LIÊM TRINH
(VƯƠNG ĐÌNH CHI ĐÀM TINH)
(Dịch và bình chú: Hà Phong)
Sao Liêm Trinh cát hung vô định; khi hội hợp với các cát tinh thì chủ cho việc có địa vị cao quí, thậm chí còn có lợi cho sự phát triển trong giới chính trị; khi hội hợp với các sát diệu, tất chủ triền miên hung họa, thậm chí còn có tai nạn về máu huyết/máu mủ.
Vào thời Hán, nhà Dịch học Dực Phụng đã từng đề cập đến cái tên của Tham Lang và Liêm Trinh, lại còn nói: “Tham Lang thiện hành, Liêm Trinh ác hành” (贪狼善行, 廉贞恶行), tức là nói về sự biến đổi và bản chất tương phản của 2 tinh diệu này. Liêm Trinh vốn dĩ chủ sự tốt đẹp của phẩm trật (phẩm hàm/phẩm chất và trật tự), nhưng mà lại có thể biến chuyển thành ác. Cổ nhân cho rằng Liêm Trinh hóa khí là Tù, tức là giống như cách Dực Phụng nói.
Tính chất căn bản của Liêm Trinh là về “cảm tình”, lúc là thiện tinh thì chủ về tình cảm hòa hợp, nhưng khi biến thành ác tinh thì chủ về rạn nứt đổ vỡ trong tình cảm. Khi Liêm Trinh đóng ở các cung thuộc về lục thân, thì dựa vào sao này, có thể đoán về quan hệ giao tế của đương số, là tốt hay là xấu. Liêm Trinh là thứ đào hoa, cũng là do từ phương diện cảm tình mà có vậy.
Do vì sắc thái cảm tình của Liêm Trinh rất nồng hậu, cho nên nữ mệnh thì biến hóa nhiều hơn so với nam mệnh. Khi gặp các sao sát, kị, hình, thì chủ hôn nhân có đến 2-3 lần đổ vỡ. Hội Tham Lang, Phá Quân, Thất Sát thì sẽ là người làm lẽ hoặc là người vợ/chồng thứ 2 (thứ 3), hoặc chủ về hôn nhân mà không có lễ nghi chính thức. Tuy nhiên cũng có cách cục mà Liêm Trinh là thanh bạch, kết cấu này có thể phân thành 3 loại:
1. Liêm Sát Sửu Mùi, mà Liêm Trinh hóa Lộc.
2. Liêm Trinh độc tọa tại Dần Thân, có Lộc Tồn đồng độ hoặc ở đối cung.
Nhưng mà cái gọi là Liêm Trinh thanh bạch, chỉ là nói về số lần kết hôn không nhiều, còn sau khi bị thất vọng trong tình cảm, thì trong tâm tư vẫn còn quyến luyến, cho nên mới nói Liêm Trinh (khi) thanh bạch thì có thể sống lâu dài với nhau (相守). 2 kết cấu này, đều lấy Lộc làm chủ, cho nên có thể thấy muốn sống lâu dài được với nhau thì cần phải có nền tảng tài chính tốt. Nếu như Hình Kị xâm phạm, thì có khả năng vì (chỉ vì để đảm bảo) cuộc sống mà mất đi chí hướng (即可能为了生活而丧志), liền biến thành cách cục trụy lạc, sa đọa. (Hà Phong: 堕落 – có nghĩa là trụy lạc hoặc lưu lạc, có lẽ lưu lạc thì hợp lý hơn.)
Nam mệnh Liêm Trinh, thì rất (cần) xem thật kĩ mối quan hệ với Thất Sát. Khi Liêm Sát đồng cung tại Mùi, hay khi Liêm Trinh tại Thân còn Thất Sát tại Ngọ, chỉ cần không gặp sát diệu, (và) có sự trợ giúp của cát diệu, thì sẽ thành Hùng tú càn nguyên cách, chủ cho người trước tiên sẽ trải qua gian nan rồi sau sẽ “tỏa sáng rực rỡ” (光华吐露), từ sau tuổi trung niên thì có sự thành đạt (大器晚成). Nhưng nếu Liêm Sát Sửu Mùi gặp kị sát hình, thì trở thành cách “da ngựa bọc thây” (马革裹尸), chủ cho người theo nghiệp vũ chức “(dám) chết vì cương vị của mình”. Cho nên lúc gặp cung Mệnh có cách cục này, không nên chọn nghiệp vũ chức. Tại hai cung Tị Hợi, Liêm Tham đồng độ, nếu như cung Thiên Di có sát kị hình hội hợp, thì chủ chết nơi đất khách quê người. Gặp cách cục này thì không nên rời khỏi gia đình (故见到这结构以不出门为宜). Đây chính là đạo lý của việc xu cát tị hung. Tại 2 cung Mão Dậu thì Liêm Phá đồng độ, nếu hội sát kị hình, thì chủ cho bị đổ xe hoặc bị thú làm tổn thương. Các cấu trúc tại Mệnh hay Thiên Di cũng luận như vậy.
Tóm lại, Liêm Trinh cùng Sát Phá Tham đồng cung, gặp các sao sát kị hình, đều cần đề phòng các tai nạn ngoài dự liệu.
Liêm Trinh thích Hóa Lộc, mà không ưa Hóa Kị, đây là 2 cực đoan. Liêm Trinh hóa Lộc, chủ phú quí; hóa Kị chủ có tai nạn đổ máu. Duy có nữ mệnh gặp phải trường hợp này, thì khi sinh nở sẽ tránh khỏi được.
Phá Quân Thất Sát hội chiếu Liêm Tham, mà Liêm Trinh hóa Kị, lại gặp tứ sát, Không Kiếp, Thiên Hình, chủ gặp tai nạn khó mà đo lường được, thời cổ đại thậm chí còn cho rằng có khả năng gặp hình lục (Hà Phong: tức là bị tử hình).
Liêm Trinh và Phá Quân đồng độ, hoặc Liêm Trinh Thiên Tướng tại Tí Ngọ gặp Phá Quân ở đối cung, mà Liêm Trinh hóa Kị, lại gặp tứ sát, Không Kiếp, Thiên Hình, rồi lại gặp Hỏa Linh đồng độ, chủ cho đương số có ý muốn tự sát.
Liêm Trinh tại Sửu Mùi (đồng cung với Thất Sát), hoặc tại Tị Hợi (Liêm Tham), mà Liêm Trinh hóa Kị, nếu lại gặp các sao sát hình không, thì chủ bị (tường) đè bị thương, hoặc bị thú vật làm bị thương.
Thông thường, Liêm Trinh khi lạc hãm lại hóa Kị, đều chủ tai nạn máu huyết, cần đề phòng tai nạn giao thông ngoài dự. Nếu đóng tại cung Tật Ách thì lại chủ về bệnh tình dục, bởi vì đó cũng là một dạng nạn máu huyết/máu mủ (脓血). Trong trường hợp này, nữ mệnh đang trong kì thai sản thì có thể tránh được.
Liêm Trinh thích nhất là đồng cung với Thiên Phủ ở Thìn Tuất, chủ cho người có nội tâm khoan hậu. Nhất là nếu lại gặp Xương Khúc tương hội, thì là người hài hước, trung hậu mà lại còn tao nhã lễ phép. Lúc này, là lúc phát huy tối đa tính chất tốt đẹp của Liêm Trinh.
Ngoài ra, Liêm Trinh tại Thân cung đắc Lộc, hoặc là Liêm Trinh hóa Lộc mà cung Thiên Di gặp Lộc Mã giao trì, thì cũng là phú quí thượng cách, nếu lại có Xương Khúc giao hội, thì người này phú quí không nhỏ.
Tại tứ vượng cung (Tí Ngọ Mão Dậu) là kết cấu của Liêm Tướng hoặc Liêm Phá, nếu Liêm Trinh hóa Kị, chủ cho người một đời sóng gió rất lớn, lên voi xuống chó. Rất cần hiểu đạo xu tị (xu cát tị hung), sau khi bạo phát cần chú ý giữ gìn thành quả, tránh kiêu ngạo nóng nảy, lại dám rút lui khi trên đỉnh cao, thì có thể tốt đẹp. Nếu Liêm Trinh hóa Lộc, thì chủ cho người này sau khi kinh qua sự bất lợi thì sau có được phú quí, cho dù sát diệu hội hợp, cũng chỉ là gặp thất bại nhất thời.
Thông thường, Liêm Trinh ngoài ưa gặp Thiên Phủ thì cũng thích gặp Thiên Tướng, tức là Liêm Tướng tại Tí Ngọ. Liêm Tướng lại ưa Liêm Trinh hóa Lộc; hoặc Lộc Tồn đồng độ; hoặc Tài Ấm hiệp. Cả 3 kết cấu này, đều chủ là người có phú quí dài lâu, một đời không có sóng gió trắc trở.
Trong tình huống thông thường, chỉ cần không gặp sát diệu đồng độ, thì Thiên Tướng có thể điều hòa đặc tính của Liêm Trinh, khiến cho có thể phát huy cái tâm đồng cảm, cho nên chủ cho người coi trọng hữu nghị (故主人重友谊), coi trọng sự thành tín. Cổ nhân vì thế, nói rằng Thiên Tướng có thể làm mất đi cái ác tính của Liêm Trinh. Nếu như có sao phụ tá đồng triền, thì nên theo nghiệp chính trị, và có thể tung hoành ngang dọc (发扬蹈厉 – Hà Phong: câu này dịch có chút quá lời).
Liêm Tướng và Liêm Phủ không giống nhau. Liêm Tướng cần dựa trên thực tế và làm ra làm, chơi ra chơi để phát triển (必须脚踏实地发展). Liêm Phủ thì có thể dựa vào “tay trắng” mà “thu phục thiên hạ” (空打出天下), cho nên lực sáng tạo tương đối mạnh.
Nếu như không có cát diệu hỗ trợ đến hội hợp, mà ngược lại lại gặp sát diệu xâm phạm, tất chủ cho một đời sóng gió, lên voi xuống chó (主人一生波涛起伏甚大).
Cổ ca có câu: Liêm Trinh Tham Sát Phá Quân phùng, Văn Xương Thiên Di tác bối nhung (廉贞贪杀破军逢, 文曲迁移作贝戎). Cái gọi là bối-nhung chính là chiết tự của chữ tặc (贼 – giặc cướp). Thời nay không ít người hiểu nhầm.
Phần trước đã nói, Liêm Trinh không ưa thích Sát Phá Lang đồng độ hay hội hợp, (tuy nhiên chỉ) khi gặp các sao sát kị hình hao, mà lại gặp Văn Khúc hay e ngại nhất là Văn Khúc hóa Kị, sau đó mới chủ cho người này thích chiếm những cái lợi nhỏ, phẩm hạnh không tốt (然后始主其人好小便宜, 品行不端).
Khi Lưu niên Liêm Trinh tại cung Mệnh, hoặc sát diệu, lưu niên Bạch Hổ đồng độ, thì chủ về có tai nạn ngục tù.
Nếu cung Quan Lộc có Liêm Trinh Kình Dương đồng độ, thì chủ về do quan tư kiện tụng mà mang họa.
Liêm Trinh lạc hãm cùng với Văn Khúc hóa Kị đồng cung, tất chủ cho người thích (và muốn) chiếm lợi ích (则主其人好贪便宜), dù là người làm kinh doanh hay chính trị cũng đều tham (Hà Phong: tham muốn chiếm tiện nghi).
Liêm Trinh và các sao Đào Hoa đồng cung, chủ bệnh phụ khoa (với phụ nữ) hoặc bệnh thận (với nam giới). Hóa Kị thì thậm chí là bị liệt dương (阳痿).