Thái Âm thủ Mệnh, kiêm coi kỹ cung Phúc Đức
Cổ nhân luận đoán các tình huống Thái Âm tọa thủ các cung, có thể chỉ căn cứ bối cảnh văn hóa xã hội thời xưa, cho nên có rất nhiều tư liệu, ngày nay chỉ có thể làm tư liệu tham khảo.
“Thái Âm tại mệnh thân cung, miếu vượng chủ nhất sanh chi khoái lạc” (Thái Âm tại mệnh thân cung, miếu vượng chủ cả đời sung sướng), luận đoán câu này ngày nay không còn thích hợp, đại khái xã hội thời xưa ít cạnh tranh, và vì lý do Thái Âm chủ phú cho nên cổ nhân mới cho rằng đã phú tất “nhất sanh khoái lạc”, xã hội hiện đại sự việc ấy không phải hoàn toàn như vậy.
Ví dụ như Thái Âm tại cung tuất thủ mệnh, cực kỳ sáng tỏ, nhưng “Cung Phúc đức” có Cự Môn tại tý cung tọa thủ, “Cung Phúc đức” chủ việc hưởng thụ về mặt tinh thần, Cự Môn tọa tý tất hội Thiên Cơ, một sao ngộ sát tinh liền dễ dàng gây ra các cạnh tranh, khiến thân tâm bị bất an, vậy “cả đời sung sướng” sao được? Bởi vậy bối cảnh xã hội khác nhau gây ra các sai biệt.
Lại như cổ quyết nói rằng: “Thái Âm cư tý, hào thủy trừng quế ngạc, đắc thanh yếu chi chức, trung gián chi tài” (Thái Âm cư tý, tượng như nước lắng trong ở đài hoa quế thơm, làm quan thanh liêm giữ chức trọng yếu, có tài trung liệt can gián vua). Phàm Thái Âm cư tý, tất cùng Thiên Đồng đồng cung, cổ nhân lấy Thiên Đồng là “Phúc tinh” nên khó trách đánh giá khá cao, chính tính chất phúc quan trọng của Thiên Đồng tựa như “đả giang sơn đả xuất lai” (tranh đấu cho đến khi lập được giang sơn), bởi vậy “Cung Phúc đức” rất trọng yếu là vậy.
Thái Âm cư tý ở cung Mệnh thì “Cung Phúc đức” nhất định là Thái Dương Cự Môn đồng thủ dần cung, nếu như kiến sát chủ tinh thần cả đời khốn nhiễu không yên, đồng thời vào cạnh tranh thường dễ dàng áp dụng thủ đoạn bất chánh, điểm này nhất định dễ ảnh hưởng Thiên Đồng đến sự kiên nhẫn, vững vàng không lay chuyển của việc “tranh đấu giành thiên hạ”, bởi thế cũng cần thiết đánh giá lại lần nữa đối với phán đoán “Thanh yếu chi chức, trung gián chi tài”.
Xã hội thời xưa người và sự việc đơn giản, cho dù Thái Dương Cự Môn thủ cung Phúc đức kiến sát tinh, cũng chỉ chủ bản thân động não ở phương diện “Ngôn lộ” (*) mà thôi, cho nên mới có khả năng trở thành “Trung gián chi tài”, xã hội ngày nay áp lực cạnh tranh lớn, dễ bức bách người Thái Dương Cự Môn kiến sát thủ cung Phúc đức thành người “Xuất thuật” (**), làm sao thành “Trung gián” được chứ!
Cho nên Vương Đình Chi đề nghị độc giả xem lá số có “Thái Âm thủ mệnh”, tốt nhất là nên kiêm xem thêm cung Phúc đức rồi hãy đánh giá.
Chú thích:
(*) “Ngôn lộ”: (theo) phương diện/đường ăn nói.
(**) “Xuất thuật”: cái gì tự không mà ra có thì gọi là “xuất” và phương pháp, quy tắc, cách thức được học được rèn luyện gọi chung là “thuật”; nên “xuất thuật” hiểu nôm na là kẻ “ăn không nói có, biến có ra không” – không đáng tin.
(Dẫn theo blog Trần Nhật Thành)