Vòng Bác Sĩ

Vòng Bác Sĩ gồm 12 sao là Bác Sĩ (Lộc Tồn đồng cung), Lực Sĩ, Thanh Long, Tiểu Hao, Tướng Quân, Tấu Thư, Phi Liêm, Hỉ Thần, Bệnh Phù, Đại Hao, Phục Binh, Quan Phủ

Chú ý an theo vòng Bác Sĩ còn có Kình Đà (Lộc Tồn Bác Sĩ bao giờ cũng có Kình Đà giáp biên), Quốc Ấn và Đường Phù. Lưu Niên Văn Tinh (LNVT) thì luôn luôn đồng cung với Đại Hao hoặc Tiểu Hao thành ra khi nghiên cứu vòng Bác Sĩ chúng ta cần xét thêm Lộc Tồn, Quốc Ấn, Đường Phù và LNVT

Biểu tượng

Thanh Long: cá to

Thiên Tướng Song Hao đồng cung: mặt nhỏ choắt

Phi Liêm: tóc

Phi Liêm Hồng Loan đồng cung: tóc dại nhiều và mượt

Kình Dương: dương vật, cái đục, cái đẽo, cái búa

Kình Dương, Đà La, Thiên Hình: mai thuổng để đào lỗ

Đà La: mực

Tấu Thư: giấy, văn tế

Tấu Thư gặp Hỏa hay Linh: rượu mùi

Hỉ Thần: hậu môn

Quốc Ấn: con dấu, triện, vàng bạc bỏ vào áo quan

Đường Phù: đồ khâm liệm

Hóa Kỵ: cây phướn, cây nêu, chén thuốc đắng

Đặc điểm

Vòng Bác Sĩ được chia thành 4 nhóm tam hợp:

(Lộc Tồn, Bác Sĩ) – Tướng Quân – Bệnh Phù (Lộc Sĩ Tướng Bệnh Phù)

Lực Sĩ – Tấu Thư – Đại Hao (Lực Tấu Đại Hao)

Thanh Long – Phi Liêm – Phục Binh (Long Phi Phục)

Tiểu Hao – Hỉ Thần – Quan Phủ (Tiểu Hao Hỉ Phủ)

trong đó Lộc Sĩ Tướng Bệnh Phù và Long Phi Phục thì cư cùng cung có Âm Dương giống nhau, Lực Tấu Đại Hao và Tiểu Hao Hỉ Phủ cư cùng cung có Âm Dương giống nhau

Khi phân biệt Dương Nam Âm Nữ hoặc Âm Nam Dương Nữ thì cụ thể ta có:

Dương Nam Âm Nữ

Lộc Tồn, Bác Sĩ (Phi Liêm xung) – Tướng Quân (Phục Binh xung) – Bệnh Phù, Quốc Ấn (Thanh Long xung)

Lực Kình (Hỉ Thần xung) – Tấu Thư, Đường Phù (Quan Phủ, Đà La xung) – Đại Hao (Tiểu Hao, LNVT xung)

Thanh Long (Bệnh Phù, Quốc Ấn xung) – Phi Liêm (Lộc Tồn, Bác Sĩ xung) – Phục Binh (Tướng Quân xung)

Tiểu Hao, LNVT (Đại Hao xung) – Hỉ Thần (Kình Lực xung) – Quan Phủ, Đà La (Tấu Thư, Đường Phù xung)

Âm Nam, Dương Nữ

Lộc Tồn, Bác Sĩ (Phi Liêm xung) – Tướng Ấn (Phục Binh xung) – Bệnh Phù (Thanh Long xung)

Lực Sĩ, Đà La (Hỉ Thần, Đường Phù xung) – Tấu Thư (Quan Phủ, Kình Dương xung) – Đại Hao, LNVT (Tiểu Hao xung)

Thanh Long (Bệnh Phù xung) – Phi Liêm (Lộc Tồn, Bác Sĩ xung) – Phục Binh (Tướng Ấn xung)

Tiểu Hao (Đại Hao, LNVT xung) – Hỉ Thần, Đường Phù (Đà Lực xung) – Quan Phủ, Kình Dương (Tấu Thư xung)

Các tuổi Giáp Ất, Canh Tân thì Lộc Tồn an tại cung có cùng Âm Dương tuổi đưa đến Lộc Sĩ Tướng Bệnh Phù và Long Phi Phục thì cư cùng cung có Âm Dương giống với Âm Dương tuổi, và Lực Tấu Đại Hao và Tiểu Hao Hỉ Phủ cư cùng cung có Âm Dương trái ngược với Âm Dương tuổi

Các tuổi Bính Đinh Mậu Kỷ Nhâm Quí thì Lộc Tồn an tại cung có Âm Dương trái ngược với Âm Dương tuổi đưa đến Lộc Sĩ Tướng Bệnh Phù và Long Phi Phục thì cư cùng cung có Âm Dương trái ngược với Âm Dương tuổi, và Lực Tấu Đại Hao và Tiểu Hao Hỉ Phủ cư cùng cung có Âm Dương giống với Âm Dương tuổi

Chú ý:

Quốc Ấn bao giờ cũng tam hợp với Lộc Tồn và gặp Tướng Quân đồng cung hay tam hợp (luôn luôn đồng cung với Bệnh Phù hay Tướng Quân) (bộ Lộc Tồn Tướng Ấn). Dương Nam Âm Nữ thì Ấn, Bệnh Phù đồng cung, Âm Nam Dương Nữ thì Tướng Ấn đồng cung

Đường Phù thì luôn đồng cung với Tấu Thư (Dương Nam Âm Nữ) hoặc Hỉ Thần (Âm Nam Dương Nữ)

Kình Dương và Đà La thì đồng cung với Lực Sĩ hay Quan Phủ. Dương Nam Âm Nữ thì Kình Lực đồng cung, Quan Phủ Đà đồng cung. Âm Nam Dương Nữ thì Kình Quan Phủ đồng cung, Đà Lực đồng cung

Đường Phù thì đồng cung với Tấu Thư hay Hỉ Thần

Quan Phủ hoặc Lực Sĩ luôn đồng cung với Kình hoặc Đà

Tấu Thư và Hỉ Thần có đủ bộ Kình Đà tam hợp xung chiếu

LNVT thì đồng cung với Đại Hao hay Tiểu Hao. Dương Nam Âm Nữ thì Tiểu Hao, LNVT đồng cung, Âm Nam Dương Nữ thì Đại Hao, LNVT đồng cung

Lộc Tồn bao giờ cũng đồng cung với Bác Sĩ. Lộc Tồn Bác Sĩ thì giáp Kình Đà, luôn có Quốc Ấn (bộ Lộc Tồn Bác Sĩ Tướng Ấn). Tướng Quân hay Bệnh Phù đều có Quốc Ấn Lộc Tồn (bộ Tướng Ấn Lộc Tồn)

Song Hao thì luôn xung chiếu với nhau (bộ Song Hao LNVT)

Tóm lại

Dương Nam, Âm Nữ thì Ấn, Bệnh Phù đồng cung, Đường Phù Tấu Thư đồng cung, Kình Lực đồng cung, Quan Phủ Đà đồng cung, Tiểu Hao, LNVT đồng cung

Âm Nam Dương Nữ thì Tướng Ấn đồng cung, Đường Phù, Hỉ Thần đồng cung, Kình Quan Phủ đồng cung, Đà Lực đồng cung, Đại Hao, LNVT đồng cung

Trong bốn tam hợp kể trên thì sơ lược chúng ta thấy rằng

Tam hợp (Lộc Tồn, Bác Sĩ) – Tướng Quân – Bệnh Phù thì tốt đẹp nhất vì luôn có bộ Lộc Tồn Tướng Ấn, dễ kết hợp với các sao khác thành nhiều bộ tốt đẹp như Binh Hình Tướng Ấn, Hình Quyền Tướng Ấn, Lộc Mã giao trì, Song Lộc… Bộ này chủ về cồng danh, uy quyền, tài lộc và trong tam hợp này vị trí của Bệnh Phù là dở nhất. Tam hợp này tối kỵ gặp Tuần Triệt vì các sao Lộc Tồn, Tướng, Ấn đều kỵ gặp Tuần Triệt, gặp Tuần Triệt thì có hại cho công danh tiền tài, chủ sự bị cách chức, giáng chức. Nhìn chung thì tam hợp này thích hợp với bộ Tử Phủ Vũ Tướng nhất (Lộc Tồn hợp Tử Phủ, Thiên Tướng hợp Tướng Quân)

Tam hợp Thanh Long – Phi Liêm – Phục Binh thì có tính cách cát phù hung diệt, tùy theo hội họp với hung sát tinh mà luận đoán có khác nhau. Bộ này có đặc điểm là Thanh Long cải hóa được hung tinh Hóa Kỵ và Lưu Hà (bộ Thanh Long, Lưu Hà hoặc Thanh Long Hóa Kỵ), Phi Liêm thì cải hóa được bại tinh Bạch Hổ (bộ Phi Hổ) và Phục Binh cải hóa được Thiên Hình đồng cung (bộ Binh Hình Tướng Ấn). Trong tam hợp này vị trí của Phục Binh là dở nhất, còn Thanh Long thì thường tốt và Phi Liêm thì xấu tốt lẫn lộn (Phi Liêm luôn có Lộc Tồn xung chiếu)

Tam hợp Lực Sĩ – Tấu Thư – Đại Hao và tam hợp Tiểu Hao – Hỉ Thần – Quan Phủ thì luôn luôn bị Kình hoặc Đà xâm nhập (tại vị trí Tấu Thư và Hỉ Thần thì có đủ bộ Kình Đà tam hợp và xung chiếu) và Hao tinh xuất hiện (tại vị trí Hao thì có đủ bộ Song Hao LNVT), và có thể có LNVT. Tùy theo vị trí đắc hãm của Kình Đà và Hao cùng sự phối hợp với các chính trung tinh hợp cách hay phá cách mà sự tốt đẹp hoặc xấu xa có khác nhau, nhưng cho dù như thế nào chăng nữa thì cũng ngầm mang tính chất hao tán, không bền (Đại, Tiểu Hao), thăng trầm (Kình, Đà, Hao) thành ra lá số quí hiển thường không có hai tam hợp này tại Mệnh Thân. Hai tam hợp này không thích hợp cho bộ Nhật Nguyệt nhất (vì có Kình Đà)

Bộ Thanh Long Lưu Hà

Chỉ có tuổi Bính Đinh Tân Quí mới có bộ Thanh Long Lưu Hà đồng cung hay tam hợp, không có vị trí xung chiếu. Thanh Long Lưu Hà đồng cung tại Dần và Mùi cho Dương Nam Âm Nữ tuổi Bính Quí, và Thìn cho Âm Nam Dương Nữ tuổi Đinh

Quốc Ấn

Hành Thổ

Quốc Ấn bao giờ cũng tam hợp với Lộc Tồn và gặp Tướng Quân đồng cung hay tam hợp (luôn luôn đồng cung với Bệnh Phù hay Tướng Quân) (bộ Lộc Tồn Tướng Ấn). Dương Nam Âm Nữ thì Ấn, Bệnh Phù đồng cung, Âm Nam Dương Nữ thì Tướng Ấn đồng cung

Lợi ích cho việc thi cử, cầu công danh (TTL)

Giữ gìn chức vị, quyền hành (TTL)

Gặp Tuần Triệt án ngữ thì ngăn trở mọi công việc, bế tắc, thất bại, bị bãi miễn chức vị (TTL)

Giải được sát tinh Thiên Hình, gặp Thiên Hình thì lại tốt (bộ Hình Tướng Ấn), nhất là về võ nghiệp, đặc biệt là khi có thêm Phục Binh hoặc Hóa Quyền hợp thành bộ Binh Hình Tướng Ấn hoặc Hình Quyền Tướng Ấn

Gặp Thai Cáo thì rất hợp cách

Cung Huynh Đệ có Tử Vi Quốc Ấn thì là con thứ nhưng sau là con trưởng

Cung Thao (cung Huynh Đệ) Đế Ấn (Tử Vi Quốc Ấn) đoạt trưởng tranh quyền (4)

Tướng Quân tọa thủ, Phục Binh xung chiếu, Hình Ấn hội họp (bộ Binh Hình Tướng Ấn, người Âm Nam Dương Nữ mới có, Lộc Tồn luôn luôn tam hợp) là người văn võ toàn tài thường chuyên về tham mưu hay quốc phòng nhưng nếu Phục Binh tọa thủ, Tướng xung chiếu thì bị cách Nội Binh Ngoại Tướng không được tốt đẹp

Hình Ấn lai triều, Tướng Binh tọa chiếu ái văn xưng võ (9)

Hình, Tướng, Ấn, Binh hợp cùng, Tài kiêm văn võ vẫy vùng nơi nơi

Tướng Ấn tại Hợi Tí gặp cát tinh thì giàu sang. Âm nam Dương Nữ mới có Tướng Ấn. Tại Hợi thì là trường hợp Lộc Tồn cư Mão, còn tại Tí thì không thể có trường hợp nào xảy ra Tướng Ấn hội họp thành ra cần xét lại câu phú hoặc là giải thích rằng Tướng Quân hoặc Quốc Ấn hội cùng cát tinh thì giàu sang Cả hai trường hợp trên đều có Lộc Tồn tam hợp:

Những người là bậc sang giàu, Hợi Tí Tướng, Ấn lại chầu cát tinh

Mấy người dự bậc quan sang, Hợi Tí Tướng, Ấn cũng làng cát tinh (B169)

Triệu Tử Long cung Mệnh Thân an tại Sửu Mùi có Hình Quyền Tướng Ấn nên rất tài giỏi đánh đông dẹp Bắc lập nhiều chiến công cho nhà Hán

Triệu Tử phù Hán thị ư Hình Quyền Tướng Ấn Sửu Mùi (8)

Lưu Bị kế nghiệp nhà Hán nhờ cả Mệnh và Thân đều có Khoa Quyền Hình Ấn Hồng Khôi:

Lưu Huyền Đức đạt thừa Hán nghiệp thị ư Tử Phủ Khoa Quyền Hình Ấn Hồng Khôi Mệnh, Thân (45, TTL)

Mệnh tại Hợi có Tử Vi Thất Sát, cung Quan tại Mùi có Vũ Tham đồng cung lại có thêm Hình Ấn Khôi Khoa thì làm văn nhưng kiêm về võ, lập nhiều kỳ công, nếu cung Quan lại gặp Triệt thì trở nên không xài được (chú ý rằng Triệt không cư tại Tuất Hợi):

Hợi cung Tử Sát (Tử Vi Thất Sát) gia kiêm Hình Ấn Khôi Khoa lai nhập Quan cung cư văn hoàn vũ xuất xử kỳ công đa đạt, duy hãm Triệt cư, phế cách (65)

Lã Bất Vi là thương gia giàu có, hạn gặp Phá, Tướng, Tử, Tham, Hình, Quyền Ấn, Hồng, Phụ Bật nên có uy quyền và lấn át quyền vua

Lã Vi thương phú chi nhân, hạn phùng Phá, Tướng, Tử, Tham, Quyền Ấn, Hồng, Hình, Phụ Bật, quyền nhiếp Tân Triều nhi tiếm Ðế

Thai Phụ, Phong Cáo rất cần gặp Ấn Tướng, rất kỵ gặp Cự Đồng nếu được Khôi Xương hội họp đi thi thì đỗ đầu

Phụ Cáo ái giao Ấn Tướng ố kị Cự Đồng nhi ngộ Khôi Xương cử khoa ngao đầu tác chiến (29)

Nhật tại Tỵ có Tướng Ấn thì hợp với võ cách, gặp thời loạn thế thì mới thành công rực rỡ. Chú ý rằng Quốc Ấn luôn tam hợp Lộc Tồn:

Nhật Mộc (Mộc Dục) Mã tại Tỵ cung,

Trường Sinh Phụ Bật hợp cùng: phú vinh (HC 55)

Bằng gặp Tướng Ấn: binh hùng,

Phải thời loạn thế mới thành công to (HC)

Tử Vi Thất Sát tại cung Tỵ thì ví như vua mang kiếm báu tất nhiên có uy quyền và phú quí, gặp Hỏa Tinh, Tuyệt hội họp thì người khát máu, tàn nhẫn, hay giết người, nhưng lại gặp Bật Khoa Mã Ấn Tràng Sinh, Hồng Loan thì lập được chiến công thần kỳ, là Ðại Tướng

Sát Tử (Tử Vi Thất Sát) Tốn cung (cung Tỵ) Ðế huề bảo kiếm, Hỏa (Hỏa Tinh) Tuyệt nhập xâm, đa sát chi nhân, hạnh ngộ Bật Khoa Mã Ấn Sinh Hồng di lập chiến công vi Ðại Tướng (TTL)

Đường Phù

Hành Mộc

Đường bệ, uy nghi (TTL)

Lợi ích cho việc cầu công danh (TTL)

Giúp cho việc mua tậu nhà đất được dễ dàng, làm cho nhà đất thêm cao đẹp, rộng rãi (TTL)

Đường Phù Bạch Hổ đồng cung: có sự bắt bớ tù đày (TTL)

Nhị hạn gặp Bạch Hổ, Đường Phù thì cầu công danh, tài lộc, thi cử, cưới hỏi sẽ đắc ý (VVT)

Đặc điểm về cách an sao

Đường Phù không an ở Tí Ngọ, Mão Dậu và luôn luôn bị bộ Kình Hao tam hợp, Đà hợp chiếu (Kình, Hao và Đường Phù tam hợp)

Các sao thuộc vòng Bác Sĩ phân theo tam hợp

Tam hợp Lộc Tồn, Bác Sĩ – Tướng Quân – Bệnh Phù và có Quốc Ấn (bộ Lộc Tướng Ấn) với sao xung chiếu là một trong ba sao của bộ Long Phi Phục

Bác Sĩ

Hành Thủy

Chủ về văn chương, công danh thi cử (VVT)

Thuộc tam hợp Lộc Tồn, Bác Sĩ – Tướng Quân – Bệnh Phù và có Quốc Ấn (bộ Lộc Tướng Ấn)

Dương Nam Âm Nữ

Lộc Tồn, Bác Sĩ (Phi Liêm xung) – Tướng Quân – Bệnh Phù, Quốc Ấn

Âm Nam, Dương Nữ

Lộc Tồn, Bác Sĩ (Phi Liêm xung) – Tướng Ấn – Bệnh Phù

Luôn đồng cung với Lộc Tồn (nên lúc nào cũng có Kình Đà giáp, và vì đồng cung với Lộc Tồn nên cũng mang ý nghĩa phú quí do Lộc Tồn gây ra) và có Quốc Ấn tam hợp hay xung chiếu, Phi Liêm xung (bộ Lộc Tồn, Bác Sĩ, Tướng Ấn)

Gặp Riêu Y là cách thầy thuốc giỏi (VVT)

Tướng Quân

Hành Mộc

Thuộc tam hợp Lộc Tồn, Bác Sĩ – Tướng Quân – Bệnh Phù và có Quốc Ấn (bộ Lộc Tướng Ấn)

Dương Nam Âm Nữ

Lộc Tồn, Bác Sĩ – Tướng Quân (Phục Binh xung) – Bệnh Phù, Quốc Ấn

Âm Nam, Dương Nữ

Lộc Tồn, Bác Sĩ (Phi Liêm xung) – Tướng Ấn (Phục Binh xung) – Bệnh Phù

Lúc nào cũng có Lộc Tồn tam hợp, và có Phục Binh xung chiếu

Chủ uy quyền, can trường, có liên quan đến quân sự, binh quyền

Lợi ích cho việc cầu công danh

Thủ Mệnh thì là người có lưng ngắn, gặp Việt thì da hơi đen, tính quả cảm nhưng hơi thô (VVT)

Can đảm, dũng mãnh, hiên ngang, quả cảm

Kiêu căng, có óc lãnh tụ, thích cầm đầu

Thủ tại Nữ Mệnh thì hay ghen tương, lấn át chồng

Thiên Tướng, Tướng Quân đồng cung là cách lưỡng Tướng, chủ uy quyền hiển hách. Theo VVT thì gặp Thiên Tướng ở Mệnh hay ở Quan Lộc là cách lưỡng Tướng, là xuất tướng nhập tướng. Cách Lưỡng Tướng môt thủ tại Mệnh, một tại Quan hay Di là hợp cách hơn lưỡng Tướng đồng cung

Gặp Thiên Hình miếu địa thì như tướng có mang thanh long đao, mang kiếm (Thiên Hình)

Hội với Hình Ấn thì là cách Binh Hình Tướng Ấn, thiên về võ nghiệp. Nếu có thêm Thiên Tướng thì binh quyền hiển hách, toàn mỹ hơn nhiều

Tướng Phục Hồng Đào hay Việt Khôi là cách sớm phát về binh nghiệp, nhưng là người có văn chương học thức, thường hay quản trị chính thức tại các nha sở hay tham mưu (VVT)

Tướng (Tướng Quân hoặc Thiên Tướng) tối kỵ gặp Tuần Triệt án ngữ, ví như là tướng bị chặt đầu (Đoản đầu Tướng quân), gây ra tổn hại đến công danh, quyền thế, chủ sự truất giáng, bãi chức hoặc tai nạn như xe cộ, dao súng, sát hại khủng khiếp

Tướng Quân tọa thủ, Phục Binh xung chiếu, Hình Ấn hội họp (bộ Binh Hình Tướng Ấn, người Âm Nam Dương Nữ mới có, Lộc Tồn luôn luôn tam hợp) là người văn võ toàn tài thường chuyên về tham mưu hay quốc phòng nhưng nếu Phục Binh tọa thủ, Tướng xung chiếu thì bị cách Nội Binh Ngoại Tướng không được tốt đẹp

Hình Ấn lai triều, Tướng Binh tọa chiếu ái văn xưng võ (9)

Hình, Tướng, Ấn, Binh hợp cùng, Tài kiêm văn võ vẫy vùng nơi nơi

Vũ Tài Lục ghi như sau và như vậy có lẽ ghi lộn Hình thành Kình. Chú ý Phục Binh không bao giờ tam hợp xung chiếu với Kình Dương, chỉ có khi nhị hợp (Âm Nam Dương Nữ, Phục Binh tại Sửu Mùi nghĩa là tuổi Bính Mậu Nhâm) mới có:

Thiên Hình đóng tại Dần cung,

Mệnh Thân ở đó uy hùng tướng quân

Kình Binh Tướng Ấn hợp cùng,

Tài kiêm văn võ vẫy vùng bốn phương (VTL 329)

Tướng Ấn tại Hợi Tí gặp cát tinh thì giàu sang. Âm nam Dương Nữ mới có Tướng Ấn. Tại Hợi thì là trường hợp Lộc Tồn cư Mão, còn tại Tí thì không thể có trường hợp nào xảy ra Tướng Ấn hội họp thành ra cần xét lại câu phú hoặc là giải thích rằng Tướng Quân hoặc Quốc Ấn hội cùng cát tinh thì giàu sang Cả hai trường hợp trên đều có Lộc Tồn tam hợp:

Những người là bậc sang giàu, Hợi Tí Tướng, Ấn lại chầu cát tinh

Mấy người dự bậc quan sang, Hợi Tí Tướng, Ấn cũng làng cát tinh (B169)

Theo Thái Vân Trình thì cung Mệnh có Thiên Tướng tọa thủ gặp Thiên Quan Tấu Thư hội họp, nếu Mệnh xấu xa thì là thầy tu hay làm nghề phù thủy

Quan (Thiên Quan) phùng Tướng Tấu nghề chi, Mệnh hung tà đạo tăng ni kẻo nào (24)

Triệu Tử Long cung Mệnh Thân an tại Sửu Mùi có Hình Quyền Tướng Ấn nên rất tài giỏi đánh đông dẹp Bắc lập nhiều chiến công cho nhà Hán

Triệu Tử phù Hán thị ư Hình Quyền Tướng Ấn Sửu Mùi (8)

Đào Tiềm kiên tâm sống ẩn dật vì Bạch Hổ Tướng Quân đồng cung. Người Dương Nam, Âm Nữ có Thái Tuế đồng cung với Bệnh Phù, người Âm Nam Dương Nữ có Thái Tuế đồng cung với Lộc Tồn thì Bạch Hổ Tướng Quân đồng cung:

Bạch Hổ kiếp Tướng Quân, Đào Tiềm kiên ẩn (2, B79)

Mã Lộc gặp Tướng Quân thì là người giàu sang và anh hùng. Chú ý Lộc Tồn bao giờ cũng có Tướng Quân tam hợp:

Mã Lộc ngộ Tướng (Tướng Quân) mấy ai, giàu sang đến trước đàng trai anh hùng (21)

Tướng Quân Lộc Mã mấy người, Giầu sang đến trước đáng trai anh hùng (B41)

Tướng Quân, Lộc, Mã có người, Giầu sang đảm lược, nên trai anh hùng (cung Huynh Đệ – QXT)

Phúc Đức có Tướng hay Binh đồng cung với Tử hay Tuyệt thì trong họ có người chết về binh đao, theo Nguyễn Mạnh Bảo thì người trong họ hàng phải lo chinh chiến:

Họ hàng có kẻ binh đao, Tướng (Tướng Quân) Binh Tử Tuyệt đóng vào phúc cung

Họ hàng có kẻ binh đao Tướng Tuyệt Tử Phục lâm vào phúc cung (QXT)

Người tộc thuộc phải lo chinh chiến, Tướng, Phục Binh, Tử, Tuyệt Phúc cung(B108)

Cung Tử có Thai Tướng Phục Binh thì vợ chồng đã ăn ở với nhau rồi mới lấy nhau. TVT giải rằng vợ chồng đã có con riêng rồi mới lấy nhau. QXT ghi rằng cùng có con riêng hoặc có chửa rồi mới cưới xin

Tử cung Thai Tướng Phục Binh, vợ chồng ắt đã tư sinh thuở nào (6)

Tử cung Thai, Tướng, Phục Binh, Vợ chồng ắt đã tư sinh thuở nào (QXT)

Tử cung Thai, Tướng, Phục Binh,

Hủy xà mông trước, tước bình mấy thu (không rõ ý nghĩa) (B108)

Huynh Đệ có Đế Vượng hoặc Thai thủ gặp Tướng quân thì có anh em khác cha khác mẹ. Chú ý Đế Vượng và Thai xung chiếu nhau:

Đế Vượng ngộ Thai soi cùng Tướng (Tướng Quân), Có dị bào trong áng Đệ Huynh (hai đám anh em) (B42)

Đế Vượng ngộ Thai soi cùng Tướng, có dị bào trong áng đệ huynh (25)

Hồng Loan thì là người thợ may thợ dệt nhưng gặp Phục Binh Tướng Quân thì gặp tai nạn, có lẽ về trinh tiết vì bộ Phục Tướng gặp dâm tinh như Đào, Thai thì có nghĩa xấu về trinh tiết:

Hồng Loan may vá của canh, Đối Binh Tướng lại, gái sinh tai nạn (B49)

Phục Tướng hội với Đào, Hồng, Thai hoặc Thiên Hỉ thì là cách dâm đãng, ăn chơi, trai gái nguyệt hoa bừa bãi, có người cho rằng bị chửa hoang hoặc bị hiếp:

Đào Hồng Thai Hỉ trong soi, Ngoại gia Binh Tướng gái trai ngang tàng (B42)

Đào Hoa, Thai, Hỉ trong soi, Ngoài ra Binh, Tướng ả vui hoang tàng (QXT, chị em gái bất chính)

Thai Binh Tướng Đào Hồng tương hợp, Chẳng chửa hoang bị hiếp bất ngờ

Đào Hồng Riêu Hỉ trong ngoài, Lại gia Binh Tướng gái trai hoang tàng

Đào Hồng Thai Hỉ (Thiên Hỉ) trong soi, ngoài gia Binh Tướng (Tướng Quân) gái trai ngang tàng (17)

Mệnh có Phá Quân, Tướng Quân, Thai tọa thủ, cung Thiên Di có Phục Binh và Đào Hồng thì đàn ông là người dâm loạn, đàn bà ăn chơi trắc nết, tư thông bị người chê cười. Tướng ở đây nên hiểu là Tướng Quân vì Tướng Quân và Phục Binh xung chiếu thành ra mệnh có Tướng Quân thì Di có Phục Binh:

Tướng Phá (Phá Quân) Phục nội tàng Thai diệu, Ngoài Đào, Hồng tú (sao Hồng Loan) chiếu Thiên Di. Có người dâm dục thị phi, Tư thông chi để kẻ chê người cười

Tướng Phá Phục nội tàng Thai diệu, ngoại Hồng Đào tu chiếu Thiên Di. Nam nhân dâm dục thị phi, nữ nhân tắc kỷ kẻ chê người cười (26)

Tướng, Phá, Phục trong làng Thai diệu, Ngoài Đào, Hồng, Hoa Cái, Thiên Di. Có người dâm dục thị phi, Tư thông chi để kẻ chê người cười (QXT) (B43)

Nhật tại Tỵ có Tướng Ấn thì hợp với võ cách, gặp thời loạn thế thì mới thành công rực rỡ. Chú ý rằng Quốc Ấn luôn tam hợp Lộc Tồn:

Nhật Mộc (Mộc Dục) Mã tại Tỵ cung,

Trường Sinh Phụ Bật hợp cùng: phú vinh (HC 55)

Bằng gặp Tướng Ấn: binh hùng,

Phải thời loạn thế mới thành công to (HC)

Liêm Trinh nhập miếu (Liêm Phủ Thìn Tuất, và có lẽ nên áp dụng cho Liêm Trinh Dần Thân hoặc Liêm Tướng Tí Ngọ gặp Tướng Quân thì dũng mãnh. TTL cho rằng Trọng Do có Liêm tại Thân gặp Tướng quân đồng cung. Chú ý Lộc Tồn và Tướng Quân tam hợp chiếu với nhau. Theo TVT thì người tuổi Giáp Mệnh an tại Dần và Thân, tuổi Ất Mệnh an tại Hợi, tuổi Bính Mậu Mệnh an tại Dậu, tuổi Đinh Kỷ Mệnh an tại Dần, tuổi Canh Mệnh an tại Tí, tuổi Tân Mệnh an tại Mão, tuổi quí Mệnh an tại Thân đều được cách trên

Liêm Trinh nhập miếu hội Tướng Quân (Liêm Trinh nhập miếu đồng cung với Tướng Quân), Trọng Do uy mãnh (22, TTL)

Bệnh Phù

Hành Thổ đới Mộc (TTL) hoặc Thổ (VVT)

Thuộc tam hợp Lộc Tồn, Bác Sĩ – Tướng Quân – Bệnh Phù và có Quốc Ấn (bộ Lộc Tướng Ấn)

Dương Nam Âm Nữ

Lộc Tồn, Bác Sĩ – Tướng Quân – Bệnh Phù, Quốc Ấn (Thanh Long xung)

Âm Nam, Dương Nữ

Lộc Tồn, Bác Sĩ – Tướng Ấn – Bệnh Phù (Thanh Long xung)

Luôn có Lộc Tồn Bác Sĩ tam hợp và Thanh Long xung chiếu

Chủ bệnh tật

Đau yếu, buồn rầu

Mệnh có Bệnh Phù tọa thủ thì ốm yếu, da xanh sao vàng vọt (TTL), người gầy và da hơi đen xám, hội với Địa Kiếp thì chủ hà tiện cơ hàn, hay bị bệnh đau dạ dầy, đầy hơi, hoặc kiết lị (VVT)

Mênh hay Tật có Bệnh Phù thủ gặp Đào, Hồng, Riêu hội họp thí chắc chắn mắc bệnh phong tình (TTL)

Bệnh Phù gặp Thiên Hình thì mắc bệnh phong:

Bệnh Phù ngộ Hình (Thiên Hình) vô nài (vô lợi),

Chốn ấy thì phải có người (Ắt có người chịu tật) phong sang (16)

Thiên Hình với Bệnh Phù sá kể,

Phương ấy hằng có kẻ phong sang (B106)

Nhật gặp Kỵ, Bệnh Phù và sát tinh thì gù lưng:

Gù lưng thôi chớ phân vân,

Nhật phùng Kỵ Sát lại lâm Bệnh Phù

Tam hợp Lực Sĩ, Tấu Thư, Đại Hao luôn luôn có Kình hoặc Đà tam hợp, tại vị trí Tấu Thư thì có Kình Đà chiếu

Lực Sĩ

Hành Mộc

Thuộc tam hợp Lực Sĩ, Tấu Thư, Đại Hao, cụ thể:

Dương Nam Âm Nữ:

Lực Kình (Hỉ Thần xung) – Tấu Thư, Đường Phù – Đại Hao

Âm Nam Dương Nữ:

Lực Sĩ, Đà La (Hỉ Thần, Đường Phù xung) – Tấu Thư – Đại Hao, LNVT

Đồng cung với Kình hoặc Đà. Dương Nam Âm Nữ thì đồng cung với Kình (bộ Kình Lực), Âm Nam Dương Nữ thì đồng cung với Đà (bộ Đà Lực)

Là trợ tinh, kết hợp với hung tinh thì gia tăng phần hung ác, kết hợp với các tinh thì gia tăng sự tốt đẹp (VVT)

Kình Dương Lực Sĩ đồng cung thì khoẻ mạnh địch được muôn người, tài giỏi lập nên công trạng nhưng không được phong thưởng xứng đáng như Lý Quảng:

Kình Dương phùng Lực Sĩ, Lý Quảng nan phong hầu (9, TTL)

Lý Quảng sức địch vạn chúng thị hữu Kình Dương Lực Sĩ (8, TTL)

Lý Quảng công chẳng được phong, Kình Dương Lực Sĩ tương phùng Mệnh Thân

Lý Quảng chẳng được hầu phong, Bởi vì Lực Sĩ Kình Dương tương phùng (B170)

Mệnh Dương (Kình Dương) phùng Lực (Lực Sĩ) bình thường,

Yêu thi Văn Khúc ngộ Thương (Thiên Thương) khá hiềm (Văn Khúc ngộ Thiên thương thì không tốt) (B158)

Quyền Lực đã ân lòng nâng đỡ,

Lộc lâm nhờ của vợ làm giầu (có quyền lực thì được giúp đỡ, có Lộc thì vợ giầu và nhờ đó làm giầu thêm) (B113)

Trường Sinh, Lực Sĩ nói ngoan,

Phủ phùng Thiên Mã luận bàn thấp cao

Tấu Thư

Hành Kim

Biểu tượng là giấy hoặc văn tế

Thuộc tam hợp Lực Sĩ, Tấu Thư, Đại Hao, cụ thể:

Dương Nam Âm Nữ:

Lực Kình – Tấu Thư, Đường Phù (Quan Phủ, Đà xung) – Đại Hao

Âm Nam Dương Nữ:

Lực Sĩ, Đà La – Tấu Thư (Quan Phủ, Kình xung) – Đại Hao, LNVT

Luôn luôn có bộ Kình Đà chiếu

Chủ về bằng sắc, ấn tín và thư từ (VVT)

Lợi ích cho việc làm văn, đàm luận, ca hát (TTL)

Vui vẻ, nói năng khôn khéo (TTL)

Thanh Long cơ biến đủ điều,

Tấu Thư nói ngọt (ăn nói ngọt ngào), người theo ngay về

Hội với Hóa Kỵ miếu vượng thì chủ thông minh, học vấn, là người làm việc về lập văn bằng, biên bản, khế ước, được nhiều bổng lộc (VVT)

Nhị hạn gặp Bạch Hổ, Đường Phù thì cầu công danh, tài lộc, thi cử, cưới hỏi sẽ đắc ý (VVT)

Đường Phù Bạch Hổ đồng cung: có sự bắt bớ tù đày (TTL)

Gặp Vũ, Hỉ Đào thì ưa thích nghệ thuật, hành nghề ca vũ nổi tiếng (VVT)

Mệnh có Tấu Thư thì bị nhiều khẩu thiệt. Chú ý Tấu Thư bao giờ cũng có Kình Đà tam hợp xung chiếu:

Tấu Thư thủ Mệnh thị đa khẩu thiệt chi nhân (15)

Mệnh có Tấu Thư Hoa Cái hội họp thì là người thanh nhã, thanh cao hơn người:

Tấu Thư Hoa Cái thanh kỳ, Mộc (Mộc Dục) Riêu Hoa Cái ắt thì dâm bôn

Tật cung Thai Hổ huyết băng, Tấu Thư Hoa Cái mệnh phùng thanh cao

Hoa Cái Tấu Thư thanh cao tủng chúng (4)

Bạch Hổ Tấu Thư đồng cung thì chủ về may mắn trên đường công danh thi cử:

Hổ mà gặp Tấu đồng cung, Công danh thi cử nên công dễ dàng

Tấu Thư gặp Lưu Lộc Tồn thì rất tốt, chủ hanh thông về công danh tài lộc:

Tấu Thư lưu Lộc cát tường,

Thanh Long Tướng, Phục là đường hiển vinh (B181)

Tấu Thư chưa có bao giờ,

Tuần Không ngộ Kỵ rõ ràng sứt môi (B183)

Cự Đà Tấu Tuế thì bị kiện tụng. Chú ý Tấu Thư bao giờ cũng có Kình Đà tam hợp xung chiếu:

Cự, Đà, Tấu, Tuế một đoàn,

Tháng ngày chầu chực công môn miệt mài (AB)

Mệnh có Đào Hồng Tấu Vũ thì khéo về kim chỉ vá may

Khéo nghề kim chỉ vá may, Đào Hồng Tấu Vũ ở đầy Mệnh cung (13)

Khéo nghề kim chỉ vá may, Hồng Đào Tấu Vũ ở đầy Mệnh cung (NMB, VT)

Người kim chỉ vá may khôn khéo, Tấu Vũ Hồng thủ chiếu Mệnh cung (B108)

Khéo nghề kim chỉ thêu thùa, Hồng Đào Tấu Vũ ở vào mệnh cung (HC)

Riêng Quản Xuân Thịnh thì ghi như sau:

Khéo nghề kim chỉ vá may, Cơ, Tang, Hồng, Phúc ở rầy Mệnh cung (QXT)

Hồng, Khôi, Xương, Tấu hội họp thì là mưu sỉ đắc dụng, có tiếng tăm Theo NMB nếu gặp thêm Hóa Kỵ thì không nên trăng hoa thì sẽ phong lưu

Hồng, Khôi, Xương, Tấu phù tri, Sân rồng kén bảng, danh đề ở cao (QXT)

Hồng, Khôi, Xương, Tấu phù tri, Sân rồng đứng trực, xem thì ngôi cao (VT)

Cách Xương Tấu Hồng Khôi dễ được, Chốn sân rồng dâng chước nổi danh (B112)

Thêm sao Hóa Kỵ chẳng lành, Lánh đường đào mận an mình phong lưu (B112)

Có người ghi Liêm Trinh thay vì Tấu Thư và như vậy có lẽ là sai:

Hồng Khôi Xương Liêm phù tri, Sân rồng dâng trước, trong thì danh cao

Tuổi Giáp Kỷ Mệnh có cách Tử Phủ Vũ Tướng, hạn gặp Đồng, Xương, Tấu Thư, Kình Dương hội họp thì tiền bạc hưng vượng, phúc thọ dồi dào:

Giáp Kỷ Nhân Đế cách hoan phùng kiêm hữu Đồng, Xương, Thư (Tấu Thư), Nhận (Kình Dương) hạn phùng (hạn gặp) tài tăng phúc tiến (90)

Mệnh có Quí Ân Tấu Việt Đào Hồng hội họp, con gái thì có sắc đẹp được tuyển vào lục cung, con trai thì có tài năng:

Quí Ân Tấu Việt Đào Hồng,

Lục cung gái đẹp Tam Công giai tài (B112)

Đại Hao

Coi về bộ Song Hao, Lưu Niên Văn Tinh

Tam hợp Thanh Long – Phi Liêm – Phục Binh không bị Kình Đà Song Hao xâm phạm, tại vị trí Thanh Long thì chế hóa được Hóa Kỵ, Lưu Hà (bộ Thanh Long Lưu Hà hoặc Hóa Kỵ), tại vị trí Phi Liêm thì chế hóa được Bạch Hổ (bộ Phi Hổ) nhưng tại vị trí Phục Binh thì không nên gặp Kỵ đồng cung và các dâm tinh như Thai, Đào Hồng, Riêu, Xương Khúc

Thanh Long

Hành Thủy

Ý nghĩa

Thanh là màu xanh. Long là con rồng. Người xưa nói nó hay làm mây làm mưa, cho nên cho nó là một trong bốn giống linh

Miếu vượng tại Tứ Mộ và Tí Hợi là hai cung Thủy. Khi miếu vượng thì là con rồng nhưng khi hãm địa thì là con rắn đất không có đắc lực (VVT)

Thuộc tam hợp Thanh Long – Phi Liêm – Phục Binh

Dương Nam Âm Nữ

Thanh Long (Bệnh Phù, Quốc Ấn xung) – Phi Liêm – Phục Binh

Âm Nam, Dương Nữ

Thanh Long (Bệnh Phù xung) – Phi Liêm – Phục Binh

Chủ vui vẻ, hòa nhã, lanh lợi, bặt thiệp, đem lại may mắn hanh thông về công danh, thi cử, hôn nhân, tiền tài, hỉ sự, rất lợi ích cho việc cầu công danh, thi cử cưới hỏi, sinh nở

Giải trừ được tai họa bệnh tật nhỏ do may mắn

Thanh Long cư Thìn thì đắc cách nhất, là cách lưỡng Long, gặp thêm Hóa Kỵ thủ chiếu thì càng tốt đẹp:

Thanh Long Mệnh Phúc Thân tọa thủ,

Tại Thìn cung, Mệnh Thổ, Âm Nam,

Hóa Kỵ chiếu hợp tam phương,

Tuổi Đinh tuổi Kỷ toại đường công danh (AB340)

Đồng cung với Long Đức là cách Song Long, nếu lại cư tại Thìn là cách Song Long nhập uyên, rồng vào hang vực. Tại Mệnh thì phú quí song toàn, an nhàn tọa hưởng, tại Phúc thì con gái trở thành vương phi, người tuổi Giáp, Bính, Đinh là hợp cách (VVT)

Song Long cư Phúc Đức là hợp cách nhất, là nhà có mồ mả kết phát đều cho nam nữ, chủ sự thành đạt lâu dài (VVT)

Song Long hội với Lưu Hà hay Hóa Kỵ thì công danh tài lộc không cầu cạnh vất vả mà tự nhiên tới, nếu gặp cát tinh thì hiển đạt lớn lao

Song Long mà gặp Hóa Lôc thì giàu có, làm nên như nước chảy bạc dòng

Thanh Long đồng cung với Lưu Hà là cách thanh vân đắc lộ, rồng vùng vẫy trong bể cả hay trong sông lớn, rất có lợi cho việc cầu thi cử, công danh

Thanh Long đồng cung với Hóa Kỵ là cách long vân khánh hội, rồng gặp mây (Hóa Kỵ) hoặc rồng xanh ẩn trong mây ngũ sắc nên rất rực rỡ tốt đẹp, chủ phú quí uy quyền, đem lại may mắn đáng mừng. Thái Thứ Lang cho rằng đây là trường hợp Thanh Long gặp Hóa Kỵ đồng cung tại Tứ Mộ

Long Kỵ Hà đồng cung thì tài lộc, công danh tự nhiên mà đến không cần mưu cầu cực nhọc. Nữ Mệnh gặp cách Long Kỵ Hà tại Thìn thì dáng người thanh tú, xinh tươi, con nhà khuê các, giỏi giang về ngoại giao mà kinh doanh rất giỏi, làm nên tài lộc như nước chảy bạc dòng, vượng phu ích tử. Nếu cư tại cung Phu Thê thì trai lấy vợ con nhà khuê các, vợ có tiền của hồi môn, gái lấy chồng quí hiển giàu có (AB255, AB589)

Thanh Long thủ thì là người có cơ mưu quyền biến:

Thanh Long cơ biến đủ điều,

Tấu Thư nói ngọt (ăn nói ngọt ngào), người theo ngay về

Mệnh an tại Hợi Tí có Thanh Long tọa thủ nên rất tốt đẹp như rồng gặp nước (Thủy). Thanh Long tại cung Hợi hay Tí thì rất tốt như Thái Công vui mừng gặp Văn Vương, ý nói gặp thời vận tốt đẹp. NMB chỉ ghi là tại cung Tí mà thôi:

Khảm nghi hí Thủy chi Thanh Long (4, B85)

Thanh Long phiếm hải (biển cả), Thái Công chi triều đẩu hân hân (B77)

Mệnh Tài Quan ở Thìn thuộc Thổ có Thanh Long tọa thủ, đàn ông tuổi Đinh Kỷ là hợp cách, nếu thêm Hóa Kỵ thì công danh như rồng mây gặp hội tất làm nên vinh hiển và được hưởng giàu sang trọn đời. Chú ý tuổi Đinh Mệnh tại Thìn có Thái Dương thủ thì có Hóa Kỵ tam hợp, có Cự Môn thủ thì có Hóa Kỵ đồng cung, có Thiên Đồng thủ thì có Hóa Kỵ tam hợp và VCD có Cơ Lương xung chiếu thì có Hóa Kỵ tam hợp. Còn tuổi Kỷ nếu có Văn Khúc thủ chiếu thì có Hóa Kỵ thủ chiếu

Thanh Long Thìn Thổ Đinh Kỷ Âm Nam gia hợp Kỵ tinh công danh toại mãn (5)

Thanh Long Mệnh Phúc Thân tọa thủ,

Tại Thìn cung, Mệnh Thổ, Âm Nam,

Hóa Kỵ chiếu hợp tam phương,

Tuổi Đinh tuổi Kỷ toại đường công danh (AB340)

Phúc Đức có Thanh Long thì con cái rất nhiều. Chú ý rằng Mệnh có Lộc Tồn và là Dương Nam, Âm Nữ hoặc Mệnh có Tướng Quân và là Âm Nam, Dương Nữ thì Phúc Đức có Thanh Long:

Thanh Long cư Phúc Đức nhân đinh chúng đa (6, B68)

Hạn có Thanh Long, Thai, Thiên Hỉ thì có con. Hỉ ở đây là Thiên Hỉ vì Hỉ Thần không có tam hợp xung chiếu với Hỉ Thần, chỉ có khi nhị hợp với Hỉ Thần mà thôi như Thanh Long tại Thìn cho Dương Nam Âm Nữ và tại Dậu cho Âm Nam Dương Nữ:

Thanh Long, Thai, Hỉ hợp miền, Vợ đi thai nghén khá xem phúc nhà

Thai tinh, Long (Thanh Long), Hỉ vận này, Vợ thời thai dựng đến ngày khai hoa (QXT)

Thai phùng Long Hỉ vận này, Vợ mình ắt đã đến ngày nở hoa (VT)

Có người ghi như sau:

Thai phùng Đào Hỉ vận này,

Vợ chồng mừng đã đến ngày nở hoa

Mệnh Thanh Long tọa thủ gặp Mộc Dục thì được tiếng tốt

Thanh Long vạn phái thừa Mộc Dục dĩ thanh quang (1, B77)

NMB cho rằng Mệnh có Thanh Long gặp Quan Đới thì là người hiên ngang ở ngoài đời cũng như trong triều đình

Long (Thanh Long) cốt liên Quan (Quan Đới), hiên ngang lăng miếu (3, B78)

Tật Ách có Thái Dương hãm địa tọa thủ gặp Thanh Long thì đề phòng chết đuối hay té giếng. QXT giải rằng Thái Dương hãm ngộ Thanh Long, Long Trì (lưỡng Long) ở cung Điền thì có người chết đuối ở đấy, hoặc ở cung khác thì người ở đấy chết đuối, ví dụ ở cung Nô thì đầy tớ chết đuối:

Nhật phùng hãm địa Thanh Long (lưỡng Long QXT, VT), Có người phương ấy vẫy vùng khôn lên

Nhật phùng hãm địa Thanh Long, có người phương ấy vẫy vùng khôn lên (7)

Thiên Phủ tối kỵ gặp Không Tinh (Tuần Triệt) nhưng gặp Thanh Long thì lại trở thành tốt, theo Huyền Cơ thì đây là trường hợp Phủ gặp Không Kiếp đồng cung:

Thiên Phủ tối kỵ Không Tinh (tối kỵ Tuần Triệt) nhi ngộ Thanh Long phản vi cát tường (3)

Phủ kỵ Không Kiếp đồng cung, Gặp Thanh Long biến thành vòng cát tinh (HC)

Phi Liêm

Hành Hỏa

Ý nghĩa

Phi là lớn lao hoặc bay, nhanh như bay (như “phi báo” báo nhanh như bay, kíp báo)

Liêm là cái liềm hoặc bức rèm, cái mành mành

Thuộc tam hợp Thanh Long – Phi Liêm – Phục Binh

Dương Nam Âm Nữ

Thanh Long – Phi Liêm (Lộc Tồn, Bác Sĩ xung) – Phục Binh

Âm Nam, Dương Nữ

Thanh Long – Phi Liêm (Lộc Tồn, Bác Sĩ xung) – Phục Binh

Luôn luôn có Lộc Tồn Bác Sĩ xung chiếu, không bao giờ gặp Kình Đà tam hợp xung chiếu

Tượng ỏ thân thể là lông, tóc, thủ Mệnh thường là người có lông tóc rậm, gặp thêm Thiên Hình thì là tóc quăn (VVT). Phi Liêm Hồng Loan đồng cung: tóc dại nhiều và mượt (TTL)

Chủ vui vẻ, nhanh lẹ

Không lợi ích cho việc sinh nở

Giảm nhân đinh, như thủ tại Tử thì giảm số con, tại Huynh Đệ thì giảm số anh em

Là trợ tinh, thúc đẩy sự việc xảy ra một cách nhanh chóng. Gặp nhiều sao tốt đẹp thì mang sự may mắn tốt đẹp đến một cách nhanh chóng, gặp nhiều sao xấu xa thì đem đến sự chẳng lành một cách nhanh chóng

Gặp sao miếu vượng thì là người khôn ngoan, lanh lẹ, phù trì có các sao này thêm oai quyền mỹ mãn (VVT)

Hạn gặp Hình hay Kỵ hãm địa thì phải đề phòng tai nạn nếu hai sao này tại Mệnh hay Quan (VVT)

Thủ Mệnh thì

Linh lợi

Tính cấp tốc

Có cơ mưu

Hợp với nghề phi công, thuyền trưởng, hoa tiêu (VVT)

Tọa thủ tại Mệnh Thân không có cát tinh hóa giải thì chủ gái góa chồng, trai góa vợ (VVT)

Phi Liêm ngộ Hỏa, Linh, Hình, Việt chủ bị giết, bị thương vì tên bay, đạn bắn:

Phi Liêm ngộ Hỏa, Linh, Hình, Việt, Thành đạn tên bắn giết hại thay (AB339)

Phi Liêm đồng cung với Mã hay Bạch Hổ thì chủ may mắn, gặp thời, hanh thông về công danh. Theo VVT thì Bạch Hổ miếu địa thì hợp cách:

Phi Liêm hội Mã, Hổ bay, (cách Phi Mã, Phi Hổ)

Công thành danh toại, rồng mây gặp thời (AB339)

Hổ gặp Phi (Phi Liêm) đồng sàn, Ấy Hổ mọc cánh, mọi đàng hanh thông

Nguyễn Tịch đời nhà Tần lúc nào cũng rượu chè say sưa vì Mệnh có Đào Hoa gặp Phi Liêm

Đào Hoa ngộ Phi Liêm, Nguyễn Tịch Tấn triều nhi túy khách (6, B86)

Tử Tức có Phi Liêm hoặc Thiên Hình thì hiếm hoi. có Khôi Việt thì sinh con quí tử)

Hiếm hoi Phi hoặc Thiên Hình, Quí phù trước trở, sau sinh quế hoè (B50)

Hạn có Thai, Phi, Thiên Hỉ hội họp thì có con. Chú ý rằng Hỉ ở đây hiểu là Thiên Hỉ hợp lý hơn vì Hỉ Thần thì không tam hợp xung chiếu với Phi Liêm, chỉ có nhị hợp mà thôi:

Thêm đinh ấy Thai cùng Phi (Phi Liêm) Hỉ,

Lên đậu năm Cái tỵ Dương Đà (hạn họa Cái gặp Dương Đà thì mắc bệnh đậu) (B110)

Phục Binh

Hành Hỏa

Ý nghĩa

Phục là nép, nằm phục xuống hoặc nấp, giấu. Như phục binh là giấu binh một chỗ để rình giặc đến thì đánh. Binh là lính

Thuộc tam hợp Thanh Long – Phi Liêm – Phục Binh

Dương Nam Âm Nữ

Thanh Long – Phi Liêm – Phục Binh (Tướng Quân xung)

Âm Nam, Dương Nữ

Thanh Long – Phi Liêm – Phục Binh (Tướng Ấn xung)

Luôn luôn có Tướng Quân xung, nếu là Âm Nam Dương Nữ thì có Tướng Ấn xung

Chủ cơ mưu, quyền biến, gian xảo (VVT)

Gặp nhiều sao tốt đẹp hội họp thì hay giúp đỡ, phò tá, chủ những việc liên quan đến quân sự (TTL). Theo VVT thì gặp chính tinh miếu địa thì là người biết tùy thời mà xử sự

Gặp nhiều sao xấu xa hội họp thì gian xảo, đa hư thiểu thực, hay lừa đảo, trộm cắp, làm những việc ám muội, hãm hại

Hội với Hình Tướng Ấn thì có tài năng, hiển đạt về võ nghiệp

Nhiều người cho rằng Phục Binh không nên cư Mệnh (cách nội Binh ngoại Tướng), cư tại Di mới hợp cách (cách nội Tướng ngoại Binh). Thật ra thì cách nội Tướng ngoại Binh thì luôn luôn có Lộc Tồn tam hợp nên tốt hơn

Phục Binh gặp Địa Kiếp thì phải đề phòng bị ám sát

Mệnh có Thai Phục thì khó giữ danh tiết, dễ bị hãm hiếp (TTL)

Binh Hình thì nói không hở răng, tính tình tầm ngẩm tầm ngầm, kín miệng (Phá Toái đồng cung với Tuế Phá thì giọng nói lớn tiếng theo kinh nghiệm):

Binh Hình tẩm ngẩm tầm ngầm, Hãm cung Phá Tuế nói rầm sấm vang

Binh, Hình nói chẳng hở răng, Hãm cung Phá (Phá Toái), Tuế nói bằng sấm vang

Mệnh có Hồng Loan thì khéo về nghề thều may, gặp Phục Binh, Tướng Quân thì dễ bị tai nạn, chủ yếu về trinh tiết

Hồng Loan may vá cửa canh, hiềm phùng Binh Tướng ắt sinh tai nạn (18)

Kiếp Không Phục Binh gặp Kình thì là kẻ côn đồ ăn cướp. Chú ý Phục Binh không bao giờ tam hợp xung chiếu với Kình Dương, chỉ có khi nhị hợp (Âm Nam Dương Nữ, Phục Binh tại Sửu Mùi nghĩa là tuổi Bính Mậu Nhâm) mới có:

Kiếp Không Phục Binh phùng Dương Nhận (Kình Dương) lộ thượng cướp đồ (10)

Hổ, Tang, Điếu Khách, Phục Binh là bốn hung tinh nhưng gặp Thiên Đồng thì lại trở thành tốt

Hổ Tang Điếu (Điếu Khách) Binh (Phục Binh) vị chi Tứ hung, hạnh ngộ Đồng tinh (Thiên Đồng) nhi hóa cát (B83)

Phu Thê có Phục Binh Hóa Kỵ đồng cung thì vợ chồng hay hờn giận:

Vợ chồng nay tụ mai tan (nay giận mai hờn), Phục Binh Hóa Kỵ một tòa Thê cung (B36)

Hạn gặp Phục Binh Hóa Kỵ Thái Tuế thì có sự cạnh tranh cãi vã, vì cạnh tranh với người mà bực dọc trong lòng, Quản Xuân Thịnh thì thêm Không Kiếp. Chú ý rằng Dương Nam, Âm Nữ có Thái Tuế đồng cung Phục Binh thì có Phi Liêm Bạch Hổ đồng cung, và Âm Nam, Dương Nữ có Thái Tuế đồng cung Phục Binh thì có Phi Liêm Bạch Hổ tam hợp:

Phục Binh Thái Tuế Kỵ xung, Cùng người tranh cạnh, trong lòng chẳng khuây

Thái Tuế Phục Binh Kỵ (Hóa Kỵ) xung, cùng người tranh cạnh trong lòng chẳng khuây (35)

Phục Binh, Tuế, Kỵ, vận phùng, Cùng người tranh chấp, trong lòng chẳng nguôi (VT)

Người hay tranh cạnh cùng ta, Phục Binh Tuế Kỵ hạn qua phải chờn (B110)

Phục Binh, Tuế, Kỵ, Kiếp, Không, Cùng người tranh cạnh, trong lòng chẳng nguôi (QXT)

Nhan hồi chết yểu vì có Hóa Kỵ, Phục Binh, Xương Khúc hội họp

Kỵ (Hóa Kỵ) Binh (Phục Binh) Xương Khúc một vì, Nhan Hồi yểu triết còn ghi rõ rằng (chết yểu) (48)

Tiểu Hao

Thuộc tam hợp Tiểu Hao – Hỉ Thần – Quan Phủ

Coi về bộ Song Hao, Lưu Niên Văn Tinh

Hỉ Thần

Hành Hỏa (TTL), Mộc (VVT)

Hỉ là mừng, những việc tốt lành đều gọi là việc hỉ

Biểu tượng là hậu môn

Thuộc tam hợp Tiểu Hao – Hỉ Thần – Quan Phủ

Dương Nam Âm Nữ

Tiểu Hao, LNVT – Hỉ Thần (Kình Lực xung) – Quan Phủ, Đà La

Âm Nam, Dương Nữ

Tiểu Hao – Hỉ Thần, Đường Phù (Đà Lực xung) – Quan Phủ, Kình Dương

Lúc nào cũng có bộ Kình Đà tam hợp xung chiếu: Đà Lực xung (khi đồng cung với Đường Phù) hoặc Kình Lực xung (khi đứng một mình) và có Tiểu Hao tam hợp

Tượng ở thân thể là cái trĩ, gặp Hình thì bị bệnh trĩ, gia thêm Kiếp thì bị bệnh trĩ rất nặng (VVT)

Chủ vui vẻ, may mắn, đem lại những sự vui mừng, lợi ích cho sự cưới hỏi, sinh nở. VVT còn cho là tăng tiến tài lộc

Cư Quan Lộc là hợp cách (VVT) (Chú ý khi cư Quan thì Mệnh có Tiểu Hao thủ)

Hội với Thiên Hỉ thành bộ Song Hỉ, chủ sự vui mừng, tài lộc đến dồn dập (VVT)

Gặp Long Phượng thì rất rực rỡ tốt đẹp, chủ sự vui mừng, lợi ích cho việc cầu công danh, thi cử, cưới hỏi, sinh nở (TL)

Cư Mệnh, Tài hay Quan mà nhị hạn gặp Song Hỉ thì chắc chắn mưu cầu tài lộc, hôn nhân, sinh nở sẽ được xứng ý toại lòng (VVT)

Mệnh có Hỉ Thần, Hoa cái thì đảm đang, không hay gặp thị phi, khẩu thiệt:

Hỉ Thần, Hoa Cái tốt ghê,

Khẩu thiệt không có, mọi bề đảm đang

Tử Tức có Hỉ Thần gặp Dưỡng thì có con quí tử, hiền lương:

Hỉ Thần ngộ Dưỡng cát sương, Ắt sinh quí tử hiền lương tốt lành (B49)

Long Phượng gặp Hỉ Thần thì phát tán thất thường. Chú ý Long Phượng không bao giờ hội họp cùng Thiên Hỉ:

Long phùng Phượng, Hỉ cũng hay,

Vui mừng mới thấy, bi ai bỗng liền (QXT, phát tán thất thường)

Quan Phủ

Hành Hỏa

Thuộc tam hợp Tiểu Hao – Hỉ Thần – Quan Phủ

Dương Nam Âm Nữ

Tiểu Hao, LNVT – Hỉ Thần – Quan Phủ, Đà La (Tấu Thư, Đường Phù xung)

Âm Nam, Dương Nữ

Tiểu Hao – Hỉ Thần, Đường Phù – Quan Phủ, Kình Dương (Tấu Thư xung)

Luôn có Kình hay Đà đồng cung, Tấu Thư xung chiếu và có Tiểu Hao tam hợp

Chủ thị phi, khẩu thiệt (VVT)

Gây rắc rối, phiền nhiễu, ngăn trở mọi công việc (TTL)

Thiết tưởng tính chất xấu tốt của Quan Phủ được quyết định bởi tính đắc hãm của Kình Đà

Gặp Liêm Trinh hãm địa, Thiên Hình hãm địa và Thái Tuế thì hay mắc thị phi, quan tụng và dễ bị ngục tù (VVT)

Gặp Thái Tuế, Thiên Hình và Cự Môn miếu địa thì là người có tài biện thuyết, rất giỏi về luật pháp (VVT)

Các câu phú cần xét lại:

Cơ Thư (Tấu Thư) Hồng cư Dần địa, nhi phùng Lộc Ấn loan cận cửu trùng (6)

Thiên Cơ Tấu Thư Hồng Loan cư cung Dần gặp Lộc Tồn, Quốc Ấn thì kề cận nguyên thủ. Tuy nhiên chúng ta biết rằng Tấu Thư là một sao của vòng Bác Sĩ có đặc điểm không bao giờ tam hợp xung chiếu với Lộc Tồn, chỉ có một trường hợp duy nhất là tuổi Đinh hay Kỷ có Lộc Tồn tại Ngọ và nếu là Dương Nam Âm Nữ thì có Tấu Thư tại cung Hợi nhị hợp với cung Dần thì mới giải thích được câu phú trên

Hồng Loan, Tấu Thư, Hỉ (Thiên Hỉ), Vũ Khúc, Đào Hoa hội họp thì là người ca xướng múa hát giỏi

Hồng Loan Tấu (Tấu Thư) Hỉ (Thiên Hỉ) Vũ (Vũ Khúc) Đào (Đào Hoa), Những phường ca xướng tiến vào cửa quan (12)

Hồng Loan, Tấu, Vũ, Hỉ, Đào, Những phường ca vũ danh vào cửa quan (QXT, VT)

Câu phú trên có người ghi rằng:

Hồng Cơ Tấu Vũ Hỉ Đào, Gái nghề ca xướng luận vào Mệnh viên

Hình (Thiên Hình) Riêu Tấu Vũ (Vũ Khúc) một đoàn, Làm nghề thợ mộc, khôn ngoan ai tày (NMB, VT)

Hình, Cơ, Khúc, Tấu một đoàn, Trong nghề thợ mộc, khôn ngoan ai tày (QXT)

(thợ mộc giỏi khéo)

Cơ Loan Hồng Phúc Mệnh trung, Cửi canh kim chỉ vá may thêu thùa (AB342)

Đại Hao lâm Quan Phủ Lưu Nghị tôn thất (thuộc giòng họ vua) chi du hồ (hu hồ) (3, B86)

Đại Hao gặp Quan Phủ thì như Lưu Nghi có họ với vua cũng bị hình phạt roi vọt. Đại Hao không bao giờ tam hợp xung chiếu, nhị hợp với Quan Phủ

Tử cung Thai, Tướng, Phục Binh,

Hủy xà mông trước, tước bình mấy thu (không rõ ý nghĩa)(B108)

Mệnh Hóa Kỵ Tật Mộc thần (Mộc Dục),

Âm nang sa thấp một phân chẳng lầm

Mệnh viên Kỵ Tật Hỉ Thần,

Âm hư, trĩ lậu mười phân chẳng lầm (VT)

(bị bệnh sa tử cung

Tràng Sinh, Mã, Hỉ đồng cung,

Công danh đắc lộ, vẫy vùng một phương (HC 152)

Một áng có Tràng Sinh Mã Hỉ,

Đường mây xanh phỉ chí bồng tang (gặp may mắn về công danh) (B113)

Hỉ nên hiểu là Thiên Hỉ vì không thể có Tràng Sinh, Mã, Hỉ Thần đồng cung

Thanh Long, Thai, Hỉ hợp miền,

Vợ đi thai nghén khá xem phúc nhà

Hỉ ở đây là Thiên Hỉ vì Hỉ Thần không có tam hợp xung chiếu với Hỉ Thần, chỉ có khi nhị hợp với Hỉ Thần mà thôi như Thanh Long tại Thìn cho Dương Nam Âm Nữ và tại Dậu cho Âm Nam Dương Nữ:

Các câu phú dưới đây thì Hỉ nên coi là Thiên Hỉ. Đặc biệt khi đề cập Hỉ với Đào Hồng thì nên hiểu Hỉ là Thiên Hỉ:

Đào Hồng Riêu Hỉ trong ngoài,

Lại gia Binh Tướng gái trai hoang tàng

Số Riêu Hỉ tai bay vạ gió,

Số Kiếp Không lắm độ gian manh

Tham Liêm hãm mệnh gian tà

Hồng Đào Riêu Hỉ ắt là dâm bôn

Vận hạn đến Đào Hồng Cái Hỉ,

Lòng gái trai bất sỉ dâm bôn

Đào Hồng Hỉ không bao giờ gặp Hoa Cái

Vũ, Cơ, Lộc, Mã, Quả (Quả Tú), Loan (Hồng Loan),

Hôn nhân thuở ấy mới tròn thất gia

(hạn gặp thì lập gia đình)

Vũ, Cơ, Lộc, Mã, Long, Loan,

Trai ban binh tước, gái bàn thư cưu (Hạn gặp, con trai thì có công danh, gái thì có người đến hỏi cưới)

Vũ, Cơ, Lộc, Mã, Hỉ, Hồng,

Hôn nhân vận ấy đèo bồng thất gia

NMB cho rằng Mệnh Thân đóng ở Sửu Mùi Thìn Tuất gặp Bệnh Phù, Thái Tuế Thiên Thương thì là người dở dang chẳng lành. TVT cho rằng Mệnh Thân an tại Thìn Tuất Sửu Mùi có Bệnh Phù Thái Tuế hội họp thì là người dở dở ương ương.Chú ý rằng Thiên Thương luôn an tại cung Nô, Nguyễn Mạnh Bảo an Thiên Thương theo cách khác:

Bệnh Phù Thái Tuế dở dang, Mệnh an Tứ Mộ Thiên Thương nan lành (23)

Bệnh Phù, Thái Tuế dở thay, Ở cung Tứ Mộ hợp bày Thiên Thương

Bệnh Phù Thái Tuế dở dang, Sửu Mùi Thìn Tuất gặp Thương chẳng lành (B36)

TVT cho rằng Cung Mệnh có Lương miếu vượng tọa thủ không nên có Thái Tuế Bệnh Phù hội họp rất xấu. Cần coi lại câu phú này

Thiên Lương cư miếu vượng do Thái Tuế, Bệnh Phù nhi khả giới (24)

Bệnh Phù, Thái Tuế rõ ràng, Sửu, Mùi, Thìn, Tuất gặp Lương lại lành (QXT)

Cơ hội Phục (Phục Binh) gia vu Ngọ vị, Vận gặp thời chức vị quản binh (B28)

Cơ hội Phục (Phục Binh) gia cư Ngọ vị (ở cung Ngọ), vận (hạn) gặp thời chức vụ quan binh (9)

Giải: Hạn có Cơ ở cung Ngọ gặp Phục Binh thì gặp thời nên quan chức về quân đội rất hiển hách

Dương, Phục, Vũ ở tòa Ngọ vị, Vận gặp thời chức vị quản binh (QXT)

(Hạn gặp Thiên Cơ Phục Binh tại cung Ngọ thì hiển hách trong quân đội) Lương với Phục (Phục Binh) gặp nhau ở Ngọ,

Gặp vận đương chức vũ chưởng binh (Hạn gặp thì được thăng chức về võ nghiệp) (B111)

Lương, Phục, Vũ ở tại Ngọ cung, Hạn gặp thì chức vị quản binh

Sát phùng Phù Hổ hay đâu,

Dã Tràng thuở ấy âu sầu ngục trung (NMB, QXT)

Sát phùng Phủ (Quan Phủ) Mã hay đâu,

Dã Tràng thuở ấy âu sầu ngục trung (VT)

Quan (Thiên Quan) phùng Tướng (Thiên Tướng) Tấu (Tấu Thư) nghề chi,

Mệnh phùng tả đạo tăng ni keo nào

Quan Phù Tấu Tướng nghề chi,

Mệnh phùng Tả Hữu tăng ni kẻo nào (QXT)

(Mệnh Thiên Quan Thiên Tướng Tấu Thư thì làm thầy phù thủy hoặc đi tu)

Ngôi Hầu Bá uy nghiêm chức tước,

Đầu Mệnh viên Cáo Tướng chiếu xung (Mệnh có Phong Cáo Tướng chiếu xung thì làm đến Hầu Bá) (B105)

Không rõ là Thiên Tướng hay Tướng Quân nhưng Tướng Quân thì có lẽ đúng hơn vì Thai Cáo gặp Ấn Tướng rất tốt đẹp

Tử Phủ Vũ Tướng, Tả Hữu, Long Phượng, Khoa Quyền Lộc, Ấn (Quốc Ấn) quân thần khánh hội chi cách, gia Kiếp Kình loạn thế nan thành đại sự (72, TTL)

Giải: Tử Phủ Vũ Tướng gặp được Tả Hữu, Long Phượng, Khoa Quyền Lộc, Quốc Ấn thì là cách vua gặp bày tôi hiền, ý nói phú quí cực độ, nhưng nếu gặp Kiếp Kình khó lòng thành sự nghiệp lớn trong thời loạn. Điều này cho thấy sự phối hợp của Kiếp Kình là phá cách lớn của cách Tử Phủ Vũ Tướng. Vì không đề cập đến Địa Không nên chỉ tại vị trí Dần Thân mới gặp Địa Kiếp tại Ngọ Tí Thìn Tuất mà không gặp Địa Không và Lộc ở đây phải là Hóa Lộc vì nếu có Lộc Tồn thì không gặp Kình được. Sự xuất hiện của Quốc Ấn khiến cho câu phú trên trở nên vô nghĩa không thể có sự phối hợp được. Câu phú này cần xét lại.

Cơ Thư (Tấu Thư) Hồng cư Dần địa, nhi phùng Lộc Ấn loan cận cửu trùng (6)

Giải: Thiên Cơ Tấu Thư Hồng Loan cư cung Dần gặp Lộc Tồn, Quốc Ấn thì kề cận nguyên thủ. Tuy nhiên chúng ta biết rằng Tấu Thư là một sao của vòng Bác Sĩ có đặc điểm không bao giờ tam hợp xung chiếu với Lộc Tồn, chỉ có một trường hợp duy nhất là tuổi Đinh hay Kỷ có Lộc Tồn tại Ngọ và nếu là Dương Nam Âm Nữ thì có Tấu Thư tại cung Hợi nhị hợp với cung Dần thì mới giải thích được câu phú trên. Phải chăng Cơ Thư là tên người?

Vận hội Cơ Thư (Tấu Thư) giá lâm Kiếp Tuế (Thái Tuế) bái tướng đăng đàn đắc quân sủng ái (10)

Giải: vận hạn có Thiên Cơ Tấu Thư gặp Kiếp, Thái Tuế thì được lên được phong tướng quân, vua yêu thích

Đặng Thông Cơ tử vận phùng Đại Hao chi huống

Giải: Đặng Thông chết do bởi vì Mệnh Cơ Tử hạn gặp Đại Hao. Cần xét lại câu này

Tây Thi cung Phu có Cự Cơ, Song Hao, Quyền Ấn, Ðào Hồng nên khuynh đảo triều đình nhà Ngô

Tây Nương Tử (Tây Thi) áp đảo Ngô triều (làm vua Ngô mất nước) do hữu Cự Cơ, Song Hao, Quyền Ấn, Ðào Hồng Phu cung (17)

Có Song Hao thì không bao giờ gặp được Quốc Ấn thành ra câu phú không đụng Phải chăng đây là Ân Quang?

Tuổi già hạn có Riêu Thiên Tướng Mộc Dục Kình Khoa sát tinh thì gái trai dâm đãng như Võ Hậu. TVT cho rằng Sát là sát tinh và Tướng là Tướng Quân hay Thiên Tướng nhưng thực tế thì Tướng Quân không tam hợp xung chiếu với Kình Dương thành ra Tướng ở đây hiểu là Thiên Tướng

Riêu Tướng Mộc (Mộc Dục) Kình Khoa Sát lão hạn dị tắc dâm loạn Võ Hậu (12)

Thất Sát Lưu (Lưu Hà) Dương (Kình Dương) nhị Quan Phủ, ly hương tảo phối (27)

Giải: TVT giải rằng Thất Sát Lưu Hà Kình Dương hội họp mà nhị hợp có Quan Phủ thì lập gia đình nơi xa quê hương. Cần xét lại câu phú này

(Dẫn theo blog Trần Nhật Thành)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.