Bài cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời đầy đủ nhất
Cúng giao thừa – Bài cúng giao thừa rất quan trọng và có ý nghĩa sâu sắc đối với người dân Việt, bởi theo quan niệm dân gian cho rằng đó là thời khắc mà đất trời giao hòa, âm dương hòa quyện, vạn vật bừng sức sống. Theo phong tục tập quán thì lễ cúng giao thừa được cử hành ở trong nhà và ngoài trời.
- Văn khấn Lễ Giao Thừa ngoài trời và cách sắm lễ cúng ngoài trời
- Văn khấn Lễ Giao Thừa trong nhà và cách sắm lễ cúng bàn thờ
- Văn khấn thần linh trong nhà ngày mùng 1 tết
- Văn khấn Dâng sao giải hạn Rằm Tháng Giêng
Văn khấn cúng giao thừa 2022
Ý nghĩa lễ cúng giao thừa
Lễ cúng giao thừa 2022 – hay còn gọi là Lễ Trừ Tịch theo người Tàu còn là một lễ khu trừ ma quỷ. Tục Tàu xưa vào ngày trừ Tịch, tức là ngày 30 Tết theo lich am, có dùng 120 trẻ con trạc chín mười tuổi, mặc áo thâm, đội mũ đỏ, cầm trống vừa đi đường vừa đánh để trừ khử ma quỷ, do đó có danh từ Trừ Tịch. Lễ Trừ Tịch cử hành vào lúc giao thừa nên lễ này còn mang tên là lễ cúng Giao Thừa.
Văn khấn cúng Giao Thừa – Lễ trừ tịch ngày 30 tết
Ý nghĩa của Lễ trừ tịch là đem bỏ đi hết những điều xấu dở cũ kỹ của năm cũ sắp qua để đón những cái mới, tốt đẹp của năm mới.
Thông thường, các gia đình thường cúng lễ trừ tịch cả ở ngoài trời và trong nhà. Việc cúng giao thừa cũng có nơi cử hành ở đình, miếu.
Sau khi quét dọn nhà cửa cổng ngõ, sửa sang bàn thờ, bỏ hết chân nhang cũ, thay cát mới vào lư hương, cát mới phải sạch sẻ rửa nước phơi khô cho thật trắng, chỉ còn lại 1 hoặc 3 chân nhang cũ đẹp nhất, đốt thêm, cắm chân nhang đứng thẳng rồi đặt lên ban thờ.
Sau đó, đại điện trong nhà có người ra nghĩa địa thắp hương tổ tiên và họ hàng thân thích, khẩn mới tổ tiên về chứng giám ngày Tết của con cháu (không thắp hương mã mới). Dựng cây nêu phía trước nhà (lệ cũ), dán câu đối, treo tranh ảnh, trả nợ nần, sữa cổng ngõ, có điều kiện thì mua hoa mai, hoa cúc, hoa đào… Sau đó làm cỗ cũng Gia thần, Gia tiên, lập ban đặt lễ tiễn quan đương niên Cũ và sắm lễ chuẩn bị đón quan đương niên mới.
Theo phong tuc tap quan của người Việt Nam tư cổ xưa, tại thời điểm giao thừa nhà nhà đều cúng giao thừa ngoài trời và cúng giao thừa trong nhà. Trước giờ Tý phải làm lễ tiễn quan đương niên cũ sau đó đón quan đương niên mới. Đến đầu giờ Tý mọi chuyện phải xong để chuẩn bị đón giao thừa.
Mỗi năm có một vị quan đương niên nên việc làm sớ tấu cũng như lễ vật cần phải cẩn thận chú ý. Vì có 12 Vị Hành Khiển và 12 Phán Quan (Phán quan là vị thần giúp việc cho các vị Hành Khiển). Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại.
Vương hiệu của 12 vị Hành Khiển và các Phán Quan như sau:
- Nám Tý: Chu Vương hành khiển, Thiên Ôn hành binh chi thần, Lý Tào phán quan.
- Năm Sửu: Triệu Vương hành khiển, Tam thất lục thương hành binh chi thần, Khúc tào phán quan.
- Năm Dần: Ngụy Vương hành khiển, Mộc tinh hành binh chi thần, Tiêu tào phán quan.
- Năm Mão: Trịnh Vương hành khiển, Thạch tinh hành binh chi thần, Liễu tào phán quan.
- Năm Thìn: Sở Vương hành khiển, Hỏa tinh hành binh chi thần, Biểu tào phán quan.
- Năm Tỵ: Ngô Vương hành khiển, Thiên hao hành binh chi thần, Hứa tào phán quan.
- Năm Ngọ: Tuần Vương hành khiển, Thiên hao hành binh chi thần, Vương tào phán quan.
- Năm Mùi: Tổng Vương hành khiển, Ngũ đạo hành binh chi thần, Lâm tào phán quan.
- Năm Thân: Tề Vương hành khiển, Ngũ miếu hành binh chi thần, Tống tào phán quan.
- Năm Dậu: Lỗ Vương hành khiển, Ngũ nhạc hành binh chi thần, Cự tào phán quan.
- Năm Tuất: Việt Vương hành khiển, Thiên bá hành binh chi thần, Thành tào phán quan.
- Năm Hợi:Lưu Vương hành khiển, Ngũ ôn hành binh chi thần, Nguyễn tào phản quan.
* Sắm lễ:
Lễ vật cúng giao thừa trong nhà gồm: Hương hoa, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, bánh kẹo
Mâm cỗ mặn ngày Tết đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết (Tuỳ theo sự chuẩn bị của mỗi gia chủ). Sau khi cung kính bày lễ lên bàn thờ thì đốt nến (đèn), thắp nén huơng thơm và thành kính cần khẩn.
Bài cúng giao thừa trong nhà:
Nam mô a di Ðà Phật!
Nam mô a di Ðà Phật!
Nam mô a di Ðà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương chhư Phật, Chư Phật mười phương
– Con kinh lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ chư Vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Kim Niên Ðường cai Thái tuế Chí đức Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư Vị Đại Vương.
– Con kính lạy các Ngài Ngũ Phương, Ngũ thổ Long Mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân cùng tất cả các vị thần linh coi quản ở trong xứ này.
– Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ …….
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm ………………………………………
Tin chủ [chúng] con là : …………………………………………………
Ngụ tại:………………………………………………………..
Trước án kính cẩn thưa trình:
Ðông tàn sắp hết
Năm kiệt tháng cùng
Xuân tiết gần kề
Minh niên sắp tới.
Hôm nay là ngày 30 Tết, Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sửa phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư Linh. Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị Tôn thần, liệt vị Gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị Hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an, thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận.
Nam mô a di Ðà Phật!
Nam mô a di Ðà Phật!
Nam mô a di Ðà Phật!
2. VĂN KHẤN GIAO THỪA NGOÀI TRỜI NĂM 2022
* Cách bày mâm cúng giao thừa ngoài trời
Lễ vật cúng giao thừa ngoài trời gồm:
+ Hương, hoa, đèn nến, trầu cau, quần áo, mũ Thần linh.
+ Mâm lễ mặn với thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, chè, bánh chưng
Tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà.
Mâm lễ cũng giao thừa phải được chuẩn bị chu đáo, trang trọng với lòng thành kính.
Vào đúng thời điểm giao thừa, người chủ gia đình phải thắp đèn, nến, rót rượu, rồi khấnn vái trước án.
Văn khấn giao thừa ngoài trời 2022 :
Nam mô a di Ðà Phật!
Nam mô a di Ðà Phật!
Nam mô a di Ðà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Ðức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
– Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy Ngài Cựu niên Đương cai Hành khiển
– Con kính lạy Đương niên Thiên quan (năm nào khấn danh Vị của Vị Hành khiển ấy) năm … các Ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Táo quân, Chư Vị Tôn thần.
Nay là phút giao thừa năm………
Tin chủ (chúng) con ……………………….
Ngụ :……………………………………………
Giao thừa chuyển năm
Năm cũ qua đi
Năm mới đã đến
Tam dương khai thái
Vạn tượng canh tân.
Ngài Thái Tuế Tôn thần trên Vâng lệnh Thượng để giám sát Vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh, tảo trừ yêu nghiệt.
Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân ngày đầu Xuân, tín
chủ chúng con thành tâm, sắm sửa hương hoa phẩm vật dâng lên trước án, cúng dâng Phật Thánh dâng hiến Tôn thần, đốt nén
hương thơm, thành tâm bái thỉnh.
Chúng con kính mới: Ngài Cựu niên đương cai, Ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần; ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư Vị Ðại Vương, ngài Bản Xứ Thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long Mạch Tài thần, các bản gia Táo quân và chư Vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi Xin các vị giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật, phù
hộ cho gia đình chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hòa thuận, làm ăn phát đạt.
Chúng con lễ bạc tậm thành, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.
Nam mô a di Ðà Phật!
Nam mô a dÍ Ðà Phật!
Nam mô a dÍ Ðà Phật!
Văn khẩn có thể viết vào giấy để đọc(giấy màu vàng hoặc đỏ dùng để viết văn cúng), sau khi hết 3 tuần hương thì hóa tờ giấy viết văn khẩn cùng vàng mà dâng cúng.
Như vậy màu sắc cũng như những điều kiêng kỵ đã nhắc để chúng ta sắm, hoặc kiêng tránh khi sữa lễ. Ngoài lễ vật hương hoa, trầu, rượu, bánh, xôi, chè, gà còn thêm áo giấy, tiền giấy, giấy vàng… để đưa tiễn hoặc đón tiếp các vị Hành khiển hàng năm, cũng như các Vị Phán quan của nhà Trời.
* Lưu ý:
Sau khi khấn lễ tiễn quan đương niên cũ, sẽ tiến hành lễ đón quan đương niên mới (tống cựu nghinh tân). Lễ Vật cũng được chuẩn bị trước và đúng giờ phút Giao thừa sẽ tiến hành thắp nhang, làm thủ tục lễ, đọc văn khấn xong thì hoá tờ Văn.
Như vậy, chiều 30 và đêm 30 sẽ phải tiến hành làm Lễ tất niên (chiều 30 tết), lễ trước và trong lúc cúng Giao thừa vừa tống cựu nghinh tân, vừa cũng lễ Tiên tổ.
Dưới đây là bài cúng tiễn quan đương niên cũ và đón quan đương niên mới:
- Văn cúng tiễn quan đương niên cũ
Quốc hiệu… tỉnh… huyện…. Xã…. thôn……
Ngày… tháng… năm…
Tên họ tín chủ… tuổi… đồng gia kính cẩn, sắm lễ vật hương đăng … Thành tâm dâng lên … Hành khiển, cùng đức … Phán quan.
Kính mong Đại Vương xoi xét
Lượng trời chẳng ghét khoan dung
Giúp vua giữ vững ngôi Hoàng cực
Âm thỏa dương vui mát mẻ tiết xuân phong
Ơn trời đã dựng xây giếng mối.
Nhờ đất mà sinh sản hợp đạo tiết tòng.
Tiết thuộc Nguyên tiêu mừng năm mới
Lễ làm trừ tịch tiễn Ðại Vương.
Xét thấy năm tháng qua đội ơn rất lớn,
Xem ngày vừa hết nhà đức quan trên
Năm khác cờ hoa đón ngài trở lại
Lại nhà ban phúc được như lòng.
Muôn trông đức Ðại Vương
Kinh cẩn bày lời.
- Văn khấn đón quan Đương niên mới:
Quốc hiệu… tỉnh… huyện…. Xã…. thôn……
Ngày… tháng… năm…
Tên họ tín chủ… tuổi… đồng gia kính cẩn, sắm lễ vật hương đăng … Thành tâm dâng lên … Hành khiển, cùng đức … Phán quan.
Kính mong Đại Vương,
Thông minh tài trí.
Văn Võ Thánh thần,
Ban ân ban đức.
Ngài tôn Vâng đế mệnh phân công, Để xứ lý âm – dương đều thoả mãn.
Minh bạch nơi vương tâm chính trực,
Cai quản cương vực nhà anh quân.
Trừ tịch đã làm lễ tống cựu
Nguyên tiêu nay dâng lễ nghinh tân
Năm trước trọng trách đảm đương, đội nhà ơn đức chính trực
Ngày nay thuý hoa lại thấy, ngửa trông lượng cả khoan dung
Cúi lạy nhà ơn đức Ðại Vương
Kính cẩn bày lời.
Lưu ý, nếu trời mưa gió thì có thể kê ban thờ giữa nhà, đặt lễ tiễn Quan đương niên cũ cũng như đón Quan đương niên mới. Có nhiều gia chủ vị trí sân thấp trũng, hoặc chật chội thì nên lập bàn giữa nhà để làm lễ “tổng cựu nghinh tân”. Cũng có một số gia chủ còn viết bốn chữ đại tự “Thiên quan tích phúc” (Quan nhà trời cho phúc) và treo phía trên mâm lễ.
Tweet