Chương 23: Góc Độ Tạo Thành Mệnh Hạn Hóa Kị
Hóa Kị có thể nói là một ngôi sao quan trọng nhất trong Tứ Hóa, từ trên danh từ bắt đầu xem, Hóa Lộc Hóa Quyền Hóa Khoa đều là Hóa tinh tốt, mà chỉ có mỗi một ngôi sao Hóa Kị là không tốt. Có vẻ như trong Tứ Hóa, phân phối thế lực tốt xấu cũng không được quân bình, các Hóa tinh cát lợi có 3 sao mà Hóa tinh xấu chỉ có 1 sao mà thôi, có đúng vậy hay không? Không đúng! Qua sự tác động thôi thúc biến hóa của 1 ngôi sao nào đó cũng sẽ thay đổi tính chất cát tường của Lộc Quyền Khoa, mà cái ngôi Hóa tinh then chốt này chính là Hóa Kị.
Ngẫm lại có rất nhiều chuyện trong sinh hoạt hàng ngày của chúng ta, có phải là có rất nhiều hiện tượng kiểu này đúng không?
* Lúc mới gây dựng sự nghiệp thì công việc làm mãi không hết, làm ăn quá tốt, buôn bán có lời, nhưng cuối cùng lại thua lỗ, không một chút lời, lại quay về như cũ.
* Hoặc vừa mới bắt đầu thì công việc không ra làm sao, nhưng lần lượt thuận lợi vượt qua, sự nghiệp càng làm càng lớn.
Một cái là trước cát sau hung, một cái là trước hung sau cát. Rốt cuộc là thuộc về trạng thái nào từ cần phải phân tích từ trạng thái phân bố của Tứ Hóa. Trạng thái phân bố của Tứ Hóa cần phải suy xét vấn đề của Mệnh Gốc và Vận Hạn, cũng chính là phải quan sát trạng thái phân bố của Tứ Hóa phi xuất ở cung nào đó trên lá số Gốc với cung đồng nhất ở trên lá số Đại Hạn, xem là hiện ra khía cạnh nào nào của “Xung” “Hội” “Nhập” “Hợp” để phán đoán cát hung. Như trước đã đề cập, trong Tứ Hóa lại lấy Hóa Kị làm đầu mối then chốt nắm giữ biến hóa cát hung. Cho nên chương này dựa vào góc độ tạo thành Kị tinh hóa xuất ở cung vị của lá số Gốc và lá số Đại Hạn để mà phân tích ý nghĩa cát hung của nó.
Muốn bàn về sao Hóa Kị thì không được quên hiện tượng “Kị nhập” và “Kị xuất”, những điều này đều là quy tắc cơ bản của sự vận dụng Hóa Kị. “Nhập” và “Xuất” là nội dung cơ bản ứng dụng Tứ Hóa, hiện tượng cát hung của cả hai hiện ra là hoàn toàn tương phản. Cho nên khi đụng tới “Tứ Hóa”, việc trước hết phải làm ngay là phân biệt hiện tượng “Nhập” và “Xuất”.
Đối với “Hóa Kị” mà nói:
“Kị Nhập” chính là có ý nghĩa thu liễm,
“Kị Xuất” chính là có ý nghĩa phát tán,
Chúng ta sử dụng [hình 1] để giải thích khác biệt về “Kị Xuất”, “Kị Nhập”, của Hóa Kị giữa cung vị của Mệnh Gốc và Đại Hạn. Nhưng ở ý nghĩa cát hung, nhất định phải nhằm vào sự khác biệt của sự vật mà phân biệt. Không thể một mực lấy hai cách phân chia đơn giản như “Kị Nhập” là cát, “Kị Xuất” là hung, để mà giải thích. Đây là nhận thức cơ bản cần thiết. Chẳng hạn như, nếu khi cung Phu Thê hiện ra mệnh cục Kị Nhập mà lại là hiện tượng đồng cư, thì loại tình huống này nên coi là “Hung” tượng hay là “Cát” tượng? Cho nên, chỉ có thể lấy ý nghĩa “Kị Nhập” là thu liễm, “Kị Xuất” là phát tán, để mà giải thích, rồi sau đó mượn sự khác biệt của cung vị, tính chất sao, để mà phân biệt ý nghĩa của cát hung.
Nếu là tình trạng một cung nào đó trên lá số Gốc có sự “Tự hóa Kị” [hình 2] cũng có thể nói là “Kị Xuất”. Mệnh cục Gốc có tình huống Kị Xuất, mà Đại Hạn khiến “Kị Nhập” vào Mệnh Gốc, lúc này thì nên giải thích như thế nào về cái “Kị Nhập” này? Rốt cuộc là Thu Liễm hay là Phát Tán?
Loại tình huống này cũng chính là mang ý nghĩa phát tán, bởi vì người mà trong lá số Gốc có Tự Hóa Kị, thì mệnh vận trong đời tương đối bất lợi, thường không biết nắm bắt cơ hội, thậm chí cơ hội tới cũng còn mù mờ không hiểu rõ; cũng do ở tại người trong cuộc không tự cảm thấy, ngược lại có cái sự hào phóng kiểu như “Đã không được, thì lấy gì mà mất”. Những lời này, được xem như có thể là điều giải thích “Tự hóa Kị” hoàn hảo.
Loại tình huống Kị Xuất này, sau khi Đại Hạn hóa Kị tiến đến Mệnh Gốc, liền sẽ đem loại bỏ cái ngôi sao mà hóa Kị tại mệnh cục Gốc. Bởi vì những nhân sự và vật tượng được sở chủ bởi cái sao ấy sẽ bị loại trừ, nên trong lúc giải thích thì phải chú ý loại hiện tượng này.
Hóa Kị trên lá số Gốc còn có một loại tình huống cũng là thuộc về ý nghĩa Kị Xuất, cũng chính là tình huống từ Bản cung hóa Kị đến Đối cung, loại tình trạng gọi là ‘’Hóa xuất Kị’’. Một cung nào có tình trạng Hóa xuất Kị, thì chủ về ý nghĩa sự vật sự việc tại cung đó có sự hao tổn, bị cuốn đi mất. Khi lý giải mệnh bàn thì không thể bỏ qua tình huống này.
Hóa kị trên lá số Đại Hạn sẽ cùng với Tứ Hóa năm sinh và Tứ Hóa của các cung trên lá số Gốc sản sinh tác động mà gây ra biến hóa ít nhiều, khiến cho hiệu ứng tăng mạnh hoặc giảm nhẹ. Các góc độ hình thành như đồng cung, tam hợp, hội chiếu của [Hóa Kị của Mệnh Gốc] và [Hóa Kị của Đại Hạn] đều sẽ dựa vào mức độ lực lượng của Hóa Kị cường điệu hóa mà dẫn khởi hiệu ứng cát hung. Giả như không có sự hình thành các quan hệ đặc thù “Đồng cung, Tam hợp, hội chiếu” kể trên, cũng sẽ không sản sinh tác dụng cường điệu hóa lực lượng sao Hóa Kị để khiến cho sự kiện phát sinh.
Khi muốn ứng dụng Tứ Hóa để đoán mệnh thì đầu tiên phải có quan niệm về “Thời hiệu tính” của Tứ Hóa (QNB chú: tức là chính chất về 1 khoảng thời gian có hiệu lực). Tứ Hóa của Mệnh Gốc đều sẽ phát sinh tác dụng hiệu lực trong suốt cuộc đời. Tứ Hóa của Đại Hạn thì sẽ chỉ phát sinh lực tác dụng hiệu lực tại riêng Đại Hạn đó mà thôi, đến khi rời khỏi Đại Hạn đó sẽ mất đi lực tác dụng. Tương tự như vậy, Tứ Hóa của Lưu Niên cũng chỉ có hiệu lực trong vòng 1 năm Lưu Niên đó mà thôi.
Như ví dụ trên, cung Phu Thê tọa can Kỷ: Vũ Khúc hóa Lộc, Tham Lang hóa Quyền, Văn Khúc hóa Kị cùng nhập cung Mệnh, cung Phu Thê phi Hóa Kị nhập cung Mệnh đại biểu cho người vợ/chồng gây bất lợi cho ta (ở đây trước hết không luận Hóa Lộc, Hóa Quyền). Hiệu lực của ngôi Kị Tinh này sẽ luôn luôn tồn tại, nhưng nó có thể khiến cho người trong cuộc sẽ cảm nhận được hay không? Chưa chắc là sẽ cảm nhận được, bởi vì tác dụng của nó chỉ lờ mờ ẩn hiện mà thôi. Nếu không có sát tinh phối hợp, chắc chắn là sẽ không cảm giác được, nó cần phối hợp Đại Hạn để khơi phát hung tính của nó.
Đại Hạn cần phối hợp như thế nào? Cái này thì sẽ phải quan sát [Hóa Kị của cung Phu Thê của Đại Hạn] và [Hóa Kị của cung Phu Thê của Mệnh Gốc] có tạo thành một số góc độ đặc thù với Kị tinh của cung Phu Thê gốc hóa đến cung Mệnh Gốc hay không? Nếu có, liền sẽ sản sinh hiệu ứng cát hung. Nếu không tạo thành góc độ tác động qua lại đặc thù cũng sẽ không sản sinh phản ứng cát hung. Giả như lá số này làm ví dụ, có Đại Hạn là đi ngược chiều, khi cung Mệnh của Đại Hạn tiến vào cung Tử Tức, thì khi đó cung Tật Ách [Bính Thân] liền trở thành cung Phu Thê của Đại Hạn. Can cung là Bính khiến Liêm Trinh hóa Kị nhập cung Tài Bạch (gốc), cùng với sao Văn Khúc hóa Kị ở cung Mệnh (gốc) tạo thành góc độ tam hợp. Vừa đúng lúc cho Hóa Kị giữa [cung Phu Thê của Mệnh] và [cung Phu Thê của Đại Hạn] sẽ sản sinh hiệu ứng cát hung. Bởi vì là sao Hóa Kị gây hại, cho nên hiện ra phản ứng mang hung tính.
Quý vị có thể sẽ hỏi, cung Mệnh và cung Tài Bạch chẳng phải đều là Ngã cung sao?
Tại sao Tha cung Hóa nhập Ngã cung sẽ biểu hiện hung nhỉ? Muốn trả lời vấn đề này, trước hết mọi người phải hiểu có những nguyên nhân nào gây ra sự đổ vỡ hôn nhân. Thất nghiệp không có thu nhập tiền tài,ó thể sẽ khiến vợ chồng có tranh cãi ầm ĩ hoặc ly hôn hay không? Tiền tài do cung Tài Bạch chủ quản đúng không nào! Phu Thê hóa Kị nhập Tài Bạch, chính là ám chỉ nguyên nhân vợ chồng đối đãi không tốt là có liên quan đến Tài Bạch. Cho nên, mặc dù là Tha cung Hóa nhập Ngã cung thì cũng lý giải là không tốt. Nói đến đây, nhớ ra có người thường nói “Đẩu Số dễ học mà khó giỏi”. Mấu chốt của nó chính là ở chỗ có phân tách rõ ràng được cái đạo lý nhân tình cố sự hay không mà thôi. Thiết nghĩ việc rập khuôn một bộ quy tắc của Tử Vi Đẩu Số, mà không phân chia sự khác biệt giữa các cung lục thân hay các cung vật vật chất như Tài Bạch, Điền Trạch, thì thường sẽ phán đoán sai lầm. Cho nên, giải thích về cát và hung thì cần phải suy xét tính chất khác biệt của các cung vị mà trau chuốt cho hợp lý.
Còn như phải làm thế nào để suy luận ra việc một năm nào đó sẽ phát sinh ư. Lại cần phải đi tra xét Lưu Niên theo từng chỗ của từng năm. Khi tra xét, có một vài bí quyết cần phải nắm vững là:
Năm nào mà Hóa Kị của [cung Phu Thê của Lưu Niên] lại cùng với Hóa Kị của [cung Phu Thê Gốc] và [cung Phu Thê của Đại Hạn] tạo thành góc độ đặc thù,
Năm nào mà [cung Mệnh của Lưu Niên] có sát tinh hội tụ thành đàn,
Năm nào mà [cung Phu Thê của Lưu Niên] có sát tinh hội tụ thành đàn,
Năm nào mà Hóa Kị của Lưu Niên tiến vào [cung Phu Thê của Mệnh Gốc],
[cung Phu Thê của Đại Hạn], tạo thành tam hợp. Lúc này thì lấy Hóa Kị tọa vào [cung Phu Thê của Mệnh Gốc] là nghiêm trọng nhất, bị xung đến
[cung Phu Thê của Lưu Niên]là nghiêm trọng thứ hai. Lại xem tổ hợp tinh diệu tọa thủ tại [cung Phu Thê của Lưu Niên] là có sát tinh tụ tập hay không, có Khoa tinh đến hóa giải hay không. Liền có thể biết được năm nào sẽ xảy ra chuyện.
Giả như kiểm tra ra Lưu Niên đã thoát ra khỏi phạm vi quản lý của Đại Hạn đó, như vậy thì hiệu lực của sao Hóa Kị hình thành góc độ đặc thù cũng đã đi qua mất rồi, ở tại Lưu Niên này sẽ không sản sinh hung tính.
Căn cứ bí quyết nói trên chúng ta đi tới việc cân nhắc năm nào sẽ phát sinh, 35 tuổi vừa đúng lúc trùng điệp với cung Mệnh Gốc, mà lại là chỗ tọa của sao Văn Khúc hóa Kị của cung Phu Thê hóa đến. Tam phương hội tụ vào là Liêm Trinh hóa Kị của [cung Phu Thê của Đại Hạn], tạo thành góc độ tác động qua lại của tam hợp. Do đó, năm này sẽ có hung tính sản sinh, nhưng mà có nghiêm trọng không? Bởi vì cung Phu Thê cũng hóa Vũ Khúc thành Lộc, hóa Tham Lang thành Quyền nhập vào [cung Mệnh của Lưu Niên]. Quyền Lộc đều chủ tình duyên, đại biểu năm nay tuy có xung kích nhưng tình duyên vẫn còn (cho nên không đến nỗi quá nghiêm trọng).
Lại đến xem năm 36 tuổi: [cung Phu Thê của Lưu Niên] tuy rằng Thiên Đồng tự hóa Kị, nhưng là Thái Âm tự hóa Khoa, lực lượng hóa Kị và hóa Khoa tiêu trừ nhau, [cung Mệnh của Lưu Niên] tọa Lộc Quyền, lại không tạo thành góc độ tam hợp cùng Hóa Kị của [cung Phu Thê của Mệnh Gốc], [cung Phu Thê của Đại Hạn], cho nên sẽ không phát sinh sự kiện đáng kể.
Năm 37 tuổi ư?
[cung Mệnh của Lưu Niên] bị Liêm Trinh hóa Kị của [cung Phu Thê của Đại Hạn] xung đến, mà [cung Phu Thê của Lưu Niên] lại có Hóa Kị do Văn Khúc bị [cung Phu Thê Gốc] gây ra, đồng thời [cung Phu Thê của Lưu Niên] lại tự hóa Văn Xương thành Kị. Năm này sự tình ắt nghiêm trọng rồi, việc Tự hóa Kị có các ý nghĩa “Dứt khoát cho xong, cùng lắm thì mặc kệ”. Năm này liền có một ý nghĩ kích động muốn triệt để giải quyết, bởi vậy đây là một năm rất nghiêm trọng.Lại kiểm tra thêm từng năm tiếp theo, có thể phát hiện ra 2 năm 41 tuổi và 43 tuổi cũng rất khẩn cấp, vậy sẽ là năm nào đây? Sẽ phải đi cân nhắc để tìm ra đầu mối của năm có khả năng phát sinh sự kiện nhất, xem năm nào nghiêm trọng nhất thì lấy năm ấy là năm phát sinh. Như tại ví dụ này thì lấy 37 tuổi là nghiêm trọng nhất, cho nên năm đó phải cẩn thận quan hệ cư xử vợ chồng sinh ra biến cố.
Còn như Lưu Niên ở sau tuổi 45, vì năm ấy đã đi qua năm của Đại Hạn tiếp theo (45 – 54 tuổi) thì nhất định trước hết phải xem Hóa Kị của [cung Phu Thê của Đại Hạn] có hình thành góc độ cát hung với Hóa Kị của [cung Phu Thê Gốc] hay không. Sau đó lại cân nhắc cát hung của Lưu Niên, nếu không hình thành góc độ đặc thù, cát hung của Lưu Niên chỉ là thị phi nhỏ mà thôi.
Cho nên, Hóa Kị của Mệnh và Hạn ngoài việc phải hình thành góc độ vật lý đặc thù như “Đồng Cung, Tam Hợp, Hội Chiếu” sẽ sản sinh ảnh hưởng cường điệu hóa lực ảnh hưởng sao Hóa Kị để khiến cho sự kiện phát sinh ra, thì trong lúc luận giải còn phải cân nhắc mối quan hệ về ý nghĩa hình ảnh được chủ bởi các cung vị và nhân tình thế thái mà chau chuốt lời nói cát hung. Không được một mực lấy các khái niệm “Tha Cung hóa nhập Ngã Cung là cát” hoặc “Ngã Cung hóa nhập Tha cung là hung” để giải thích về cát hung của các cung chức sở hữu. Đây chính là quan niệm cơ bản mà người mới học nhất định phải hiểu rõ.
(Dẫn theo trang www.huyenhocvadoisong.com)