Bốn giải thoại về số tử vi
Có người bảo số TỬ – VI là huyền hoặc, tôi, tôi bảo số TỬ – VI là huyền bí. Nó huyền hoặc chẳng qua chỉ tại người ta chưa khám phá hết được lẽ huyền bí của nó mà thôi!
Lại có người nói: ”Tôi hoài nghi lắm”. Xin hỏi: “Vậy chứ bạn có thí – nghiệm bao giờ chưa?”.
Cũng như con bệnh khi dùng thuốc chỉ còn biết tin ở ông thầy, ông thầy chỉ biết tin ở tinh dược của thuốc để chửa bệnh. Bệnh khỏi, bệnh nhân tin ông thầy là hay, ông thầy tin tinh dược của thuốc là đúng. Chớ còn như bảo rằng: “Thuốc uống biết có khỏi không mà dùng?”Xin thưa: “Nào thầy có phải là vị thuốc kia, có thể chui vào bụng người ta đâu mà chắc được”. Lại hỏi: “Tại sao”QUẾ PHỤ DẪN HOẢ QUY NGUYÊN? “Chỉ xin đáp: “Chẳng biết, chỉ biết cổ nhân dại như thế, học biết thế, kinh nghiệm thấy thế mà thôi!”.
Lấy câu chuyện hữu hình là vị thuốc để giải thích câu chuyện vô hình là số TỬ –VI, chẳng qua tôi chỉ muốn nói đến ảnh hưởng của vô – hình và hữu – hình, áp dụng theo kinh nghiệm thì ta không còn thấy những cái mà ta đã cho là huyền hoặc nữa!
Người dân đen chẳng biết thiên văn là gì, nhưng chỉ biết như hiện tượng của trời đất để kinh nghiệm những việc xảy ravà truyền khẩu cho nhau, mà ngày nay chúng ta cũng vẫn thấy còn là đúng. Xin trích ra đây một vài câu làm chứng.
Mống đông vồng tây.
Chẳng mưa đầy cũng gió giật.
Quầng cạn tán mưa(xem giăng). Tán là cái vòng
Mỡ gà thì gió, mỡ chó thì mưa, xem sắc mây chiêm.
Tháng bảy heo may.
Chuồn chuồn bay thì bảo.
Tỏ giăng mười bốn được tầm.
Tỏ giăng bôm rầm thì được lúa chiêm.
Huống hồ, khoa học, TỬ – VI, đã là một trong bến chuyên – khoa: Y, NHO, LÝ SỐ, được cổ nhân dầy công nghiên cứu, để lại bao nhiêu sách vở thì chúng ta không thể coi là huyền hoặc được. Đã sác nhận ý đó, cụ trạng trình, NGUYỄN – BỈNH – KHIÊM đã nói: “Việc gì cũng có Số – Mệnh cả, nhưng không nên mê tín về Số – Mệnh mà cứ cạnh tranh hoài, giết tróc nhau rữ, rồi lại cả cho Số – Mệnh thì không được ?”.
A – ha. Thế ra nhất định là có số rồi! Vậy thôi, cái số em giầu thời em lấy khó cũng giàu, số nghèo thời chin dụn, mười trâu cũng nghèo! Số khá chẳng làm gì rồi cũng khá. Xin hỏi: “Vậy chớ, đã chắc chắn khám phá được huyền – bí về Số – Mệnh của bạn chưa mà bạn đã mê tín là số khá. Nếu chưa, bạn hãy mưu đồ sự nghiệp đi, cổ nhân đã chẳn nói: Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên đó sao?”. Đến tài giỏi như KHỔNG – MINH cũng vẫn còn nghi chút tài mình, nên tuy biết trước rằng thiên hạ tất chia ba, mà cũng vẫn đem quân lực xuất kỳ sơn, mà vẫn nuôi hy vọng đem thống nhất về nhà Hán. Phải chăng KHỔNG – MINH muốn cưỡng lại MỆNH TRỜI ? Dầu có phải hành động của KHỔNG – MINH chỉ là hành động của người quân – tử làm theo chính nghĩa mà sở dĩ có hành động ấy cũng một phần nào do ông chưa tin hẳn được tài mình để khám phá nổi được hết những huyền bí của cao – xanh hay là người quân – tử muốn lấy Đức của mình để mong thắng được Số – Mệnh chăng? Một nhà học giả Việt – Nam cụ NGUYỄN – BÁ – HỌC đã nói: “Việc làm không cốt ở thành bại, cốt ở nghĩ đến và dám làm”. Với câu đó, tôi tưởng cụ cũng đã tham hiểu thế nào là Số – Mệnh.
Còn những ai hoài nghi tuyệt đói, thấy quyển sách “TỬ – VI KINH NGHIỆM”này vội cho chúng tôi là duy – tâm, reo rắc hoang mang. Với những ông bạn duy – vật ấy, chúng tôi xin bắt trước cổ – nhân mượn bốn chuyện giai thoại về số TỬ – VI thuật lại dưới đây để trả lời.
I. CHẾT ĐẤM ĐÒ
Ong TRẦN – ĐOÀN sau khi nghiên cứu tìm ra số TỬ – VI một hôm đi chơi gặp ông LÃ – ĐỒNG – TÂN khoe rằng:
“Tôi mới khám phá được một điều rất bí mật, người ta đều có số mệnh. Tôi đã lập thành con toán, ấy là số TỬ – VI”.
Lã – Đồng – Tân không tin trả lời:
“Có chắc không. Vâng, rồi tôi sẽ trả lời để bác biết về khoa số TỬ – VI huyền riệu của bác là đúng”. Và muốn riễu bạn, Lã – Đồng – Tân cả cười quay đi.
Ra đến bờ sông, Lã – Đồng – Tân thấy một chiếc thuyền vừa rời bến và đang bơi ở giữa giòng. Ong nghĩ thầm, chẳng lẽ lại có số như lời TRẦN – ĐOÀN, ừ được, để ta thử thí nghiệm xem và sẵn chiếc quạt ở tay, LÃ – ĐỒNG – TÂN phẩy luôn một cái làm cho chiếc đó đắm ngay và chìm lỉm, kết quả bẩy mươi hai người chết.
LÃ – ĐỒNG – TÂN đắc chí, bụng bảo dạ, có lẽ nào cả một chuyến đó lại toàn là những người có số bị chết đuối được sao? Và tất tả ông đi tìm bạn, hỏi ngay rằng: “Này, TRẦN – ĐOÀN, vừa có một chuyện rất lạ, anh đã biết chưa ?”.
TRẦN – ĐOÀN ung – dung mỉm cười đáp: “Biết cả rồi, lên thiên đình dở sổ ra mà xem”.
Nghi hoặc, LÃ – ĐỒNG – TÂN vội vã lên trời thì may – mắn thay gặp ngay lúc Nam – Tào, Bắc – Đẩu đang xoát sổ dưới trần gian. Và sau khi Nam – Tào mở sổ cho xem, LÃ – ĐỒNG – TÂN thấy có đoạn chứa về việc vừa xảy ra như sau này:
“Chuyện đâu khéo sui nên bỗng gặp,
khách trong thuyền, thất thập nhị nhân.
Am – dương ngày tháng soay vần,
Qua sông quạt Lã – Đồng – Tân giết người.”
– ||| –
Số con giai: Thái dương là cha Thái âm là mẹ. Âm dương đóng ở cung này có thất tinh là kém thọ, có 2 sát tinh là không được thọ.
Số con gái: thái dương là chồng, thái âm là mẹ đẻ, thiếu dương là bố đẻ.
II. ÔNG LÃO NUÔI ÔNG
HÁN – CAO – TỔ một hôm đi chơi, qua một ấp kia, gặp một lão nhà quê hỏi rằng: “Muôn tâu bệ – hạ, kẻ ngu dân dám xin bệ – hạ chỉ giáo. Cùng sinh một năm, một tháng, một ngày, một giờ với bệ – hạ, mà sao bệ – hạ làm nên bậc ĐẾ – VƯƠNG, thống nhất thiên hạ, khiếp phục chư hầu, còn ha – thần vẫn chỉ là một kẻ dân – ngu ở nơi cô – lậu này ?”.
Vua HÁN ngầm nghĩ và hỏi lại rằng:
“Vậy hiện nay ông đang làm nghề gì ?”
muôn tâu thánh thượng, hiện nay hạ thần làm nghề nuôi ông và hiện nay hạ thần có chín tổ ông đang kéo mật.
Thế thì nhà ngươi xung xướng hơn ta nhiếu. Ta chỉ làm vua có nước TRUNG – HOA mà vẫn chưa yên, còn lo giặc giã và chế phục chư hầu e rằng làm phản. Nhà ngươi làm vua chín nước, loài ông cũng có quân thần phụ tá khác chi loài ngườivà không biết làm phản, như vậy nhà ngươi nhàn hơn ta còn phàn nàn gì nữa!
Lão nhà nghĩ ra thấy mình cũng là vua và còn xung xướng hơn vua.
III. SỐ BỊ HỔ CẮN CHẾT
Có một ông nhà giàu ở tỉnh NAM, một hôm nhờ bạn đoán hộ lá số TỬ – VI của mình. Người bạn nói: “Trung ngôn, nghịch nhĩ, bác có bằng lòng nghe sự thực mà không biết giận thì tôi sẽ nói.”
Ông nhà giàu năn nỉ và yêu cầu có điều gì phải chăng xin bạn dạy bảo.
Bạn buộc lòng đoán rằng: “Nếu bây giờ tôi lại tán tụng sự giàu sang của bác, thì bác thích hơn, nhưng bác sẽ cho tôi là nói đùa vàsố Tử – Vi chỉ còn là một môn nói dóc để cho một bọn bịp bợm nịnh hót tâng bốc những kẻ quyền quý mà thôi!”.
Không, với tôi, TỬ – VI phải là một khoa – học huyền bí cổ truyền và cứ như số này, thế nào bác củng bị hổ cấn chết.
Ong nhà giàu lạnh người, cười nhạt, cho là bạn rủa mát mình, bán tin bán nghi , ông đáp : “Tôi xuốt đời ở nơi đồng bằng, công việc quanh năm ở nơi vườn ruộng, không đi rừng, không gần núi, mà chỉ rừng núi mới có hổ thì cách đây hàng mấy trăm cây số, hay là bác lên rừng bắt hổ về nuôi làm chó để có thể cắn tôi cho hợp với lời số bác mới đoán chăng! Nói doạn, ông nhà giàu lại còn muốn bỉ–báng bạn mình, nhác trông thấy bức tranh “ANH HÙNG TƯƠNG NGỘ”
bèn chạy lại dơ tay đập mạnh vào con hổ–vẽ cho hả giận và tiếp : “Hay là con hổ này cắn chết ta đây! Không ngờ bên trong bức tranh dán sát vào tường có danh ngầm, nên khi ông nhà giàu đập tay vào mồm con hổ–vẽ, chẳng may đụng phải đầu cái danh ngầm chổi ra cấm vào tay đến nỗi vãi máu. Ông nhà giàu thất sắc, và sau đấy vết thương ấy cứ loét dần mãi ra, thuốc nào chữa cũng không khỏi, về sau hết chính ông đã bị chết vì vết thuơng ấy .
Thế ra hổ–vẽ cũng cắn chết được người ư! sổ TỬ–VI kỳ diệu lắm thay!
IV. SỐ CÁI QUẠT GIẤY
Ông bạn tôi nghiên cứu về sổ TỬ–VI, vẫn thường bị vợ rầy là không chịu bôn tẩu làm ăn để cho vợ con xung xướng, chỉ cả ngày làm con mọt sách, phỏng có ích gì cho đời!
Đã nhiều lần anh muốn thôi không nghiên cứu nữa, nhưng lại tiếc công chiêm nghiệm bấy lâu! Đang phân vân, thì có người đem trả ơn anh một chiếc quạt rất đẹp. Anh cần xem và hỏi : “Thưa cô chiếc quạt này quý lắm nhỉ!”.
Người khách đáp : “Thưa ông, ông cho là quý thì nên quý. Chúng tôi chỉ biết, ông đã đem tài đoán số TỬ – VI cho chúng tôi, thì chúng tôi có chúc tài mọn là nghề làm quạt, cũng đem hết sức bình sinh tạo nên chiếc quạt này để làm quà tặng lại ông mà thôi”.
Bạn tôi bèn hỏi ngày, gời, năm, tháng, mà người khách đã làm xong chiếc quạt kia. Anh lẫn thẩn lấy cho chiếc quạt một lá số tử – vi và buộc ngay lá số vào chiếc quạt treo lên tường để đợi đến ngày chiếc quạt kia tận số.
Sở dĩ anh làm vậy là vì anh vẩn còn ngở là không có số mệnh và anh lại còn có ý muốn nếu có số mệnh thì ta phải vượt TẠO – HOÁ, nhận định tháng thiên sao ? Anh thấy ngày cái quạt tận số chẳng bao xa, nên đem treo nó lên, không đến thì tất nhiên nó phải mới mãi, lấy đâu mà rách mà hư đi được. Y ấy khác nào GAI – CÁT lập đàn, hồng chực xoay lai âm dương để được sống thêm bao nhiêu ngày nửa. Như thế là trái ý trời, mà bạn tôi treo quạt không dùng là muốn cướp quyền TẠO – HOÁ, NGUỴ – DUYÊN đã làm tắt ngọc đèn bản mện của KHỔNG – MINH để ông phải than rằng: “trời đã muốn ta chết, cầu cũng không được nửa, chớ việc đó có phải là lổi của NGUỴ – DUYÊN đâu”. Vậy thì chuyện anh bạn tôi treo quạt kết quả ra sao?
Bạn tôi kiên nhẫn đợi chờ, và ngày tháng cứ lạnh lùng trôi, trôi mãi.. Rồi cũng đến ngày tận số của chiếc quạt mà bạn mông đợi. Từng giây từng phút, anh trong, anh nhìn, anh ngắm chiếc quạt xem có gì biến đổi không. Khác nào chàng “TA – LĂNG – TINH”ngắm gia lừa tuy lòng lo – lắng mà vẫn không sao dẹp được làn sóng ham muốn của lòng. Bạn tôi trong quạt nhìn quạt, ngắm quạt và mỉm cười đắc chí. Chắc anh nghĩ, phen này thì số TỬ – VI hết linh – nghiệm hay hơn thế, phen này ta hẳn thắng được cho mà xem. Anh đi ra, anh đi vào, chờ cho ngày ấy sắp chôi qua và luôn luôn trên môi nở một nụ cười hồi hộp…
Vợ bạn tôi vẫn thường bực dọc về tính nết của chồng. Nay lại thấy dáng điệu của chồng có vẽ băn khoăn, tư – lự thì hồ – nghi, nhất là suốt ngày, anh ta chỉ lượn ra lượn vào thỉnh thoản lại mỉm cười bí mật; với cử – chỉ ấy nhức – quyết chồng mình thương nhớ ai đây. Máu ghen khi đã sôi lên, chị bèn túm ngực anh chàng mà căn vặn “Cậu tương tư con nào, để ghẻ lạnh với gái số này. Tại sao cậu lại trông tôi mà cười ngạt ?”.
Bạn tôi đã mắc phải oan THỊ – KÍNH rồi. Biết phân trần sao ? muôn ngàn lời nói cũng chẳng thể mô tả được những ý tưởng thằm kính của lòng. Thấy thế bạn tôi lại tức cười thêm. Lòng thương vợ đã làm anh tiết lộ thiên cơ nên anh chỉ chiếc quạt treo lên tường mà rằng : “Anh có cười em đâu. Anh cười chiếc quạt treo kia”.
Lộn tiết chị chàng nhảy phắt lên giật chiếc quạt xé tan ra mà vẫn còn chưa nguôi cơn giận “A quạt kỉ niệm của con dĩ. Gớm thật quạt quý hớn vợ mà…!”.
Thế là chị ta đã thế thiên hành đạo vô tình chị đã làm tận số một vật vô tri.
Những chuyện thật trên đây, tôi chỉ biết nghe sao kể vậy. Cho nên có người hỏi có thật như thế không ? Xin đáp : “Không biết chỉ biết thấy chuyện hay ý đẹp, lý đúng, thì viết nên văn để đọc cho vui, xem cho vui, nghe cho vui. Còn như có thực không? Có đúng không?…Xin mời các bạn hảy bắc chước. LÃ – ĐỒNG – TÂN hay ông bạn lẩn thẩn của tôi, chúng ta cùng thí nghiệm xem thì biết chớ còn kể cằm bút thì chẳng có thể bịa được ra đâu”.
(Chép từ cuốn Sổ Tử Vi Kinh Nghiệm của cụ Quản Xuân Thịnh)