Nguyên lý Mệnh Thân – Phần 2
Trong thực tế Lý Học Phương Đông ta phải chấp nhận 1 điều rằng, người xưa dùng Thiên Văn để lập Tượng mà hình thành nên các môn như ngày nay.
Ví dụ như 2 sao Nhật Nguyệt trong Tử vi vốn là mượn Tượng của mặt trăng, mặt trời chứ nói Nhật là Mặt trời, Nguyệt là Mặt trăng thì vừa đúng lại vừa không đúng, chúng ta có thể quan sát thấy rằng với người sinh ban ngày thì có thể Nhật ở các cung ban đêm trên lá số Tử vi, nhưng thực tế làm gì có chuyện đó được. Ta thấy ngay rằng người sinh ban ngày thì Mặt trời cũng phải ở các Cung ban ngày chứ, sao lại nằm ở ban đêm. Như mệnh lập ở Ngọ sinh vào giờ Ngọ mà Thái Dương lại nằm ở Cung Tý, không thấy “khoa học” ở đâu cả?
cho nên Lý Học Phương Đông không thể dùng Duy Lý của Phương Tây để giải thích được, Phương Tây chỉ chấp nhận “tập rõ” như các con số, các định luật…rõ ràng chứ không chấp nhận được “tập mờ” như nguyên lý Phản Phục trong kinh dịch. theo cùng cực tắc biến thì “đi xa tất quay trở lại”, nghe rất vô lý, Phương Tây chẳng bao giờ chấp nhận thực tế này. Hay có nhiều người làm khoa học muốn khoa học hóa Lý Học Phương Đông bằng cách Số hóa toàn bộ Kinh Dịch, ta thấy các con số chỉ là cái xác, còn phần hồn thì chẳng thấy đâu.
Vậy thì ở đây chúng ta phải chấp nhận một thực tế rằng chúng ta học Tử vi là học Tượng chứ không phải là đang học Thiên Văn, Thiên Văn cổ chỉ dùng để diễn Tượng, mượn Tượng của các vì sao trên bầu trời để thiết lập Lý Học Phương Đông.
Mệnh Thân chỉ dùng ( mượn ) Thiên văn để diễn Tượng cho Mệnh Thân trên lá số Tử vi, ở đây Thuận tháng đến Cung có tháng sinh, mà tháng sinh chính là tiết khí, theo mỗi tháng mà có những tiết khí khác nhau làm chủ, và cái khí này có được là do sự chuyển động của Trái Đất quanh mặt Trời và do sự lệch tâm của Trục Trái Đất, nên ta mượn tạm nó gọi là Khí Thiên vậy. Cần phải nhắc lại là tiết khí hay đề cương lệnh tháng vốn vận dụng Khí Âm Dương Ngũ Hành cho nên không thể dùng Duy Lý Phương Tây vào giải thích được. tiếp theo là sự tự quay của Trái Đất theo nguyên lý “Thiên Tả Hoàn, Địa hữu Chuyển” thì lại được một lý nữa, đó là Trái Đất chuyển động từ Tây sang Đông mà có ngày đêm, thì cái Khí theo giờ ta có thể gọi nó là Khí Địa, kỳ thực ngày đêm cũng chẳng qua là bản đồ Nhiệt của Mặt Trời cả thôi, nhưng khi ta xét cái Khí Địa thì ta đặt vào nó cái Lý Học Phương Đông là Âm Dương Ngũ Hành chứ không phải là một bản đồ nhiệt.
Đến đây thì sẽ thấy Cung Mệnh vốn là sự hợp thành của Khí Thiên Địa hợp…mà thực tế theo quan điểm của Phương Tây ta chỉ thấy một bản đồ nhiệt của ngày đêm và tháng sinh. Chứ làm gì có cái Khí nào đâu, vậy Chu Hy nói “trong khoảng trời đất chỉ có một thứ duy nhất là Khí” Nếu ta tinh ý thì thấy Khí ở đây như giống như năng lượng trong công thức nổi tiếng của Einstien, năng lượng bằng khối lượng * bình phương tốc độ ánh sáng. Nhưng đó chỉ là mượn lý Phương Tây giải thích cho dễ hiểu, chứ năng lượng không phải là Khí theo quan điểm của Chu Hy. vì khi sinh ra thì có khối lượng giống nhau ( sơ sinh ) làm gì có năng lượng khác nhau, mà thực tế theo Tử vi hay Tử bình thì rõ ràng cái Khí Âm Dương Ngũ hành là khác nhau, Tử bình sẽ thấy tứ trụ này Thân Vượng, Tứ trụ kia thân nhược…
Rồi lại sang Cung Thân, thì Cung thân ta ví nó là sự chuyển động tương đối ngoài Trái đất ( Thiên Cầu ) từ đông sang Tây, vậy ta ” mượn” cái lý của nó để Thiết lập cung Thân vốn tượng trưng cho Thiên. Từ Cung Mệnh ta lại có Cục Số, rồi đến Chính tinh, tất cả chỉ là cái Khí Tượng vốn mượn từ Thiên văn, có nhiều người cho rằng Chiêm Tinh Học Phương Tây chỉ là Chiêm Tinh giả, Tây cũng Giống như Ta chỉ mượn Tượng diễn ý từ Thiên văn chứ làm sao lấy sao này sao kia trên bầu trời để xem mệnh được, cái đó là phi thực tế. Khổng Minh thấy ngôi sao trên trời rơi xuống và mờ dần là ý Khổng Minh sắp chết vì ngôi sao đó chủ mệnh, rồi lại ngậm mấy hạt gạo để giữ mạng sống. Đó chỉ là cái phóng đại thôi,
(Dẫn theo trang kimca.net)