Chương 9: Ngũ Hành Và Tính Miếu Hãm Lợi Vượng Của Các Sao
Trong sách “Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư” có cái gọi là kiến giải về [Miếu, Hãm, Lợi, Vượng] nói rõ rằng một ngôi sao nào đó rơi vào một cung vị Địa Chi nào đó thì là miếu vượng cho nên những đặc tính tốt của sao ấy hoàn toàn được hiển lộ; Còn rơi vào một cung vị Địa Chi nào đó hãm địa thì tính chất tốt của sao sẽ bị kìm nén đến nỗi sẽ biểu hiện các đặc tính tiêu cực. Điều này nói lên rằng tính chất các sao cùng với cung vị Địa Chi mà nó rơi vào có một mối quan hệ rất lớn. Chương này sẽ giải thích rõ ràng về nhân tố mang tính quyết định đối với đặc tính của các sao thay đổi thế nào khi rơi vào các cung vị khác nhau, mối quan hệ âm dương ngũ hành chế hóa.
Cổ nhân cho rằng, từ Ngũ Hành mà diễn sanh ra vạn vật, thông qua bát quái Càn, Khôn, Cấn, Đoài, Chấn, Li, Tốn, Khảm tác dụng lẫn nhau mà tạo thành thai nghén, sinh trưởng, diệt vong, hết thảy các Sự các Vật trên đời đều do năm loại nguyên tố này tạo nên. Đương nhiên trong cái gọi là “Sự” là đã bao gồm số phận con người trong đó, do vậy đã suy diễn ra một bộ tư tưởng triết học có cơ sở là Âm Dương Ngũ Hành, viện dẫn vào để giải thích các hiện tượng tự nhiên, mà cơ sở lý luận của Ngũ Thuật cổ đại gồm Sơn (tu tiên), Y (y dược), Mệnh (bát tự, đẩu số, hà lạc), Bốc (lục hào), Tướng (nhân tướng) cũng đều kế thừa hệ thống tư tưởng triết học này.
Rốt cuộc ngũ hành là gì? Chính là chỉ – Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ – 5 loại nguyên tố này sẽ tác dụng lẫn nhau mà xuất hiện các hiệu ứng Sinh, Khắc, Chế, Hóa. Trên đời vạn sự vạn vật đều diễn sanh trong quá trình Ngũ Hành tương hỗ, đương nhiên tất cả hoàn cảnh sinh tồn của mọi sinh vật cũng đều chịu ảnh hưởng của Ngũ Hành biến hóa. Cho nên từ sự tôn trọng sùng bái tự nhiên đó, cổ nhân liên tưởng vận mệnh của con người cũng bị chịu ảnh hưởng, do đó các môn mệnh lý học truyền thống như các môn:
Tử Bình Bát Tự, Tử Vi Đẩu Số, Kỳ Môn Độn Giáp, Thái Ất Thần Số.
Bất kể loại nào hay công phu cao thấp thì cũng đặt quan hệ của Ngũ Hành sinh khắc chế hóa lên đầu, làm cơ sở để tìm hiểu vận mạng cát hung họa phúc.
Rốt cuộc đặc trưng của Ngũ Hành là gì? Ta có thể từ Ngũ Hành ở hình tượng thiên nhiên mà giải thích đơn giản:
Kim: Đại biểu cho sự sắc bén, ý tứ tấn kích.
Mộc: Đại biểu cho sự phát triển, ý tứ hướng lên / hướng về phía trước.
Thủy: Đại biểu nguội lạnh, lưu động, khuếch tán, ý tứ tự do.
Hỏa: Đại biểu cho sự hao tổn, phóng xạ, ý tứ nhanh chóng.
Thổ: Đại biểu cho sự gom lại, dày nặng, ý tứ khoan dung.
Trên phương diện ứng dụng của mệnh lý học, có thể tiếp thu những hàm nghĩa của chúng mà giải thích [sự vật] cho thuận, nói thí dụ như “cảm xúc”:
Thủy, tượng trưng cho sầu bi: bởi vì nó lắng đọng, nhu thuận, có ý nhẫn nhục chịu đựng, như: Nước dài dằng dặc tức là có ý ai oán.
Mộc, tượng trưng cho vui thích: lấy cái ý của sự hướng lên, sự phát triển, bày ra, như: Mắt trong thấy bốn năm ngọn núi xanh mướt ánh trăng thì chả phải là bạn cũng cảm thụ được niềm vui của sự phát triển thế giới tự nhiên đó ư?
Hỏa, tượng trưng cho hạnh phúc: Bởi có tực phát xạ, bộc lộ công năng, như: Nhiệt tình như lửa, hay dùng “Hỏa” để hình dung về cảm tình.
Thổ, tượng trưng cho dục vọng: bởi vì có ý bao dung tích trữ, có năng lực gánh vác hết thảy mọi sự vật.
Kim, tượng trưng cho phẫn nộ: vì kim đại biểu cho bén nhọn, ý tứ tấn kích, ví như người nếu tức giận thì lời nói cũng trở lên gay gắt.
Chúng ta thường nghe người ta nói đến bốn chữ “Sinh – Khắc – Chế – Hóa”, kỳ thực là phân biệt bốn loại quan hệ ảnh hưởng của Ngũ Hành.
Mối quan hệ của [Sinh]:
Mộc sinh Hỏa: dùng củi gỗ để lấy lửa.
Hỏa sinh Thổ: lửa đã cháy hết, tan thành mây khói, biến thành cát bụi.
Thổ sinh Kim: trong đất tích chứa nhiều loại tài nguyên, các mỏ kim loại chôn sâu trong lòng đất, tựa như là Thổ sinh Kim.
Kim sinh Thủy: Buổi sáng sớm, thấy món hàng kim loại để trong sân mà không che đậy, sẽ xuất hiện hạt nước, tựa như là buổi đêm kim loại sinh ra nước, điều này là do cổ nhân hiểu lầm nguyên nhân sinh ra hạt nước, nhưng lấy làm ví dụ thì cũng tốt.
Thủy sinh Mộc: Cây cối phải dựa vào nước để tẩm bổ, mới có thể tồn tại duy trì phát triển, nở hoa kết trái, cây cối không nước tất nhiên héo rũ.
Mối quan hệ của [Khắc]:
Mộc khắc Thổ: Rễ cây cắm vào lòng đất, sinh ra các nhánh nhỏ để giành lấy dưỡng chất, khiến cho cây cối vững chãi không rung.
Thổ khắc Thủy: ta có thể dùng đất dễ dẫn hướng chảy dòng sông, cũng có thể dùng đất đắp đập cản nước, dùng cản dòng chảy lưu động của nước.
Thủy khắc Hỏa: xảy ra đám cháy, đội cứu hoả dùng nước phun vào để dập lửa.
Hỏa khắc Kim: Dùng lò lửa nung chảy kim loại.
Kim khắc Mộc: Dùng kim loại chế các công cụ gia công gỗ, cũng có thể đốn gỗ.
Mối quan hệ sinh khắc có thể dùng đồ hình để biểu thị, theo vòng cung là quan hệ Sinh, theo hình ngôi sao là chỉ quan hệ Khắc:
Mệnh bàn của Tử Vi Đẩu Số có mười hai cung Địa Chi, mỗi Địa Chi có thuộc tính Ngũ Hành riêng (mời tham khảo đồ hình mệnh bàn trống phía dưới), mỗi Địa Chi cũng phân Âm Dương, như Tí thuần dương thủy, Sửu thuần âm thổ, Dần thuần dương mộc, Mão thuần âm mộc,… cứ thế, tất cả phân ra mười hai thuộc tính âm dương ngũ hành khác nhau. Lại đem phối với các sao trong Đẩu Số, do các sao cũng khác nhau về thuộc tính âm dương ngũ hành, cho nên khi rơi vào các cung sẽ tạo ra ảnh hưởng khác nhau về Sinh Khắc Chế Hóa. Nếu có nhiều sao đồng cung, đương nhiên cũng sẽ sinh ra quan hệ giữa các sao, cho nên biến hóa vô cùng, làm cho người mới học đau đầu hoa mắt. Nhưng mà nếu có thể nắm giữ nguyên lý của “Cô âm bất trưởng, cô dương bất sinh”, “Âm dương hợp, vạn vật sinh”, “dương khắc dương vô tình, âm dương tương khắc hữu tình” là đã có thể lý giải hơn nửa mối quan hệ sinh khắc chế hóa rồi.
Lấy [Thiên Cơ] làm ví dụ, Thiên Cơ là Ất mộc là Âm mộc, cho nên mừng khi gặp Dương thủy đến tương sinh, cho nên nếu nhập cung vị ở [Tí] là chỗ miếu vượng, bởi vì [Tí] thuần Dương thủy đến sinh cho Thiên Cơ là Âm mộc, tính chất cát tường của Thiên Cơ hoàn toàn được phơi bày, nếu nhập vị trí [Hợi] cung cũng là Thủy nhưng lại là Âm thủy, mà Âm thủy sinh Âm mộc, âm khí quá nặng phản chuyển lại sẽ không ổn. Thiên Cơ nhập vị trí cung [Mão] là Âm mộc, gọi là [quy vị], là về đúng vị trí ban đầu, cho nên càng phơi bầy mặt cát lực, Thiên Cơ – Cự Môn đồng cung tại Mão so với đồng cung tại Dậu thì cát lợi hơn, vì Dậu cung thuộc Kim khắc Mộc, do đó mà bất lợi.
Mối quan hệ của [Chế]:
Kim khắc Mộc được Hỏa chế: bởi vì Kim khắc Mộc, nếu được lửa tới kìm chế kim khí thì hung tính của Kim sẽ không lộ ra, hung lực giảm thiểu, khiến cho Mộc không bị tổn thương do Kim khắc nữa.
Hỏa khắc Kim được Thủy chế: vì Hỏa khắc Kim, nếu được nước tới áp chế thì vượng hỏa sẽ chịu kìm chế, mà Kim đang bị Hỏa khắc liền thành ra được dịu đi.
Thủy khắc Hỏa được Thổ chế: Đất có thể ngăn cản được cái thế của nước, nên Thủy bị kìm chế, cho nên ngọn lửa không đến mức chịu nước mà tắt.
Thổ khắc Thủy được Mộc chế: Thổ khắc Thủy, mà Mộc lại khắc Thổ, cho nên cái hung lực của Thổ khắc Thủy sẽ vì Mộc khắc Thổ mà được chế.
Mộc khắc Thổ được Kim chế: rễ cây thâm nhập trong đất, nếu sử dụng kim loại chém bớt rễ cây, khiến cho cây sinh trưởng chậm lại, thành ra Thổ bị Mộc khắc sẽ dịu xuống.
Mối quan hệ của [Hóa]:
Kim khắc Mộc được Thủy hóa: Lấy búa rìu cắt cành cây, lại tưới nước trợ giúp mộc lớn, vẫn có thể nảy nở ra cành lá mới.
Mộc khắc Thổ được Hỏa hóa: Rễ cây đâm vào trong đất bắt lấy bùn đất, dùng lửa đốt thân cây, khiến cho cây cối nhất định phải chữa trị bị thương của thân cây, làm cho thổ không đến nỗi bị mộc khắc hại quá sâu.
Thủy khắc Hỏa được Mộc hoá: Nước sẽ tưới tắt lửa, nhưng nước cũng sẽ đi sinh cây, cho nên thế nước yếu ớt mà không đến nỗi khiến cho thế lửa bị tắt.
Hỏa khắc Kim được Thổ hóa: Lửa có thể làm cho kim nóng chảy, nhưng hỏa vừa có thể sinh thổ, bởi vì thế Hỏa cần phân thân đi sinh thổ, cho nên thế hỏa chuyển sang yếu đi mà không đến nỗi hại kim quá.
Thổ khắc Thủy được Kim hóa: Thổ khắc Thủy nhưng cũng có thể sinh Kim, Kim có thể sinh Thủy, cho nên dẫn thông bất trệ, cũng có tiết chế không có ý phù phiếm.
Ví dụ: Thiên Tướng là Quý Thủy thuộc Âm Thủy, nhập cung Sửu là Âm Thổ, cho nên Thổ khắc Thủy. Giả như lại có Kình Dương cũng rơi vào cung Sửu, tức hiện ra cục [Thổ khắc Thủy được Kim hóa]. Thành thử, lúc ấy Kình Dương không được lấy hung mà luận, Thiên Tướng thủy ngược lại vì có Kình Dương trợ giúp mà dẫn thông bất trệ.
Âm Dương, Ngũ Hành, Sinh Khắc Chế Hóa trong Tử Vi Đẩu Số trên phương diện đoán mệnh, nông thì có thể thấy sự biến hóa tính chất của tinh tú trong cung Địa Chi, đi sâu mà nói có thể quan sát duyên phận với lục thân, sự nghiệp tiền tài vượng tướng hưu tù. Cho nên học giả không được quên ảnh hưởng của Âm Dương Ngũ Hành, để tiện cho độc giả tra cứu, tác giả đã đem Âm Dương Ngũ Hành của 28 chủ tinh cùng các tính chất giản lược của chúng liệt kê ở đồ hình 3.
Từ mối quan hệ Âm Dương Ngũ Hành Sinh Khắc Chế Hóa phối hợp tính chất Ngũ Hành các sao với Ngũ Hành cung vị ở hình 3 và hình 2, có thể suy ra hiện tượng cát hung nếu chúng đồng thời lúc có hai sao đồng cung.
Lại nói, 12 cung Địa Chi và sự khác nhau của năm sinh mỗi cá nhân sẽ có tổ hợp can chi khác nhau, cái tổ hợp này sẽ sinh ra Ngũ Hành khác nhau, ví dụ cung Mệnh là [Mậu Tý] thuộc Dương Hỏa, cung Phu Thê là [Bính Tuất] thuộc Dương Thổ, cung Phụ Mẫu [Kỷ Sửu] thuộc âm hỏa, v.v… những cái này là thuộc Hậu Thiên, mà Ngũ Hành của mệnh bàn trong hình 2 là Tiên Thiên Ngũ Hành, giả sử có một mệnh tạo Thiên Cơ rơi vào cung Tý, do thủy sinh mộc, cho nên Thiên Cơ vượng tướng, nếu xét đầy đủ can cung [Mậu Tý] thuộc hỏa, mất đi cái khí thủy sinh mộc, tính chất tốt đẹp của Thiên Cơ bị ức chế mà không thể phát huy, ta có thể giả thích: mệnh tạo được có tư chất thanh quý, tiếc vì hậu thiên hành vận ngang trái, khó có thể giữ được sự thanh quý ấy, hoặc khó có thể phát triển. Đây là sự giải thích khi luận mệnh cách, nhưng Ngũ Hành Nạp Âm cũng sẽ ảnh hưởng đến thành tựu của đời người, cho nên khi ứng dụng thực tế phải phân biệt rõ ràng 2 cái loại Ngũ Hành ấy.
Cho nên, khi suy xét quan hệ sinh khắc âm dương ngũ hành, cần phải xét ba hạng quan hệ dưới đây:
1, tính chất âm dương ngũ hành của sao, … Như hình ba đã nêu.
2, tính chất âm dương ngũ hành của cung vị tiên thiên, … Như hình 2 đã nêu.
3, tính chất âm dương ngũ hành của cung vị hậu thiên, … Tức là khởi từ cung Dần trở đi, các cung Địa Chi phối với Thiên Can cho Nạp Âm Ngũ Hành, ví dụ như Canh Tí tức thuộc Thổ cục.
Các cung ngũ hành lấy thanh thuần, tương sinh là thượng cục, tối kỵ pha tạp, lẫn lộn không rõ, nếu vậy ắt khí bất minh, thần không tỏ, không được lấy cát luận, ví như tính cách của người tráo trở đảo điên.
Tứ Hóa là đầu mối then chốt của biến hóa trong đẩu số, nếu cung nào đó có tứ hóa nhập vào – nó sẽ hòa với tính chất vốn có của các sao để sinh ra biến hóa [sinh, khắc], từ đó thay đổi tính chất vốn có, cho nên Tứ Hóa bay vào cung vị, muốn luận giải tường tận thì không thể đơn thuần dùng tính chất các sao ban dầu, điểm này phải đặc biệt lưu ý.
Trong khi luận về lục thân, so sánh quan hệ ngũ hành của cung lục thân và mệnh là sinh hay khắc, nếu tương sinh thì nhân duyên tốt, nếu tương khắc thì có thể nói là duyên cạn. Cái này ứng dụng vào việc khán quan hệ lục thân, thì đối với các vấn đề sự nghiệp, tiền tài cũng có thể phỏng theo đó để mà giải thích.
Kết luận: Sự phức tạp của mối quan hệ Ngũ hành như thế nào:
- Cung vị
- Tính chất sao
- Ngũ hành hậu thiên
Kết hợp các yếu tố đó, tính toán cân nhắc tỉ lệ, thật sự không phải chuyện dễ, cho nên, người viết chỉ lấy cung vị, quan hệ tính chất khắc chế hóa của các sao, phân biệt miếu hãm lợi vượng là được. Về lực ảnh hưởng của hậu thiên ngũ hành, chỉ cần cân nhắc sơ qua sự tăng mạnh hoặc yếu đi tính chất của các sao mà thôi, nếu các vị độc giả ứng dụng, không ngại khảo sát thì hãy nhìn lực ảnh hưởng, sau đó quyết định sử dụng hoặc bỏ qua.
Theo kinh nghiệm của tác giả, ngũ hành của cung và sao có tác dụng đan xen lẫn nhau, quả thực sẽ ảnh hưởng tính chất sao, sẽ sinh ra tính chất sao miếu hãm lợi vượng như đã nói, nhưng điều đó không có nghĩa là nếu có sao miếu vượng tọa mệnh, thì tốt số, hoặc nếu sao hãm tọa mệnh thì sẽ xấu, tính chất sao mặc kệ là miếu vượng hay lạc hãm, đều chỉ đại biểu một đặc tính cá nhân mà thôi, khi lấy tính chất sao để luận đặc tính người, đây chỉ là nhân tố tham khảo không tránh khỏi sơ sót.
Về nguyên nhân chính làm biến chuyển tính chất sao, thì thấy ngoại trừ ngũ hành ảnh hưởng, còn có lực ảnh hưởng rất mạnh của chính tinh đồng cung, phụ tinh, sát diệu. Vì thế nếu luận về tính chất tinh đẩu thì không thể cố chấp dựa vào ngũ hành sinh khắc chế hóa giữa sao và cung, lực ảnh hưởng của các sao đồng cung cũng cần lưu tâm.
(Dẫn theo trang www.huyenhocvadoisong.com)