Nhẹ chẳng ngăn được nặng, cát chẳng chống được hung
Có rất nhiều học giả đã không nghiên cứu sâu về Tử vi đẩu số, hoặc là chỉ mới đọc vài cuốn sách mà chưa được một vị danh sư nào chỉ điểm, hoặc có kẻ bản thân mình tài sơ học cạn để đến nỗi gặp phải những trường hợp không biết phán đoán như thế nào, không thể nào đột phá lên được, họ cảm thấy vô cùng khó khăn, thậm chí còn đưa ra những mâu thuẫn.
Mâu thuẫn, thuật Phi Yến Quỳnh Lâm đã gọi đó là “trùng lặp”, tức là đã có hiện tượng này rồi lại gặp phải một hiện tượng khác khiến họ không biết lựa chọn từ đâu, càng không dám đưa ra những phán đoán.
Người xưa đoán mệnh có một bí quyết rất đơn giản mà chỉ 8 chữ:
Nhẹ chẳng ngăn được nặng
Cát chẳng chống được hung
Ví dụ như, có người cung Tử Tức có cát tinh, không có Lục sát, cung Tài bạch cũng có cát tinh, không có Lục sát, như vậy gọi là “hoa tươi quả đẹp”, bạn sẽ đoán người này đời con cháu của họ đều tốt đẹp. Nhưng nên xem lại cung Quan lộc của họ như thế nào, nếu cung Quan lộc phạm vào “kỵ sát tọa cung” thì bạn cần phải lựa chọn “kỵ sát tọa cung” để đoán về con cháu của họ, chứ không thể dùng “hoa tươi quả đẹp”, đó chính là điều mà ta gọi là “nhẹ chẳng ngăn được nặng”, bởi vì “kỵ sát tọa cung” là nặng, mà “hoa tươi quả đẹp” là nhẹ, nhẹ phải nhường nặng.
Hay ví dụ như, cô A đại hạn đến cung Sửu, đó chính là “điệp duyên hoa hồng”, điều này chứng tỏ trong 10 năm này sẽ được “tài quan song mỹ”, hoặc sẽ có mối lương duyên, nhưng nếu đại hạn lại gặp “trúc la tam hạn” thì nên lấy “trúc la tam hạn” để đoán mệnh, bở vì “cát chẳng chống được hung”.
Còn đến như sự “nhẹ”, “nặng”, “cát”, “hung” thì phân biệt thế nào?
Vấn đề này rất đơn giản, chỉ cần xem nhiều sách tự nhiên ắt quán thông!
Tự mình nếu là người tám lạng
Thì đừng phán người nửa cân
(Tử vi đẩu số tứ hóa luận đời người – Phan Tử Ngư)