Chương 13: Quẻ THIÊN TRẠCH LÝ

64 quẻ dịch lấy từ cuốn “Kinh Dịch – Đạo Của Người Quân Tử” của học giả Nguyễn Hiến Lê.

64 quẻ dịch lấy từ cuốn “Dịch Kinh Đại Toàn” của Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê.

64 quẻ dịch lấy từ cuốn “Bát Tự Hà Lạc – Lược Khảo” của Học Năng.

Quẻ THIÊN TRẠCH LÝ

“Kinh Dịch – Đạo Của Người Quân Tử” của học giả Nguyễn Hiến Lê.

||:||| Thiên Trạch Lý (履 lǚ)

Quẻ Thiên Trạch Lý, đồ hình ||:||| còn gọi là quẻ Lý (履 lu3), là quẻ thứ 10 trong Kinh Dịch.

* Nội quái là ☱ (||: 兌 dui4) Đoài hay Đầm (澤).

* Ngoại quái là ☰ (||| 乾 qian2) Càn hay Trời (天).

Giải nghĩa: Lễ dã. Lộ hành. Nghi lễ, có chừng mực, khuôn phép, dẫm lên, không cho đi sai, có ý chặn đường thái quá, hệ thống, pháp lý. Hổ lang đang đạo chi tượng: tượng hổ lang đón đường.

Đầu quẻ Tiểu Súc đã nói súc còn có nghĩa là chứa, nhóm (như súc tích)

Tự quái truyện dùng nghĩa đó mà giảng: khi đã nhóm họp nhau thì phải có trật tự, có trên có dưới, không thể hỗn tạp được, nghĩa là phải có lễ. Sống trong xã hội phải theo lễ, dẫm lên cái lễ, không chệch ra ngoài (chúng ta thường nói dẫm lên dấu chân của một người để diễn cái ý theo đúng đường lối người ấy); mà dẫm lên, chữ Hán gọi là ☲, do đó sau quẻ Tiểu súc, tới quẻ Lí. Cách giải thích đó có phần nào gượng ép.

Thoán từ:

履 虎 尾 , 不 咥 人 , 亨 .

Lí hổ vĩ, bất điệt nhân, hanh.

Dịch: Dẫm lên đuôi cọp, mà cọp không cắn, hanh thông.

Giảng: Trên là dương cương, là Càn, là trời: dưới là âm nhu, là Đoài, là chằm, vậy là trên dưới phân minh lại hợp lẽ âm dương tức là lễ, là lý. Có tính âm nhu, vui vẻ đi theo sau dương cương thì dù người đi trước mình dữ như cọp, cũng tỏ ra hiền từ với mình, cho nên bảo rằng dẫm lên đuôi cọp mà cọp không cắn. Ba chữ “lý hổ vĩ” chính nghĩa là dẫm lên đuôi cọp, chỉ nên hiểu là đi theo sau cọp, lấy sự nhu thuận, vui vẻ mà ứng phó với sự cương cường.

Thoán truyện bàn thêm: Hào 5 quẻ này là dương mà trung, chính, xứng với ngôi chí tôn, chẳng có tệ bệnh gì cả mà lại được quang minh.

Đại tượng truyện: bảo trên dưới phân minh (có tài đức ở trên, kém tài đức ở dưới) như vậy lòng dân mới không hoang mang (định dân chí) không có sự tranh giành.

Hào từ:

1. 初 九 : 素 履, 往 , 无 咎 .

Sơ cửu: tố lý, vãng, vô cữu.

Dịch: hào 1, dương : giữ bản chất trong trắng mà ra với đời thì không có lỗi.

Giảng: hào 1 này như người mới ra đời, còn giữ được bản chất trong trắng (ý nghĩa của chữ tố) chưa nhiễm thói đời, vì là hào dương, quân tử, có chí nguyện, cứ giữ chí nguyện mình thì không có lỗi.

2. 九 二 : 履 道 坦 坦 , 幽 人 貞 吉 .

Cửu nhị: Lý đạo thản thản, u nhân trinh cát.

Dịch: Hào 2, dương: như đi trên đường bằng phẳng, cứ một mình giữ vững đường chính thì tốt.

Giảng: Hào 2, dương : như đi trên đường bằng phẳng, cứ một mình giữ vững đường chính thì tốt.

Giảng: Hào dương này đắc trung, vẫn là hiền nhân, quân tử, bình thản giữ đạo trung không để cho lòng rối loạn thì tốt.

Tuy có hào 5 ở trên ứng với , nhưng 5 cũng là dương, không hợp, (phải một dương một âm mới tìm nhau, hợp nhau, viện nhau) cho nên bảo hào này là cô độc.

Chúng ta để ý: quẻ Càn, hào 2 và hào 5 cũng đều là dương cả, mà Hào từ bảo 2 và 5 nên tìm nhau mà làm việc; còn quẻ Lý này thì không , như vậy là phải tùy theo ý nghĩa của quẻ (tùy thời) mà giảng.

3. 六 三 : 眇, 能 視 ; 跛, 能 履 . 履 虎 尾 , 咥 人, 凶 . 武 人 為 于 大 君 .

Lục tam: Miễu, năng thị; bả, năng lý.

Lý hổ vĩ, diệt nhân, hung. Võ nhân vi vu đại quân.

Dịch: Hào 3, âm: chột (mà tự phụ là) thấy tỏ, thọt (mà tự phụ là) đi nhanh, như vậy thì nguy như dẫm lên đuôi cọp mà bị nó cắn. Đó là kẻ vũ phu mà đòi làm việc của một ông vua lớn.

Giảng: Hào này âm nhu mà ở ngôi dương cương, bất chính, bất trung, trên dưới đều là hào dương cả, không lượng tài mình kém (âm) mà đua đòi theo các hào dương, không khác người thọt tự khoe là đi nhanh; đó là hạng võ phu mà đòi làm một ông vua lớn, sẽ gặp họa, như dẫm lên đuôi cọp, bị cọp cắn.

4. 九 四 : 履 虎 尾 . 愬 愬 終 吉 .

Cửu tứ: Lí hổ vĩ, sách sách (hoặc sóc sóc)chung cát.

Dịch: Hào 4, dương: Dẫm lên đuôi cọp, nhưng biết sợ hãi, nên quẻ sẽ tốt.

Giảng: Hào này, dương mà ở vị âm, cũng bất trung, bất chính như hào 3, cũng ở sau một hào dương cương, cũng như dẫm lên đuôi cọp, nhưng hào 3 hung, hào 4 cát, chỉ do lẽ: 3 bản chất nhu, tài kém, u mê mà ở vị dương, chí hăng; còn 4 bản chất cương, có tài, sáng suốt mà ở vị âm, biết sợ hãi, thận trọng.

5. 九 五 : 夬 履 貞 厲 .

Cửu ngũ: Quyết lý, trinh lệ.

Dịch: Hào 5, dương : Quyết tâm hành động quá thì tuy chính đáng cũng có thể nguy.

Giảng: Hào 5 đắc chính, đắc trung ,rất tốt, nhưng ở địa vị chí tôn trong quẻ Lý (nói về cách ở đời) thì e có lòng cương quyết quá mà tự thị, ỷ thế, mà hóa nguy.

6. 上 九: 視 履, 考 祥 . 其 旋, 元 吉 .

Thượng cửu: Thị lý, khảo tường, kỳ toàn, nguyên cát.

Dịch: Hào trên cùng, dương, xem cách ăn ở trong đời người, cho nên Hào từ diễn ý nghĩa của toàn quẻ chứ không diễn ý nghĩa của riêng hào cuối. Cũng là một lệ ngoại như hào cuối cùng quẻ Tiểu súc.

Quẻ này tên là Lí có nghĩa là lễ, là dẫm lên, nhưng cả 6 hào đều nói về cách ăn ở trong suốt đời người : mới ra đời thì phải giữ tính chất phác trong trắng, rồi sau giữ vững đường chính (hào 2); biết sức mình, đừng tự phụ (hào 3) để tránh nguy, biết thận trọng, sợ hãi thì tốt (hào 4), và ở địa vị cao nhất, đừng ỷ thế mà cương quyết quá (hào 5), cách ăn ở được như vậy cho tới cuối đời thì tốt không gì bằng.

Chúng ta để ý: Quẻ này cũng chỉ có một hào âm mà không có nghĩa thống lĩnh quần dương như quẻ tiểu súc. Như vậy là biến dịch.

“Dịch Kinh Đại Toàn” của Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê.

10. 天 澤 履 THIÊN TRẠCH LÝ

Lý Tự Quái 履 序 卦
Vật Súc nhiên hậu hữu Lễ 物 畜 然 后 有 禮
Cố thụ chi dĩ Lý 故 受 之 以 履

Lý Tự Quái

Chế kiềm, rồi mới có ngày lễ nghi.

Cho nên, Lý hiện đoan nghê,

Lý là lễ phép, (dễ bề thái khang).

Lý theo Từ nguyên là đôi giầy, theo nghĩa thông thường là bước, là đi. Quẻ Lý trên có Kiền là Trời, là quang minh, cương kiện, bao la, thuần túy, chí thiện; dưới có Đoài là vực, vui, hòa duyệt, Âm nhu. Quẻ Lý có phảng phất âm hưởng như chữ Lễ, nên Lý cũng là Lễ.

Quẻ Lý đứng đầu trong 9 quẻ bàn về cách tu nhàn, tích đức trong Hệ Từ.

I. Thoán.

Thoán Từ.

履:履 虎 尾 . 不 咥 人 . 亨 .

Lý: Lý hổ vĩ. Bất khiết nhân. Hanh.

Dịch.

Lý dẵm đuôi hùm, hùm chẳng cắn.

Hùm chẳng cắn người, mới hanh thông.

Các nhà bình giảng thường chú trọng đến mấy chữ: Lý hổ vĩ bất khiết nhân = Lý dẵm đuôi hùm, hùm chẳng cắn.

Người thời cho rằng; Kiền là hùm, Đoài theo sau là đuôi, người thời cắt nghĩa theo lối bàng thông, mà cho rằng Khôn là hùm (Kiền bàng thông Khôn). Người thời cho rằng Hào Cửu Ngũ nơi quẻ Kiền mới đúng là hùm. Còn như: dẵm đuôi hùm, mà hùm chẳng cắn, thì giải rằng: nếu mình hiền lành, tử tế mà gặp người hung hãn, thì họ cũng chẳng làm hại được mình. Ngạn nhữ có câu: Hung quyền bấ đả tiếu diện (Tay hung chẳng đánh mặt cười).

Nhưng theo tôi (tác giả), Dịch đã tóm quẻ Lý bằng một chữ Lễ. Như vậy, quẻ Lý tóm tắt lại cả Lễ và bộ Lễ Ký.

Trong Kinh Thư, thiên Quân Nha, Mục Vương than thở với Thừa Tướng Quân Nha rằng: Trị muôn dân thiệt là khó, làm cho ta lo lắng như dẵm trên duôi hổ, như bước trên băng xuân.

Thoán Truyện. Thoán viết:

履 . 柔 履 剛 也 . 說 而 應 乎 乾 . 是 以 履 虎 尾 . 不 咥 人 . 亨 . 剛 中 正 . 履 帝 位 而 不 疚 . 光 明 也 .

Lý. Nhu lý cương dã. Duyệt nhi ứng hồ Kiền. Thị dĩ lý hổ vĩ.

Bất khiết nhân hanh. Cương trung chính. Lý đế vị nhi bất cứu.

Quang minh dã.

Dịch. Thoán rằng:

Lý là mềm dẵm cứng,

Vui thuận theo dễ ứng với trời.

Thế là tuy dẵm trúng đuôi,

Mà hùm chẳng có cắn ngưòi, mới may.

Cương cường, trung chính, thẳng ngay,

Bước lên đế vị, lòng này tuyết băng.

Quang minh, băng tuyết, một lòng.

Quẻ Lý dạy ta phải tìm ra những định tắc thiên nhiên chi phối công cuộc thần thánh hóa bản thân. Ta sinh ra ở đời , có mục tiêu chính yếu và tối hậu là bước lên con Đường Trời đó. Muốn như vậy, phải vui thuận theo ý Trời.

Trời muốn ta trở thành Thần minh, mà Thần minh thời trí tuệ sáng suốt, thông minh. Muốn trở nên thông tuệ, ta quyế tâm học hỏi, triền miên suy tư, biết tập trung tinh thần, hồi quang phản chiếu. Người bước vào con đường Hiền thánh, phải nhân từ, khoan quảng, phải rộng lượng, bao dung. Tóm lại, Lý là thần thánh hóa bản thân, vui theo những định luật thiên nhiên của tam tài (Trời, Đất, Người), để thực hiện định mệnh cao sang của con người là Phản bản, Hoàn Nguyên, là phối Thiên, phối Mệnh. Thế tức là:

Nghĩa nhân làm hán, làm hài,

Uy nghi, trang trọng, đường trời bước lên.

Lễ là những quy tắc, đường lối, phương pháp, giúp ta cải thiện tâm thần, để trở thành thần thánh.

Tào Thăng bình giải quẻ Lý như sau: Luật chi phối nơi tâm gọi là Lễ, thực thi áp dụng vào đời sống thường nhật của mình gọi là Lý. Muốn tổ chức quốc gia, muốn quy định hành vi nhân sự, không gì hay hơn Lễ…

II. Đại Tượng Truyện.

Tượng viết:

象 曰 . 上 天 下 澤 . 履 . 君 子 以 辨 上 下 . 安 民 志 .

Thượng thiên hạ trạch. Lý. Quân tử dĩ biện thượng hạ. Định nhân chí.

Dịch.

Tượng rằng:

Lý là hồ ở dưới trời,

Hiền nhân, trên, dưới, rạch ròi biện phân.

Thấp, cao, quý, tiện, định phần.

Để cho dân chúng xa, gần, tin theo.

Nơi quẻ Lý, lẽ tôn, ti (Kiền = tôn, Đoài = ti), đã trình hiện. Người quân tử phải nhận định được rằng trong trời đất, cũng như trong nhân gian, cần phải minh định lẽ tôn ti, trật tự. Cho nên, khi trị dân, trị nước, phải tùy tài, tùy sức, tùy lực của mỗi người mà định tôn ti, cao hạ, để trên ra trên, dưới ra dưới, có như vậy dân chí sẽ đưọc ổn định.

III. Hào Từ & Tiểu Tượng Truyện

Các Hào dạy như Mạnh Tử rằng: lúc đắc chí (làm quan, tướng, vua), thời cùng chung súc với dân, mà thi hành những đức (Nhân, Lễ, Nghĩa). Khi chẳng đắc, ẩn dật mà tu thân, hành đạo.

1. Hào Sơ Cửu.

初 九 . 素 履 . 往 無 咎 .

象 曰 . 素 履 之 往 . 獨 行 愿 也 .

Sơ Cửu. Tố lý vãng. Vô cữu.

Tượng viết:

Tố lý chi vãng. Độc hành nguyện dã.

Dịch.

Tố Lý đơn sơ, sống ở đời,

Chẳng ai phiền lụy, chẳng ai cưòi,

Tượng rằng: vui sống đơn sơ,

Âm thầm thực hiện ước mơ của mình.

Hào Sơ dạy phải Tố Lý, đó là phải theo đúng lương tâm mà hành sự, giữ lòng lúc nào cũng tuyết băng. Chữ Tố ở đâu có thể hiểu 2 cách:

a) Tố là nguyên tố hay nguyên tính, tức là Bản Nhiên Chi Tính = Thiên Tính.

b) Tố là Tố kỳ vi nhị hành, bất nguyện hồ kỳ ngoại, như Thuấn, khi còn ăn rau nơi Lịch Sơn, như Nhan Hồi, bầu nước, giỏ cơm trong ngõ hẹp, mà vẫn vui cùng đạo lý.

Dịch để 2 chữ Tố Lý trong Hào Sơ, có ý muốn nói rằng: Lễ trọng ở chỗ tinh thần cao khiết, không phải ở những hành ngơi bên ngoài.

Luận Ngữ cũng viết: Tử Hạ hỏi Đức Khổng: Xin ngài giải nghĩa cho rõ những câu trong Kinh Thi:

Nụ cười hoa nở trên môi,

Long lanh đôi mắt, đẹp tươi yêu kiều.

Trên khung vải trắng mỹ miều,

Vẽ nên cảnh sắc khinh phiêu tuyệt vời.

Đức Khổng đáp: Trước khi vẽ phải có một khung vải trắng đã. Tủ Hạ xin tiếp lời: thế là làm người, trước phải trung tín, rồi sau mới giữ Lễ phải không? Đức Khổng đáp: trò Thương (tên Tử Hạ) này phát khởi được ý ta.

Nói thế nghĩa là Lễ là đường lối để tu thân, để cải thiện, đẻ thần thánh hóa con người. Lễ là đồ trang sức của tâm hồn, chứ không phải là lụa là, vàng ngọc bên ngoài.

2. Hào Cửu nhị.

九 二 . 履 道 坦 坦 . 幽 人 貞 吉 .

象 曰 . 幽 人 貞 吉 . 中 不 自 亂 也 .

Cửu nhị. Lý đạo thản thản. U nhân trinh cát.

Tượng viết:

U nhân trinh cát. Trung bất tự loạn dã.

Dịch.

Cửu nhị. Thênh thang trên đường đạo,

Âm thầm vui sống thế mà hay,

Tượng rằng: Thầm lặng mà hay,

Là vì phiền loạn, lòng này chẳng vương.

Hào Cửu nhị tiếp ý Hào Sơ, dạy con người đi trên con đường phẳng phiu, thảng đãng của Đạo trời.

3. Hào Lục tam.

六 三 . 眇 能 視 . 跛 能 履 . 履 虎 尾 . 咥 人 . 凶 . 武人為于大君 .

象 曰 . 眇 能 視 . 不 足 以 有 明 也 . 跛 能 履 . 不 足 以 與 行 也 .

跌 人 之 凶 .

Lục tam. Diểu năng thị. Bí năng lý. Lý hổ vĩ. Khiết nhân hung.

Vũ nhân vi vu đại quân.

Tượng viết:

Diểu năng thị. Bất túc dĩ hữu minh dã. Bí năng lý. Bất túc dữ hành dã.

Khiết nhân chi hung. Vị bất đáng dã. Vũ nhân vi vu đại quân. Chí cương dã.

Dịch.

Lục tam: chột thấy, què đi,

Vận sui, hổ cắn, chỉ vì dẵm đuôi.

Võ biền mà muốn trị đời.

Tượng rằng: Chột thấy, thấy ra chi,

Què đi thất thểu, phải đâu đi.

Ngất ngưỡng ngồi cao, không tài đức,

Như hổ cắn người, thế mới nguy.

Võ biền mà muốn trị vì,

Tính tình hung hãn, còn gì nguy hơn.

Trị đân là sửa dân, làm cho dân theo được chính đạo, chính nghĩa. Đó là công việc của những hiền nhân,quân tử, của những con người có khối óc tinh tế, hiểu biết sâu xa về tâm lý con người, chứ không phải là phạm vi của những kẻ vũ phu bạo hổ bằng hà. Những kẻ vũ phu làm chính trị. có khác nào chột thấy què đi đâu, chỉ tổ hại dân, hại nước.

4. Hào Cửu Tứ.

九 四 . 履 虎 尾 . 愬 愬 . 終 吉 .

象 曰 . 愬 愬 終 吉 . 志 行 也 .

Cửu Tứ. Lý hổ vĩ. Tố tố chung cát.

Tượng viết:

Tố tố chung cát. Chí hành dã.

Dịch. Cửu tứ.

 Đuôi hùm đà chót dẵm,

Cố sức lo lường, rút cuộc hay.

Tượng rằng: Lo lắng, sau hay,

Hay vì thực hiện được ngay chí mình.

Hào Cửu tứ đề cập đến nỗi lo âu của một hiền tài như Y Doãn, Phó Duyệt khi phải trị dân, giáo hóa dân. Người xưa cho rằng muốn trị người, trước tiên mình phải ngay chính. Cho nên trị dân là dạy dân đường nhân, nẻo đức, rồi lại phải lấy chính lề lối sống của mình mà làm gương cho dân. Vì thế, nên trị dân tuy khó, tuy nguy, nhưng đem lại cho mình niềm vui, vì chính là cơ hội để thực thi lý tưởng bình sinh chi chí của mình.

5. Hào Cửu ngũ.

九 五 . 夬 履 . 貞 厲 .

象 曰 . 夬 履 貞 厲 . 位 正 當 也 .

Cửu ngũ. Quyết lý. trinh lệ.

Tượng viết:

Quyết lý trinh lệ. vi, chính đáng dã.

Dịch.

Cửu ngũ phải sao cho cương quyết,

Vừa bền gan, vùa biết nguy cơ,

Tượng rằng: cương quyết, bền gan,

Nguy cơ, vả biết lo toan đề phòng,

Xứng ngôi, xứng vị, thung dung.

Quý Khương Tử đại phu nước Lỗ, hỏi đức Khổng Tử về chính sự (tức là về cách cai trị). Đức Khổn tử đáp: Chữ Chính là do chính trực mà ra. Cai trị tức là săn sóc cho dân trở nên ngay chính. Nay Đại Phu là bậc cầm đầu trong dân chúng, mà tự mình chính đính, thì cò ai dám ăn ở bất chính. Nếu quan Đại Phu là bậc thừa hành, mà đã phải băn khoăn lo lắng như vậy, thì vị quân vương ở trên cầm trịch, phải quyết đoán các hành động, các các cư xử, phản ứng của muôn dân, thời lại càng phải lo lắng biết chừng nào. Vì vậy Mục Vương mới nói: Lòngười trẫm ưu tư như dẵm trên đuôi hổ, như bước trên băng xuân.

6. Hào Thượng Cửu. 

上 九 . 視 履 考 祥 . 其 旋 元 吉 .

象 曰 . 元 吉 在 上,大 有 慶 也 .

Thượng Cửu. Thị lý khảo tường. Kỳ tuyền nguyên cát.

Tượng viết:

Nguyên cát tại thượng. Đại hữu khánh dã.

Dịch.

Hào Thượng Cửu, hành vi xét lại,

Xem thế nào là phải, là hay ,

Hay là toàn vẹn trong, ngoài,

Hay là vạn sự ở đời thành công.

Tượng rằng: Hay đến kỳ cùng,

Mới là trọn vẹn đáng mừng, đáng vui.

Hào Thượng Cửu cho rằng phải luôn luôn kiểm điểm lại đường lối, hành vi, sao cho mọi sự toàn vẹn từ đầu đến đuôi, như vậy mới là thực hay, thực tốt. Bước trên đường nhân nẻo đức, mà không bước đến cùng, đến cực, không đi đến đầu, đến đuôi, thì làm sao mà thành đại công đại nghiệp, làm sao mà phúc khánh, cửu trường.

ÁP DỤNG QUẺ LÝ VÀO THỜI ĐẠI

Lễ khác với pháp luật. Lễ là định luật thiên nhiên, là luật của Trời, là ý Trời. Pháp luật là luật Nhân tạo, mà các đạo giáo, chính thể, các quốc gia lập ra để bắt người dưới quyền mình tuân giữ. Lễ quy định những gì hay, người gì phải cho con người, làm cho con người trở nên có nhân cách, nhân vị, trở nên hoàn hảo. Căn bản chính là do nơi thân và tâm mình. Nếu mình không hoàn hảo trước, mà lại đòi hỏi người dưới phải hoàn hảo, thiệt là khó vậy. Vi người trên đối với người dưới như cây đối với bóng, như là nguồn đối với các nhánh sông. Cây cong mà lại đòi bóng thẳng, nguồn đục mà lại đòi nhánh trong, thì không thể có được vậy.

Nếu bậc phụ huynh có nhân cách đủ để cảm hóa người, thì con em mình sẽ dễ dạy hơn, dễ trở nên ngay chính hơn. Lễ đem lại cho mình một đời sống chính đáng, mang lại cho quốc gia, xã hội một quang cảnh hạnh phúc, đầm ấm, hòa hợp. Đem áp dụng định tắc thiên nhiên này vào đời sống xã hội, Khổng Giáo đã quy định bổn phận cho mọi hạng người, trong mọi tầng cấp xã hội như sau:

1. Vua phải nhân từ (Quân nhân): người cầm đầu nước phải thương dân như con, phải lo cho dân được cơm no, áo ấm, phải lo dạy dỗ dân.

2. Tôi phải trung (thần trung): Các quan hay các viên chức trong chính quyền phải hết sức cộng tác với vị quốc quân để lo việc cho nước nhà.

3. Cha phải khoan từ (phụ từ): Cha dạy cho con nên từ tốn khuyên bảo, chớ lấy quyền mà đè nén con.

4. Con phải hiếu thảo (tử hiếu). Con phải vâng lời cha mẹ, chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già.

5. Anh phải hẳn hoi (huynh lương). Anh phải ngay thẳng, thật thà, để các em noi gương.

6. Em phải kính thuận (đệ đễ). Em phải nhường nhịn anh, không được ăn nói hỗn hào với anh.

7. Chồng phải đường hoàng (phu nghĩa); Chồng không nên rượu chè, cò bạc, trai gái, nghiện hút.

8. Vợ phải nhu thuận (phụ thính): vợ phải ăn nói dịu dàng, và nghe theo chồng.

9. Người lớn phải thi ân (trưởng huệ). Người trên phải tỏ ra rộng rãi, sẵn lòng giúp đờ người dưới.

10. Kẻ nhỏ phải vâng phục (Ấu thuận). Người dưới phải vâng theo lời người trên.

Đó là Thập Nghĩa.

– Lễ chi phối mọi hành vi, cử chỉ, những cách giao tiếp của con người. Lễ không cho phép ta đi quá trớn, quá giới hạn, mực thước đã quy định; không cho phép xâm phạm quyền lợi người khác; vũ nhục, khinh, khi, sàm sỡ với người khác.

– Lễ là những định luật tự nhiên, giúp con người sống xứng đáng với danh nghĩa con người, sống hòa hợp, đoàn kết với mọi người.

– Lễ quy định những gì hay, những gì phải lo cho con người. Có Lễ, thì gia đình, xã hội, thế giới chúng ta sẽ cải thiện, và sự thanh bình, hoan lạc tự nhiên sẽ đến với chúng ta.

“Bát Tự Hà Lạc – Lược Khảo” của Học Năng.

10.Thiên trạch lý

Ðại cương:

Tên Quẻ: Lý là lễ (trật tự, pháp độ thiên nhiên).

Thuộc tháng 3.

Lời tượng

Thượng thiên hạ trạch: Lý. Quân tử dĩ biện thượng hạ, định dân chí.

Lược nghĩa

Trên là trời, dưới là đầm: Quẻ Lý (trật tự). Người quân tử lấy đấy mà phân biệt trên dưới, ấn định chí hướng cho dân.

Hà Lạc giải đoán

Những tuổi Nạp giáp:

Đinh: Tỵ, Mão, Sửu

Nhâm hoặc Giáp: Ngọ, Thân, Tuất

Lại sanh tháng 3 là cách công danh phú quý.

THƠ RẰNG:

Nơi này dù chửa an tâm

Mấy hồi kinh hãi tri âm giúp liền

Hào 1:

Tố lý, vãng, vô cữu. Ý hào: Ðạt mục đích mà không dời xa đạo lý.Biết tiến.

MỆNH – HỢP – CÁCH: Giữ đức, chất thực không phù hao. Ðạt chí hướng thì cả thiên hạ sẽ tốt lành, không lộng quyền trên, không hại dân.

MỆNH – KHÔNG – HỢP: Giữ thiện một mình vậy, đi vào đường văn hóa, thanh tu.

XEM – TUẾ – VẬN: _Quan chức: thực hiện, được đường lối, gặp dịp, thăng tiến. _Giới sĩ: bé được học, lớn được hành,lợi danh thành tựu. Người thường: kinh doanh có kế hoạch, tiền của ngày tăng tiến. Vận xấu có tang phục.

Hào 2:

Lý đạo thản thản, u nhân trinh cát. Ý hào: Người ẩn dật tự cao.

MỆNH – HỢP – CÁCH: Không đỉnh chung mà cũng không thiếu thốn, có cái vui về điền lý.

MỆNH – KHÔNG – HỢP: Cũng thanh nhàn, không vinh mà cũng chẳng nhục, chẳng lo cơm áo.

XEM – TUẾ – VẬN: _Quan chức: hưu nghỉ tốt lành. _Giới sĩ: khó hội ngộ. _Người thường: ở yên, tự túc là hơn, mưu việc gì nên xét kỹ, Số xấu: sống quạnh hiu.

Hào 3:

Diên năng thị, bí (I) năng lý; lý hổ vĩ, điết nhân hung. Vũ nhân vi vu đại quân. Ý hào: Ði đường lối sai, xấu.

MỆNH – HỢP – CÁCH: Tự ý, tự tôn, coi đời chẳng có ai, mưu kế không thành, mà tính cường bạo đã đem hạo đến.

MỆNH – KHÔNG – HỢP: Hoặc làm lính đi xa, hoặc bị chột mắt, què cẳng, hoặc ngu hèn yểu chiết.

XEM – TUẾ – VẬN: _Quan chức: bị cách giáng. _Giới sĩ: phải đầu hàng, nhục. _Người thường: kiện tụng, tù ngục, xấu nữa thì gia phá, thân vong.

Hào 4:

Lý hổ vĩ, sóc sóc, chung cát. Ý hào: Tôn lính người trên, được toại ý.

MỆNH – HỢP – CÁCH: Kính thận đối với trên, mềm dẻo thu phục được kẻ bạo cường, người kim, lòng hoài cổ, đổi khó thành dễ, hoá xấu thành tốt.

MỆNH – KHÔNG – HỢP: Khởi gia khó nhọc.

XEM – TUẾ – VẬN: _Quan chức: thấy triệu chứng thấy huy hiệu Tướng súy. _Giới sĩ: đỗ đạt Củ tú. _Người thường: tuy gặp nguy, nhưng cẩn thận, thoát được. Nữ mệnh hình khắc, bại gia, dâm dật.

Hào 5:

Quyết lý trinh lệ. Ý hào: Xem đường đi nước bước có tổn thương không.

MỆNH – HỢP – CÁCH: Ðức mạnh, tiến gấp để trục tà không để ý gì đến thị phi lợi hại.

MỆNH – KHÔNG – HỢP: Khó hợp với nhân tình, đường đi gian nan, từng bước gai góc rồi mới nên.

XEM – TUẾ – VẬN: _Quan chức: có công lớn, không thưởng. _Giới sĩ: tiêu biểu mà khó thành danh. _Người thường: bạo động, họa hoạn có ngày vong thân.

Hào 6:

Thị lý khảo tường, kỳ tuyền, nguyên cát. Ý hào: Tận tâm với đạo lý, đạt phúc quả.

MỆNH – HỢP – CÁCH: Tà cao đức trọng, phúc trạch dồi dào.

MỆNH – KHÔNG – HỢP: Biến thành a dua, bất chánh, hại.

XEM – TUẾ – VẬN: _Quan chức: hiển đạt rồ thì lui về cho toàn danh hưởng phúc. _Giới sĩ: đỗ cao, tiền lên. _Người thường: tiến của tăng tiến. Có thể có tang phục.

(Dẫn theo trang huyenhocvadoisong.com)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.