Chương 21: Thuyết Miếu Hãm Của Các Tinh Diệu
Nếu các bạn đã biết đến Tử Vi thì chắc chắn cũng nhìn thấy lá số có các chữ viết tắt đằng sau các tinh diệu như: Miếu ( M ) – Vượng (V) – Đắc ( Đ ) – Bình Hòa ( B ) – Hãm ( H ).
Trong các sách Tử Vi ở Việt Nam hiện nay đa số đều có kiến giải về thuyết Miếu Hãm và có nói rằng một tinh diệu nào đó đóng tại một cung bất kỳ mà đặc tính tốt của tinh diệu ấy được phát huy thì được gọi là Miếu – Vượng, còn tính chất tốt của tinh diệu ấy bị kìm hãm thì gọi là Đắc và nếu tinh diệu ấy biểu hiện ra đặc tính tiêu cực thì được gọi Bình – Hãm.
Chương này sẽ giải thích rõ ràng về nhân tố mang tính quyết định đối với đặc tính của các sao thay đổi thế nào khi rơi vào các cung vị khác nhau.
I. Tính Chất Của Ngũ Hành
Chúng ta đã biết rõ về ngũ hành ở chương 3, tuy nhiên ở chương ấy chỉ nói về hình tượng thiên nhiên chứ chưa nêu rõ được tính chất đặc trưng của ngũ hành.
Khái niệm học thuyết Ngũ hành xuất hiện sớm nhất trong lý luận của Đạo Giáo và nó liên tục được bồi đắp để hoàn thiện chỉnh thể lý luận, phù hợp việc miêu tả quy luật khách quan.
Sách viết: “Thủy viết nhuần hạ, Hỏa viết viêm thượng, Mộc viết khúc trực, Kim viết tổng cách; Thổ ái giá sắt”
“Thủy viết nhuần hạ” là nói nước có đầy đủ đặc tính sự thấm nhuần, hướng xuống dưới.
“Hỏa viết viêm thượng” là nói lửa có đầy đủ đặc tính phát nhiệt, hướng lên trên.
“Mộc viết khúc trực” là nói cây có đầy đủ đặc tính sinh trưởng phát triển.
“Kim viết tổng cách” là nói kim loại có đầy đủ tính tiêu trừ, biến đổi.
“Thổ ái giá sắt” là nói đất có đầy đủ đặc tính nuôi trồng, dưỡng dục.
Từ hình tượng thiên nhiên mà ta có thể giải thích đơn giản về tính chất của Ngũ Hành như sau:
- Kim: Đại biểu cho sự sắc bén, ý tứ tấn kích.
- Mộc: Đại biểu cho sự phát triển, ý tứ hướng lên/hướng về phía trước.
- Thủy: Đại biểu nguội lạnh, lưu động, khuếch tán, ý tứ tự do.
- Hỏa: Đại biểu cho sự hao tổn, phóng xạ, ý tứ nhanh chóng.
- Thổ: Đại biểu cho sựgom lại, dày nặng, ý tứ khoan dung
II. Thuyết Miếu Hãm Của Các Tinh Diệu
(1) Miếu – Vượng – Đắc – Bình – Hãm ( Nam Phái )
(2) Miếu – Vượng – Bình – Nhàn – Hãm ( Bắc Phái )
(3) Nhận Xét Về Thuyết Miếu Hãm
Trước tiên chúng ta nên xem một ví dụ về tinh diệu Tử Vi của tác giả Vân Đằng Thái Thứ Lang.
Đặc tính của Thất Sát: Chủ uy vũ, sát phạt.
– Miếu địa: Dần, Thân, Tý, Ngọ.
– Vượng địa: Tỵ, Hợi.
– Đắc địa: Sửu, Mùi.
+ Can đảm, dũng mãnh nóng nảy.
– Hãm địa: Mão, Dậu, Thìn, Tuất.
+ Hung bạo, liều lĩnh. Hay gây tai họa.
* Gặp Kình: thường gây ra những tai họa khủng khiếp.
Khi tinh diệu Thất Sát ở cung Mệnh:
– Cung Mệnh có Thất Sát tọa thủ, nên thân hình nở nang, hơi cao, nhưng thô xấu, da xám hây đen dòn, mặt thường có vết, mắt to và lồi, tính ương ngạnh, nóng nảy, làm việc gì cũng muốn cho chóng xong.
– Sát miếu, vượng hay đắc địa, nên rất can đảm, dũng mãnh, thông minh, có nhiều mưu cơ, lại thêm tánh cương nghị, hiếu thắng, và hay nói đại ngôn, nhưng được nhiều người tin phục, tuy được hưởng giàu sang, sống lâu, nhưng trên đường đời gặp nhiều bước thăng trầm.
– Sát miếu địa, Dần, Thân, dĩ nhiên là qúy hiển, nhưng tuổi Giáp, Canh, Đinh, Kỷ mà cung Mệnh co cách này, thật tài quan song mỹ.
– Sát miếu, vượng hay đắc địa, gặp nhiều sao sáng sủa tốt đẹp hội, nhất là Tử, Phủ, Xương, Khúc, Khôi, Việt, Tả, Hữu, Khoa, Quyền, Lộc, Mã, Kình, tất được hưởng phú qúy đến tột bậc, có uy quyền hiển hách và danh tiếng lừng lẫy.
– Sát miếu, vương hay đắc địa, gặp nhiều sao mờ ám xấu xa hội hợp, nhất là Sát tinh, là người tàn nhẫn, đa sát, tuy được hưởng giàu sang, nhưng chẳng được lâu bề, lại có tật bênh, thường hay mắc tai nạn xe cộ, đao súng, hay bị bắt bớ, giam giữ và chắc chắn giảm thọ.
– Sát hãm địa là người hung bạo gian quyệt, hay nói khoác lác, thường làm đồ tể, hàng thịt, thợ rèn, nếu giàu có, tất không thể sống lâu được.
– Sát hãm địa, Mão Dậu, tuy mò ám xấu xa, nhưng ứng hợp với tuổi Ất, Tân. Vậy cho nên tuổi Ất Tân mà cung Mệnh có cách này, cũng như được hưởng phú qúy và tuổi thọ cũng gia tăng.
– Sát hãm địa, gặp Tả, Hữu, Long, Phương, Quang, Qúy hội hợp, thường làm thợ vàng hay thợ bạc.
– Sát hãm địa, gặp nhiều sao mờ ám xấu xa hội hợp, nhất là Sát tinh, thật là suốt đời cùng khổ cô đơn, phải loang thang phiêu bạt, thường có bệnh tật khó chữa, lại hay bị bắt bớ giam cầm, hay mắc tia nạn khủng khiếp, nhất là về xe cộ, dao súng và dĩ nhiên là yểu tử, nhưng chết một cách rất thê thảm.
– Sát hãm địa, gặp Hình đồng cung, nêu không mắc tù tội, tất cũng bị giết chết, hay chết vì tai nạn xe cộ.
Nam mệnh
– Sát miếu, vượng hay đắc địa thủ Mệnh, gặp nhiều sao sáng sủa tột đẹp hội hợp, tất được hưởng phú qúy đến tột bậc, thường hiển đạt về võ nghiệp, có uy quyền hiển hách, danh tiếng lừng lẫy và dĩ nhiên là sống lâu.
Sát miếu, vượng hay đắc địa, gặp Hình đồng cung, là người có biệt tài về quân sự và có oai phong lẫm liệt.
– Sát hãm địa, gặp nhiều sao mờ ám xấu xa hội hợp, thật là suốt đời cùng khổ cô đơn, phải lang thang phiêu bạt, thường có bệnh tật khó chữa, lại hay bị bắt bớ giam cầm, hay mắc tai nạn xe cộ, dao súng và chắc chắn là yểu tử, nhưng chết một cách rất thê thảm.
Nữ mệnh
– Sát miếu hay đắc địa thủ Mệnh, là người, là người tài giỏi, đảm đang, gan góc và hay ghen tuông. Tuy được hưởng giàu sang, sống lâu, nhưng phải muộn lập gia đình mới tránh khỏi được những nỗi ưu phiền đau đớn vì chồng con. Đây, nếu Sát gặp nhiều sao sáng sủa tốt đẹp hội hợp, tất được hưởng phú qúy đến tột bậc và phúc thọ song toàn.
– Sát hãm địa là người độc ác, lòng lang dạ thú, khắc chồng hại con, thường có nhiều tật bệnh, suốt đời lao khổ, lại hay mắc tai nạn, và không thể sống lâu được. Đây, nếu Sát gặp nhiều sao sáng sủa tốt đẹp hội hợp, thật là chung thân cùng khổ cô đơn, lại có bệnh tật khó chữa, thường hay mắc tai họa khủng khiếp và chắc chắn là yểu tử, nhưng chết một cách rất thê thảm.
Có thể nói những người mới học Tử Vi mặc dù đều thông suốt Ngũ Hành nhưng khi áp dụng về Thuyết Miếu Hãm cũng cảm thấy rất bối rối. Ví dụ như:
– Thất Sát (Kim) tại cung Ngọ (Hỏa) – hỏa khắc kim – mà Sát lại miếu địa nghĩa là coi như tốt nhất.
– Thất Sát (Kim) tại cung Thìn (Dương Thổ ) – thổ sinh kim – mà Sát lại hãm địa.
– Có nhiều sách cho rằng Thất Sát là hành Hỏa mà đới Kim, giả sử là hỏa có đắc tại Ngọ thì sao Thất Sát cũng đắc tại Thân mà hỏa khắc kim, kể cả Thất Sát (Kim) cũng Đắc và Miếu tại Dần ( Mộc ) trong khi kim khắc mộc.
Cho nên việc sử dụng Thuyết Miếu Hãm cần phải được cân nhắc, chỉ nên lấy là nhân tố để tham khảo. Không nên cứ thấy tinh diệu ở cung mệnh là miếu vượng thì nhận định chắc chắn rằng là tốt và lạc hãm thì sẽ xấu.
(Dẫn theo trang huyenhocvadoisong.com)