BÌNH GIẢI SAO THÁI DƯƠNG
Thuộc tính âm dương ngũ hành của sao Thái dương là dương hỏa, là chủ tinh của chòm Trung Thiên Đẩu, là cát tinh, hóa khí là quyền quý, chính chủ của cung Quan lộc. Sao Thái dương chủ về phần mắt, cá tính. Về sự nghiệp chủ về hoạt động giao tiếp, tính công bằng, bác ái, rộng lượng.
Thái Dương thủ mệnh vào hành chính, y khoa hoặc công tác xã hội thì hợp và có thể đạt địa vị cao. Nhưng buôn bán kinh doanh hoặc làm những việc gì cần mưu lợi, thủ đoạn lại thường không đủ tốt.
Thông thường, sao Thái dương rơi vào thế hãm, lại gặp Sát tinh, bất lợi nhất với người bố. Mệnh nữ có sao Thái dương tọa mệnh, dễ oán trách chồng, cũng bỏ tiền bạc hoặc tinh thần thể lực đặc biệt vào gia đình. Sức sống của sao Thái dương trường tồn và cũng có thể cung cấp sức sống cho các ngôi sao khác, có sự quang minh, hy vọng, dũng khí, và bác ái. Vì thế mà độc lập tự chủ, không lùi bước trước gian khổ, có quyền uy, có thể bảo về người khác.
Nữ Mệnh mừng nhất là được sao Thái dương nhập miếu, phần nhiều là người thông minh từ ái, phúc lớn lượng rộng. Song nếu lạc hãm, thì làm việc lên lên xuống xuống, tính tình nóng nảy. Đồng cung với Hỏa tinh thì tính tình chân thật, xử sự theo tình cảm nhưng rất vất vả lại thiếu duyên với người. Thái dương hóa Kị, còn trẻ thì khắc chồng về già thì khắc con, nên kết hôn chậm muộn hoặc làm kế thất, vợ lẻ. Nếu gặp Kình Đà Linh Hỏa, Thiên hình, Không Kiếp thì chủ về hình khắc, phần nhiều làm ni sư ở cửa Không, hoặc sống độc thân phục vụ xã hội. Vì Thái dương gặp Sát tinh, tính tình sẽ trinh liệt, cứng cỏi, cho nên chủ về người đoan trang, chững chạc. Nếu lạc hãm thì gọi là phản bối (quay lưng lại), hai mắt cận thị, hoặc một mắt to một mắt nhỏ.
Tóm lại người sinh ban đêm không nên có Thái Dương toạ Mệnh, Thái Dương lạc hãm càng không nên. Lý do:
- Bất lợi về lục thân phái nam, như là cha, trưởng nữ. Nữ thì bất lợi về cha, chồng và trưởng tử. Không nhất định là tử vọng, có thể là chia ly, thiếu duyên phận, hoặc có khoảng cách, có lúc là tai nạn, bệnh tật. Với phái nữ sẽ là thiếu duyên với chồng, cảm thấy trống rỗng.
- Bản thân dễ bị tai nạn, bệnh tật, chủ về bệnh tuần hoàn, hệ thần kinh. Dễ mắc tật ở mắt.
Nghiên cứu Thái Dương, cần rất chú trọng mối quan hệ của nó với Cự Môn, Thiên Lương, Thái Âm, không chủ vào tình hình Thái Dương sáng hay tối.
Cự Môn chủ về ám, Thái Âm chủ Phú, Thiên Lương chủ sang quý thanh cao. Ba tính chất cơ bản này sẽ ảnh hưởng tới Thái Dương. Đại thể, Thái Dương Cự Môn chỉ có hư danh. Thái Dương Thái Âm có thể phú quý, nhưng cũng có thể chỉ là tiểu phú quý. Thái Dương Thiên Lương lại quá tuân thủ nguyên tắc, thành nhân vật được giới chuyên nghiệp biết đến, nhưng không hẳn là được đại chúng nghe danh,
Thái Dương độc toạ tại Tí hay Ngọ, nhưng ở Tí lạc hãm mất sáng. Sức khoan dung nhẫn nhịn lớn, nhưng ánh sáng và nhiệt không đủ hoá giải tính cô độc hình khắc của Thiên Lương tại đối cung, cũng ko hoá giải được Cự Môn tại cung sự nghiệp. Nhưng do có thể khoan dung nhẫn nhịn nên nếu hội chiếu các sao cát, vẫn có thể sự nghiệp thành tựu, có lúc nhờ nâng đỡ của người khác mà được danh lợi. Đặc biệt Thái Dương gặp Khoa Lộc Quyền sẽ tăng thu nhập, phát huy quyền lãnh đạo, phục vụ công chúng mà có danh dự. Nếu gặp các sao phụ tá có thể lấy sự nghiệp để bù đắp nỗi đau trong lòng.
Thái Dương tại Ngọ, ánh sáng rất mạnh mẽ, đủ sức khắc chế Thiên Lương Cự Môn. Nhưng bất kể nam nữ, vẫn bất lợi về cha, không có duyên, không được cha che chở, hoặc cha mất sớm, phải xem xét kĩ tính chất các sao hình kỵ để định thêm. Thái Dương tại Ngọ không có khả năng khoan dung nhẫn nhịn, nhưng chính điều không như ý sẽ tạo thành lực kích phát, tạo sức mạnh rất lớn. Thái Dương Hoá Lộc tuy không được hưởng từ cha, hoặc bản thân (nam) nhiều bệnh, vẫn là tiền bạc dồi dào. Thái Dương Hoá Quyền thì dễ quý hiển, gặp sát tinh thì vẫn có thể làm lãnh đạo trong cục diện nhỏ.
Thái Dương cần nhất đắc địa thì ánh sáng mới quang minh. Thái Dương đóng Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ là mặt trời rực rỡ buổi sáng buổi trưa.Thái Dương đóng Dậu, Tuất Hợi ví như mặt trời buổi đêm đã mất quang huy. Ngoài đứng đúng chỗ, Thái Dương còn đòi hỏi người mang số Thái Dương phải sinh ban ngày mới là hợp cách, sinh ban đêm giảm đi. Sinh ban ngày dù Thái Dương hãm cũng nửa hung nửa cát, sinh ban đêm Thái Dương hãm tuyệt đối hung (nóng tính, bộc trực, tính phản kháng cao, hung bạo, dùng võ lực).
Thái Dương được cổ nhân gọi bằng “Trung thiên chi chủ” (chủ tinh giữa trời), giống sao Tử Vi cần bách quan tề tựu. Tất nhiên không bao giờ có Thiên Phủ Thiên Tướng triều củng. Nếu không được các sao quý triều cùng, mà gặp Tứ Sát hoặc cô thân cô viện thì tâm khí cao ngạo mà ít thực tài. Nếu có ít cát tinh mà nhièu hung tinh thì thành phất lên rồi lại bại.
Sao Thái dương là tinh hoa của mặt trời, là chuẩn mực của tạo hóa, tại số chủ về danh vọng, sau đó là giầu có, văn võ song toàn (nếu gặp sao Thiên hình sẽ hiển quý về nghiệp võ),
- Thái Dương ưa thích gặp Tả phụ và Hữu bật để được trợ giúp, gặp Lộc tồn sẽ có tước lộc cao, gặp Thái âm sẽ tương sinh.
- Gặp các Cát tinh sẽ may mắn cát tường,
- Thái Dương gặp Sát tinh sẽ vất vả truân chuyên.
- Sao Thái dương ưa thích đồng cung với sáu Cát tinh, hoặc cùng sáu Cát tinh hội tam phương chiếu lẫn nhau, đặc biệt hợp với sao Tam thai và Bát tọa tăng cường vẻ sáng.
- Cũng rất ưa đồng cung với Ân quang và Thiên quý chủ về nhận được ân huệ đặc biệt, mang vinh dự lớn.
- Nếu Thái dương nằm cùng một cung với Đế tinh, Tả phụ, Hữu bật, tuy hãm nhưng vẫn được coi là quý.
Sao Thái dương nếu miếu, vượng mà gặp Sát tinh xâm phạm, chỉ gây ảnh hưởng đến người thân là nam giới, còn về biểu hiện bản thân thì chỉ tăng thêm ít nhiều vất vả chứ không bị giảm tốt. Ánh sáng của Thái dương cũng không thể bị Thiên la Địa võng khống chế. Sao Thái dương tuy không sợ sáu Sát tinh nhưng trừ trường hợp nằm ở Mão địa, thì đều kỵ gặp sao Hóa Kị, đặc biệt khi nằm tại cung vị hãm sẽ rất bất lợi cho mắt.
Thái Dương đóng cung Quan lộc đắc địa ý niệm khai sáng mở lối cao và vững. Một ngành nào đang trên đà xuống dốc vào tay người Thái Dương quan lộc khả dĩ sẽ hưng thịnh trở lại. Đặc biệt là khi xuất hiện một mình tại Ngọ địa, là thế Nhật lệ trung thiên (mặt trời giữa trời), khí thế sôi nổi, sự nghiệp lẫy lừng, ắt là bậc lãnh tụ thành tựu phi phàm. Thái dương ở Tài bạch dễ có tiền, ưa phô trương tiền bạc qua ăn chơi, chưng diện …
Mệnh Thái Dương có một cách đặc biệt – ấy là Thái Dương thủ Mệnh tại Hợi. Tại Hợi cung Thái Dương là phản bối. Thái Dương mất đi vẻ huy hoàng – tương ý là mặt trời đêm. Thái Dương tại Hợi đi vào một trong hai tình trạng cực đoan: hay cũng vô cùng mà dở cũng vô cùng; rất thuận lợi hoặc rất khốn khó.
Thái Dương đóng Hợi nếu có trợ giúp của xương Khúc, Tả Hữu, Khôi Việt thì tuy thất huy nhưng vẫn được cải thiện nhiều, có một đời sống dễ dãi được. Thái Dương cư Hợi lại hay vô cùng nếu như nó gặp Thiên Mã Hóa Lộc, Lộc Tồn tức cách Lộc Mã giao trì. Cách này bỏ xứ bỏ quê mà đi trồi phấn đấu thành công phú quí.
Thái dương ở trong 12 cung đều có tên gọi riêng:
- Thái dương đến cung Tý gọi là Thiên Nghi, chủ về người giầu tình cảm, sinh quý tử.
- Thái dương đến cung Sửu gọi là Thiên U, nhật nguyệt đồng cung chủ về người có tính tình chợt âm chợt dương, khó mà đoán trước được.
- Thái dương đến cung Dần gọi là Thiên Tang, là ý nói mặt trời mọc ở Phù tang, đó chính là lúc mặt trời rạng đông, khó mà đoán trước được.
- Thái dương đến cung Mão gọi là Thiên Ô, chủ về người anh minh khí khái đại lượng, đa tài đa nghệ, danh hiển giầu có.
- Thái dương đến cung Thìn gọi là Thiên Sảng, là lúc mặt trời ra khỏi cửa Rồng (long môn), chủ về còn trẻ đã hiển đạt, quyền thế, có tiếng tăm vang xa.
- Thái dương đến cung Tị gọi là U Trưng, chủ về người có trí khí cao ngạo, quá lộ tài năng, là người lộc hậu quyền cao, công danh hiển đạt
- Thái dương đến cung Ngọ gọi là “Nhật lệ trung thiên”, chủ về người phúc hậu, lộc trọng, chí cao khí mạnh
- Thái dương đến cung Mùi gọi là Thiên Huy, nhật nguyệt chói lọi, chủ về quyền thế hào sảng.
- Thái dương đến cung Thân gọi là Thiên Ám, chủ về học nhiều mà thành tựu ít, xử sự nhiều quanh co.
- Thái dương đến cung Dậu gọi là Cửu Không, chủ về người làm việc hanh thông, song hữu thủy hữu chung, tối kị Sát tinh, có tai nạn tù tội hoặc hình khắc.
- Thái dương đến cung Tuất gọi là Thiên Khu, mặt trời giấu ánh sáng, tiếng tăm tuy không nổi bật, song nếu gặp Cát diệu thì lại giầu có.
- Thái dương đến cung Hợi gọi là Ngọc Tỷ, nhật nguyệt quay lưng lại nhau, trái lại trở thành đại cục, còn trẻ đã lập nên công trạng.
Cách khác để tham khảo
- Dần địa và Mão địa gọi là Húc nhật đông thăng = mặt trời mọc ở phương đông
- Thìn địa và Tị địa gọi là Nhập điện = vào điện, hoặc gọi là Nhật du long môn = Mặt trời dạo chơi ở cửa rồng.
- Ở Ngọ địa gọi là Nhật lệ trung thiên = Mặt trời đẹp ở giữa trời, chủ về đại phú đại quý.
- Ở Sửu địa Mùi địa gọi là Nhật nguyệt đồng minh = Mặt trời mặt trăng đều sáng, cho nên nói chợt âm chợt dương
- Thân địa thiên về Tây, làm việc có đầu mà không có đuôi, trước thì siêng năng công tác, làm việc cẩn thận nghiêm túc, sau thì lười biếng tùy tiện, học mà không cầu hiểu rõ
- Ở Dậu địa gọi là Lạc nhật = Mặt trời lặn, quý mà không hiển, giầu mà không bền, bề ngoài thì đẹp đẽ hào nhoáng nhưng bên trong thì thật trống rỗng.
- Ở Tuất Hợi Tý Sửu gọi là Thất huy = Mất ánh sáng, chủ về người làm việc tất bật, vật vả nhưng lại không thực tế.
(Dẫn theo trang tuvibinhgiai.com)