát Quái là Dụng. Tức là Lạc Thư và Hậu Thiên Bát Quái nói về lúc trời đất đã thành hình nên nó rất quan trọng cho các khoa thực dụng. Chính Đông cung Mão (số 3) đứng đầu có ý chỉ là số căn để tìm ra những con số của ba hướng chính còn lại, vì số một (1) chưa có số thừa trừ (bởi số 1 là Thái Cực nên bỏ không lấy). Xin đọc lại phần Hà Đồ và Lạc Thư. Ở đây, chỉ nhắc lại cái con số Tam-Thiên Lưỡng-Địa là con số [5], tức là con số hỗn hợp của Dương căn 3 (Tam Thiên: số 3 là con số của trời) và Âm căn 2 (Lưỡng Địa: số hai là con số của đất; 3 + 2 = 5). 

Đông Số 3 (thuộc Dương) 

Tây Số 7 (thuộc Dương) 

Nam Số 9 (thuộc Dương ) 

Bắc Số 1 (thuộc Dương) 

Đông-Nam Số 4 (thuộc Âm) 

Đông-Bắc Số 8 (thuộc Âm) 

Tây-Nam Số 2 (thuộc Âm) 

Tây-Bắc Số 6 (thuộc Âm) 

Chính nhờ con số (3) Tam Thiên để bắt đầu cho Dương số 3 (Đông: 3 x 1 = 3); 9 (Nam: 3 x 3 = 9); 7 (Tây: 3 x 9 = 27 – 20 = 7); và 1 (Bắc: 3 x 7 = 21 – 20 = 1), nên ta mới có thể tìm ra được Thủy Nhị Cục, Mộc Tam Cục, Kim Tứ Cục, Thổ Ngũ Cục và Hỏa Lục Cục. Trong “Chu Dịch Tập Giải” cũng giải thích về các con số như sau: “Trời cao bắt đầu từ ba (3) trở đi đếm tiếp 5,7,9, không lấy 1. Đất rộng bắt đầu từ hai (2) nhưng đếm ngược lại từ 10, 8, 6, không lấy 4”. 

– Con số của các Cục được hình thành từ đồ hình Lạc Thư và Hậu Thiên Bát Quái nên mới có những con số như: Thủy hướng Bắc là 1, Mộc hướng Đông là 3, Kim hướng Tây là 7, Thổ (trung cung) là 5, Hỏa hướng Nam là 9. 

Vì con số 3 là Tam Dương khai Thái và là con số Dương căn, nên đã lấy cung Dần (cung số 3) làm cung chính để khởi Mệnh, Thân, tìm Cục, và an định vòng Tử Vi. Bản nguyên của sự hình thành các Cục như sau: 

Thủy Nhị Cục: 3 – 1 (Thuỷ) = 2 

Mộc Tam Cục: là số 3 (Mộc) căn không có số thừa trừ = 3 

Kim Tứ Cục: 7 (Kim) – 3 = 4 

Hỏa Lục Cục: 9 (Hỏa) – 3= 6 

Thổ Ngũ Cục: 5 (Thổ) – 3 = 2 

Khải Mông Phụ Luận lấy Hậu Thiên Bát Quái phối với Số của Lạc Thư nói rằng: “Trên Hỏa dưới Thuỷ, cho nên số 9 là Ly, số 1 là Khảm. Hỏa sinh táo Thổ, vì vậy 8 là bậc dưới 9 mà là Cấn. Táo Thổ sinh Kim, vì vậy 7-6 là bậc dưới 8 mà là Đoài, là Càn. Thuỷ sinh Thấp Thổ vì vậy 2 tiếp theo sau 1 mà là Khôn. Thấp Thổ sinh Mộc, vì vậy 3-4 tiếp sau 2 mà là Chấn là Tốn”. Lấy Hậu Thiên Bát Quái và Ngũ Hành làm cái học Hậu Thiên. Trước đã có Thuỷ rồi, mà Thuỷ sinh Thấp Thổ, con Số [5>, là con số Tam-Thiên Lưỡng-Địa 3+2=5. Con Số 5 là con số Thổ Sinh, mà sách “Tố Vấn” đã nói rõ kỹ càng: “Thổ là Vua của Ngũ Hành vì 4 Hành kia đều từ Thổ mà được sinh ra”. Trong Số 5 tàng chứa con Số Căn 3 và Căn 2, nên con Số 5 là con số Mẹ (Mẫu Số). Số có 5 vì vậy gọi là Ngũ Hành. Chất hành ở đất mà khí thông ở trời. Sau khi thừa trừ còn 2 nên là lý do để Thổ Cục và Thủy Cục chung với nhau (vì đều là số 2). 

Chúng ta thấy Thánh Nhân lấy những số ở 4 cung Chính là Tí Ngọ Mão Dậu và con số 5 ở giữa Trung Cung làm số thừa trừ, không dùng các con số 4 góc. Và tất cả các con số Ngũ Hành được thừa trừ [1, 3, 5, 7, 9] đều là Dương Số; có con số thừa trừ nào là Âm của Ngũ Hành đâu. Cổ thư đã nói: “Luận 10 Can thì phân Âm Dương, luận Ngũ Hành thì Dương thống quản Âm, đặc biệt là nghĩa của trời đất tự nhiên. Phàm nói về Số đều bắt chước thế. Cát hung Thần Sát đều từ đó khởi lên”. Nên chi Ngũ Hành của Cục thì Dương thống quản Âm là đúng rồi chẳng còn nghi kỵ gì nữa. Tức là: 

– Thuỷ và Thổ Cục Tràng Sinh khởi ở Thân chuyển thuận 12 cung. 

– Mộc Cục khởi Tràng Sinh ở Hợi chuyển thuận 12 cung. 

– Kim Cục khởi Tràng Sinh ở Dậu chuyển thuận 12 cung. 

– Hỏa Cục khởi Tràng Sinh ở Dần chuyển thuận 12 cung. 

Tam Hợp Cục Ngũ Hành thuộc Địa Chi. Thử hỏi làm sao Kim sinh ở Tỵ Tuyệt ở Dần, tự dưng chuyển nghịch theo Dương Thuận Âm Nghịch đến Dần có thể trở thành Lâm Quan được? Nơi Kim Tuyệt địa, làm sao có khí ở đó để trở thanh Vượng mà Lâm Quan? Hoặc như Thuỷ đến Tỵ là Tuyệt địa. Làm thế nào chuyển nghịch đến Tỵ để trở thành Lâm Quan được? Làm sao một nơi Hỏa Thổ khô táo có thể tạo ra được Thuỷ vượng? Hoặc giả Hỏa đến Hợi là Tuyệt địa, lấy cách gì để chuyển nghịch đến Hợi thành Lâm Quan được? Hỏa có thể vượng ở Hợi thì còn gì là Ngũ Hành dụng sự nữa? Nên nhớ đây là Ngũ Hành của Địa Chi không liên can gì đến Thiên Can, do đó không phân thuận nghịch vậy! 

Do đó, Khảo Nguyên Phụ Luận đã nói: “Tam Hợp này chọn 3 là Sinh Vượng Mộ để mà hợp Cục. Thuỷ Sinh ở Thân, vượng ở Tí, Mộ ở Thìn vì vậy Thân Tí Thìn hợp lại thành Thuỷ Cục. Mộc Sinh ở Hợi, Vượng Mão, Mộ ở Mùi, vì vậy Hợi Mão Mùi hợp lại thành Mộc Cục. Hỏa sinh ở Dần, Vượng ở Ngọ, Mộ ở Tuất, vì vậy Dần Ngọ Tuất hợp lại thành Hỏa Cục. Kim sinh ở Tỵ, Vượng ở Dậu, Mộ ở Sửu, vì vậy Tỵ Dậu Sửu hợp lại thành Kim Cuc…”. 

Sách Khảo Nguyên nói về vòng Tràng Sinh của tam hợp Cục thuận chuyển 10 phần sáng tỏ, không còn gì để bàn luận thêm. 

(Dẫn theo trang kilotuvi.blogspot.com/)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.