THÁI ÂM

(VƯƠNG ĐÌNH CHI ĐÀM TINH)

(Dịch và bình chú: Hà Phong)

Tử Vi đẩu số bình đoán Thái Âm, luôn phải xem xét cân nhắc trên 3 mặt: Thái Âm đóng tại vị trí là miếu vượng hay lạc hãm; người có Thái Âm tại Mệnh là sinh ban ngày hay ban đêm; ngày sinh của người đó là thuộc thượng huyền hay hạ huyền.

Thái Âm tại 3 cung Hợi Tý Sửu là đẹp nhất, tại Thân Dậu Tuất đứng thứ hai, tại Dần Mão Thìn là mất đi ánh sáng, tại 3 cung Tị Ngọ Mùi là lạc hãm nên lúc này tính chất (của Thái Âm) tương đối không đẹp (不祥). Trong tất cả các cung thì tại Hợi là cát lợi nhất, được gọi là “Nguyệt lãng thiên môn”. Thiên môn là chỉ vị trí cung Hợi.

Cái gọi là người sinh ban ngày, là nói đương số sinh vào giờ Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi; người sinh ban đêm, nghĩa là sinh vào giờ Thân Dậu Tuất Hợi Tý Sửu.

Thượng huyền và hạ huyền là xem xét ngày sinh của người đó (ngày âm lịch – tất nhiên, vì lá số Tử Vi là theo lịch âm mà an); sinh ra từ ngày mồng 1 đến ngày 15 là thuộc vào thượng huyền; từ ngày 16 đến ngày 30 là thuộc vào hạ huyền. Thượng huyền mặt trăng dần tròn, nên là cát; hạ huyền mặt trăng dần khuyết đi, nên là hung. Lại nói ngày 15 trăng tròn nhất (thực ra lịch pháp và thiên văn có chênh lệch nhất định, không hẳn 15 sẽ là ngày trăng tròn nhất), là đạt tới đỉnh cao, (vì vậy) mà ngược lại không đẹp bằng sinh vào ngày 13, 14.

Cổ nhân cho rằng: Thái Âm tại Mệnh Thân, chủ cho việc theo mẹ cải giá; nhận định này, tuyệt không thể đại khái mà luận như vậy được, cho nên cần phải tham khảo nhiều điều kiện khác phụ thêm vào thì mới nhận định như vậy được, như là: Thái Âm lạc hãm, nhất là tại cung Tị; người sinh vào ngày hạ huyền; người sinh vào lúc ban ngày; mà lại còn bị tứ sát đồng độ hay hội chiếu Thái Âm, nhất là Hỏa Linh đồng triền (thì càng đáng ngại); lúc này thì nhận định trên mới ứng nghiệm.

Cổ nhân lại cho rằng, người Thái Âm thủ Mệnh, nói chung bất lợi đối với người thân là phái nữ. Nam mệnh thì bất lợi cho mẹ, vợ, chị em gái, con gái… Nữ mệnh bất lợi cho mẹ, chị em gái, con gái và cả bản thân đương số.

Nhận định này cũng không thể luận đại khái được, vẫn cần phải xem sự miếu hãm của Thái Âm, sinh lúc hạ huyền, sinh vào ban ngày… để kết luận.

Thái Âm tại cung Thân (là cung chức năng, không phải địa chi Thân), tính chất so với Thái Âm tại cung Mệnh thì ứng nghiệm tính chất nhiều hơn (性质又比在命宫较为严重). Nếu Thái Âm cư cung Thân tại Tị, cung Mệnh là Thái Dương Thiên Lương tại Dậu, Thái Âm và sát tinh đồng triền, tính chất (các tính chất xấu mô tả ở các đoạn trên, nhất là việc theo mẹ cải giá) càng ứng nghiệm một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên ở thời đại bây giờ, theo mẹ cải giá cũng không “xấu” (坏) như trong thời xưa.

Luận đoán Tử Vi có những nguyên tắc bất biến, thí dụ như “Phùng Phủ khán Tướng” (tức là lúc quan sát Thiên Phủ là cát hay hung, tất cần cùng lúc xem xét Thiên Tướng; Thiên Tướng cát thì tính chất của Thiên Phủ cũng thêm cát lợi; Thiên Tướng không cát thì Thiên Phủ gặp phải ảnh hưởng bất lợi).

Vương Đình Chi tôi bổ sung thêm một nguyên tắc, gọi là “Phùng Nguyệt khán Nhật”. Lúc quan sát cát hung lợi hại của Thái Âm, tất cần phải quan sát ảnh hưởng của Thái Dương. Điều này là bởi vì Thái Âm bản thân không tự phát sáng, ánh sáng của Thái Âm có được là dựa vào Thái Dương chiếu sáng vậy.

Trong kết cấu của tinh bàn Tử Vi, trừ ra 2 cung Sửu Mùi mà Thái Âm Thái Dương đồng độ ra, thì tình hình chung là: Thái Dương miếu vượng thì Thái Âm cũng miếu vượng; Thái Dương lạc hãm thì Thái Âm cũng lạc hãm. Có điều, nếu như Thái Dương bị tứ sát (là Kình Đà Linh Hỏa) Không Kiếp quấy nhiễu, ảnh hưởng này khiến cho tính chất của Thái Dương không cát, và tính chất xấu (坏性质) của Thái Dương sẽ chiếu xạ sang Thái Âm.

Các sao đôi (对星) trong Tử Vi chiếm vai trò rất quan trọng trong việc luận đoán, Phủ Tướng, Nhật Nguyệt là 2 cặp sao đôi trong 14 chính tinh, các sao đôi sẽ có ảnh hưởng lẫn nhau.

Xét vị trí của Thái Âm Thái Dương thì: đồng độ tại Sửu Mùi; củng chiếu tại Thìn Tuất; hội chiếu ở 8 cung còn lại. (Chú ý có một vị trí Thái Âm, Thái Dương mượn cung để hội chiếu tới nhau).

Thái Âm Thái Dương đồng độ tại Sửu Mùi, thì Mùi cung là đẹp (đẹp hơn), là vì: lấy Thái Dương làm chủ, tại cung Sửu thì Thái Dương lạc hãm, Thái Âm tuy nhập miếu cũng không có lực để bổ cứu cho khuyết điểm mất đi ánh sáng của Thái Dương, cho nên chủ cho đời người lên xuống thất thường; tại cung Mùi thì tuy Thái Âm lạc hãm, nhưng lại có thể nhờ vào ánh sáng của Thái Dương để bổ cứu, cho nên đời người tương đối an định.

Nhưng do vì Nhật Nguyệt đồng cung (luôn sẽ) có nhiều khuyết điểm, cho nên cổ nhân cho rằng: Nhật Nguyệt thủ Mệnh, không bằng chiếu hội/tịnh minh. Tức là nói Nhật Nguyệt đồng cung không đẹp bằng củng chiếu/hội chiếu, nhất là không bằng Thái Âm tại Hợi hội chiếu Thái Dương tại Mão và Thái Âm tại Tuất hội chiếu (Hà Phong: cách thức Bách quan triều củng của Nhật Nguyệt) Thái Dương tại Thìn cung. (Hà Phong: đoạn này vô cùng quan trọng, nếu cứ theo như nhận định của Vương Đình Chi tiên sinh thì câu “Nhật Nguyệt tại Mệnh bất như chiếu hợp” đa phần người luận Tử Vi ở Việt Nam hiểu sai, mọi người thường vẫn hiểu câu này mang nghĩa cung có Nhật hoặc Nguyệt thủ không đẹp bằng cung mà Nhật hoặc Nguyệt chiếu/hội tới)

Cổ nhân lại nói: Nhật Nguyệt tại Mệnh Thân ở Sửu Mùi, tam phương không cát tinh ngược lại là hung. Tức là Nhật Nguyệt đồng cung (nhất định phải) nhờ tới cát diệu hội hợp để bổ cứu.

Người có Mệnh Thái Âm nhập miếu, thông thường là thông minh tuấn tú, nữ mệnh thì dung mạo mĩ lệ. Gặp Xương Khúc đồng hội càng tốt đẹp. Nhưng cũng chủ về dùng cảm tính/cảm tình mà ứng xử, nên dễ bị quấy nhiễu/phiền nhiễu vì cảm tính/cảm tình (易受感情困扰). Cho nên chẳng có việc nào là lưỡng toàn, tất phải nhờ đến việc học hỏi rèn luyện hậu thiên (后天人事) mà bổ cứu.

Thái Âm tối hiềm Cự Môn. Ví dụ như, Thái Dương Cự Môn tại Thân, tá nhập Dần cung, hội chiếu Thái Âm Thiên Đồng, lúc này Thái Âm Thiên Đồng sự chịu ảnh hưởng của Cự Môn, sẽ dễ phát sinh những sự cố/rắc rối thuộc về tính chất âm-ám (Thái Âm có âm tính, Cự Môn là ám tinh). Nếu như Thái Âm Thiên Đồng tại cung Mệnh, chủ cho người ý chí bạc nhược, gặp sát kị Không Kiếp lại càng nghiêm trọng; nếu Thái Âm Thiên Đồng tại cung Phu Thê, sát diệu đồng triền, e rằng hôn nhân sẽ có biến hóa.

Thái Âm cũng không ưa thích Thiên Lương, chủ cho sự cô quả. Cho nên Thái Âm tại Tị, hội chiếu bởi Thái Dương Thiên Lương tại Dậu, gặp sát kị hình, bất luận nam nữ, đều chủ đời người cô độc, lục thân li tán, lại càng chủ cho hôn nhân bất lợi, dễ cùng người phối ngẫu sinh ly tử biệt, nữ mệnh càng nghiêm trọng. Nếu Dương Lương lại gặp sát kị đồng độ, chủ quả (50 tuổi chưa chồng gọi là quả; góa chồng cũng gọi là quả).

Trong Tử Vi đẩu số, có một kì cách liên quan đến Thái Âm, gọi là cách “Minh châu xuất hải”

Kết cấu của cách cục này là, Mệnh an tại Mùi (vô chính diệu), mà không có sát diệu làm trợ thủ (亦无辅佐煞曜), hội hợp Thái Âm tại “cung đình” Hợi gọi là “Nguyệt lãng thiên môn”, lại có Thái Dương Thiên Lương hội chiếu gọi là “Nhật chiếu/xuất lôi môn”. Cổ nhân nói: Nhật Mão Nguyệt Hợi mà Mệnh tại Mùi, gọi là Minh châu xuất hải, vị tới tam công (Hà Phong: quí bạn có thể tìm hiểu tam công là những vị trí nào nhé), chủ cho đương số từ khi còn trẻ đã ở trên con đường khoa cử chính danh (主人年少即可由正途科举出身), đường đời lên như diều gặp gió (一路扶摇直上), đạt được đỉnh cao (một cách thuận lợi). Tuy nhiên cách cục này, vừa ưa có cát tinh đồng độ hỗ trợ Thái Âm hoặc Thái Dương, vừa không có sát tinh tới tương xâm. Nếu không gặp cát tinh, mà lại gặp sát, tất là cách cục bình thường. Phá cách của cách cục này là ở chỗ, Thái Dương hóa Kị hoặc Thái Âm hóa Kị, lại gặp sát, thì ngược lại lại chủ cho đương số một đời lắm thị phi nhiều lên xuống, thường thường vì cảm tính/cảm tình quấy nhiễu làm ảnh hưởng đến chung thân hạnh phúc. (Hà Phong: chính điều kiện không có sát tinh hỗ trợ tại cung Mùi vô chính diệu của cách cục này cho thấy nhận định sát tinh có thể thay thế cho chính tinh để làm chủ cung vô chính diệu là vừa có lý, lại vừa chưa thỏa đáng; bởi vì bất kì cung vô chính diệu nào cũng sẽ có sự hội/chiếu của Nhật/Nguyệt/Phủ Tướng, cho nên không nhất thiết phải dùng sát tinh để thay thế làm chủ cho cung đó).

Luận đoán đẩu số, cũng cần lưu ý đến cung viên mà có Nhật Nguyệt giáp cung.

Như là Thái Dương tại Tý, Thiên Cơ Thái Âm tại Dần, đều tới giáp cung Sửu có Thiên Phủ; Thái Dương tại Ngọ, Thiên Cơ Thái Âm tại Thân, tới giáp cung Mùi là Thiên Phủ; Thái Dương Cự Môn tại Dần, Thiên Đồng Thái Âm tại Tý, giáp cung Sửu là Vũ Khúc Tham Lang; Thái Dương Cự Môn tại Thân, Thiên Đồng Thái Âm tại Ngọ, giáp cung Mùi là Vũ Khúc Tham Lang. Tức là phàm có Nhật Nguyệt giáp cung (từ hai bên), tất nhiên là tại Sửu hoặc Mùi. Thông thường thì tại Sửu sẽ tốt hơn tại Mùi.

Cung nhân sự nào được giáp cung Nhật Nguyệt, là rất quan trọng. Nếu là cung Mệnh, Tài Bạch, Quan Lộc, có cát tinh đồng độ tất cát, chủ phú mà còn quí. Nếu như tại cung Mùi, mà lại gặp sát, tất sẽ chủ vất vả gian khổ sống qua ngày (则主劳碌艰辛以度日). Rất không thích hợp là cung Phu Thê tại Mùi gặp Nhật Nguyệt giáp, mà gặp sát (gặp sát mới tính), chủ hôn nhân phát sinh biến hóa.

Nếu Thiên Phủ không lộ (Hà Phong: không khố, lộ khố – là nói kho trống rỗng, xin đọc lại bài về Thiên Phủ), thì là người nhỏ nhen lại hay lừa gạt (主人小器欺瞒).

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.