THIÊN TƯỚNG

(VƯƠNG ĐÌNH CHI ĐÀM TINH)

(Dịch và bình chú: Hà Phong)

Người xưa ví von rằng Thiên Tướng là “vị quan nắm ấn tinh” (掌印之官), còn Thiên Cơ là “mưu thần”, tức là nói Thiên TướngThiên Cơ đều khuyết thiếu lực lãnh đạo (领导力), nhưng lại có lực khuông phù/phù trợ/trợ lực (扶匡之力). Cho nên bất luận tinh diệu hội hợp tốt đẹp thế nào, thì đương số khó mà có vị trí cao nhất, chỉ có khả năng trở thành người phò tá.

Nhưng Thiên TướngThiên Cơ về bản chất là không giống nhau. Thiên Tướng mạnh về tính chính trị, cho nên đa số là nhân tài quản lý về hành chính (行政主管人材); Thiên Cơ thì mạnh về khả năng mưu lược, cho nên đa phần là nhân tài về việc tính toán, lập kế hoạch (计划人材).

Do vì Thiên Tướng có đầy đủ sắc thái chính trị, hơn nữa là ở vai trò phò tá chứ không phải vai trò lãnh đạo, cho nên sự thiện ác của bản thân Thiên Tướng, cần phải dựa vào sự hội hợp với các tinh diệu mà quyết đoán. (Hà Phong: thiện-ác có lẽ không chỉ là về mặt cát-hung hay tốt-xấu mà còn về việc là người có năng lực hay không có năng lực). Nếu như sự hội hợp của tinh diệu là thiện, thì Thiên Tướng là thiện; nếu sự hội hợp của tinh diệu là ác, thì Thiên Tướng cũng ác. Người xưa cho rằng Thiên Tướng có thể thiện có thể ác, chính là ý tứ này, chứ không phải là phàm người Mệnh Thiên Tướng, thì tính cách lúc thiện lúc ác. Bởi vì tính cách này (tính cách thiện-ác này) là do tổ hợp của tinh diệu trong tinh bàn thể hiện ra, tuyệt không thể chỉ từ một mình sao Thiên Tướng mà luận phẩm cách của con người. (Hà Phong: có thể thiện, có thể ác là nói Thiên Tướng có thể là một trong hai khả năng này, chứ không phải kẻ tráo trở lúc thiện lúc ác).

Thiên Tướng là “sao nắm ấn tín” (掌印之星), cho nên cũng chủ có quyền lực, quyền lực này lớn nhỏ thế nào, phải quan sát các sao phụ tá tới hội hợp và sự cát lợi của các tạp diệu là nhiều hay ít mà đoán định, cho nên về cơ bản Thiên Tướng cũng thích “bách quan triều củng”, chỉ là ý nghĩa của “bách quan triều củng” đối với Thiên Tướng sẽ khác đối với các chủ tinh như Tử Vi, Thiên Phủ, Thái Dương, Thái Âm… Đối với các chủ tinh việc có hay không có “bách quan triều củng” sẽ là căn cứ để luận đoán về qui mô và năng lực lãnh đạo là lớn hay nhỏ; còn đối với Thiên Tướng thì có hay không có “bách quan triều củng” là căn cứ luận đoán về mức độ quyền lực là lớn hay nhỏ. Quyền lực không giống với năng lực lãnh đạo (领导力), một vị trưởng quan, có thể nói là tương đối có quyền lực, nhưng lực lãnh đạo không bằng lực lãnh đạo của các chủ tinh.

Cổ nhân luận Thiên Tướng có nói: là sao của ti tước (司爵之宿), hóa khí là Ấn, tức là vị trí phò trợ đế tinh, là quan lộc văn tinh (Hà PHong: văn tinh là nói về mặt hành chính, không phải là việc trực tiếp “nắm quân đội”). Lại nói: hợp với đế toà tất tranh quyền (帝座合之则争权 – đoạn này chưa rõ ý, cần dịch lại; khả năng là nói khi Thiên Tướng hội hợp với Tử Vi thì tinh hệ này sẽ có năng lực tranh đoạt quyền lực, tranh đoạt vị trí lãnh đạo), tức là muốn nói khi luận Thiên Tướng tất phải chú ý đến tính quyền lực của tinh diệu này.

Thiên Tướng ưa thích các cát tinh, lại càng ưa thích Tử Vi, cũng là ý này.

Do bản chất của Thiên Tướng dễ chịu ảnh hưởng của các tinh diệu tới hội hợp, mà Thiên Tướng trong sự phân bố của tinh bàn lại có quan hệ rất quan trọng với 3 sao Tử Vi, Vũ Khúc, Liêm Trinh, cho nên phàm Mệnh Thiên Tướng, tất cần phải xem có hội hợp với 3 tinh diệu trên hay là không. Lúc này sự ưu khuyết của Thiên Tướng sẽ được quyết định từ sự ưu khuyết của Tử Vi, Vũ Khúc, Liêm Trinh. (Hà Phong: tức là khi tam phương tứ chính của Thiên Tướng có Tử Vũ Liêm thì cần phải quan sát kĩ ưu khuyết của 3 sao này).

Khi Tử Vi Thiên Tướng đồng độ, có bách quan triều củng, thì sẽ là cách cục phú quí song toàn; khi Thiên Tướng độc tọa tại Sửu Mùi, đối cung là Tử Vi Phá Quân, (nếu) Tử Vi hội hợp với chư cát tinh, có bách quan triều củng, thì Thiên Tướng sẽ chịu ảnh hưởng, và cũng có thể đoán là phú quí song toàn. Nhưng nếu như không có cát diệu hội hợp, Tử Phá lại gặp sát kị hình hội hợp, tất sẽ có ảnh hưởng (tới Tử Phá), lúc này Thiên Tướng ở đối cung cũng sẽ không tốt đẹp.

Cổ nhân nói: Thiên Tướng, Liêm Tham, Vũ Phá, Kình Đà sát hội hợp, lấy nghề khéo mà an thân; cũng có thể áp dụng nguyên lý này với tinh hệ Vũ Tướng, Liêm Tướng gặp hay không gặp sát mà làm căn cứ luận đoán (Hà Phong: luận đoán về việc có lấy nghề khéo để an thân hay không).

Trong luận đoán Tử Vi đẩu số có một câu khẩu quyết quan trọng: Phùng Phủ khán Tướng, tức là nói, phàm đoán cát hung của Thiên Phủ thì không chỉ xem một mình Thiên Phủ, mà đồng thời cần quan sát cát hung của Thiên Tướng, Thiên Tướng cát thì Thiên Phủ cũng cát, Thiên Tướng hung thì Thiên Phủ cũng hung.

Kì thực luận Thiên Phủ tất cần quan sát Thiên Tướng, mà luận Thiên Tướng cũng cần xem xét Thiên Phủ, cho nên cũng có thể nói là “Phùng Tướng khán Phủ”.

Khi luận Thiên Tướng, tất cần xem xét sự hội hợp của Thiên Phủ, nếu có Lộc đồng triền với Thiên Phủ, tất sẽ có ảnh hưởng tới Thiên Tướng, nên Thiên Tướng lúc này cũng chủ phú. Nếu Thiên Phủ vô Lộc, vô sát, tức là nói kho trống hay là kho lộ (空库或露库), thì cũng sẽ có ảnh hưởng, Thiên Tướng lúc này cũng chủ gặp mệt nhọc khó khăn.

Cho nên Trung Châu phái luận Thiên Tướng, lấy sự hội hợp với Tử Vi làm quí, lấy sự hội hợp với Thiên Phủ làm phú. Cổ nhân xem đây là mật truyền, không dễ gì mà tiết lộ. Người học Tử Vi đẩu số cần lãnh hội được ý này.

Có 2 cách cục của Thiên Tướng rất trọng yếu trong luận đoán là “Tài Ấm giáp Ấn” và “Hình Kị giáp Ấn”.

Thiên Tướng luôn có hai tinh diệu tới giáp, một là Cự Môn, một là Thiên Lương, tất nhiên là không thể ngoại lệ.

Thiên Lương là ấm-tinh, nếu như Cự Môn lại hóa Lộc, thì lúc này Thiên Tướng sẽ có Hóa Lộc và ấm-tinh giáp 2 bên, gọi là “Tài Ấm giáp Ấn”, là một trong những cách cục trọng yếu, chủ cho một đời được người trợ lực hoặc che chở, từ đó mà đạt được phú quí.

Nếu như Thiên Tướng giáp Thiên Cơ hóa Lộc (Cơ Cự đồng cung), hoặc giáp Thiên Đồng hóa Lộc (Đồng Cự đồng cung), mà không phải là Cự Môn hóa Lộc thì cách cục “Tài Ấm giáp Ấn” cũng thành, duy có điều thông thường mà nói thì kém đi (唯一般主格局较次).

Thiên Lương lại còn là sao của hình-hiến (刑宪之星 – Hà Phong: sao của hình phạt và pháp lệnh), nếu lúc này Cự Môn hóa Kị, tức là hình thành cách cục “Hình Kị giáp Ấn”, chủ cho một đời gặp phải áp lực, mà lại còn nhiều hình thương khắc hại.

Nếu như Thiên Tướng giáp với Thiên Cơ hóa Kị (Cơ Cự đồng cung), hoặc Thiên Đồng hóa Kị (Đồng Cự đồng cung), mà không phải là Cự Môn hóa Kị, thì cũng hình thành cách cục “Hình Kị giáp Ấn”, nhưng sự khắc hại giảm đi (但克害较浅).

Đối với tứ-sát (Kình Đà Linh Hỏa), Thiên Tướng không ngại (不畏) đồng độ với Kình Dương Đà La, nhưng lại e ngại Kình Đà tới giáp 2 bên, bởi vì là cũng hình thành cách cục “Hình Kị giáp Ấn”. Do vì Kình Dương là Hình tinh, Đà La là Kị tinh.

Trong tình huống đó, nếu như chính diệu đồng cung với Thiên Tướng hóa Kị, như là Vũ Tướng mà Vũ Khúc hóa Kị, Liêm Tướng là Liêm Trinh hóa Kị, thì không những là “Hình Kị giáp Ấn” mà còn là “Dương Đà giáp Kị”. Tổ hợp tinh diệu rất mực ác liệt, chủ cho đời người dễ gặp thị phi kiện tụng (主人易招是非词讼), chịu áp lực, có hình thương. Nếu cung Mệnh gặp tình hình này, cổ nhân cho là chỉ có cách xuất gia tu hành mới có thể có lợi (获吉); thời nay, cũng nên đề cao việc tu dưỡng của bản thân, tránh xa việc cạnh tranh, lấy việc tùy cảnh (gặp cảnh nào cũng) an thân làm trọng (亦宜提高自身修养, 避免竞争, 随遇而安为是).

Thiên Tướng không ưa đồng độ với Hỏa Linh, cũng không thích Hỏa Linh tới giáp, thậm chí trong tam phương gặp Hỏa Linh cũng không cát.

Cổ nhân cho rằng: Thiên Tướng thủ Mệnh, Hỏa Linh xung phá, tàn tật. Câu này có điểm quá mức (此言有点过分), nhưng đúng là chủ cho một đời lao lực khó nhọc (劳碌), hoặc sắp thành lại bại (功败垂成), vì vậy nên tăng cường tu dưỡng bản thân. (Hà Phong: tu dưỡng bản thân trong mấy ý trên, đều là tu dưỡng tâm tính của bản thân, do Kình Đà (Hình Kị) Hỏa Linh gây ra).

Cổ quyết lại có câu: Nữ mệnh Thiên Tướng, sẽ làm cho con được quí, làm cho chồng có tài có đức (天相之星女命躔, 必当子贵及夫贤). Câu ca quyết này, trước tiên phải thỏa mãn (một số) điều kiện. Tất cần gặp Hóa Lộc hoặc Lộc Tồn, và Hóa Quyền, Hóa Khoa, sau đó mới có “Tử quí phu hiền” (子贵夫贤). Cho nên người sinh năm Kỉ, Liêm Tướng ở Tý; người sinh năm Giáp Liêm Tướng ở Ngọ; người sinh năm Canh, Tử Tướng ở Thìn; là hợp cách.

Cổ quyết lại nói: Nữ mệnh Thiên Tướng Hữu Bật thì phúc đến (女命天相右弼福来临), bởi vì Thiên Tướng là sao phò tá, Hữu Bật cũng là sao phò tá, bởi vì đồng khí với nhau, cho nên tối hỉ hai sao này đồng cung.

Nhưng tổ hợp tinh diệu này, trong thời nay cũng có khuyết điểm, chính là giống như tục ngữ nói “mệnh bà cả” (大婆命), chủ cho có việc chồng lấy vợ bé (主丈夫纳妾). Thời xưa việc chồng lấy vợ bé không hề là việc tệ (坏事), ngược lại còn cho là có phúc, bởi vì thời nay khác thời xưa cho nên Thiên Tướng Hữu Bật đồng cung thời nay không thể coi là kết cấu tốt đẹp.

Nữ mệnh Thiên Tướng, không ưa gặp Xương Khúc, chủ thông minh mà mệnh bạc, cổ nhân cho rằng là mệnh của thê thiếp, là mệnh của nàng hầu (妾侍之命). (Hà Phong: xem ra mệnh bạc không nhất định là bạc mệnh).

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.