Tử vi đẩu số hỷ kỵ thần đại đột phá
Năm ngoái, tôi xin được quyển “Tử vi đẩu số hỷ kỵ thần đại đột phá” tác giả Sở Hoàng, Đài loan, của ông Thiên Kỷ Quý.
Đây là quyển sách hay. Xin trân trọng cảm ơn ông TKQ !
Tuy phép hỷ kỵ này không liên quan gì đến món tvn của tôi, nhưng nó gợi ý cho tôi nhiều về sự liên quan giữa tvđs và phong thủy học.
Nay tôi xin giới thiêụ với các bạn phép hỷ kỵ này của ông Sở Hoàng cùng các bạn.
Phép hỷ kỵ là phép xác định năm hỷ kỵ đối với đương số .Cơ sỏ của phép hỷ kỵ là chương 3 mệnh chủ tinh luận và chương 4 mệnh thuật tử bình.Nội dung của phép hỷ kỵ sẽ rõ qua các ví dụ cụ thể của chương 5, 6, 7, 8, 9.
Nay tôi xin đi vào cụ thể chương 3 Mệnh chủ tinh luận.
MỆNH CHỦ TINH LUẬN
Như thế nào gọi là mệnh chủ? Mệnh chủ là căn cứ mệnh cung đóng tại địa bàn nào mà suy ra.
Địa chi
Địa bàn: tý Sửu – hợi Dần – tuất Mão – dậu Thìn – thân Tỵ – mùi Ngọ
Sao MC: Tham lang Cự môn Lộc tồn Văn khúc Liêm trinh Vũ khúc Phá quân
Mệnh chủ là nội dung đặc thù của đẩu số học, nó xét nhân mệnh, hướng âm trạch, dương trạch, bất kể thư tịch cổ hay mới gần đây đều lược bỏ, không đề cập, chỉ có bảng trên.
Theo phép hỷ kỵ gia truyền của bút giả, mệnh chủ là cánh cửa, căn cứ tính chất mênh chủ, rất dễ dàng suy ra ngũ hành hỷ kỵ thần của mệnh.
Thật đáng tiếc, đáng tiếc. Ngàn năm sau sự ứng dung mệnh chủ do không ai công khai mà phép đoán mệnh như trên, thường cần phối hợp với bát tự.
Bút giả gần đây được đồng đạo khích lệ công khai bí pháp với độc giả.
Dưới đây, bút giả cùng độc giả đàm luận ý nghĩa và ứng dụng mệnh chủ:
1. Tham lang: ở đây là tham lang, mệnh chủ tham lang và mệnh lý cũng là tham lang, ý nghĩa đại kỳ dị, khác xa, không đồng nhất.
Tham lang là mệnh chủ có ý nghĩa biểu thị cục số mệnh cung đại cát đai lợi, vậy ý nghĩa của đại biểu ngũ hành tham lang là sinh khí.
Ở hỷ kỵ pháp trên thời sinh khí tham lang, lấy bỏ ngũ hành cường nhược ứng với ngũ hành cục số làm trọng.
Ví dụ : nữ sỹ 24 năm tháng 2 ngày 10 giờ mão
mệnh cung tại mậu tý đắc thiên đồng thủy, thái âm hóa kỵ, linh hỏa tinh tại nhâm ngọ cung vcd
Ngũ hành cục của bản mệnh là hỏa lục cục, mệnh cung địa bàn tại Tý đắc tham lang sinh khí, cho nên mệnh này ứng với hỏa là trọng, lại giả thử mệnh là tháng 2 sinh, bởi vì có thể nói người hỏa tháng 2 tọa tý cung, tức thủy cung có thủy tinh, bởi vậy mệnh này ứng với thổ là hỷ, thổ chế thủy, do đó kết luận thổ là hỷ thần, lại còn nếu mệnh chủ với hỏa lục cục, thì hỏa là dụng thần, kỵ thần là thủy và mộc.
Đấy là vận dụng giản lược hỷ kỵ đẩu số pháp.
Ý nghĩa mệnh chủ trên đẩu số, đó là nguyên nhân sâu từ phong thủy học.
Trong phong thủy học, hướng cát hung hoàn toàn theo cửu tinh mà định
Thế nào gọi là cửu tinh? cửu tinh đó là căn cứ hà đồ lạc thư như sau: khảm 1, khôn 2, chấn 3, tốn 4, trung cung 5, càn 6, đoài 7, cấn 8, ly 9.
4 9 2
3 5 7
8 1 6
Đấy là đồ hình cơ bản của cửu tinh, sau đó độn số tinh của mỗi năm vào trung cung, vận chuyền thứ tự theo đồ hình .
Do phong thủy học trên định nghĩa tham lang như sau: nếu bản mệnh năm là quái tốn, tham lang sinh khí biểu thị hào thượng bất đồng, hào trung, hạ bất biến, như vậy tất thành quái khảm. Khảm thuộc bắc, hướng bắc tất được tham lang sinh khí.
Cả ba hào biến tất được chấn quái, tức vũ khúc diên niên thượng cát .
Hai hào trung hạ bất đồng, hào thượng không biến tất được ly quái, tức cự môn thiên y trung cát .
Lại cả 3 hào không biến tất được tốn quái, tức phụ bật, phục vị tiểu cát .
Ngược lại thượng trung hào bất đồng, hạ hào không biến thời được quái khôn, tức liêm trinh ngũ quỷ đại hung .
Hào dưới bất đồng, hào thượng trung không biến tất được càn quái lộc tồn họa hại
Nếu như hai hào trên dưới bất đồng, hào giữa không biên, tất được đoài quái, văn khúc lục sát cũng hung
Phong thủy học hoàn toàn căn cứ vào can chi năm để định hướng cát hung, mục đích cần vượng, tức khả năng tìm hỷ kỵ thần, định hướng cát hung, mà không phối hợp tháng ngày giờ tổng luận bát tự ngũ hành cường nhược .
Rất ảo diệu do số cửu tinh định hướng cát hung, thường tổng luận bát tự cũng định hướng cát hung tương đồng, với lỷ lệ trên 80%.
Bởi vì độc giả ứng dụng phép hỷ kỵ trước đây, tất trước hết có lời giải đối với cửu tinh hay hướng cát hung, sau đó tài năng tự vận dụng như đối với hỷ kỵ pháp .
Đồng thời cũng nên căn cứ phép này kiểm tra ngũ hành hỷ kỵ thần có chính xác hay không theo hỷ kỵ pháp .
Cho nên, tổng luận phong thủy học, ý nghĩa tham lang, vũ khúc liêm trinh …..là ứng dụng mệnh chủ tham lang, vũ khúc, liêm trinh ….
1. mệnh chủ đắc tham lang, không quản ngũ hành cục số, đắc thủy nhị cục hay mộc tam cục hay hỏa lục cục, bởi hỷ kỵ pháp trên ứng với ngũ hành cục số làm trọng .
2. mệnh chủ đắc vũ khúc là thượng cát, cùng với tham lang tương đồng
3. mệnh chủ đắc cự môn là cát, cùng với tham lang tương đồng.
4. mệnh chủ đắc lộc tồn, không ứng với ngũ hành cục số .
5. mệnh chủ đắc văn khúc, cũng không ứng với ngũ hành cục, giống như lộc tồn
6. mệnh chủ đắc liêm trinh, giống như lộc tồn 1 dạng không ứng với ngũ hành cục làm trọng
cuối cùng, bút giả chủ yếu thuyết minh ngũ hành cục số, mệnh chủ đắc hung như liêm trinh, lộc tồn, văn khúc, vì sao không lấy ngũ hành cục là trọng, mà lấy sao chính tinh trong cung làm trọng?
Trước bút giả đã nói ý nghĩa mệnh chủ, cách thiết lập mệnh chủ, nếu mệnh chủ đắc hung, thì đương nhiên ngũ hành cục số không là ngũ hành hỷ thần.
Sửa lại bảng mệnh chủ trên:
Địa bàn===…tý……/ Sửu –hợi/Dần-tuất/Mão-dậu./Thìn-thân/Tỵ -mùi/Ngọ
Sao MC===Tham lang/Cự môn./Lộc tồn./Văn khúc/Liêm trinh/Vũ khúc/Phá quân
Nhận xét :
1/Đây là lần đầu tiên, mệnh chủ được xác định theo chi cung mệnh ! ở tv Việt chưa từng có !
2/ Theo chi cung mệnh, nếu mệnh chủ cát, tức mệnh chủ là tham lang, cự môn, hay vũ khúc thì CỤC lấy làm trọng. Và căn cứ theo Cục, theo Tháng sinh để xác định năm Hỷ Kỵ, tương tự như phép lấy Hỷ Kỵ dựa theo can Ngày, lệnh Tháng trong TB mà tác giả trình bày trong chương 4. Nếu mệnh chủ bất cát, tức mệnh chủ là lộc tồn, văn khúc, liêm trinh, thì không lấy cục mà lấy CHÍNH TINH làm trọng và căn cứ theo Chính Tinh, theo tháng sinh để xác định năm Hỷ kỵ. Đây là điểm mới, điểm Đại đột phá của tác giả.
Dưới đây là chương 4, tôi xin phép được dùng bản dịch của Ô Thiên Kỷ Quý cho chương này.
Đệ tứ chương: tử bình suy mệnh thuật ngũ hành thủ xả đích nguyên tắc
A. Hành Mộc:
1. Hành Mộc của tháng Giêng: Khí của tháng Giêng, mùa Xuân mới bắt đầu nên khí hàn lạnh vẫn còn, phải dùng Hỏa (lửa) để sưởi ấm khí Thủy (nước), để dưỡng căn cơ của Mộc non; có thể dùng Thổ nhưng không được quá nhiều, Kỵ nhất bị Kim làm tổn thường mầm non của Mộc.
2. Mộc của tháng Hai: Khí của tháng Hai, khí lạnh bắt đầu diệu bớt nên có Hỏa là quý, thứ đến là Thủy, hoặc có thể dùng Thổ để điều tiết, Kỵ Kim khắc mầm non của Mộc.
3. Mộc của tháng Ba: Khí của tháng Ba, Dương khí bắt đầu nóng nên cần phải có Thủy, nhưng Thủy, Hỏa cần phải dung hòa thích nghi. Nếu Mệnh trong lá số thiếu khí Hỏa, thì Hỉ Kim (mừng gặp được Kim); trên nguyên tắc Kỵ gặp Kim quá mạnh.
4. Mộc của tháng Tư: Khí của tháng Tư, khí Hỏa bắt đầu vượng mà khí Mộc bắt đầu suy, nên Hỉ Thủy nhuận căn (mừng gặp Thủy để tưới nhuần gốc mộc), kỵ gặp nhiều Hỏa, nhưng bất hỉ táo Thổ (gặp đất khô không hay), nếu Thổ ướt thì vô hại. Mừng gặp được Kim để tạo thành nguồn nước (vì Kim sinh Thủy).
5. Mộc của tháng Năm: Khí của tháng Năm, khí Hỏa cực thịnh gốc khô lá già, rất cần nhiều Thủy để dưỡng gốc (Mộc). Kỵ Hỏa vượng ví như tự thiêu mình, Thổ ít thì được, Thổ nhiều biến thành tai họa. Mừng gặp được Kim để tạo thành nguồn nước, nên Mộc của tháng Năm phải nghiêng về điều Hậu (điều tiết khí hậu).
6. Mộc của tháng Sáu: Khí của tháng Sáu, Hỏa khí tuy suy nhưng khí nóng còn vượng, song Kim khí bắt đầu thịnh. Tiết (Tiểu Thử) của tháng Sáu Hoả (nhiệt), Thổ (khô) vẫn còn táo, nhiệt, Hỉ gặp Kim, Thủy (mừng gặp Kim, Thủy) để tưới nhuần đất (Thổ).
7. Mộc của tháng Bảy: Khí của tháng Bảy, Hỏa khí còn rất ít, Kim thì đang vượng nhưng Mộc đã trưởng thành, phải dùng Dương Kim để gọt đẽo thành khí dụng. Tuy nhiên, Kỵ Kim quá mạnh, trường hợp nầy Hỉ gặp Hỏa (mừng gặp Hỏa để chế bớt Kim), nhưng tốt nhất gặp được Mộc để phụ Hỏa, Kỵ Thủy diệt Hỏa.
8. Mộc của tháng Tám: Khí của tháng Tám, Âm Kim cực vượng, Hỏa khí đã chết, Kim vượng thì Mộc đã Suy, Hỉ Hỏa lại gặp Mộc, vì khí hậu bắt đầu hàn (lạnh) tối qúy có Hỏa điều thân (Mộc); nếu Mộc mà gặp Thủy sinh thì thành cường vượng (vì Kim sinh Thủy để Thủy sinh Mộc), Thủy, Mộc nhiều thì Hỉ Kim (mừng gặp Kim để chế bớt Mộc).
9. Mộc của tháng Chín: Khí của tháng Chín, Hỏa khí đã nhập Mộ, Kim khí đến hồi suy, hàn (lạnh) nhiệt thì điều hòa thích nghi. Mộc của tháng chín đã tiêu tàn, khí Mộc lại yếu nên thích Hỉ Thủy sinh trợ, mà gặp thêm Mộc. Nếu Thủy sinh trợ đúng lúc, thì khả dĩ lấy Hỏa. Tối Kỵ Thổ Tinh khắc Thủy, lại Kỵ Kim quá mạnh.
10. Mộc của tháng Mười: Khí của tháng Mười, Hỏa khí đã Tuyệt, Thủy khí Lâm Quan, Kim khí thì Bệnh, Mộc khí Tràng Sinh, nên Mộc cần nhất gặp Hỏa, và lấy Thổ ngăn Thủy là thượng sách.
11. Mộc của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một, Hỏa khí nhập Thai, Thủy khí thì Đế Vượng, Kim khí đã Tử, Mộc khí thì Mộc Dục, nên Hỉ gặp Hỏa, thứ đến là Kim, Thủy vượng thì Mộc bị úng, Hỉ gặp Thổ để ngăn Thủy.
12. Mộc của tháng Mười Hai (ở cung Sửu): Khí của tháng Mười Hai, khí hậu rất hàn (lạnh), Mộc khí nhập Quan Đới, Kim khí nhập Mộ, Thủy và Thổ cực vượng, nên nhất định phải có Hỏa để giải tỏa hàn băng, thứ đến là Hỉ Kim, hoặc gặp Mộc cũng nên.
B. Hành Hỏa:
1. Hỏa của tháng Giêng: Khí của tháng Giêng, Mộc khí Lâm Quan, Hỏa khí Tràng Sinh, Thủy khí đã Bệnh, Hỏa rất mừng (HỈ) gặp Thủy, Mộc rất mừng (HỈ) gặp Kim để tiết khí. Hỉ (mừng) Mộc gặp Thủy trợ giúp nhưng không được qúa vượng.
2. Hỏa của tháng Hai: Khí của tháng Hai, Mộc khí Đế Vượng, Hỏa khí Mộc Dục, Thủy khí đã Tử, Hỉ Thủy (mừng gặp được Thủy), lại thích (Hỉ) Kim sinh Thủy để . Nhưng không thích Thủy quá mạnh, khắc Hỏa.
3. Hỏa của tháng Ba: Khí của tháng, Ba Mộc khí đã Suy, Hỏa khí Quan Đới, Thủy khí nhập Mộ, nên lấy Thủy để dùng (dụng Thần), nếu Thổ nhiều thì Hỉ Mộc để chế bớt hay tiết giảm, Hỏa mạnh thì Hỉ (mừng gặp) Kim, Thủy.
4. Hỏa của tháng Tư: Khí của tháng Tư, Hỏa khí Lâm Quan, Mộc khí đã Bệnh, nên Hỉ Thủy để tránh tự thiêu đốt lấy mình, nếu gặp Mộc tương trợ thì sinh nguy (vì Hỏa sẽ trở nên quá vượng), nếu không có Thủy mà gặp Thổ thì Thổ sẽ trở thành quá khô nên vô ích, nếu lại gặp thêm Mộc tương trợ thì càng nguy.
5. Hỏa của tháng Năm: Khí của tháng Năm, Hỏa khí Đế Vượng, Mộc khí đã Tử, Kim khí thì Mộc Dục, Hỏa của tháng Năm cực vượng, tối Hỉ gặp Kim, Thủy, nếu gặp Thổ ngăn Thủy, thì Kỵ Mộc tương trợ Hỏa.
6. Hỏa tháng Sáu: Khí của tháng Sáu, Hỏa khí đã Suy, Mộc khí vào Mộ, Kim khí thì Quan Đới, Thủy khí ở Dưỡng, tháng Sáu vẫn còn nóng nên cũng Hỉ (mừng gặp) Thủy để đắc dụng, thứ đến là Kim (vì Kim sinh Thủy), Kỵ gặp Thổ mà không có Thủy, tệ nhất là gặp Hỏa và Thổ vì Hỏa và Thổ quá nóng quá khô.
7. Hỏa tháng Bảy: khí của tháng Bảy, Kim khí Lâm Quan, Hỏa khí Bệnh, Thủy khí Tràng Sinh, Mộc khí đã Tuyệt, nên Hỏa khí của tháng Bảy đã thối dần, Hỉ (mừng gặp) Mộc trợ giúp, Kỵ gặp Thủy khắc sẽ thành tai họa, nếu Thổ quá nhiều sẽ thoát khí Hỏa, còn Kim quá nhiều sẽ mất thế của Hỏa (vì Kim sinh Thủy khắc Hỏa), nếu gặp được Hỏa thì có lợi.
8. Hỏa tháng Tám: Khí của tháng Tám, Kim khí Đế Vượng, Hỏa khí đã Tử, Thủy khí thì Mộc Dục, Mộc khí vào Thai, nên Hỏa khí của tháng Tám đã gần tàn, được Mộc sinh Hỏa là cực sáng, Kỵ Thổ nhiều và Thủy khắc thì thế (khí thế) của Hỏa sẽ lâm nguy!
9. Hỏa của tháng Chín: Khí của tháng Chín, Thủy khí Quan Đới, Hỏa khí nhập Mộ, Kim khí đã Suy, Mộc khí vào Dưỡng, Hỏa khí của tháng Chín đã tàn, tối Kỵ gặp Thổ, Hỉ Mộc khắc Thổ trợ Hỏa, Hỉ gặp lại Hỏa.
10. Hỏa của tháng Mười: Khí của tháng Mười, Thủy khí Lâm Quan, Hỏa khí đã Tuyệt, Kim khí thì Bệnh, Mộc khí đã Tràng Sinh, Hỏa khí của tháng Mười đã tuyệt tích, Hỉ Mộc Sinh vì được cứu, Kỵ gặp Thủy khắc là tai ương, gặp Hỏa thì lợi, hoặc gặp Thổ chế Thủy thì vinh.
11. Hỏa của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một, Hỏa khí vào Thai, Thủy khí Đế Vượng, Mộc khí Mộc Dục, nên Hỏa của tháng Mười Một cũng tuyệt tích, Hỉ gặp Mộc, Hỏa, Kỵ gặp Kim, Thủy.
12. Hỏa của tháng Mười Hai: Khí của tháng Mười Hai, Hỏa khí vào Dưỡng, Thủy khí đã Suy, Thổ là hàn Thổ hay Thổ ướt, Mộc khí thì Quan Đới, nên Hỏa của tháng Mười Hai Thiên hàn Địa lạnh, Hỏa thế cực yếu, Hỉ Mộc, Hỏa trợ, Thổ nhiều thì bất Hỉ, Kỵ Kim, Thủy.
C. HÀNH THỔ:
1. Thổ của tháng Giêng: Khí của tháng Giêng, Hỏa khí Tràng Sinh, Mộc khí Lâm Quan, Kim khí vào Bệnh, nên Thổ của tháng Giêng Thổ hàn (khí lạnh) đang giảm, khí thế cô hư, vô dụng, Hỉ Hỏa sinh phù, Kỵ Mộc khắc chế thái quá, Kỵ Thủy tràn lan, Hỉ Thổ phù trợ. Được Kim chế Mộc là cát tường, nếu Kim đa (nhiều) thì khí Thổ bị Bệnh.
2. Thổ của tháng Hai: Khí Thổ của tháng Hai, Hỏa khí Mộc Dục, Mộc khí Đế Vượng, Kim khí vào Tử, nên Thổ của tháng Hai khí thế vẫn cô hư, vô dụng, Hỉ Hỏa sinh phù, gặp Thổ tỷ trợ là tốt, gặp Mộc nhiều thì Hỉ Kim chế Mộc.
3. Thổ của tháng Ba: Khí Thổ của tháng Ba, quý Thổ đương Lệnh (vượng), Hỏa khí Quan Đới, Mộc khí vào Suy, Thủy khí thì nhập, Hỉ Hỏa sinh phù, nếu quý Thổ quá vượng lại Kỵ gặp Mộc chế Thổ, vì Thổ Trọng thì Mộc bị gãy, nên Thổ vượng thì cần Kim để hoá, Hỏa thái Vượng thì Hỉ Thủy chế Hỏa.
4. Thổ của tháng Tư: Khí Thổ của tháng Tư, Hỏa khí Lâm Quan, Kim khí Tràng Sinh, nên Thổ của Nhật, Nguyệt, tối Kỵ Thổ táo (khô), được Thủy nhuận tưới là tốt (Hỉ Thủy), Mộc trợ Hỏa thì viêm (quá nóng) dù Thủy khắc cũng vô hiệu, nên lấy Kim để sinh Thủy chế Mộc là tốt.
5. Thổ của tháng Năm: Khí Thổ của tháng Năm, Hỏa khí Đế Vượng, Kim khí Mộc Dục, Thủy khí vào Thai, nên Thổ của tháng Năm Hỏa, Thổ qúa nóng quá khô, Hỉ Thủy và Kim sinh trợ, Kỵ Mộc trợ Hỏa thương thân (Mộc khắc Thổ, và Mộc sinh Hỏa thì Thổ trở thành táo khô), lại Kỵ Hỏa, Thổ khô táo.
6. Thổ của tháng Sáu: Khí Thổ của tháng Sáu, Hỏa khí đã Suy nhưng vẫn còn nóng, Thủy khí vào Dưỡng, Kim khí Quan Đới, nên Thổ của tháng Sáu khí thế vẫn còn táo khô, vẫn Kỵ Hỏa trợ thành táo khô, Hỉ Thủy và Kim sinh trợ.
7. Thổ của tháng Bảy: Khí của tháng Bảy, Kim khí Lâm Quan, Hỏa khí vào Bệnh, Thủy khí thì Tràng Sinh, nên Thổ của tháng Bảy, Thổ suy Kim vượng, Kỵ nhiều Kim sẽ cướp mất khí của Thổ (vì Thổ bị tiết khí), Hỉ Hỏa phù Thổ và chế Kim, được Thổ tỷ trợ là cực tốt, nếu Mộc nhiều vẫn Hỉ Kim chế Mộc.
8. Thổ của tháng Tám: Khí của tháng Tám, Kim khí Đế Vượng, Thủy khí Mộc Dục, Hỏa khí vào Tử, vẫn là Thổ Suy, Kim vượng, nếu hàn (lạnh) khí trở thịnh lại càng Hỉ Hóa chế Kim và sinh Thổ, Hỉ Thổ tỷ trợ. (hỷ thủy nhuận thổ, kỵ hỏa táo nhiệt)
9. Thổ của tháng Chín: Khí của tháng Chín, Kim khí vào Suy, Thủy khí Quan Đới, Hỏa khí nhập Mộ nhưng Thổ vượng đắc Lệnh, Kỵ gặp Hỏa để sinh Thổ, phải lấy Giáp Mộc để tiết khí Thổ, lại Hỉ Thủy tưới nhuận Thổ.
10. Thổ của tháng Mười: Khí của tháng Mười, Thủy Khí Lâm Quan, Kim khí vào Bệnh, Hỏa khí đã Tuyệt, nên Thổ của tháng Mười ngoài thì lạnh ở trong thì ấm, Hỉ Hỏa làm ấm Thổ, Mộc nhiều trợ Hỏa thì vô hại, gặp Thổ tỷ trợ là tốt.
11. Thổ của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một rất lạnh, Thủy khí Đế Vượng, Kim khí đã Tử, Hỉ Hỏa làm ấm Thổ, nếu Thủy thái quá thì lấy Thổ khắc Thủy, Thổ quá vượng thì lấy Mộc tiết Thổ và trợ Hỏa, lại kỵ Kim sinh Thủy.
12. Thổ của tháng Mười Hai: Khí của tháng Mười Hai, trời lạnh đất cống, tối Hỉ Hỏa làm ấm thổ, Thổ nhiều thì Hỉ Mộc tiết khí Thổ và gặp Hỏa. Kỵ Thổ tỷ trợ, tuy nhiên, nếu chỉ gặp Thủy mà không có Hỏa và không có Mộc thì Hỉ Thổ chế Thủy.
D. HÀNH KIM:
1. Hành Kim của tháng Giêng: Khí Kim của tháng Giêng, Mộc khí Lâm Quan, Hỏa khí Tràng Sinh, Kim khí đã Tuyệt, nên Kim của tháng Giêng tánh nhu mà thể nhược (yếu), khí hàn (lạnh) chưa hết, nên lấy Hỏa sưởi ấm Kim là thượng sách, nhưng sợ Thổ nhiều sẽ vùi lấp Kim, Thủy thịnh tất tăng hàn (lạnh) và lại đoạt mất khí Kim, còn Mộc vượng thì Kim bị tổn khí, Kim bị mẽ, gãy. Nếu được Kim tỷ trợ phụ giúp là tốt.
2. Hành Kim của tháng Hai: Khí Kim của tháng Hai, Mộc khí Đế Vượng, Hỏa khí Mộc Dục, Kim khí vào Thai, Thủy khí đã Bệnh, nên Kim của tháng Hai vẫn suy nhược, Kỵ Thổ lấp Kim không thể sinh Kim, vẫn Hỉ Hỏa để cướp khí của Mộc và được Kim phù trợ. 3. Hành Kim của tháng Ba: Khí của tháng Ba, Quý Thổ đang nắm lệnh (vượng), Hỏa khí Quan Đới, Mộc khí đã Bệnh, Kim khí vào Dưỡng, nên Kim khí của tháng Ba cũng Kỵ Thổ qúa trọng vì có thể lấp mất Kim, nên Hỉ dùng Mộc để chế Thổ, và Hỏa để sưởi ấm Kim.
4. Hành Kim của tháng Tư: Khí của tháng Tư, Hỏa khí Lâm Quan, Mộc khí đã Suy, Kim khí Tràng Sinh, nên Kim của tháng Tư hình, chất chưa hoàn bị, khí thể vẫn còn nhu nhược, vì Kim mới Tràng Sinh nên không sợ Hỏa, và Hỉ Thủy tưới nhuận, nhưng Kỵ Mộc trợ Hỏa tổn thương Kim, gặp Kim phù trợ thì lại mạnh thêm, gặp Thổ mỏng thì tốt, nếu Thổ hậu (dày, sâu) thì lấp mất ánh sáng của Kim.
5. Hành Kim của tháng Năm: Khí của tháng Năm, Hỏa khí Đế Vượng, Kim khí Mộc Dục, Mộc khí đã Tử, nên Kim của tháng Năm tính chất vẫn còn mềm, Kỵ Hỏa qúa mạnh, Hỉ Thủy chế Hỏa để bảo tồn thân (Kim), tối Kỵ Thổ chế Thủy, Hỉ Kim tỷ trợ.
6. Hành Kim của tháng Sáu: Khí của tháng Sáu, Hỏa khí vào Suy, Kim khí Quan Đới, Mộc khí nhập Mộ, Qúy Thổ đang nắm lệnh, nên Kim của tháng Sáu Kỵ Thổ táo, nhiệt, Hỉ Thủy nhuận Thổ để sinh Kim, bất Hỉ Thổ táo sinh Kim vì Thổ trọng sẽ lấp mất Kim, cũng Hỉ Kim tỷ trợ để sinh Thủy.
7. Hành Kim của tháng Bảy: Khí của tháng Bảy, Hỏa khí đã Bệnh, Kim khí Lâm Quan, Mộc khí đã Tuyệt, nên Kim của tháng Bảy khí vượng mà lại cứng, bén, cần Hỏa trui rèn để thành khí cụ, nếu không Hỏa mà có Thủy thì Kim thanh Thủy tú (tối Hỉ), còn được nhiều Thổ tu bôi thì Kim bị vẩn đục, không tốt, nếu gặp Kim trợ thì trở thành quá cương sẽ gãy.
8. Hành Kim của tháng Tám: Khí của tháng Tám, Kim khí Đế Vượng, Thủy khí Mộc Dục, Hỏa Khí đã Tử, nên Kim của tháng Tám đương lệnh cực vượng, Kỵ Kim tỷ trợ, Hỉ Thủy tiết khí Kim, Hỏa lại luyện Kim, Mộc lại trợ Hỏa cũng nên.
9. Hành Kim của tháng Chín: Khí của tháng Chín, Thổ lệnh đương quyền, Kim khí nhập Suy, Thủy khí Quan Đới, nên Kim của tháng Chín Kỵ gặp Thổ vì có thể Thổ nhiều quá sẽ lấp mất Kim, Hỉ Mộc tiết khí Thổ, lại Hỉ Thủy tiết khí Kim, tối Kỵ gặp Thổ, và Kỵ Hỏa sinh Thổ.
10. Hành Kim của tháng Mười: Khí của tháng Mười, khí hậu biến hàn (lạnh), Kim khí vào Bệnh, Thủy khí Lâm Quan, nên Kim của tháng Mười nếu Thủy thịnh thì Kim sẽ bị chìm, Hỉ Thổ chế Thủy, Hỏa lại sưởi ấm Kim và trợ Thổ, cũng Hỉ Kim tỷ trợ.
11. Hành Kim của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một, Thủy khí Đế Vượng, Kim khí đã Tử, nên Kim của tháng Mười Một ở vào mùa Đông hàn, bất Hỉ Thủy hàn, Hỉ Hỏa sưởi ấm Kim, nên dùng Mộc tiết khí Thủy và trợ Hỏa để sưởi ấm Kim, nếu Thủy quá vượng thì cần Thổ để ngăn Thủy.
12. Hành Kim của tháng Mười Hai: Khí của tháng Mười Hai, thiên hàn địa cống, Thổ lệnh lại đương quyền, Thổ ướt nhiều và dày, Thủy khí nhập Suy, Kim khí vào Mộ, nên Kim của tháng Mười Hai có thể bị Thổ ượt nhận chìm, Hỉ Hỏa giải lạnh và sưởi ấm Kim, Hỉ Mộc tiết khí Thổ và trợ Hỏa, Kỵ Kim hàn thủy lạnh.
E. HÀNH THỦY
1. Hành Thủy của tháng giêng: Khí Thủy của tháng Giêng, Mộc khí Lâm Quan, Thủy khí đã Bệnh, khí hàn lạnh vẫn còn, chưa hết, nên Thủy của tháng Giêng Hỉ Kim sinh phù, nhưng không thích Kim nhiều quá, nếu Thủy vượng thì cần Mộc mới huy nạp được thế, và cũng cần Hỏa để sưởi ấm Thủy, Hỉ Thổ chế Thủy vượng.
2. Hành Thủy của tháng Hai: Khí của tháng Hai, Mộc khí Đế Vượng, Thủy khí đã Tử, nên Thủy của tháng Hai, rất Hỉ gặp Kim để sinh Thủy và khắc chế Mộc, nếu Thủy vượng nên có Thổ để ngăn Thủy.
3. Hành Thủy của tháng Ba: Khí Thủy của tháng Ba, Thổ lệnh đương quyền, Mộc khí đã Suy, Thủy khí nhập Mộ, nên Thủy của tháng Ba hình thể khô dần, Hỉ Mộc tiết Thổ, và Kim là nguồn sinh, khí hậu vẫn còn hơi lạnh, Hỉ Hỏa sưởi ấm Thủy, lấy Mộc làm dụng thần, nếu Thủy ít thì cũng Hỉ Thủy đến tỷ trợ, Kim trợ sinh Thủy.
4. Hành Thủy của tháng Tư: Khí của tháng Tư, Hỏa khí Lâm Quan, Thủy khí đã Tuyệt, Kim khí Tràng Sinh, nên Thủy của tháng Tư đã gần Tuyệt, Hỉ Thủy tỷ trợ, và Kim lại trợ Thủy.
5. Hành Thủy của tháng Năm: Khí của tháng Năm, Hỏa khí Đế Vượng, Thủy khí vào Thai, Kim khí Mộc Dục, nên Thủy của tháng Năm Kỵ nhập táo, nhiệt chi hương, Hỉ Thủy tỷ trợ, và Kim là nguồn sinh.
6. Hành Thủy của tháng Sáu: Khí của tháng Sáu, Thổ lệnh đương quyền, Hỏa khí đã Suy, Kim khí Quan Đới, Thủy khí nhập Thai, nên Thủy của tháng Sáu Kỵ Thổ trọng ngăn Thủy, và Hỏa trợ Thổ táo, nhiệt, Hỉ Thủy tỷ trợ và Kim là nguồn sinh, Mộc đến tiết Thổ.
7. Hành Thủy của tháng Bảy: Khí của tháng Bảy, Kim khí Lâm Quan, Thủy khí Tràng Sinh, Hỏa khí nhập Bệnh, nên Thủy của tháng Bảy Kim vượng Thủy tướng, trong ngoài thông suốt, được Kim trợ Thủy thì thanh khiết, nếu gặp Thổ vượng thì Thủy bị vẩn đục, nếu Thủy đa Hỉ Mộc để tiết khí, cũng Hỉ Thổ để ngăn nước, và gặp được Hỏa.
8. Hành Thủy của tháng Tám: Khí của tháng Tám, Kim khí Đế Vượng, Thủy khí Mộc Dục, Hỏa khí vào Tử, nên Thủy của tháng Tám thế của Thủy bắt đầu vượng, Hỉ Mộc tiết thế của Thủy, Hỉ Hỏa khắc Kim hộ Mộc, đồng thời sưởi ấm Kim và Thủy.
9. Hành Thủy của tháng Chín: Khí của tháng Chín, Thổ lệnh đương quyền, Kim khí vào Suy, Thủy khí Quan Đới, nên Thủy của tháng Chín tuy Quan Dới nhưng, Qúy Thu Thổ vượng ngăn Thủy, nên Hỉ Mộc tiết Thổ, Kim lại sinh Thủy.
10. Hành Thủy của tháng Mười: Khí của tháng Mười, Thủy khí Lâm Quan, Kim khí vào Bệnh, khí hậu biến hàn (lạnh), nên Thủy của tháng Mười thế Thủy cực thịnh, Hỉ Hỏa để sưởi ấm, Mộc tiết kỳ thế, nếu Thủy vượng thì nhờ Thổ để ngăn Thủy.
11. Hành Thủy của tháng Mười Một: Khí của tháng Mười Một, Thủy khí Đế Vượng, Kim khí đã Tử, khí hậu cực hàn, nên Thủy của tháng Mười Một Thủy khí cường hàn (lạnh), Hỉ Hỏa sưởi ấm Thủy, Mộc tiết kỳ thế.
12. Hành Thủy của tháng Mười Hai: Khí của tháng Mười Hai, thiên hàn địa cống, Thủy khí đã Tuyệt, Thổ lệnh đương quyền, Mộc khí Quan Đới, nên Thủy của tháng Mười Hai vì Thổ trọng và lạnh (cống), Hỉ Hỏa sưởi ấm Thổ, Mộc lại tiết Thổ, nếu lấy Kim thì cũng cần Hỏa sưởi ấm Kim để sinh Thủy.
Chú ý: trên đây là nguyên tắc chung của phép hỷ kỵ TB, được tác giả căn cứ để tính hỷ kỵ đối với Cục, Chính Tinh theo lệnh Tháng trong phép Hỷ kỵ của mình.
Bản dịch của TKQ, xin trân trọng cám ơn.
Dưới đây là các ví dụ trong các chương 5, 6, 7, 8, 9.Qua các ví dụ này ta hiểu phép hỷ kỵ đại đột phá của tác giả .
Ví dụ 1, nam mệnh ngày 3 tháng 11 năm 1953, giờ sửu.
Hỷ kỵ pháp yếu như sau:
1/ mệnh cung, thân cung là hợi và sửu, đều thuộc Bắc phương cung, thủy khí
2/ mệnh chủ đắc cự môn, cho nên lấy cục thủy làm trọng.Vì vậy giả thiết Can Ngày là Thủy.
3/ Mệnh cung chính tinh thái dương thuộc hỏa, đà la thuộc kim, linh tinh thuộc hỏa, hai hung tinh.
4/ Vì giả thiết Can ngày là thủy, lại sinh tháng 11, tức thủy của tháng 11. Vậy mệnh bàn đắc kim thủy âm hàn, nên Hỷ hỏa sưởi ấm, Hỷ mộc tiết thủy (độc giả tham khảo chương 4, thủy của tháng 11)
5/ hỷ thần là mộc hỏa, đương nhiên kỵ thần là kim thủy
Sự thực :
22 tuổi, giáp dần niên kết hôn, 23 t ất mão niên sinh con gái
24 – 27 tuổi hành mộc hỏa hỷ thần niên, công việc kiến trúc phát tài .
29 tuổi tân dậu niên, bị bạn bè nợ 100 vạn đồng, không đòi được. ( dịch giả chú: ứng câu: kim thủy niên là kỵ thần niên !)
Ví dụ 2, nam mệnh, ngày 18 tháng 1 năm 1945 al, giờ thân.
Sự thực : 22 t học viện tốt nghiệp, 27t tân hợi niên kết hôn.
Giáp dần, ất mão lưỡng niên đại phát tài lợi.
Hỷ kỵ pháp yếu:
1. mệnh cung tọa ngọ, thân cung tọa tuất, tam hợp dần ngọ tuất hỏa cục, hỏa khí vượng .
2. mệnh chủ đắc phá quân tuyệt mệnh, nên lấy chính tinh thủ mệnh làm trọng. Chính tinh thủ mệnh thiên cơ mộc tinh, cho nên giả thiết Can ngày là Mộc, mộc của tháng 1. Khí tháng 1, mộc khí lâm quan, thủy khí nhập bệnh, hỏa vượng, cho nên hỷ thủy sinh mộc, hỷ mộc tỷ trợ.
Ví dụ 3, nữ mệnh, ngày 10, tháng 1, năm 1951 al, giờ tý
Sự thực: tình cảm tỏa chiết, 24 tuổi, giáp dần niên, tháng 5 al, uống thuốc độc tự sát, không chồng, con
Hỷ kỵ pháp yếu :
1. Mệnh, thân cung đều tọa dần cung, mộc hỏa cường .
2. mệnh chủ đắc lộc tồn, cho nên không lấy cục mộc làm trọng.
3. Chính tinh thủ mệnh thiên đồng thuộc thủy. Giả thiết can ngày là thủy, thủy của tháng 1, mệnh bàn mộc hỏa cường vượng, cung nội vô kim tinh, mệnh bàn không có kim khí, cho nên hỷ Kim, hỷ thủy trợ. (đương nhiên kỵ Mộc !)
Ví dụ 4, nam mệnh, ngày 3, tháng 3 al, năm canh thìn, giờ hợi .
Sự thực: tốt nghiệp đại học, nhà 5 anh chị em, công việc chuyên máy tính điện tử, thê hiền, con cái 1 trai, 2 gái.
42 tuổi, tân dậu niên, tháng 7, 8 liên tiếp phát sinh họa : điện giật, khởi động xe gây nổ, cháy dẫn đến tố tụng .
Hỷ kỵ pháp yếu
1, mệnh tọa tỵ cung, thân tọa mão cung, mộc hỏa lưỡng khí .
2. mệnh chủ đắc vũ khúc, kim tứ cục là trọng .Gỉa thiết can ngày là Kim, kim của tháng .Tuy nhiên cung nội không có kim tinh, mà có tham liêm mộc hỏa tinh. Vậy toàn thể cung mệnh là mộc hỏa khí, cho nên luận theo mộc hỏa, hỷ mộc hỏa kỵ kim thủy .
Ví dụ 5 : Nữ mệnh, ngày 1 tháng 11 al, canh dần, giờ mùi .
Sự thực: trước 22 tuổi gia đình nghèo khổ. Cao thương tốt nghiệp, 9 anh chị em .
29 tuổi, mậu ngọ niên bị bạn trốn nợ mất 17 vạn đồng. Cùng năm hôn nhân bất thành, bạn trai bỏ đi.
Hỷ kỵ pháp yếu
1. mệnh tọa tỵ cung, thân tọa mùi cung, nam phương hội thuộc hỏa, cục nội hỏa vượng .
2. mệnh chủ đắc vũ khúc, nên giả thiết can ngày là kim, kim của tháng 11. Cung mệnh kiến thiên phủ thổ tinh, hỷ thủy tẩy kim. Cung nội không có kim tinh, hỷ kim tới tỷ trợ. Cho nên bản mệnh ứng kim thủy là hỷ, kỵ thổ cùng hỏa nhiều gây táo nhiệt .
Ví dụ 6: Nam mệnh, ngày 21 tháng 9 al, năm nhâm thân 1932, giờ hợi
Sự thực: đại học tốt nghiệp, 23 tuổi giáp ngọ niên kết hôn, sinh 3 trai.
43-45 tuổi làm về kiến trúc, kỷ mùi niên doanh lợi Ngàn vạn đồng .
49 tuổi, canh thân niên nghề kiến trúc bất lợi, thất thoát 900 vạn đồng .
50 tuổi, tân dậu niên, tuyên bố phá sản.
Hỷ kỵ pháp yếu
1.mệnh tọa hợi cung, thân tọa dậu cung, kim thủy lưỡng vượng .
2. mệnh chủ đắc cự môn, cho nên lấy kim làm trọng.Cung nội kiến thiên đồng thủy, lộc tồn thổ .Vì có thổ tinh, đối cung đại cát tinh hóa lộc khả khắc thủy, cho nên không theo kim thủy cách, mà ứng cách hỷ hỏa đến sinh thổ, hỷ mộc đến tiết thủy thế.
(đương nhiên kỵ Kim )
Ví dụ 7: Nữ mệnh, ngày 4 tháng 10 al, năm 1940, giờ hợi.
Sự thực: 32 tuổi, tân hợi niên, bệnh tử cung phải mổ, có sinh không có con.
Hỷ kỵ pháp yếu
1, mệnh cung tọa tý, thân cung tọa tuất, mệnh bàn thủy thổ khí lưỡng vượng .
2, mệnh chủ đắc tham lang sinh khí, nên lấy hỏa cục làm trọng .Giả thiết can ngày là hỏa, hỏa của tháng 10.
3.mệnh cung đắc vũ khúc kim tinh cùng hóa quyền mộc tinh, lại đắc thiên phủ thổ tinh đều tọa thủy cung, hai khí thủy thổ lưỡng vượng, cho nên hỷ hỏa, hỷ mộc tới sinh trợ, kỵ kim thủy
Tôi xin tạm dừng ở đây, thiết nghĩ các bạn đã rõ nội dung của phép Hỷ kỵ này qua các ví dụ trên .
Các bạn dựa theo phép hỷ kỵ này thử nghiệm lý trên ls của mình xem sao .Tôi cho rằng, độ chính xác của phép này khá cao.
(tvn lược dịch)