Chương 1: Dự Đoán Học Và Kinh Dịch
Trước tiên vào nội dung chính chúng ta nên tham khảo bài viết Giới Thiệu Về Kinh Dịch trong phần Phong Thủy để có cái nhìn sơ lược về Kinh Dịch.
(1) Kinh Dịch
Kinh Dịch là một trước tác vĩ đại kết hợp triết học cổ đại, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, xưa nay được tôn xưng là bách khoa toàn thư văn hóa Á Đông. Hàng ngàn năm nay, Kinh Dịch có ảnh hưởng rất lớn đến triết học, lịch sử, văn học, tôn giáo, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội các nước Á Đông.
Nói một cách nghiêm túc, Kinh Dịch và Truyện dịch cấu thành Chu dịch. Mà Chu dịch, Liên sơn, Quy tàng lại cấu thành Tam dịch. Liên sơn là dịch học đời Hạ, Quy tàng là dịch học đời Ân, Chu dịch là dịch học đời Chu. Đáng tiếc rằng Liên sơn và Quy tàng đã thất truyền.
Kinh Dịch còn được gọi là Bản kinh, gọi tắt là Dịch, thành sách vào đầu thời Tây Chu đến cuối thời Chu, cách ngày nay khoảng 3000 năm. Kinh Dịch do các quái từ (quẻ) và hào từ (hào) tổ hợp thành. Tổng cộng có 64 quẻ, mỗi quẻ có 6 hào, tổng cộng 384 hào. Truyện dịch có 10 dực (cánh), tức: 10 thiên: thoán thượng, thoán hạ, tượng thượng, tượng hạ, văn ngôn, hệ từ (lời giải quẻ) thượng, hệ từ hạ, thuyết quái, tự quái, tạp quái. Truyện dịch thành sách vào thời kỳ Xuân Thu đến giữa Chiến Quốc, là chú thích và phát huy đối với Kinh Dịch.
Giới sử học cho rằng Chu dịch là do trước tác của tứ Thánh Phục Hy, Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử hợp thành. Phục Hy vẽ bát quái, Văn Vương chế tác quái từ, Chu Công chế tác hào từ, Khổng Tử soạn Truyện dịch.
(2) Hạt Nhân Của Kinh Dịch
Hạt nhân của Kinh Dịch là thuyết “Tam dịch” nổi tiếng, tức là: Giản dịch, biến dịch và bất dịch.
Giản dịch: là chỉ rằng, sự vật trên thế giới có phức tạp, huyền bí thế nào đi nữa, một khi trí tuệ nhân loại đạt đến được, thì có thể chuyển đổi chúng thành vấn đề mà mọi người dễ lý giải và có khả năng xử lý được.
Biến dịch: là chỉ rằng, vạn sự vạn vật trên thế giới mỗi giờ mỗi khắc đều đang biến hóa, phát triển, không có vật gì là bất biến. Nếu rời xa sự biến hóa này, vũ trụ vạn vật khó mà hình thành được.
Bất dịch: là chỉ rằng, dưới tiền đề vạn vật trong vũ trụ đều biến đổi, vẫn còn có thứ duy nhất bất biến tồn tại, chính là cái có thể biến ra vạn vật là bất biến. Tức là nói quy luật vạn vật đều biến đổi là vĩnh viễn bất biến.
Cái gọi là Bất dịch, chính là cân bằng cơ bản. Biến dịch tức là phát triển biến hóa, tức là không cân bằng. Giản dịch tức là tất cả các sự vật phức tạp trên thế giới có thể dùng những phù hiệu đơn giản để khái quát. Phát triển biến hóa, không cân bằng là tuyệt đối, là vĩnh hằng. Cân bằng là tương đối, là tạm thời.
(3) Dự Đoán Học Và Kinh Dịch
Có thể nói dự đoán Kinh Dịch là khoa học, vì bản thân nó chứa đầy đại trí tuệ của nhân loại mà đến nay vẫn chưa khám phá hết. Thuật số Kinh Dịch là chi phái nội dung trọng yếu của ngũ thuật của Đạo giáo cổ đại. Thuật, là chỉ phương thức, phương pháp. Số, là chỉ lý số, khí số.
Sở dĩ nói dùng Kinh Dịch dự đoán là khoa học, như trên đã nói, bản thân bát quái biểu thị cho trạng thái của một đoạn thời gian, 64 quẻ đương nhiên cũng như vậy. Trạng thái thời gian đó là quá khứ, hiện tại, tương lai. Cũng có nghĩa là, bất cứ quẻ nào trong Kinh Dịch đối với phán đoán sự vật đều hàm chứa đoán định trạng thái của tương lai đối với sự việc đó.
Đường thẳng thấp nhất trong bát quái là biểu thị trạng thái tương lai này, đồng thời cũng chứa đựng đoán định trạng thái quá khứ của sự việc, đường thẳng phía trên cao nhất của bát quái là biểu đạt trạng thái quá khứ của sự việc. Do đó ý nghĩa của 1 quẻ bao hàm suy đoán đối với quá khứ và đoán định đối với tương lai. Do vậy, người hiểu Kinh Dịch có thể biết được 500 năm trước và 500 năm sau. Tính khoa học cũng là ở đó.
Có người nói, một quẻ (quái tướng) là hiện nay rút ra, đã bao hàm quá khứ, hiện tại và tương lai, cũng rất ngắn, dường như gắn liền với trạng thái hiện tại, làm sao biết được quá khứ, tương lai trong thời gian dài như vậy được? 3 đường tròng bát quái lần lượt biểu thị 3 khái niệm thời gian, nhưng đơn vị thời gian trong mỗi khái niệm thời gian thì không có quy định. Người dùng Kinh Dịch có thể căn cứ tình hình thực tế, căn cứ yêu cầu biểu đạt mà xác định một đơn vị thời gian, có thể lấy một đường đại diện cho 1 giờ, cũng có thể đại diện cho 1 năm.
Lấy ví dụ: quẻ cấn, đại diện cho núi, đường trên cùng biểu thị sự biến động vỏ trái đất từ niên đại xa xưa, đường ở giữa biểu thị dung nham đóng rắn thành thân núi, đường ở dưới biểu thị một niên đại nào đó trong quá khứ, thân núi vẫn còn đóng rắn bất động, do đó chỏ có bảo trì thời gian dài trạng thái nói trên mới có thể gọi là núi. Vừa vặn đã biểu thị rõ ràng trạng thái vật lý và trạng thái thời gian của núi. Dùng quẻ cấn là núi để toán quái thì đương nhiên có thể biết 500 năm trước và 500 năm sau, nhưng khi chúng ta lấy quẻ thì không đến 1 giây, mà chúng ta rút ra kết luận mấy của nghìn năm.
Bát quái rút tượng đều rất lớn, đều cố định, do đó về mặt thời gian đều rất đảm bảo. Ba đường bát quái biểu thị sự vật như thế này, quẻ 6 đường cũng như vậy, chỉ là nó là 2 quẻ 3 đường tổ hợp thành, biểu thị tư tượng sự việc gặp nhau biến động lẫn nhau.
Trong 64 quẻ bất cứ quẻ nào trong Kinh Dịch đối với phán đoán sự vật đều hàm chứa đoán định trạng thái của tương lai đối với sự việc đó.
(Dẫn theo trang huyenhocvadoisong.com)