Dư âm bình phê tư thế nhân sinh được triết lý minh sát trên địa bàn toán số
Thế đứng chuyển dịch của 14 chính tinh cho thấy đủ mọi sắc thái cục diện nhân sinh. Căn bản chính ở hai thế âm dương từ hành tinh đến địa bàn trình diễn lớp lang thịnh bỉ. Cho biết 12 cung đủ mặt hành âm dương xen kẽ, còn xác định địa giới đâu là thuộc dương (từ Dần đến Thân) và đâu thuộc âm (từ Thân đến Dần); 14 chính tinh cũng vậy, bên dương có Tử Phủ Vũ Tướng và Phá Tham Liêm Sát, bên âm gồm Cơ Nguyệt Đồng Lương và Cự Nhật.
Tại sao 14 chính tinh lại chia cho bên dương những 8 mà bên âm chỉ có 6?
Trên hình thức lưỡng nghi âm dương hình tượng bằng nhau, nhưng thực lực bên dương luôn luôn mạnh hơn âm bằng tỷ số tương đối 3/2, bằng số 8 để chia cho 2 bộ Tử Phủ và Phá Tham có lực lượng bằng nhau.
Vậy tư thế của dương tinh và âm tinh hành động ra sao, và có sự liên hệ mật thiết gì với nhau?
Bộ Tử Phủ và Phá Tham là hai thế của Tứ Tượng thuộc dương, có tính cách linh động cương quyết, thường xuyên đấu tranh với nhau để thỏa mãn ý muốn, như khi hai thế đạt trường hợp tuyệt đích là Tử Vi xưng Đế ở Ngọ Môn hay Phá Quân lên ngôi bá chủ ở Bắc phương (Tí).Bên dương hiếu động bao nhiêu, nhìn cuộc diện mà phát huy triết lý bình nghị mưu cầu hạnh phúc chung. Với 6 hành tinh, cặp Thái Dương và Thái Âm là hai ngọn đuốc soi tỏ, đâu là trúng cách hợp tình thuận lý, đâu là sai lầm vị kỷ, dẫn đường cho Thiên lương nêu cao triết lý để Cự Môn lên tiếng phán quyết.
Thiên Lương và Cự Môn trường hợp nào cũng nắm chắc trong tay. Thiên cơ là tất cả những gì cấu tạo tổ chức quản lý hành động và Thiên Đồng là kế hoạch cải cách kiến tạo. Tóm lại, nhờ hai ngọn đèn thần Thái Dương Thái Âm soi tỏ bước đường cho Thiên Lương và Cự Môn thấu đáo Thiên Đồng và Thiên Cơ, tuy theo cuộc xử thế (vòng tràng sinh) mà Tử Vi hay Phá Quân lãnh đạo đắc thất.
Bộ Tử Phủ cũng như Phá Tham không phải bên nào khẳng định vĩnh viễn quân tử, bên nào nhất quyết tiểu nhân, cũng gồm đủ quân thần tá sứ người lương thiện trung thành, kẻ tham ô phản trắc làm cái mầm gây nên cuộc hưng vong. Nếu không có Thất Sát hướng dẫn Tử Vi làm sao mà có hồi trung hưng Tham Vũ. Cũng như không có Vũ Khúc ủng hộ Phá Quân, làm gì có cảnh Tham Tử đem lại thành quả Liêm Sát. Cũng vì Vũ Khúc cặp kè Thất Sát mới sanh biến phá Tử để rồi hướng dẫn Liêm Tham. Nói chung, tất cả các hành tinh từ chính đến trung, Phúc và Hưng đều sắp xếp tùy theo vòng tràng sinh là tư thế của đương nhân xử sự với cuộc diện như 4 trường hợp cùng tuổi Canh Tuất của Khổng Phu Tử, vị trí hành tinh đóng giống nhau cùng Tham Lang Tử Vi ở Dậu, chỉ khác chỗ đứng của mệnh tất nhiên sao thủ mạng phải khác diễn tả như sau:
- Khổng Phu Tử tuổi Canh Tuất sanh ngày 1-11 giờ Tí, Mệnh Thân đồng thân ở Tí, Thiên Lương thủ cốt, một cây cổ thụ của triết học được Nhật ở Ngọ, Nguyệt ở Thân đồng chiếu. Vì Triệt và Hóa Kỵ làm che lấp lu mờ những lời đạo lý của ông lúc đầu chỉ đem lại kết quả vô vọng (mệnh ở vị trí Tang Môn). Sự thật Thiên Đồng tuy hãm được Khoa biến cải, mà Thiên Cơ cũng không phải là hãm địa, nên Cự Môn hãm địa ở Tuất với bằng chứng Thái Tuế hợp với Mộ Hoa Cái, đời ông chỉ được hài lòng với danh nghĩa Vạn Thế Sư bắt đầu từ vãn niên với dư âm sau khi nhắm mắt.
- Trường hợp cùng tuổi Canh Tuất, hành tinh cũng cùng vị trí mà mệnh ở Tỵ có Vũ Phá. Đây là người Vũ Khúc vì Kim mệnh, bỏ hàng ngũ Tử Vi chạy theo ủng hộ Phá Quân (kim sinh thủy – Phá Quân) đẩy Tham Lang uy hiếp Tử Vi ở Dậu. Mệnh quá đẹp với tam hóa liên châu cùng tràng sinh thủ đắc. Sự thật người dương đóng âm cung vị trí Long Đức (Thiếu Âm) những gì tô điểm không thể được đầy đủ nên Khoa phải kém năng lực nên từ Đồng đến Cơ đều bị Hóa Kỵ bôi lem đi mất phần nào là vai trò của Vũ Khúc ở trường hợp này phải đóng trá hàng để Tử Vi có cơ hội thoát nạn (đời Lê Lai cứu Lê Lợi). Thiên Lương vẫn nêu cao triết lý cương quả cùng với Thái Dương ở Ngọ gặp Triệt cùng Cự Môn hãm ở Tuất, Thái Tuế gặp Suy (tràng sinh) làm gì không đề cao an ủi (Dục suy Tuyệt – sớm nở tối tàn)
- Cùng tuổi Canh Tuất cùng vị trí sao Mệnh ở Mùi có Thiên Phủ. Gặp buổi suy loạn (Tham Lang Tử Vi ở Dậu) Thiên Phủ và Thiên Tướng đều là bầy tôi lương đống lại ở vị trí Thiên Không, Hồng loan đành khoanh tay ở vị trí nhu âm tạm thời hưởng mộ. Cự Môn ở ngôi Thái Tuế với Dưỡng của Mộc tam cục cũng nhắn nhủ ai đây giấy rách phải giữ lấy lề (Lâm Quan, Tử, Dưỡng)
- Trường hợp mệnh lập tại Tuất có Cự Môn tức là Mệnh Thái Tuế Đế Vượng, một cây bình phê đặc hạng miệng xà (Cự Môn hãm) tâm phật (Thái Tuế Đế Vượng). Bởi vì ở thời rối bời (Tham Lang tử Vi ở Dậu) người dương đóng cung dương với Thái Tuế được Thái Dương đắc cách ở Ngọ, mặc dầu triệt chỉ là giai đoạn mà thôi, rồi cái danh nghĩa vẫn trường tồn mãi mãi, khác gì Khổng Phu Tử thiên Lương cư Tí.
- Tử Vi đi từ Ngọ sang Tỵ lần lượt xuống đến Sửu là thất thế suy vong, bắt đầu từ Tí sang Hợi, lần hồi đến Ngọ vãn hồi hưng thịnh
- Phá Quân đi từ Thân xuống Dậu đến Tí và Sửu là lần hồi xây dựng nghiệp bá, bắt đầu từ Dần lên đến Ngọ, Mùi là xuống dốc.
- Bốn vị trí tứ sinh (Dần Thân Tỵ Hợi) là nơi đất quan trọng phát khởi mọi sự hưng phong của đế bá
Thân nơi khởi bước cho Phá Quân thành lập căn bản và cũng là nơi Tử Vi lấy lại uy thế
Dần nơi xuống bước của cả 2 Tử Vi và Phá Quân.
Tỵ nơi phát sanh nhiều mưu kế như Thất Sát trá hàng Tử Vi để Phá Quân khởi hấn (Liêm Phá ở Dậu). Vũ Khúc vờ phù Phá Quân để Tử Vi thoát vòng vây của Tham Lang ở Dậu.
Hợi nơi đất dữ diễn tả cảnh phản bội của Thất Sát dẫn đường Tử Vi tảo thanh Phá Quân và cũng là nơi Vũ Khúc đầu hành Phá Quân để Tham Lang uy hiếp Tử Vi ở Mão.
Trường hợp Liêm Tham ở Hợi là nơi hình ngục nan đào, còn Liêm Tham ở Tỵ chỉ là dư âm thanh trừng hay tạm thời cầm giữ.
(Tử vi nghiệm lý toàn thư – tác giả Thiên Lương)