BÌNH GIẢI SAO THÁI ÂM
Tử Vi đẩu số Toàn thư khi luận về sao Thái âm bao giờ cũng dựa trên 3 cơ sở:
- Đứng đúng chỗ hay không? Miếu hay hãm địa?
- Sinh ban ngày hay ban đêm?
- Sinh vào thượng tuần, trung tuần hay hạ tuần trong tháng?
Thái âm đóng Hợi Tí Sửu tốt nhất; Thân Dậu Tuất thứ nhì; ở Dần Mão Thìn thì gọi là thất huy (mất vẻ sáng); ở Tỵ Ngọ Mùi là lạc hãm. Trong chỗ tốt nhất thì Hợi tốt hơn cả, cổ nhân đặt thành cách:”Nguyệt lãng thiên môn”
Thái Âm ưa Xương Khúc, làm tăng sự sáng sủa, rực rỡ, và tăng cả tính thông minh thanh nhã. Nếu chỉ gặp một mình Văn Xương hoặc Văn Khúc thì không phải, biến thành thủ đoạn, cổ nhân gọi là giả văn vẻ, gặp sát tinh là nguỵ quân tử. Thái Âm gặp Mã, Hoả, Thiên Thương Thiên Sứ, Cô Thần, Quả Tú Phi Liêm, Phá Toái lại thành bên trong trống rỗng, ko thực chất và phù phiếm.
Gặp Lộc Tồn thì nên có thêm Thiên Mã hay không, còn phải xem Thái Âm nhập miếu hay hãm, tinh hệ có ổn định hay trôi nổi.
Có Tả Hữu, có thể tăng địa vị của Thái Âm. Có Khôi Việt chiếu thì có lợi trong tranh chấp. Nhưng các phụ diệu này vào Thái Âm không có tính khai sáng, chỉ có thể làm tốt đẹp thêm tình hình đã có. Thông thường Thái Âm hợp với Xương Khúc Lộc Mã hơn.
Thái Âm ưa Hoả Linh hơn Kình Đà. Có Không Kiếp thì Thái Âm nhiều ảo tưởng hay bất mãn, dễ thành căn nguyên của thất bại trong đời, nữ mệnh cần đề phòng vì ảnh hưởng đời sống tình cảm.
Nam mệnh cung thân gặp Thái Âm, dễ tiếp cận người khác giới, tính tình dịu dàng, nhiều nữ tính. Nếu cung phúc và phu không tốt, có thể đồng tính. Nữ mệnh cung thân gặp Thái Âm, không hội sát tinh, người đoan trang, thông minh, nếu gặp sao sát hình thì khắc chồng con. Nếu gặp sao đào hoa, cung Phúc và cung Phu không tốt, có thể đông tính.
Nếu sao Thiên phủ, hoặc hai sao Vũ khúc và Tham lang trấn thủ cung mệnh, và đóng tại Sửu hoặc Mùi, sao Thái âm và Thái dương kèm ở hai cung bên cạnh, hình thành cách “Nhật Nguyệt giáp mệnh“, chủ về một đời giầu có.
Cung mệnh an tại Mùi, sao Thái dương tại Mão, sao Thái âm tại Hợi nhập miếu giao hội lai chiếu, là cách “Minh châu xuất hải” (ngọc sáng rời mặt biển), chủ về đường công danh rộng mở.
Cung mệnh an tại Sửu, Mùi, sao Thái âm và Thái dương tam hội, vương mà hội chiếu. Hoặc, sao Thái dương ở Thìn, Tị, sao Thái âm tại Tuất, Dậu,, vượng mà trấn mệnh lại hội chiếu lẫn nhau, là cách “Nhật Nguyệt tịnh minh” (mặt trăng mặt trời cùng sáng), chủ về sớm được đắc ý.
Sao Thái âm, Thái dương đồng cung tại Sửu, Mùi, trấn mệnh hoặc chiếu về cung mệnh, là cách”Nhật Nguyệt đồng lâm” (mặt trăng mặt trời cùng đến), chủ về đường quan vận được nhiều lợi thế.
Thái dương, Thái âm trấn cung Điền trạch tại Sửu, Mùi, hoặc nằm tại Thìn và Tuất chiếu về cung Điền trạch, là cách “Nhật Nguyệt chiếu bích” (mặt trăng mặt trời soi vách), chủ về là mệnh phú hào.
Sao Thái âm và Thiên đồng trấn mệnh tại Tý hoặc trấn Điền trạch, là cách “Nguyệt sinh thương hải” (trăng mọc biển xanh, hay còn gọi là “Thủy trừng quế ngạc” – nước trong hiện cành quế), chủ về được chức quan cao quý.
Các sao Thien cơ, Thái âm, Thiên đồng, Thiên lương tập hợp tại ba cung Mệnh, Tài, Quan, là cách “Cơ Nguyệt Đồng Lương“, có lợi trong các lĩnh vực văn hóa giáo dục, truyền thông đại chúng, gần gũi người cao quý, lại là được thủ túc riêng một lĩnh vực.
Thái Âm tại Tuất, vượng địa, Phúc cung có Cự Môn tại Tí xung đột Thiên Cơ, gặp thêm sát tinh dễ có tranh chấp, khiến tâm thần bất an
Thái Âm tại Tí, đồng cung với Thiên Đồng. Phúc đức có Nhật Cự thủ Dần, nếu gặp sát tinh thì tinh thần rối rắm khó xử, lúc tranh chấp dễ dùng thủ đoạn không chính đáng.
Phàm người có Đồng Âm thủ mệnh tại Ngọ, đều tính cách hướng nội, rất thích hợp công tác nội vụ, và có tính kế hoạch rất mạnh, lại hay tưởng tượng. Tính cách này vào hiện đại đều có thể phát huy sở trường
Sao Thái âm và Văn khúc cùng đóng tại Phu thê, sao Thái âm miếu vượng, lại gặp cát tinh, là cách “Thiềm cung triết quế“, chủ về nam mệnh thường gặp vợ sang, nữ mệnh thường sinh quý tử.
Cung mệnh an tại Thìn, Mão, sao Thái âm lạc hãm trấn mệnh, sao Thái dương lạc hãm trấn Thiên di. Hoặc cung mệnh an tại Tuất, Hợi, có Thái dương trấn thủ, sao Thái âm lạc hãm cư Thiên di, là cách “Nhật Nguyệt phản bội” (mặt trăng mặt trời quay lưng), chủ về mệnh vất vả lao lực.
Sao Thái âm, Thiên đồng, lạc hãm trấn mệnh tại Ngọ, lại gặp sát tinh, là cách “Nguyệt Đồng ngộ sát“, chủ về mọi việc đều không thuận lợi.
Sao Thái dương, Thái âm lạc hãm, trấn thủ cung Tật ách, là cách “Nhật Nguyệt tật ách“, chủ về cơ thể có khuyết tật.
Sao Thái âm trấn mệnh tại Thìn, sao Thiên lương tại Thân địa lạc hãm hội chiếu. Hoặc sao Thiên lương lạc hãm trấn mệnh tại cung Thân địa, sao Thái âm cư Thìn cũng lạc hãm hội chiếu, Tài Mệnh hội chiếu, là cách “Thiên lương củng nguyệt” (Thiên lương chầu về mặt trăng), chủ về một đời nhiều biến động, phiêu bạt tha hương, hoặc mất mạng vì tửu sắc, hoặc phá gia bại sản.
Sao Thái âm – mặt Trăng, chuyển động quanh mặt trời liên tục không ngừng nghỉ, nên cũng chủ về bôn ba vất vả, đặc biệt mệnh càng trở nên vất vả một cách rõ nét, đó là khi rơi vào bốn cung Mã (Dần Thân Tị Hợi). Nếu nằm đồng cung với sao Thiên cơ cũng mang tính lưu động, dễ lưu lạc tha hương, tìm đường phát triển tại nơi đất khách. Vì Thiên Cơ Thái Âm là dễ dựa vào nên quyền thế, phải có quyền thế mới hài lòng Cơ Âm.
Tiền tài của sao Thái âm thu nhập một cách cố định, thường có cơ hội là nhiều nghề, nên cũng là tiền của có được do tích lũy dần dần, mà không phải phát tài đột ngột.
(Dẫn theo trang tuvibinhgiai.com)