GIẢN HẠ THỦY – BÍNH TÝ ĐINH SỬU
Bác Vật Vựng Biên ghi rằng: Thủy của Bính Tí, Đinh Sửu thì vượng ở Tí, suy ở Sửu. Vượng rồi Suy ngay tất nhiên không thể thành sông ngòi, cho nên gọi bằng Giàn Hạ Thủy
Giản Hạ Thủy là dòng nước lạch suối, không rõ nguồn gốc và cũng không có hướng nhất định để chảy đi, lòng lạch lòng suối lúc nông lúc sâu.
Cồ nhân có câu: “Dục tấn dục thoái sơn khê thủy, Dục phản dục phúc tiểu nhân tâm” Nghĩa là lúc tiến lúc lui như nước lạch, lúc phản phúc lúc lật như lòng tiểu nhân.
Số ai có Phục Binh hay Phá Quân Địa Kiếp hoặc Tử Phá hoặc Linh Hỏa hãm địa mà thêm nạp âm Giản Hạ Thủy nữa thì cái lòng phản phúc lật lọng càng ghê gớm. Đứng ngôi chủ như vậy bộ hạ hãy lo giữ đầu, đứng vai thần tử mà như vậy kẻ đứng chủ chỉ việc chờ ngày bị phản.
Tâm chất thâm hiểm, tình ý nhỏ nhen nhưng rất thực tế và sắc bén. Trường hợp số bình thường ắt nhu nhược bất quyết mà thêm Giản Hạ Thủy nạp âm nữa thì hoàn toàn vô tích sự, lúng túng, hoảng loạn trước công việc.
Giữa Bính Tí và Đinh Sửu thì Bính Tí nguy hiểm hơn Đinh Sửu thổ khắc thủy khiến cho nhuệ khí bị tước giảm
Ý tượng:
- Cá tính kịch liệt, yêu ghét cực đoan
- Có thể phát huy cực độ nghề chuyên môn hoặc sở trường của mình
- Rất khó có bụng dạ để mắt tới thiên hạ, khó có khí khái hồn hậu
- Dễ bất bình, khiêu chiến với thực tại, nhưng cũng có thể đầu hàng hiện thực, tình tình thường khó đoán, khó xác định
(Dẫn theo trang tuvibinhgiai.com)