Chương 15: Ý Nghĩa Của Hóa Kị
Nhìn tới một từ [Hóa Kị], trực giác trong lòng liền nổi da gà mà cảm thấy khó chịu, chỉ trích là [là thần của sự hối tiếc ăn năn, quản nhiều chuyện], ai mà bị Hóa Kị quấy nhiễu là liền gặp xui xẻo, hầu như những người mới tiếp xúc Đẩu Số thì ai cũng vì cái cảm xúc đối với tên gọi Hóa Kị mà không có thể quên được. Tại sao như vậy? Chúng ta hãy xem Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư chú thích về ý nghĩa của [Hóa Kị] như thế nào:
[Hóa Kị là thần quản nhiều chuyện, thủ mệnh thân suốt đời không thuận. Tiểu Hạn mà gặp thì một năm thiếu thốn, Đại Hạn mà gặp thì mười năm hối tiếc ăn năn. Nhị hạn Thái tuế giao lâm thì chắc chắn bị lận đận. Văn nhân không bền, quân nhân dù có quan tai khẩu thiệt cũng không ngại. Cho dù là nhưng người làm nghề buôn bán hay kỹ nghệ cũng đều không có lợi. Nếu như hội Tử Phủ Xương Khúc Tả Hữu, lợi về quyền chức tài lộc; Cùng với Kị đồng cung mà có thêm Tứ Sát thì làm cho tài lộc không giữ được; chính là cái cảnh của câu “Miêu nhi bất tú, Khoa tinh hãm ư hung hương” (Khoa tinh rơi vào chốn hung thì như lúa non nảy mầm mà chẳng thể trổ bông). Như đơn độc gặp Tứ Sát Hao Sứ Kiếp Không thì chủ bôn ba và mang tật, tăng đạo cũng lưu đày hoàn tục, nữ nhân một đời nghèo yểu. Nếu như Thái Dương ở Dần Mão Thìn Tị hóa Kị, còn Thái Âm ở Dậu Tuất Hợi Tý hóa Kị, luận ngược lại là phúc, còn lại các sao hóa Kị, đều xem xét Ngũ hành khác nhau, như Liêm Trinh ở Hợi hóa Kị là vì hỏa đi vào nơi của nước, lại gặp người mạng Thủy, thì hóa Kị cũng không phải là hại].
Và:
[Hóa Kị dương Thủy, là sao quản nhiều chuyện ở thượng giới, chủ về thị phi khẩu thiệt, còn có tên là sao Kế Đô. Sao Hóa Kị chưa hẳn đã có thể phá cách, chỉ chủ có nhiều thị phi dây dưa mà thôi. Trước hết phải xem Chính Tinh có miếu vượng hay không, nếu miếu vượng thì có thuyết [Vượng địa hóa Kị cũng không ngại], Hãm địa thì chủ hung, lại còn có các sao thuộc Kim Thuỷ khi miếu vượng hóa Kị càng không kị (ngại), vẫn có cả phú quý, như Thái Âm ở Hợi hóa Kị, và Vũ Khúc hóa Kị ở cung Tị nơi của Trường Sinh. Như các sao thuộc Hỏa Mộc hóa Kị ở vượng cung, như Thái Dương cư Ngọ, và Thiên Cơ hóa Kị ở Mão, phần lớn vẫn phú mà không quý, hoặc quý mà không phú. Các sao thuộc Thổ không hóa Kị, nhưng nếu đã hóa Kị mà lại nhập vào cung Tứ Mộ thì chủ tăng hung. Lại như các sao thuộc Hỏa, ở chỗ Thủy như Hợi Tý mà hóa Kị thêm sát thì hung ác dị thường, phần nhiều là bị thương tàn yểu vong. Sao này (Hóa Kị) mà nhập Mệnh, chủ suốt đời lắm thị phi, dễ bị đố kị, tình tình nóng vội, mang tật bệnh, thành bại thất thường. Nhưng quan võ trái lại thì luận là cát, hành vận cũng thế. Nữ mệnh có Hóa Kị, bất luận vượng suy, dễ lắm lời thị phi, vượng địa cũng có giàu có, nhưng không thể được quý, mà lại lúc già nhiều bệnh. Hãm cung có thêm sát tinh thì lục thân bất hòa, phần nhiều thị phi, cũng nghèo hèn. Sao này ở trong 12 cung, thì trước tiên xem Hóa tinh có đắc địa hay không, và xem tính chất của Chính Tinh, mới xác định cát hung của nó].
Thì ra căn cứ vào những điều nói về Hóa Kị trong sách thì biểu tượng của sao Hóa Kị đều là không tốt lành, vì vậy làm cho mọi người khủng hoảng, trên thực tế có phải là như vậy hay không? Căn cứ theo tiên sư truyền lại, không hoàn toàn như vậy, mặc dù trong phần lớn các tình huống thì Hóa Kị đại biểu cho ý nghĩa [bất lợi, khốn đốn, tổn thương], thế nhưng có một số tình huống sau thì sao Hóa Kị cũng có một mặt cát lợi.
Hóa Kỵ là một ngôi Hoá tinh vừa đáng yêu vừa đáng sợ, ở ngoài những ý nghĩa [bất lợi, khốn đốn, tổn thương], nó còn vốn có [tính kết dính], đương nhiên cái tính kết dính này đối với sự là có lợi hay bất lợi thì đều có tác dụng và hiệu lực riêng. Vì vậy, gặp cát thì cát lợi mà gặp hung thì hung hiểm, cho nên nếu có thể hiểu được cơ chế tác dụng của sao Hóa Kị thì mới có thể ứng dụng cái đạo tìm lành tránh dữ, chuyển hóa [Hóa Kị] thành ra cát lợi. Ngũ Hành của sao Hóa Kị thuộc Thủy, mà Thủy thì đại biểu [trí tuệ], các bậc tiên hiền có câu: “Đại trí nhược ngu, thượng thiện nhược thủy” (Khôn mà giả dại, đạt được cái tốt lành như nước), đều là ám chỉ sao Hóa Kị có cái ý nghĩa [tùy duyên, thuận theo tình thế], khi niên hạn gặp phải sao Hóa Kị là lúc không thể cưỡng cầu và làm ngược lại tình thế, hoặc cố chấp đối đầu, mà cần phải [thu mình lại, ẩn tàng, tu dưỡng lâu dài], dùng cái hàm ý phù hợp với sao Hóa Kị, như thế đụng tới Hóa kỵ thì không thể cố chấp xông xáo, mới có thể giữ gìn yên ấm.
Rốt cuộc thì ý nghĩa của sao [Hóa Kị] là gì? Căn cứ trên mặt chữ để giải thích, chữ Kị (忌) mang ý nghĩa chiết tự là cái “Tâm” (心) của “Bản thân” (Kỷ 己), ý chỉ sao Hóa Kị nắm giữ các nghĩa [khốn đốn, hối lận, không thuận lợi] đều là do tâm cảnh (cõi lòng) của mình tạo thành. Giả như biết chỗ tiến thoái, không ham không lấy, không đòi không hỏi, tất cả tùy duyên thuận thế làm, tự nhiên mà hóa giải được ác tính của sao Hóa Kị, cho nên [Hóa Kị] là họa hay là phúc thì tất cả đều nằm ở ý niệm của người trong cuộc.
Con người đều có một bản năng sinh vật, đó là bản năng [né tránh ] tai họa, nếu kẻ địch chém tới một đao thì chúng ta nhất định sẽ né tránh lưỡi đao; một cỗ xe lao tới thì chúng ta cũng sẽ nhảy tránh ra; Cho nên bản năng né tránh tai họa theo không gian vật lý là cái mà tất cả mọi người bẩm sinh đều có, là một loại tác dụng phản xạ trực giác. Thế nhưng trong cái không gian tâm lý, là [tâm cảnh] thì không phải là trực giác có thể cải biến để tránh hung họa như thế. Tri thức sở học của chúng ta đều không đủ để phán đoán hết thảy những thị phi đúng sai có trong thế gian.
Ví dụ như: [tôi vẫn cảm thấy vị này là đối tượng không tệ, muốn gả cho anh ta, cho dù mọi người phản đối, vẫn kết hôn, ở thời điểm ra quyết định hoàn toàn là bị tình cảm của mình sở che lấp, hoàn toàn gạt những lời khuyên nhủ của mọi người sang một bên], ở trong lúc hạ quyết tâm thì thậm chí còn có [sự khoái trí cho rằng mọi người đều mê ngủ, chỉ có mình ta tỉnh táo mà thôi]?! Bởi vậy có thể thấy được liên quan tới vấn đề của [tâm cảnh], chứ cũng không phải là người khác góp ý một câu liền có thể thay đổi hoặc trong chớp mắt mà có thể hoàn toàn cải biến, thường thường là tình huống “Tự cho là đúng” nên quyết định sai lầm. Bởi vậy có thể thấy rõ cái tâm của mình, là vì sao lại khó có thể nắm giữ! Cho nên nói: “Kẻ địch lớn nhất của con người chính là bản thân mình”.
Trên cơ bản, mỗi người đối với tương lai đều luôn hy vọng là ngày mai sẽ tốt hơn, ở sau cái điều kiện tiên quyết này, mỗi người ở trước lúc quyết định chắc chắn sẽ lấy những điều kiện có lợi nhất cho chính mình để cân nhắc. Nhưng là vì sao có sự giàu nghèo khác nhau? Chức vụ có phân chia cao thấp? Sự nghiệp có phân biệt lớn nhỏ? Tóm lại một câu nói do [tâm cảnh] tạo thành. Có người suy tính tương đối sâu rộng, cho nên mệnh vận mọi chuyện thuận buồm xuôi gió, còn ai mà suy nghĩ nông cạn lỗ mãng thì vận mệnh ngược gió nên mọi chuyện bất lợi. Do đó thành tựu có phân chia lớn nhỏ khác nhau, muốn sử dụng bí quyết để chính mình bước tới tương lai tốt đẹp hơn thì chỉ có cải tạo tâm cảnh mà thôi.
Vì vậy, không gian vật lý thì tất cả mọi người có bản năng sinh vật để né tránh hoàn cảnh bất lợi, còn trong không gian tâm lý là [tâm cảnh] thì thường ở tình huống tự cho là [đã nhận định chính xác, ra quyết sách không sai lầm], đó là đã mắc phải sai lạc mà không tự nhận ra, đến sau khi thành sự thật mới biết hối hận. Đó là lý do mà tâm cảnh chính là then chốt biến hóa của vận mệnh, cho nên sao [Hóa Kị] chủ về sự ăn năn hối hận mới dùng 2 chữ “Kỷ Tâm” (lòng mình) để hợp thành, nhằm ám chỉ sự vô cùng trọng yếu của tâm cảnh.
Trong môn Đẩu Số thì Hóa Kị thuộc Thủy, mà Thủy lúc bình thường vốn nhu thuận, giúp lợi nuôi dưỡng sinh vật, nhưng lúc tràn lan thì nguy hại sinh linh cuốn đi nhà cửa ruộng vườn. Cho nên ở ý nghĩa gốc của sao Hóa Kị nói bên trên, đã ám chỉ khả năng có thể là thiện và có thể là ác. Nếu như có thể thuận theo cái tính chất của [Hóa Kị], thì có thể chuyển hóa nghịch cảnh thành xuôn sẻ, nếu như hiểu cái tính chất của [Hóa Kị] thì có thể chuyển hóa cái [Hóa Kị] thành hữu dụng, bằng không thì họa tới không phải là ít, cho nên hiểu được [Hóa Kị] mới có thể đổi vận, lại phối hợp với sự hoán chuyển về mặt không gian vật lý để thu được hiệu quả tìm lành tránh dữ.
Do đó, [Hóa Kị] cũng không phải hoàn toàn là hung, cũng không phải hoàn toàn là cát, đầu mối đều ở tại người trong cuộc có thể khả năng hay không trong việc cải tạo tâm cảnh và biết làm thế nào để nắm giữ vận dụng không gian mà phân định ra. Người mà có trí tuệ cao, kiến thức rộng, thì có năng lực nội tâm trực quan chính xác, phàn chiếu vũ trụ vạn vật, không dùng cái tâm bản thân, mà lấy trời đất làm tâm, cho nên suy xét của người ấy cũng sâu sắc, tư tưởng của người ấy rộng rãi, vượt qua Thời gian Không gian. Do đó, cái gì gọi là [cải vận ]? Đó chính là sự cải tạo cõi lòng vậy.
Có rất nhiều cách cải vận, nhưng đều là phải dựa vào chính mình, bởi vì [tâm cảnh] là cái mà người khác không thể suy đoán và nắm trong lòng bàn tay được. Từ đầu tạo nên tâm cảnh chỉ có dựa vào sự nỗ lực thực hiện của chính mình một cách kiên trì, mới có thể cải tạo được vận mạng của mình. Việc cải tạo tâm tình không cần đến sự xin thần hỏi bói, hết thảy có thể tự mình nâng cao chất lượng cuộc sống, như các việc [đọc sách, tham gia các tổ chức tình nguyện, quy y tôn giáo] đều có thể chuyển hóa tâm cảnh, thì thấy cái ngọn nguồn của những thứ không xưng ý toại lòng của bạn là cái gì, sẽ liền có thể hướng tới phương diện để cải thiện rồi. Giống như khi trình độ học vấn không tốt cho nên không tìm được công việc tốt, thì phải đọc sách và học nhiều hơn chứ sao nữa; Nếu do vô công dồi nghề mà đi đâm bị thóc chọc bị gạo gây chuyện thị phi, thì phải đi tham gia vào đội tình nguyện giúp đỡ người già cô đơn không nơi nương tựa và tán gẫu với họ đi! Cải vận chính là đơn giản như vậy.
(Dẫn theo trang www.huyenhocvadoisong.com)