Những điểm sai lầm trong các sao tử vi

Bài viết của tác giả Ân Quang

Cung Quan có Đào Hồng tại Tý
Tuổi Tý, Dậu làn nên sớm nhưng yểu.

Câu này ở trang 66, trong cuốc Tự Điển Tử Vi của tác giả Đắc Lộc, xuất bản năm 1952 tại Hà Nội.

Và cũng lại có một câu tương tự, ở trang 223, sách Tử Vi Đẩu Số của Vân Đằng Thái Tứ Lang, xuất bản năm 1957. Câu ấy như sau:

“Đào Hồng toạ thủ tại Tý” tuổi Tý Dậu hiển đạt nhưng chết non.

Theo phương pháp an sao, lập thành lá số, mà các tác giả ấy hướng dẫn nơi phần đầu cuốn sách thì:

Tuổi Tý, Hồng Loan tại Mão, Đào Hoa tại Dậu

Tuổi Dậu, Hồng Loan và Đào Hoa đồng cung tại Ngọ.

Chỉ có tuổi Mão mới có Đào Hồng cũng ở Tại cung Tý mà thôi! Không thê nào tuổi Tý Dậu (hoặc Tỵ, Dậu) mà lại có Đào Hồng toạ thủ tại Tý được!

Người sinh lục Giáp, Lục Mậu, Mệnh cư Dần Thân có Kình Dương toạ thủ là cô đơn, không giữ được tổ nghiệp, mang hai họ thì sống lâu, làm nghề khéo léo.

Ở trang 172, Tử Vi Đẩu Số, quyền Thượng, tác giả Nguyễn mạnh Bảo đã luận như thế, và qua trang 173 thì lại nói Kình Dương “ở cung Dần là đắc địa”.

Cuốn Tử Vi Đẩu số của tác giả Nguyễn Mạnh Bảo xuất bản năm 1951, đến năm 1957, lại thấy một câu tương tự trong cuốn Tử Vi Đẩu Số của tác giả vân Đằng Thái Thứ Lang, trang 155 nói về sao Kình Dương:

“Kình toạ thủ tại Dần, Thân, tai hại nhất đối với tuổi Giáp, Mậu v.v..

Tuổi Giáp, tuổi Mậu tính làm sao cho có được sao Kình Dương ở Dần, Thân. “Lộc tiền nhất vị thị Kình Dương”

Trước Lộc Tồn một cung là sao Kình Dương.

Giáp Dần, Ất Mão lộc chỉ khoa
Canh Thân, Tân Dậu lộc diệu đa
Nhâm trư, Quý thử tòng trung lại
Đinh Kỷ Ngọ trang, Bính Mậu xà.

Đó là một trong nhiều bài phú tương tự nói về cách an sao Lộc Tồn. Khi đã có sao Lộc Tồn thì “tiền Kình, hậu Đà”, cung trước Lộc Tồn là Kình Dương, cung sau Lộc Tồn là Đà La.

Lại còn có biết bao nhiêu đồ biểu chỉ vẽ cách an sao Lộc Tồn, Kình Dương, Đà La. Đồ biểu trình bày có vẻ rất khoa học. Áp dụng các đồ biểu ấy cũng chẳng thấy tuổi nào có Kình Dương ở Dần, Thân.

Đến đây buộc lòng chúng ta phải hoài nghi khả năng bấm Tử Vi thuộc lòng của các tác giả ấy. Nếu đã thuộc lòng bản cửu chương, chín lần chín là tám mươi mốt, khi nghe ai nói chín lần chín là tám mươi, thì chúng ta sẽ thấy ngay là người ấy có nhầm lẫn. Nếu đã thuộc lòng tuổi Giáp có Lộc Tồn ở Dần, thì chẳng thể nào viết sách, rằng tuổi Giáp có Kình Dương ở Dần được.

Tiếc thay, trong một cuốn sách Tử Vi xuất bản gần đây, có những bài phú chỉ dẫn cách an sao thuộc lòng, lại cũng chẳng thấy có đoạn tương tự!

“Người tuổi Giáp, tuổi Mậu mà Mệnh đóng tại Giần Thân lại gặp Kình Dương thì phá tán tổ nghiệp”.

Nêu lên những sai lầm kể trên, chúng tôi không có ý khen chê một tác giả nào. Chúng tôi chỉ muốn đưa ra một nhận xét rằng khoa Tử Vi đã bị thất truyền, lại còn bị làm rối loạn thêm bởi những “công thức các bộ sao chỉ có thể có trong trí tưởng tưởng, chứ không thể xảy ra khi an sao, lập thành lá số.

Thí dụ như cách “Tả Hữu giáp Thân, Mệnh an tại Dần, Tuất” là phú quý, đàn bà giàu có, kẻ vì người mong và cũng là cách không thể nào xảy ra khi an sao, lập thành lá số (trang 117 – Tự điển Tử Vi – Tác giả Đắc Lộc).
Nếu ở trang 179, cũng sách ấy tác giả nói đến cách:

Vũ, Liêm đồng cung bần cùng” thì tác giả Nguyễn Mạnh Bảo cũng luận về sự Sinh Khắc Chế Hoa của các sao như sau:

Ví dụ như Vũ Khúc là Kim tinh với Liêm Trinh là Hoả tinh, cùng ở với nhau tuy Vũ Khoá là tài tinh, có kiếm được đi chăng nữa thì cũng phải hết vì Liêm Hoả khắc Vũ Kim.

Thật ra không thể nào tính được sao Vũ Khúc và Liêm Trinh đồng cung. Hai sao này luôn luôn ở vào phương vị hạp chiếu nhau, vì cùng nằm trong thứ tự của vòng sao Tử Vi.

Những sự sai lầm ấy, không có gì hại nhiều. Chỉ làm cho học giả Tử Vi mất thêm chút thời gian đọc sách bận rộn trí óc thêm một chút. Chỉ mất thì giờ chứ không có hại, vì khi áp dụng vào luận đoán, nhìn vào lá số, không gặp những cách kể trên thì thôi, không ai thắc mắc làm gì.

Những cách ấy, trường hợp ấy chẳng bao giờ xảy ra. Người nghiên cứu Tử Vi chẳng bao giờ gặp cách ấy trong lá số, để luận đoán, vì vậy cũng chẳng ai đặt thành vấn đề phân tách hoặc rút kinh nghiệm. Những cách ấy có thực đâu mà rút kinh nghiệm.

Chẳng hạn, cứ viết là:

Thất Sát đồng cung với Thiên Cơ thì thiện được bà phần”.

Người viết cứ việc viết, người đọc cứ việc bỏ thì giờ ra mà đọc. Người mới học Tử Vi, làm sao biết được rằng Thất Sát chẳng bao giờ đồng cung với Thiên Cơ.

Những điều kể trên cũng chỉ làm mất thì giờ, bận rộn trí óc người đọc sách chứ không có hại lắm, vì quý bạn nghiên cứu Tử Vi có bao giờ gặp được những cách ấy trong lá số nào đâu.

Còn nhiều cách lẩm cẩm tương tự. Nhưng chúng tôi không làm công việc điểm sách Tử vi vì e rằng có những sự hiểu lầm. Thực lòng, chúng tôi chỉ mong góp một phần nhỏ trong việc bảo tồn và làm sáng tỏ chân lý Tử Vi mà thôi. Chúng tôi xin đề nghị với quý bạn mới nghiên cứu Tử Vi nên chịu tốn công một chút, học cách an sao thuộc lòng, cũng như người làm tóan thì cần thuộc lòng bản cửu chương. Chừng ấy quý bạn có thể tự mình nhận xét, tìm thất những cách không hề xảy ra khi an sao, lập thành lá số. Thí dụ như khi đã quen với cách tính thuộc lòng, lại thất sách viết: “Tử Vi có Thái Âm, Thái Dương hợp chiếu” lúc ấy quý bạn có thể nhận ra rằng đó là một quái thai Tử Vi vậy.

Nếu theo cách an sao trong các sách Tử Vi hiện nay, thì không một tuổi nào có Kình Dương ở Dần, Thân, Tỵ, Hợi, quý bạn cứ xem lại các sách Tử Vi thì sẽ rõ.
Tuổi Giáp, tuổi Mậu thì tuyệt đối không khi nào có Kình Dương ở Dần, Thân.

Còn đối với các tuổi khác thì có thể, theo một cách tính Tử Vi xưa, có Kình Dương ở Dần, Thân, Tị, Hợi không phải ngẫu nhiên mà có chuyện Kình Dương đắc đại ở Dần, Thân, Tị, Hợi. Trong một số đáng kế những lá số Tử Vi viết và luận sắc sảo bằng chữ Hán mà chúng tôi sưu tầm được, thì thấy có tính đến Kình Dương ở Dần, Thân, Tị, Hợi. Ngoại trừ hai tuổi Giáp và Mậu.

Riêng trong cuốn Tự Điển Tử Vi của tác giả Đắc Lộc, xuất bản năm 1952, có nói vắn tắt là Kình Dương đắc địa ở Dần, Thân, Tị, Hợi. Nhưng trong phần an sao thì cũng không trình bày cách tính thế nào mà được Kình Dương đắc địa ở Dần, Thân, Tị, Hợi.

Sách Tử Vi Chỉ Nan của tác giả Song An Đỗ vẫn lưu xuất bản năm 1957, cũng có nói đến Kình Dương đắc địa ở Dần, Thân, Hợi hãm ở Tị. Thế mà trong phần an sao, cũng không chỉ dẫn tính cách nào cho có được Kình Dương ở Dần, Thân, Tị, Hợi.

Chẳng lẽ đã viết sách lại còn giấu nghề, nhất là đã có công sưu tầm sách chữ Hán để dịch ra chữ Việt. Có lẽ quý vị ấy cũng chưa khám phá hết cái sai lầm có dụng ý của người xưa.

Ông Cao Trung đã có lần nói đến những cái “ sai lầm có dụng ý” của người xưa, trong lá thư Toà soạn kỳ bào số 20.

Chúng tôi được biết số, hiện nay có một thầy Tử vi uyên thâm tại Sài Gòn, khi bấm số Tử vi vẫn tính có trường hợp Kình Dương đóng ở Dần Thân, Tị, Hợi. Nhưng cũng chẳng nói với ai. Không hẳn là vị Thầy ấy giấu nghề. Đứng vào tư thế của một người hành nghề, lại đưa ra một kinh nghiệm, hoặc một quan niệm có vẻ đi ngược lại trào lưu (dù là trào lưu sai lầm) thì dễ gặp những sự chống đối, chất vấn, có khi đi đến chỗ đánh đố vặt, chẳng lợi lộc gì, chi bằng cứ giữ im lắn, chẳng thiệt thòi, lại đỡ va chạm, thêm ồn ào.

Trong một bài khác chúng tôi sẽ trình bày trường hợp Kình Dương ở Dần, Thân, Tị, Hợi và cũng trình bày một vài quan niệm về các trục Tý – Ngọ, Mão – Dậu, Dần – Thân, Tị – Hơị, Thìn – Tuất, Sửu – Mùi.

Bây giờ xin trở lại với điểm chính của bài này.

Nếu những công thức tưởng tượng như đã kể trên không làm hại cho việc luận đoán một lá số ( vì làm gì có những công thức ấy khi an Sao) thiì những câu phú chữ hán được dịch một cách ngớ ngẩn đã làm cho người nghiên cưú Tử Vi rơi vào một “ Mê hồn trận”. Thí dụ như một số câu phú sau đây:

Mộc Dục độc thủ, chỉ hảo dã dong

Được dịch:

“Thân, Mệnh có một sao Mộc Dục toạ thủ thì chỉ làm thợ bạc hay thợ rèn” (trang 47, Tử Vi Đẩu Số, quyển Hạ tác giả Nguyễn Mạnh Bảo).

Cùng viết một các chữ “Dã” có hai nghĩa: một nghĩa là nấu đúng đổ kim khí, nghĩa thứ 2 là trau dồi vẻ đẹp.

Và Dã Dong, hay là Dã Dung là một chữ kép có nghĩa là trau dồi, làm dáng, trau dồi dung mạo.

Lại như câu:

Thái Tuế phùng Thất Sát
Mệnh viên, hung trung gia diệu toán

Được dịch là:

Mệnh có Thái Tuế gặp Thất Sát tuy trọng hung nhưng phải xem các thủ chiếu rồi mới đoán (trang 90, Tử Vi Bổ Túc N, M.  

Hung là lồng ngực, cái ngực của thân mình.

Hung trung là trong lòng.

Gia Diệu Toán là thên tính toán giỏi.

Câu ấy chỉ có nghĩa là Thấy Sát và Thái tuế ở Mệnh thì trong lòng thêm cơ mưu, tính toán giỏi.

Câu này tương tự như câu “Thái Tuế phùng Thất Sát, trí dùng hữu dư” vậy.

Chữ “Hung trung” là để đối lại với chứ “Thân thượng” trong câu”:

“Trường Sinh hội Thiên Lương, ư Phúc địa thân thượng hữu kỳ tài”.

Có lắm trường hợp, câu chữ Hán được in vào sách, gần như chỉ để trang trí cho cuốn sách Tử Vi đó mà thôi.

Thí dụ như câu:

Tinh lâm miếu vượng địa, tái quan sinh khắc chi ư”
“Mệnh sinh cường cung, tế sách chế hoá chi lý
(Tử vi Đẩu Số – Nguyễn Mạnh Bảo – trang 2 – quyển Hạ)

Câu chữ hán đã in sai, còn lời giải thích thì mông lung, gần như không có liên hệ đến câu chữ hán.

Chúng tôi xin miễn nói lại ý nghĩa hai câu này, vị cụ Quản văn Chính đã giải thích rõ trong đặc san này, số 7 và số 9.

Gặp những chữ hán, tương tự như vài chữ Việt, mà vội vã thông qua, vội dịch theo cái cảm quan của riêng mình, thì cũng dễ tạo thành chuyện khôi hài.

Thí dụ như câu:

“Phá toạ ly, ngôn ngữ thô bạo, phùng Lộc, Dương, năng giải xướng cuồng’.
(Tử Vi Đẩu Số tác giả Vân Đằng Thái Thứ Lang – trang 143).

Dịch là:

Cung Mệnh an tại Ngọ có Phá toạ thủ, nên hay gắt gỏng thô lỗ. Đây, nếu Phá, hoặc gặp lộc đồng cung hoặc gặp Thiếu Dương hội hợp lại vui tính, hay đùa bỡn”.

Chữ “Xướng cuồng” đây nghĩa là làm càn, làm xằng bậy, chứ nào có nghĩa vui sướng, hát xướng, cuồng loạn, rửng mỡ!

Chữ “ Năng giải xướng cuồng” có nghĩa là có thể giả được sự làm càn, làm xằng bậy, đối lại với mấy chữ “ Ngôn ngữ thô bạo” ở trước.

Lại có trường hợp, một câu chữ Hán bị sửa sai lệnh hẳn đi chỉ vì người luận đoán không khiểu nghĩa câu chính.

Thí dụ như câu: “Tử Vi tu cần Tam Hoá, nhược phùng Tứ Sát, phong bãi hà hoa”.

Chữ “Bãi” nghĩa là đưa qua đưa lại.

“Phong bãi hà hoa” là gió thổi cành hoa sen đưa qua, đưa lại, là canh hoá vị gió vùi dập.

Ấy vậy mà chúng tôi đã gặp câu này, trong một vài trường hợp khác lại được sửa là “ Phong Bão hà hoa”.

Thật là một sự phối hợp kỳ diệu chữ Bão (chữ Việt thuần tuý) và chữ Phong ( Chữ Hán Việt) – Chữ Hán làm gì có chữ Phong Bão là gió bão.

Như đã trình bay ở trên, chúng tôi không làm công việc điểm sách Tử Vi, e rằng có sự hiểu lầm.

Trong những sách Tử Vi kể trên cũng như trong một số sách Tử Vi khác, còn nhiều công thức các bộ sao tưởng tượng, mà dường như sách sau chép lại của sách trước, và cũng còn nhyiều câu chữ Hán dịch quá cẩu thả.

Chúng tôi chỉ nên lên một vài trường hợp đặc trưng. Mong rằng quý soạn tác giả khi xuất bản hoặc tái bản sách Tử Vi nên lưu ý thận trọng hơn.

Chúng tôi xin thành thật khâm phụ hầu hết quý vị soạn giả sách Tử Vi., vì đã có công rất lớn trong việc mở đường cho phong trào nghiên cứu Tử Vi được sâu rộng như ngày nay. Tiếc rằng mới đây trên thị trường, đã có cuốn sách Tử Vi, đầy rẫy những lỗi lầm tử phần ấn loát đến phần dịch thuật, mà có lẽ không nói đến tên cuốn sách ấy, quý vị trong giới Tử Vi đều có thể nhận biết dễ dàng. Đó thật là Tử Vi gặp Tứ Sát vậy.

Theo tạp chí Khoa Học Huyền Bí

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.