[toc]

PHẦN I: HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

Lý thuyết Âm dương

Lý thuyết Âm dương

Lý thuyết âm dương ngũ hành

Lý thuyết âm dương ngũ hành

Căn cứ nhận xét lâu đời về giới thiệu tự nhiên, người xưa đã nhận xét thấy sự biến hoá không ngừng của sự vật (Thái  cực sinh lưỡng nghi, lương nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Lưỡng nghi là âm và dương, tứ tượng là thái âm, thái dương, thiếu âm và thiếu dương. Bát quái là càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn và đoài). Người ta còn nhận xét thấy rằng cơ cấu của sự biến hoá không ngừng đó là ức chế lẫn nhau, giúp đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau.

Để biểu thị sự biến hoá không ngừng và qui luật của sự
biến hoá đó, người xưa đặt ra “thuyết âm dương”.
Âm dương không phải là thứ vật chất cụ thể nào mà là 2
thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật, nó giải
thích hiện tượng mâu thuẫn chi phối mọi sự biến hoá và
phát triển của sự vật.

Để biểu thị sự biến hoá không ngừng và qui luật của sự biến hoá đó, người xưa đặt ra “thuyết âm dương”.

Âm dương không phải là thứ vật chất cụ thể nào mà là 2 thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật, nó giải thích hiện tượng mâu thuẫn chi phối mọi sự biến hoá và phát triển của sự vật.

Phân chia Âm dương

Nói chung, phàm cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương.

Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm.

Từ cái lớn như trời, đất, mặt trời, mặt trăng, đến cái nhỏ như con sâu, con bọ, cây cỏ, đều được qui vào âm dương.

Ví dụ về thiên nhiên thuộc dương ta có thể kể: Mặt trời, ban ngày, mùa xuân, hè, đông, nam, phía trên, phía ngoài, nóng, lửa, sáng. Thuộc âm ta có: Mặt trăng, ban đêm, thu, đông, tây, bắc, phía dưới, phía trong, lạnh nước, tối.

Trong con người, dương là mé ngoài, sau lưng, phần trên, lục phủ, khí, vệ; Âm là mé trong, trước ngực và bụng, phần dưới ngũ tạng, huyết, vinh.

Âm dương tuy bao hàm ý nghĩa đối lập mâu thuẫn nhưng còn bao hàm cả ý nghĩa nguồn gốc ở nhau mà ra, hỗ trợ, chế ước nhau mà tồn tại. Trong âm có mầm mống của dương, trong dương lại có mầm mống của âm.

Việc phân loại âm dương cho sự vật tương đối khó vì Âm Dương chỉ là 2 đặc tính của mỗi sự vật, đặc tính này không hoàn toàn tuyệt đối vì có những vật tuy là dương nhưng so với cái dương hơn lại hóa ra âm.

Về vật lý:

Hình dáng: hình chữ nhật đứng âm hơn so với hình chữ nhật nằm ngang, hình dạng

nhỏ hơn dương hơn.

Cấu trúc: vật đặc hơn thì dương hơn so với với rỗng hơn;

Màu sắc theo Phân Quang đồ : Đỏ, Cam, Vàng, Lục Lam, Chàm Tím . ( Sắp xếp thứ tự từ Dương đến Âm). Các làn sóng ngắn càng Dương toả nhiệt càng nhiều .

Trọng lượng: vật có cùng thể tích nhưng tỉ trọng hay trọng lượng nặng hơn thì

dương hơn

Vê hoá học:

Thành phần K/Na: càng lớn thì càng âm hơn so với vật thể cùng một đằng lượng.

Nhiệt độ: Nóng hơn thì dương hơn so với lạnh

Thành phần nước chứa bên trong: càng chưá nhiều nước càng âm hơn.

Về định hướng phát triển:

Dưới mặt đất: Đâm sâu thẳng xuống lòng đất là Dương, lan rộng ra dưới mặt đất là Âm, thí dụ như củ sắn dây dương hơn so với củ khoai mì

Trên mặt đất: càng phát triển xa mặt đất càng âm thí dụ cây dừa âm hơn so với cây đu đủ

Về sinh vật học:

Thời gian nấu chín: càng nấu lâu hơn thì càng dương hơn

Thời gian tăng trưởng: cùng trong một thời gian, vật thể tăng trưởng chậm dương hơn

so với vật tăng trưởng nhanh hơn.

Về sinh thái học:

Khuynh hướng: phát triển trong mùa thu, mùa đông, khí hậu lạnh, độ tăng trường chậm hơn, dương hơn vất thể phát triển vào mùa xuân, mùa hạ, khí hậu ấm hơn, độ tăng trường nhanh hơn.

Khí hậu: vật mọc ở xứ lạnh có khuynh hướng dương hơn so vói vật mọc ở xứ nóng hơn, thí dụ trái cây mọc ở vùng hàn đới dương hơn trái cây mọc ở vùng nhiệt đới;

Về sinh hóa học:

Phản ứng hóa học: làm cho co rút, teo tóp là dương so với làm cho dãn nở, choáng váng, say thì âm hơn

Khuynh hướng phát triển: vật thể càng ly tâm lực chi phối nhiều chừng nào thì càng âm hơn

so với vật bị cầu tâm lực chi phối nhiều hơn, thí dụ chuối phân mãnh thành nải thành trái âm hơn so với trái mận;

Thời gian tác dụng: sốt cao từ sáng đến trưa dương hơn sốt cao từ chiều đến tối.

Về sinh lý học:

Sinh hoạt: hoạt động thì dương hơn so với thụ động

Vị trí: Phần sau đầu là dương, trán và hai thái dương là âm Dưỡng khí ( oxygen ): nhiều là Dương, ít dưỡng khí là Âm Giọng nói: giọng cao to là Dương , giọng lí nhí thấp là Âm Xúc Cảm: Vui là Dương , Sợ là Âm

Nhiệt Độ: Nóng là Dương, lạnh là Âm

Hơi thở và nhịp đập tim: Nhanh là Dương, Chậm là Âm

Tác động: làm cho co rút, teo tóp     là Dương , Làm cho dãn nở , choáng váng, say, là Âm Màu da: Hồng là Dương , Nhợt xanh là Âm

Bảng quy luật âm dương trong tự nhiên và trong cơ thể

Trong tự nhiên

Âm Đất Trong Lạnh Đêm Mặt trăng Nước Tối…
Dương Trời Ngoài Nóng Ngày Mặt trời Lửa Sáng…

Trong cơ thể con người

Âm Nữ Tạng Kinh âm Tạng hàn Sợ lạnh Huyết Mạch nhâm…
Dương Nam Phủ Kinh dương Tạng nhiệt Sợ nóng Khí Mạch đốc…

CÁC QUY LUẬT VÀ PHẠM TRÙ CƠ BẢN

4 Quy luật

4 Quy luật Âm Dương

4 Quy luật Âm Dương

Âm dương đối lập

  • Hai mặt âm dương của sự vật – hiện tượng trong giới tự nhiên về tính chất là hoàn toàn tương phản.
  • Ví dụ: Như là trời đất, trong ngoài, động tĩnh… cho thấy âm dương là tương hỗ đối lập, không thể phân cách được, tồn tại phổ biến trong các sự vật hiện tượng.

Âm dương hỗ căn

  • Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau (để phát triển). Hai mặt âm và dương tuy đối lập nhưng phải nương tựa vào nhau mới tồn tại được, mới có ý nghĩa. Cả hai mặt đều là tích cực của một sự vật, không thể đơn độc phát sinh, phát triển.
  • Ví như nóng là dương, lạnh là âm, không có nóng thì không có lạnh.Ví dụ nhiệt độ của nước là 300c và 15oc, tương đối mà nói, 30oc là nóng thuộc dương, 15oc là mát thuộc âm. Nhưng 15oc-4oc tương đối mà nói, 15oc là nóng thuộc dương, 4oc là mát thuộc âm. Như vậy 15oc có nóng mát âm dương, nên âm dương hai mặt mang tính không thể phân

Âm dương Tiêu trưởng

Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển, nói lên sự vận động không ngừng sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương, lớn lên và mất đi rồi lại lớn lên.

Như hiện tượng bốc hơi nước và mưa. Nước (Âm) bốc hơi lên, gặp khí nóng (Dương) tạo thành mây, là âm tiêu dương trưởng – Mây (Dương) gặp khí lạnh (Âm) hóa thành mưa rơi xuống là dương tiêu âm trưởng.

Trong quá trình vận động, nếu 1 mặt nào đó không ngừng phát triển về phía đối lập thì đến 1 giai đoạn nào đó nhất định sẽ chuyển hoá sang nhau gọi là “dương cực sinh âm, âm cực sinh dương; hàn cực sinh nhiệt, nhiệt cực sinh hàn”.

Âm dương bình hành

  • Hai mặt âm dương tuy đối lập, vận động không ngừng nhưng luôn  luôn lập lại được thế thăng bằng, quân bình giữa hai mặt. Thăng bằng của hai mặt âm dương nói nên mâu thuấn thống nhất, vận động và nương tựa lẫn nhau của vật chất.
  • Bình hành là cùng song song, cùng tồn tại. Do đó tuy âm dương đối lập, vận động không ngừng, nhưng lại luôn giữ được thế quân bình.

03 PHẠM TRÙ

3 phạm trù âm dương

3 phạm trù âm dương

Phạm trù tương đối, tuyệt đối của hai mặt âm dương:

Sự đối lập giữa hai mặt âm dương là tuyệt đối, tuy nhiên trong điều kiện cụ thể nào đó có tính chất tương đối.

Ví dụ như: Nóng là dương nhưng sốt nhẹ là nhiệt, sốt cao là hoả, sốt rất cao là nhiệt quyết; Lạnh là âm, lạnh ít gọi là lương, lạnh nhiều là hàn, lạnh rất nhiều là hàn quyết. Như vậy trong dương hoặc âm cũng có nhiều mức độ không giống nhau.

Trong âm có dương, trong dương có âm

Âm và dương có quan hệ hỗ căn, nương tựa vào nhau cùng tồn tại, có khi xen kẽ vào nhau trong sự phát triển.

VD sự phân chia thời gian trong ngày (24h): ban ngay thuộc dương, nhưng từ 6 – 12 h trưa là phân dương trong dương, từ 12 – 18h là phần âm trong dương; ban đêm thuộc âm, nhưng từ 18 – 24h là phần âm trong âm, từ 0 – 6h là phần dương trong âm.

Bản chất và hiện tượng

Thông thường thì bản chất phải phù hợp với hiện tượng, khi chữa bệnh người ta chữa vào bản chất của bệnh: bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùng thuốc hàn.

Nhưng có khi bản chất và hiện tượng không phù hợp với nhau, hiện tượng này gọi là sự “thật giả hay chân giả”, trên lâm sàng khi chẩn đoán bệnh cần phải xác định cho đúng bản chất để dùng thuốc chữa đùng nguyên nhân bệnh.

VD: Bệnh truyền nhiễm gây tr/ chứng sốt cao (chân nhiệt), nhưng do tình trạng nhiễm độc biến chứng gây trụy mạch ngoại biên làm cho chân tay lạnh, vã mồ hôi lạnh giả hàn), trường hợp này phải dùng thuốc mát để điều trị

 

Từ các quy luật âm dương và các phạm trù của nó đã mang đến một biểu tượng Thái Cực đồ :

Thái cực đồ

Thái cực đồ

  • Trong mỗi một tổng thể (hình tròn) luôn tồn tại hai mặt đối lập Âm và Dương, hai mặt đó tương hỗ với nhau, bù đắp nhau thành một thể hoàn thiện. Không một tổng thể, cá thể nào có thể tách biệt hoàn toàn hai mặt đó.
  • Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm, cũng như trong phần màu trắng có chấm màu đen, và ngược lại.
  • Âm thăng, Dương giáng
  • Âm thịnh, Dương suy và ngược lại. Khi phần màu

đen lớn dần thì phần màu trắng nhỏ dần và ngược lại.

  • Cực thịnh thì suy, thể hiện ở mỗi phần khi đạt đến độ cực đại thì xuất hiện yếu tố đối lập ngay trong lòng, và phần đó sẽ phát triển dần

 

 

ỨNG DỤNG ĐỂ NHẬN BIẾT TÍNH CÁCH

Ứng dụng Âm Dương nhận biết tính cách

Ứng dụng Âm Dương nhận biết tính cách

Âm là người có bán cầu não phải hoạt động mạnh hơn, còn Dương – thiên về bán cầu não trái. Chính vì vậy người Âm thường sẽ có chỉ số EQ cao, còn người Dương là chỉ số IQ. Tóm lại các bài test IQ và tiếng Anh đầu vào tuyển dụng của Tinh Vân mới chỉ dùng được để xác định người Dương thôi.

Người Âm sẽ có tư duy tổng hợp tốt, có trực cảm tốt hơn người Dương, còn người Dương là tư duy phân tích, và có lý tính tốt. Dễ thấy người Âm khi học phổ thông thường giỏi toán Hình học, trong khi người Dương lại trội hơn về Đại số. Người Âm có thể làm thơ rất hay, nhưng người Dương lại làm thơ rất vần và có khả năng viết nghị luận.

ỨNG DỤNG TRONG THỰC DƯỠNG

  • Dùng những lớp thực phẩm dễ giúp cơ thể tái lập quân bình thì sức khoẻ sẽ dần dần hồi phục và nếu biết đích xác bệnh thuộc Âm hay Dương thì thời gian phục hồi có thể nhanh hơn.
  • Thay đổi và gia giảm những loại thực phẩm khác nhau trong những lớp dễ giúp cho cơ thẻ tái lập lại quân bình nhất như lớp cốc loại lứt, lớp rau tươi và các loại đậu, đặc biệt phải chú trọng đến tính năng, tính dược của những loại thực phẩm được dùng đối với cơ thể người bệnh để không ảnh hưởng đến việc phục hổi bệnh.
  • Khi hiện trạng cơ thể lệch Dương thì không nên đưa một lượng Âm lớn vào để trung hoà Dương lệch mà phải Giảm lượng Dương
  • Không bao giờ thay đổi đột ngột thức ăn mà phải từ từ ( mưa dầm thấm lâu ), ngoài trừ trường hợp đặc biệt và dùng trong một thời gian giới hạn có điều kiện (dùng thuần cốc loại lứt) tuỳ theo tình trạng bệnh và thể trạng của cơ thể.

PHẦN II: HỌC THUYẾT BÁT QUÁI

Học thuyết bát quái

Học thuyết bát quái

Sự tương tác không ngừng giữa âm và dương đã sinh ra “gia đình” bát quái.

  • Dương (nam) biểu thị bằng nét (hào) liền,
  • Âm (nữ) biểu thị bảng nét đứt.

Dương và âm mỗi loại sinh hạ được hai “con”. Nếu quan sát kỹ hơn mỗi “con” tương ứng, ta sẽ thấy hào dưới cùng (thường gọi là hào đầu) tương ứng với hào dương “cha” hay hào âm “mẹ”. Vẽ thêm hào âm và dương lên trên sẽ sinh ra bốn cặp khác nhau (là tố hợp của hai hào, tiếng Trung Quốc là “tứ tượng”).

Tiếp theo, mồi tượng lại sinh ra hai “quái”, với hai hào dưới cùng giống hệt cha hoặc mẹ. Và, chi có hào âm và hào dương vẽ thêm trên cùng phân biệt các quái với “anh, chị em” của nó. Bát quái đại diện cho số lượng tối đa của các khả năng kết hợp âm dương thành các tổ hợp gồm ba “hào”.

Nếu tiếp tục kết hợp các quái theo cách tương tự, ta sẽ có được 64 quẻ của Kinh Dịch.

NGUỒN GỐC

Bát quái có thể hình thành từ 2 nguồn:

Đầu tiên là từ triết lý âm dương. Những mối tương quan trong triết lý này được cho là của Phục Hy, như sau:

  • Vô cực sinh hữu cực, hữu cực thị thái cực;
  • Thái Cực sinh lưỡng nghi, tức âm dương;
  • Lưỡng nghi sinh tứ tượng: tức thiếu âm, thái âm, thiếu dương, thái dương;
  • Tứ tượng diễn bát quái, bát bát lục thập tứ quái.

Nguồn thứ 2 là từ Văn Vương nhà Chu:

“Khi thế giới bắt đầu, đã có trời và đất. Trời phối hợp với đất sinh ra tất cả mọi thứ trong thế giới. Trời là quẻ Càn và đất là Khôn. Sáu quẻ còn lại là con trai và con gái của họ.”

Theo truyền thuyết xưa của Trung Quốc, trên sông Hoàng Hà đã từng xuất hiện con long mã trên mình có đồ (Đường vẽ ngoằn nghoèo) gọi là Hà đồ và trên sông Lạc Thủy xuất hiện con thần quy, trên lưng có thư gọi là Lạc thư. Phục Hy nhân thấy con vật đầu rồng mình ngựa trên lưng có 55 khoáy lông đen trắng mà hiểu được lẻ biến hóa của vu trụ bèn vẽ HÀ ĐỒ vạch BÁT QUÁI

tiên thiên bát quái

tiên thiên bát quái

Lạc thư, thời cổ cũng gọi là Quy Thư. Tương tự như Hà đồ, cũng là sự kết hợp của các điểm trắng và điểm đen với con số khác nhau, nhưng giữa Lạc thư và Hà đồ vẫn tồn tại những sự khác biệt về mặt bản chất. Số của Lạc thư là từ 1 đến 9, số lẽ là số dương, số chẵn là số âm, tổng cộng âm dương là 45, là số sinh tử, còn mất của vạn vật trong trời đất theo Ngũ hành.

Tương truyền vào thời Đại vũ, ở sông Lạc gần Lạc dương có rùa thần nổi lên, trên lưng cõng Lạc thư và đem dâng cho Đại Vũ nhờ vào sự thành công của việc trị thủy đó, nên đã phân chia thiên hạ thành Cửu châu. Rồi tiếp tục căn cứ vào đó định ra 9 phép lớn để trị vì xã hội.

hà đồ - lạc thư - hậu thiên bát quái

hà đồ – lạc thư – hậu thiên bát quái

HỆ THỐNG TIÊN THIÊN BÁT QUÁI

Tên quái Tự nhiên Mùa Tính tình Gia đình Phương hướng Ý nghĩa
Càn  Thiên/Trời Hạ Sáng tạo Cha Nam Năng lượng mở rộng, bầu trời.
* Khảm  Thủy/Nước Thu Sâu sắc Thứ nam/Con trai thứ Tây Nguy hiểm, sông chảy cuồn cuộn, vực thẳm, Mặt Trăng.
* Cấn Sơn/Núi Thu Tĩnh lặng Thiếu nam/Út nam/Con trai út Tây Bắc Sự tĩnh lặng, không thay đổi.
 

* Chấn

 

 Lôi/Sấm

 

Đông

 

Kích động

Trưởng nam/Con trai đầu  

Đông Bắc

 

Kích thích, cách mạng, bất hòa.

Tốn  Phong/Gió Hạ Dịu dàng Trưởng nữ/Con gái đầu Tây Nam Nhẹ nhàng xuyên qua, lùa qua, thấm qua

– tính linh hoạt.

❖   Ly Hỏa/Lửa Xuân Trung thành Thứ nữ/Con gái thứ Đông Chuyển động nhanh, rạng rỡ, mặt trời.
Khôn Địa/Đất Đông Nhường

nhịn

Mẹ Bắc Năng lượng tiếp thu, có tính khuất phục.
Đoài Trạch/Đầm/ Hồ Xuân Hân hoan Thiếu nữ/Út nữ/Con gái út Đông Nam Niềm vui, sự hài lòng, trì trệ, ứ đọng, tù hãm.

HỆ THỐNG HẬU THIÊN BÁT QUÁI

Tên

quái

Tự nhiên Mùa Tính tình Gia đình Phương

hướng

Ý nghĩa
Càn Thiên/Trời Thu Sáng tạo Cha Tây Bắc Năng lượng mở rộng, bầu trời.
Đoài Trạch/Đầm/

Hồ

Thu Vui sướng Con gái út Tây Niềm vui, sự thỏa mãn, sự trì

trệ.

 Ly Hỏa Hạ Đeo bám Thứ nữ Nam Chuyển động nhanh, rạng rỡ, mặt trời.
 

Chấn

 

Lôi/Sấm

 

Xuân

 

Khiêu khích

Trưởng nam/con trai tưởng  

Đông

Sự kích thích, cách mạng, chia

rẽ (phân ly).

Tốn Phong/Gió Xuân Hiền lành, dịu dàng Con gái đầu Đông Nam Sự thâm nhập nhẹ nhàng, sự linh hoạt.
Khảm Thủy/Nước Đông Không thăm dò được Thứ nam/con trai thứ  Bắc Nguy hiểm, sông chảy cuồn cuộn, vực thẳm, Mặt Trăng.
Cấn Sơn/Núi Đông Làm thinh Con trai út  Đông Bắc Sự tĩnh lặng, không thay đổi (bất biến).
Khôn Địa Hạ Dễ tiếp thu Mẹ Tây Nam Năng lượng tiếp thu, thứ mà sinh ra.

PHẦN III: HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH

Học thuyết ngũ hành

Học thuyết ngũ hành

Học thuyết ngũ hành là học thuyết âm dương, liên hệ cụ thể hơn trong việc quan sát, quy nạp và sự liên quan của các sự vật trong thiên nhiên. Sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng con người tới những nhận thức sơ khai trong việc cắt nghĩa quá trình phát sinh của vũ trụ và hình thành thuyết âm dương.

Người xưa thấy có 5 loại vật chất chính: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ và đem các hiện tượng trong thiên nhiên vào trong cơ thể con người và xếp theo 5 loại vật chất trên gọi là ngũ hành. Ngũ hành còn có ý nghĩa nữa là sự vận động, chuyển hóa các vật chất trong thiên nhiên và của tạng phủ trong cơ thể.

Đi cùng theo đó, dựa trên sự chấp nhận cách vận hành của thế giới, nguyên lý ngũ hành đã đưa ra một giải pháp hệ thống, mang tính dự báo về cách thức khí vận động thông qua những thay đổi mang tính chu trình của âm và dương.

Trong TỬ VI, học thuyết ngũ hành được ứng dụng để quy nạp và nêu lên sự tương quan trong

các mối quan hệ giữa cung vào sao:

  • Để tính toán vị trí 14 chính tinh
  • Để xem xét ảnh hưởng mạnh yêu của các sao
  • Để xem xét mức năng lượng có trong 1 cung

Đặc tính của ngũ hành là: Lưu hành, luân chuyển và biến đổi không ngừng.

Ngũ hành không bao giờ mất đi, nó cứ tồn tại mãi theo không gian và thời gian, nó là nền tảng là động lực để vũ trụ vận động và vạn vật được sinh thành.

  1. Lưu hành nghĩa là 5 vật chất lưu hành tự nhiên trong vạn vật trong không gian và thời Ví như lửa khi lưu hành sẽ đốt cháy mọi thứ nó đi qua.
  2. Luân chuyển nghĩa là 5 vật chất luân chuyển tự nhiên ví như hành mộc cây sẽ từ bé mà lớn lên.
  3. Biến đổi nghĩa là 5 vật chất sẽ biến đổi ví như lửa đốt cháy mộc hóa thành than, hay mộc lớn lên có thể lấy gỗ làm nhà, hay kim trong lòng đất được khai thác và chế biến thành công cụ có ích….

+ Mộc: là hình thái sinh trưởng của cây (gỗ), đặc tính hướng lên trên, hướng ra ngoài. Sự vật có tính chất – tác dụng sinh trưởng, thăng phát, thông thoát đều thuộc mộc.

+ Hoả: là sức nóng của lửa, đặc tính đưa lên trên. Sự vật có tác dụng bốc lên trên, ôn nhiệt đều thuộc hoả

+ Thổ: là đất. Sự vật có tác dụng hoá sinh, truyền tải, thu nạp đều thuộc thổ.

+ Kim: là kim loại. Sự vật có tác dụng thanh khiết, đưa xuống dưới, thu liễm đều thuộc kim.

+ Thuỷ: là nước, đặc tính tư nhuận, hướng xuống dưới. Sự vật có tính hàn lương, tư nhuận, hướng xuống dưới vận hành đều thuộc thuỷ.

Ngũ Hành Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Bát Quái Chấn, Tốn Ly Cấn, Khôn Ðoài, Càn Khảm
Cửu Cung 3, 4 9 5, 8, 2 7, 6 1
Mùa Xuân Hạ Cuối Hạ Thu Ðông
Thời Gian Rạng Sáng Giữa Trưa Chiều Tối Nửa Ðêm
Phương

Hướng

 

Ðông

 

Nam

 

Trung Tâm

 

Tây

 

Bắc

Khí Hậu Gió Nóng Ẩm Khô Lạnh
Ngũ Khí Phong Thử Thấp Táo Hàn
Ngũ Âm Giốc Chủy Cung Thương
Ngũ Du Tỉnh Huỳnh Du Kinh Hợp
Ngũ Nguyên Nguyên Tính Nguyên Thần Nguyên Khí Nguyên Tình Nguyên Tinh

Bảng quy loại ngũ hành

Ngũ Hành Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Ngũ Ðức Nhân Lễ Tín Nghĩa Trí
Ngũ Vật Du Hồn Thức Thần Vọng Ý Hồn Phách Trọc Tinh
Ngũ Tinh Tuế Tinh Huỳnh Tinh Trấn Tinh Thái Bạch Thần Tinh
Hình Thể Trụ Thẳng

Ðứng

Chóp Nhọn Bằng Phẳng Tròn Uốn Lượn
Trạng Thái Sinh Trưởng Hóa Thâu Tàng
Màu Sắc Xanh Ðỏ Vàng Trắng Ðen
Cơ Thể Gân Mạch Thịt Da Lông Xương
Ngũ Quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai
Tạng Gan Tim Tỳ Phổi Thận
Phủ Mật Ruột Non Dạ Dày Ruột Già Bàng Quang
Ngũ Tân Bùn Mồ Hôi Nước Dãi Nước Mắt Nước Miếng
Ngũ Vị Chua Ðắng Ngọt Cay Mặn
Cảm Xúc Giận Mừng Lo Buồn Sợ
Giọng Hét Nói Ca Khóc Rên

HÀNH KIM

  1. Thích tự lấy mình làm trung tâm
  2. Làm việc quyết đoán
  3. Cứng nhắc
  4. Tính tình nóng nảy
  5. Kiên định, không thỏa hiệp
  6. Độc lập, tự lực cánh sinh
  7. Có khả năng thành công

HÀNH HỎA

  1. Giàu tinh thần mạo hiểm
  2. Có chí tiến thủ và có chí lớn, hoài bão lớn
  3. Có lòng tự tin
  4. Có tinh thần cải cách, tìm cái mới
  5. Là người quyết đoán , kiên cường
  6. Thiếu sự bền bỉ
  7. Tinh lực dồi dào
  8. Có khả năng lãnh đạo

HÀNH THỦY

  1. Thỏa hiệp, hòa giải
  2. Có sức thuyết phục
  3. Thuần hóa, bị động
  4. Ỷ lại, có long đồng tình
  5. Khiêm tốn, không kiên định
  6. Linh hoạt, nhạy cảm

HÀNH THỔ

  1. Ổn định, bảo thủ
  2. Chậm chạp, vững chắc
  3. Thiếu trí tưởng tượng
  4. Khách quan, chủ nghĩa hiện thực
  5. Sợ gánh vác lấy hiểm nghèo, thận trọng
  1. Có lòng sự nghiệp
  2. Kiên trinh, có năng lực tổ chức

HÀNH MỘC

  1. Lòng dạ rộng mở
  2. Tuận tự tiệm tiến
  3. Có thể hợp tác với người khác
  4. Trí não sáng suốt, đáng tin cậy
  1. Chăm chỉ công bằng
  2. Khẳng khái
  3. Có năng lực lí giải công việc

QUY LUẬT CƠ BẢN

Quy luật tương sinh

Ngũ hành sinh khắc

Ngũ hành sinh khắc

Ngũ hành tương sinh là chỉ mối quan hệ sinh ra nhau một cách thứ tự, thúc đẩy nhau phát triển của thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Thứ tự tương sinh là: mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc. Sự tương sinh này cư lặp lại không ngừng. nếu đứng từ một hành mà nói thì sinh ra nó được gọi là “mẹ”, do nó sinh ra được gọi là “con”:

  • Nhờ nước cây xanh mọc lớn lên (Thuỷ sinh Mộc)
  • Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (Mộc sinh Hoả)
  • Tro tàn tích lại đất vàng thêm (Hoả sinh Thổ)
  • Lòng đất tạo nên kim loại trắng (Thổ sinh Kim)
  • Kim loại vào lò chảy nước đen (Kim sinh Thuỷ)

Quy luật tương khắc

Ngũ hành tương khắc là chỉ mối quan hệ lần lượt ức chế lẫn nhau của thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Thứ tự của tương khắc là: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc. Quá trình tương khắc này cũng tuần hoàn không ngừng.

  • Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày (Mộc khắc Thổ)
  • Đất đắp đê cao ngăn nước lũ (Thổ khắc Thuỷ)
  • Nước dội nhiều nhanh dập lửa ngay (Thuỷ khắc Hoả)
  • Lửa lò nung chảy đồng sắt thép (Hoả khắc Kim)
  • Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây (Kim khắc Mộc)

Tương thừa (Thừa: thừa thế lấn áp): Trong điều kiện bất thường, Hành này khắc hành kia quá mạnh, khi đó mối quan hệ Tương khắc biến thành quan hệ Tương thừa. Chẳng hạn: bình thường Thủy khắc Hỏa, nếu có một lý do nào đó mà Thủy tăng khắc Hỏa, lúc đó gọi là Thủy thừa Hỏa.

Tương vũ (Vũ: hàm ý khinh hờn): Nếu Hành này không khắc được Hành kia thì quan hệ Tương khắc trở thành quan hệ Tương vũ. Chẳng hạn: bình thường Thủy khắc Hỏa, nếu vì một lý do nào đó làm Thủy giảm khắc Hoả (nói cách khác: Hỏa “khinh hờn” Thủy) thì lúc đó gọi là Hỏa vũ Thủy.

NĂNG LƯỢNG CỦA NGŨ HÀNH

Hệ Ngũ Hành luôn luôn tồn tại quan hệ sinh khắc, nhưng hiệu quả của mối quan hệ sinh khắc đó còn tùy thuộc vào mức độ vượng suy của Ngũ Hành. Nhưng năng lượng của Ngũ Hành lại không ổn định mà luôn luôn thay đổi theo Mùa . Sự suy vượng của Ngũ Hành được chia làm 5 giai đoạn, tương ứng với 5 giai đoạn của thời gian trong năm:

  1. Mùa Xuân : Gồm Tháng Giêng, Tháng Hai, Tháng Tháng Giêng, Tháng Hai thuộc Mộc. Tháng Ba : 12 ngày đầu thuộc Dư Khí của Mộc, 18 ngày sau thuộc Thổ.
  2. Mùa Hạ : Gồm Tháng Tư, Tháng Năm, Tháng Sáu. Tháng Tư, Tháng Năm thuộc Hỏa. Tháng Sáu : 12 ngày đầu là Dư Khí của Hỏa, 18 ngày sau thuộc Thổ.
  3. Mùa Thu : Gồm Tháng Bảy, Tháng Tám, Tháng Chín. Tháng Bảy, Tháng Tám thuộc thuộc Tháng Chín : 12 ngày đầu thuộc Dư Khí của Kim, 18 ngày sau thuộc Thổ.
  4. Mùa Đông : Gồm Tháng 10, Tháng 11, Tháng 12 Tháng 10, Tháng 11 thuộc Thủy. Tháng 12 : 12 ngày đầu thuộc Dư Khí của Thủy, 18 ngày sau thuộc Thổ.
  5. Tứ Quý : 18 ngày cuối của các Tháng 3 , Tháng 6 , Tháng 9 , Tháng 12 được gọi là Tứ Quý. Tứ Quý thuộc Hành Thổ.
Hành Vượng Tướng Hưu Tử
Mộc Mùa Xuân Mùa Ðông Mùa Hạ Tứ Quý Mùa Thu
Hỏa Mùa Hạ Mùa Xuân Tứ Quý Mùa Thu Mùa Ðông
Thổ Tứ Quý Mùa Hạ Mùa Thu Mùa Ðông Mùa Xuân
Kim Mùa Thu Tứ Quý Mùa Ðông Mùa Xuân Mùa Hạ
Thủy Mùa Ðông Mùa Thu Mùa Xuân Mùa Hạ Tứ Quý
  1. Vượng là giai đoạn thịnh nhất, phát triển mạnh nhất.
  2. Tướng là giai đoạn thịnh vừa, phát triển chậm hơn.
  3. Hưu là giai đoạn nghỉ ngơi, không còn phát triển.
  4. Tù là giai đoạn bị suy giảm, sa sút.
  5. Tử là giai đoạn chết, hoặc hoàn toàn bị khắc chế.

PHẦN 4: HỆ ĐẾM CAN CHI

Hệ đếm can chi

Hệ đếm can chi

HỆ ĐẾM THIÊN CAN- ĐỊA CHI

Can chi là một hệ đếm thời gian cổ với cơ số 60 được sử dụng ở một số nước á Đông từ xưa đến nay. Thời nhà Thương đã dùng phương pháp thiên can địa chi (gọi tắt là can chi) để ghi chép thời gian (năm, tháng, ngày, giờ)

Lúc đầu tiên dùng 2 hệ nhỏ độc lập là:

  • Hệ thập (10) Thiên Can (giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỷ, can, tân, nhâm, quý)
  • Hệ thập nhị (12) Địa Chi (tý, sửu, dần, mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi)

Về sau người ta kết hợp Thiên Can với Địa Chi thành các cặp Can Chi để ghi ngày (ví dụ: giáp tý, ất sửu…), thập can kết hợp với thập nhị địa chi thành 60 cặp can chi (một chu kỳ can chi là 60 ngày; một năm có 6 chu kỳ can chi).

Một chu kỳ can chi chia thành lục tuần (6 tuần), mỗi tuần có 10 ngày và đứng đầu mỗi tuần là Giáp (lục giáp: giáp tý, giáp dần, giáp thìn, giáp ngọ, giáp thân, giáp tuất) và tiếp theo là ngày ất, bính v.v…

Hệ đếm cơ số 60 là sự phối hợp của nhiều hệ đếm có cơ số nhỏ: hệ nhị phân (cơ số 2), hệ thập phân (cơ số 10), hệ thập nhị phân (cơ số 12)… Dùng hệ đếm cơ số 60 có nhiều thuận lợi vì nó là bội số của nhiều số: 2, 3, 4, 5, 6, 10, 12, 15, 30.

Trong đếm thời gian thì 60 là bội số của các số sau:

  • Số tháng trong một quý: số 3
  • Số ngày trong một hậu: số 5
  • Số tháng trong nửa năm: số 6
  • Số ngày trong một tuần trăng: số 10
  • Số tháng trong một năm: số 12
  • Số giờ trong một ngày: số 12
  • Số ngày trong một tiết: số 15
  • Số ngày trong một tháng: số 30
  • Số năm trong một kỷ: số 30

Ý nghĩa 10 Thiên Can

  1. Giáp: Có nghĩa là mở, ý chỉ dấu hiệu vạn vật được tách ra, bắt nguồn sự sống.
  2. Ất: Có nghĩa là kéo, ý chỉ quá trình vạn vật bắt đầu quá trình nhú mầm, sinh trưởng
  3. Bính: Có nghĩa là sự đột ngột, khi vạn vật bắt đầu lộ ra trên mặt đất
  4. Đinh: Có nghĩa là mạnh mẽ, khi vạn vật bước vào quá trình phát triển mạnh mẽ
  5. Mậu: Có nghĩa là rậm rạp, tức chỉ giai đoạn vạn vật bắt đầu xanh tốt
  6. Kỷ: Có nghĩa là ghi nhớ, chỉ giai đoạn vạn vật bắt đầu thành hình để phân biệt được.
  7. Canh: Có nghĩa là chắc lại, khi vạn vật bắt đầu kết quả.
  8. Tân: Có nghĩa là mới, vạn vật bước vào thời kỳ thu hoạch.
  9. Nhâm: Có nghĩa là gánh vác, ý chỉ dương khí có tác dụng nuôi dưỡng vạn vật.
  10. Quý: Có nghĩa là đo, chỉ sự vật khi đã có thể đo lường được.

Ý nghĩa 12 Địa chi

  1. Tý: Là nuôi dưỡng, tu bổ, tức vạn vật bắt đầu nảy nở nhờ có dương khí.
  2. Sửu: Là kết lại, khi các mầm non tiếp tục quá trình lớn lên.
  3. Dần: Là sự thay đổi, dẫn dắt, khi các mầm non bắt đầu vươn lên khỏi mặt đất.
  4. Mão: Là đội, khi tất cả vạn vật đã nứt khỏi mặt đất để vươn lên.
  5. Thìn: Là chấn động, chỉ quá trình phát triển của vạn vật sau khi trải qua biến động.
  6. Tị: Là bắt đầu, khi vạn vật đã có sự khởi đầu.
  7. Ngọ: Là tỏa ra, khi vạn vậy đã bắt đầu mọc cành lá.
  8. Mùi: Là ám muội, khi khí âm bắt đầu xuất hiện, khiến vạn vật có chiều hướng phát triển yếu đi.
  9. Thân: Là thân thể, khi vạn vật đều đã trưởng thành.
  10. Dậu: Là sự già cỗi, khi vạn vật đã già đi.
  11. Tuất : Là diệt, tức chỉ đến một thời điểm nào đó, vạt vật sẽ đều suy yếu và diệt
  12. Hợi: Là hạt, khi vạn vật lại quay trở về hình hài hạt cứng.
Dương 1 Giáp 3 Bính 5 Mậu 7 Canh 9 Nhâm
ÂM 2 Ất 4 Đinh 6 Kỷ 8 Tân 10 Quý
Dương 1 Tý 3 Dần 5 Thìn 7 Ngọ 9 Thân 11 Tuất
ÂM 2 Sửu 4 Mão 6 Tị 8 Mùi 10 Dậu 12 Hợi
Thiên Can Địa Chi Âm dương Ngũ hành Màu sắc Phương vị Mùa vượng
Giáp Dần Dương Mộc Xanh Đông Xuân
Ất Mão Âm
Bính Tị Âm Hỏa Đỏ Nam Hạ
Đinh Ngọ Dương
Mậu Thìn, Tuất Dương Thổ Vàng Ở giữa Tứ quý
Kỷ Sửu, Mùi Âm
Canh Thân Dương Kim Trắng Tây Thu
Tân Dậu Âm
Nhâm Hợi Âm Thủy Đen Bắc Đông
Thiên Can và Địa Chi Bộ phận cơ thể Nghề nghiệp
 

Giáp, Ất ần, Mão

Gan, mật, thần kinh, đầu, vai, tay, ngón tay,… Các nghề sơn lâm, chế biến gỗ, giấy, sách báo, đóng thuyền, làm vườn, trồng cây cảnh hoặc sản xuất trang phục, nghề dệt…
 

Bính, Đinh Tị, Ngọ

Tim, máu, ruột non, trán, răng, lưỡi, mặt, yết hầu, mắt,… Các nghề nhiệt năng, quang học, xăng dầu, các sản phẩm

đồ điện, cao su, hóa học, luyện kim…

 

Mậu, Kỷ Thìn, Tuất,

Sửu, Mùi

 

Dạ dày, lá lách, ruột già,

bụng, ngực, tỳ vị, sườn,…

Các nghề nông nghiệp, chăn nuôi, khai hoang, các công việc giao dịch về đất đai, buôn bán bất động sản, nghề sản xuất phân bón, thức ăn cho gia súc, khoáng vật, đất đá, gạch ngói, xi măng, đồ gốm, đồ cổ, xây dựng,…
Canh, Tân Thân,

Dậu

Phổi, gân, bắp, ngực, khí

quản…

Các nghề khai thác và buôn bán vàng bạc, châu báu, khoáng sản, kim loại, sản xuất máy móc, thiết bị nghiên cứu hóa học, thủy tinh, các công cụ giao thông,…
 

 

Nhâm, Quý Hợi,

Thận, bàng quang, đầu, bắp chân, bàn chân, âm hộ, tử cung, hệ thống tiêu hóa,… Các nghề liên quan đến nước giải khát, hoa quả, đồ trang sức mỹ nghệ, hóa mỹ phẩm, giao thông vận tải, vận chuyển hàng hóa, chăn nuôi thủy hải sản, mậu dịch, du lịch, khách sạn, buôn bán,….

Quy tắc kết hợp can chi

  1. Chỉ có can dương và chi dương kết hợp được với nhau

→5 can dương x 6 chi dương = 30 cặp can chi

  1. Chỉ có can âm và chi âm kết hợp được với

→5 can âm x 6 chi âm = 30 cặp can chi

Vậy, có tất cả 60 cách kết hợp can chi, gọi là Lục thập hoa giáp hay Lục thập Giáp Tý (chữ khởi đầu của thiên can và địa chi khi kết hợp với nhau).

Khi Can va Chi phối hợp với nhau thì một thứ ngũ hành mới phát sinh gọi là ngũ Hành Nạp Âm, kết hợp Can Dương với Chi Dương, Can Âm với chi Âm, bắt đầu từ Giáp Tí đến Qúi Hợi có 30 ngũ hành nạp âm. Cần chú ý là với kết hợp như trên thì mỗi Chi đều có đủ ngũ hành, tùy theo Can mà có các hành khác nhau. Ví dụ Tí thì có Giáp Tí hành Kim, Mậu Tí Hỏa, Nhâm Tí Mộc, Bính Tí Thủy, Canh Tí Thổ. Mỗi hành đều được phân thành sáu lọai khác nhau, và sáu lọai hành riêng biệt đó là kết quả của sự kết hợp của 12 chi với sáu Can, chứ không kết hợp đủ mười Can, bởi vì Chi Dương thì chỉ kết hợp với Can Dương, Chi Âm thì kết hợp với Can Âm

Theo nhạc điệu thì giống Cung thuộc Thổ, Chủy thuộc Hỏa, Thương thuộc Kim, Vũ thuộc Thủy, và Giốc thuộc Mộc. Đem phối hợp Can Chi từng năm với 5 âm trên, rồi lấy hành Âm đó sinh ra làm hành năm. Mỗi năm lại bị chi phối bởi 12 luật, mỗi luật chứa năm âm, vì vậy 5 âm thuộc 5 hành cơ bản biến thành 60 hành chi tiết của năm hành chính. Ví dụ hai năm đầu tiên là Giáp Tí và Ất Sửu mang âm Cung thuộc Thổ. Thổ sinh Kim, như vậy hai năm trên thuộc hành Kim, nhưng là Hải Trung Kim. Hành đó là hành nạp âm của hai năm Giáp Tí và Ất Sửu. Việc nạp âm cho vòng Giáp Tí phải tính tóan rất phức tạp, nên ngày nay người ta đều sử dụng bản tính toán hành nạp Âm của năm từ xưa để lại.

 

Năm

 

Âm dương

 

Canh

Ngũ hành  

Chi

ngũ hành  

Can Chi

 

Ngũ hành Nạp âm

 

Giải nghĩa

1924 Dương Giáp Mộc Thủy Giáp Tý Hải Trung Kim Vàng trong biển
1925 Âm Ất Mộc Sửu Thổ Ất Sửu Hải Trung Kim Vàng trong biển
1926 Dương Bính Hỏa Dần Mộc Bính Dần Lư Trung Hỏa Lửa trong lò
1927 Âm Đinh Hỏa Mão Mộc Đinh Mão Lư Trung Hỏa Lửa trong lò
1928 Dương Mậu Thổ Thìn Thổ Mậu Thìn Đại Lâm Mộc Gỗ rừng già
1929 Âm Kỷ Thổ Tỵ Hỏa Kỷ Tỵ Đại Lâm Mộc Gỗ rừng già
1930 Dương Canh Kim Ngọ Hỏa Canh Ngọ Lộ Bàng Thổ Đất đường đi
1931 Âm Tân Kim Mùi Thổ Tân Mùi Lộ Bàng Thổ Đất đường đi
1932 Dương Nhâm Thủy Thân Kim Nhâm Thân Kiếm Phong Kim Vàng mũi kiếm
1933 Âm Quý Thủy Dậu Kim Quý Dậu Kiếm Phong Kim Vàng mũi kiếm
1934 Dương Giáp Mộc Tuất Thổ Giáp Tuất Sơn Đầu Hỏa Lửa trên núi
1935 Âm Ất Mộc Hợi Thủy Ất Hợi Sơn Đầu Hỏa Lửa trên núi
1936 Dương Bính Hỏa Thủy Bính Tý Giảm Hạ Thủy Nước cuối khe
1937 Âm Đinh Hỏa Sửu Thổ Đinh Sửu Giảm Hạ Thủy Nước cuối khe
1938 Dương Mậu Thổ Dần Mộc Mậu Dần Thành Đầu Thổ Đất trên thành
1939 Âm Kỷ Thổ Mão Mộc Kỷ Mão Thành Đầu Thổ Đất trên thành
1940 Dương Canh Kim Thìn Thổ Canh Thìn Bạch Lạp Kim Vàng chân đèn
1941 Âm Tân Kim Tỵ Hỏa Tân Tỵ Bạch Lạp Kim Vàng chân đèn
1942 Dương Nhâm Thủy Ngọ Hỏa Nhâm Ngọ Dương Liễu Mộc Gỗ cây dương
1943 Âm Quý Thủy Mùi Thổ Quý Mùi Dương Liễu Mộc Gỗ cây dương
Năm  

Âm dương

 

Canh

Ngũ hành  

Chi

ngũ hành  

Can Chi

 

Ngũ hành Nạp âm

 

Giải nghĩa

1944 Dương Giáp Mộc Thân Kim Giáp Thân Tuyền Trung Thủy Nước trong suối
1945 Âm Ất Mộc Dậu Kim Ất Dậu Tuyền Trung Thủy Nước trong suối
1946 Dương Bính Hỏa Tuất Thổ Bính Tuất Ốc Thượng Thổ Đất nóc nhà
1947 Âm Đinh Hỏa Hợi Thủy Đinh Hợi Ốc Thượng Thổ Đất nóc nhà
1948 Dương Mậu Thổ Thủy Mậu Tý Thích Lịch Hỏa Lửa sấm sét
1949 Âm Kỷ Thổ Sửu Thổ Kỷ Sửu Thích Lịch Hỏa Lửa sấm sét
1950 Dương Canh Kim Dần Mộc Canh Dần Tùng Bách Mộc Gỗ tùng bách
1951 Âm Tân Kim Mão Mộc Tân Mão Tùng Bách Mộc Gỗ tùng bách
1952 Dương Nhâm Thủy Thìn Thổ Nhâm Thìn Trường Lưu Thủy Nước chảy mạnh
1953 Âm Quý Thủy Tỵ Hỏa Quý Tỵ Trường Lưu Thủy Nước chảy mạnh
1954 Dương Giáp Mộc Ngọ Hỏa Giáp Ngọ Sa Trung Kim Vàng trong cát
1955 Âm Ất Mộc Mùi Thổ Ất Mùi Sa Trung Kim Vàng trong cát
1956 Dương Bính Hỏa Thân Kim Bính Thân Sơn Hạ Hỏa Lửa trên núi
1957 Âm Đinh Hỏa Dậu Kim Đinh Dậu Sơn Hạ Hỏa Lửa trên núi
1958 Dương Mậu Thổ Tuất Thổ Mậu Tuất Bình Địa Mộc Gỗ đồng bằng
1959 Âm Kỷ Thổ Hợi Thủy Kỷ Hợi Bình Địa Mộc Gỗ đồng bằng
1960 Dương Canh Kim Thủy Canh Tý Bích Thượng Thổ Đất tò vò
1961 Âm Tân Kim Sửu Thổ Tân Sửu Bích Thượng Thổ Đất tò vò
1962 Dương Nhâm Thủy Dần Mộc Nhâm Dần Kim Bạch Kim Vàng pha bạc
1963 Âm Quý Thủy Mão Mộc Quý Mão Kim Bạch Kim Vàng pha bạc
 

Năm

 

Âm dương

 

Canh

Ngũ hành  

Chi

ngũ hành  

Can Chi

 

Ngũ hành Nạp âm

 

Giải nghĩa

1964 Dương Giáp Mộc Thìn Thổ Giáp Thìn Phú Đăng Hỏa Lửa đèn to
1965 Âm Ất Mộc Tỵ Hỏa Ất Tỵ Phú Đăng Hỏa Lửa đèn to
1966 Dương Bính Hỏa Ngọ Hỏa Bính Ngọ Thiên Hà Thủy Nước trên trời
1967 Âm Đinh Hỏa Mùi Thổ Đinh Mùi Thiên Hà Thủy Nước trên trời
1968 Dương Mậu Thổ Thân Kim Mậu Thân Đại Trạch Thổ Đất nền nhà
1969 Âm Kỷ Thổ Dậu Kim Kỷ Dậu Đại Trạch Thổ Đất nền nhà
1970 Dương Canh Kim Tuất Thổ Canh Tuất Thoa Xuyến Kim Vàng trang sức
1971 Âm Tân Kim Hợi Thủy Tân Hợi Thoa Xuyến Kim Vàng trang sức
1972 Dương Nhâm Thủy Thủy Nhâm Tý Tang Đố Mộc Gỗ cây dâu
1973 Âm Quý Thủy Sửu Thổ Quý Sửu Tang Đố Mộc Gỗ cây dâu
1974 Dương Giáp Mộc Dần Mộc Giáp Dần Đại Khe Thủy Nước khe lớn
1975 Âm Ất Mộc Mão Mộc Ất Mão Đại Khe Thủy Nước khe lớn
1976 Dương Bính Hỏa Thìn Thổ Bính Thìn Sa Trung Thổ Đất pha cát
1977 Âm Đinh Hỏa Tỵ Hỏa Đinh Tỵ Sa Trung Thổ Đất pha cát
1978 Dương Mậu Thổ Ngọ Hỏa Mậu Ngọ Thiên Thượng Hỏa Lửa trên trời
1979 Âm Kỷ Thổ Mùi Thổ Kỷ Mùi Thiên Thượng Hỏa Lửa trên trời
1980 Dương Canh Kim Thân Kim Canh Thân Thạch Lựu Mộc Gỗ cây lựu
1981 Âm Tân Kim Dậu Kim Tân Dậu Thạch Lựu Mộc Gỗ cây lựu
1982 Dương Nhâm Thủy Tuất Thổ Nhâm Tuất Đại Hải Thủy Nước biển lớn
1983 Âm Quý Thủy Hợi Thủy Quý Hợi Đại Hải Thủy Nước biển lớn

Qui luật sinh khắc của ngũ hành nạp âm có khác với Chính Ngũ Hành, không phải cứ khắc là xấu.

Sa Trung Kim và Kiếm Phong Kim thì khắc hành Mộc, và không sợ Hỏa khắc, trái lại cần nhờ Hỏa mỗi trở nên hữu dụng (trở thành khí cụ) nhưng nếu lại rơi vào trường hợp Can Chi thiên Khắc, Địa Xung thì lại xấu (Ví dụ Nhâm Thân, Qúi Dậu là Kiếm Phong Kim gặp Bính Dần, Đinh Mão là Lư Trung Hỏa thì Hỏa khắc Kim, Nhâm Qúi hành Thủy khắc Bính Đinh hành Hỏa (tức là thiên khắc), Thân và Dần, Dậu và Mão thì xung nhau (tức là Địa Xung) nên khắc xấu.

Hải Trung Kim, Bạch lạp Kim, Thoa Xuyến Kim sợ bị Hỏa khắc

Có sách ghi rằng: Bạch lạp Kim, Kim Bạch Kim đều kị Hỏa, còn Hải Trung Kim và Sa Trung Kim thì Hỏa khó khắc, duy chỉ sợ có Tích Lịch Hỏa. Riêng Kiếm Phong Kim và Thoa Xuyen Kim thì phải nhờ Hỏa lửa) tôi luyện mới nên lợi khí.

Phú Đăng Hỏa, Lư Trung Hỏa và Sơn Đầu Hỏa thì sợ bị Thủy khắc Thiên Thượng Hỏa, Tích Lịch Hỏa và Sơn Hạ Hỏa thì không kị Thủy khắc, nếu được Thủy khắc thì lại tốt, một đời y lộc đầy đủ, gần gũi bậc quyền quí.

Tất cả các lọai Mộc đều sợ bị Kim khắc, Sa Trung Kim và Kiếm Phong Kim thì khắc mạnh hành Mộc, trừ có Bình Địa Mộc không sợ Kim khắc, nếu không có Kim khắc thì lại khó cầu công danh phú qúi

Có sách ghi rằng: Tùng Bá Mộc, Dương Liễu Mộc, Tăng Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc đều kị Kim nhất là Kiếm Phong Kim, chỉ có Bình Địa Mộc và Đại Lâm Mộc là không sợ Kim vì phải nhờ Kim đao mới được thành gia dụng

Thiên Hà Thủy và Đại Hải Thủy thì không sợ bị Thổ khắc, trừ khi rơi vào trường hợp Can Chi thiên khắc Đia Xung. Các hành Thủy khác đều sợ bị Thổ khắc. Nếu bị Thổ khắc thì một đời khó cầu y lộc.

Lộ Bàng Thổ, Đại Dịch Thổ va Sa Trung Thổ khong sợ bị Mộc khắc, nếu được Mộc khắc thì càng tốt, cuộc sống cao sang, thì đậu dễ dàng. Các thứ Thổ còn lại thì sợ bị Mộc khắc.

Trong tất cả trường hợp, nếu rơi vào trường hợp sợ bị khắc, mà còn bị thiên khắc Đia Xung thì càng xấu

Có sách ghi rằng: Thành Đầu Thổ , Ốc Thuợng Thổ và Bích Thuợng Thổ đều không kị Mộc, riêng Sa Trung Thổ, Đại Trạch Thổ và Lộ Bàng Thổ đều kị Mộc, nhất là Ðại Lâm Mộc và Bình Địa Mộc ngũ hành nap Âm tị hoà (đồng hành)

Trong trường hợp ngũ hành nạp âm tị hoà, thì có trường hợp tốt, có trường hợp xấu trường hợp tốt:

Lưỡng Hỏa thành Viêm (sức nóng)

Lưỡng Mộc thành Lâm (rừng)

Lưỡng Thổ thành Sơn (núi)

Lưỡng Kim thành khí (món đồ dùng)

Lưỡng Thủy thành Giang (sông)

Lưỡng Kim, Kim khuyết (bị sứt mẻ)

Lưỡng Mộc, Mộc chiết (bị gãy)

Lưỡng Hỏa, Hỏa diệt (bị tàn lụi)

Lưỡng Thủy, Thủy kiệt (bị hết nước)

Lưỡng Thổ, Thổ kiệt (bị cạn khô)

  • Sa Trung Kim Giáp Ngọ, Ất Mùi) và Kiếm Phong Kim (Nhâm Thân, Qúi Dậu) gặp nhau thì tốt, gọi là Lưỡng Kim thành khí
  • Bình Địa Mộc (Mậu Tuất, Kỷ Hợi) và Đại Lâm Mộc (Mậu Thìn, Kỷ Tỵ) gặp nhau thì tốt (Lưỡng Mộc thành Lâm)
  • Thiên Hà Thủy (Bính Ngọ, Đinh Mùi) và Đại Hải Thủy (Nhâm Tuất, Quí Hợi) gặp nhau thì tốt (Lưỡng Thủy thành Giang)
  • Lư Trung Hỏa (Bính Dần, Đinh Mão) và Phú Đăng Hỏa Giáp Thìn, Ất Tỵ) gặp nhau thì tốt (Lưỡng Hỏa thành Viêm)
  • Bích Thuợng Thổ Canh Tí, Tân Sửu) và Đại Trạch Thổ Mậu Thân, Kỷ Dậu) gặp nhau thì tốt (Lưỡng Thổ thành Sơn)

Mối quan hệ tương quan giữa các Địa Chi

Tam hợp: biểu thị sự hài hòa giữa chúng với nhau, hợp mà không hại, có tính nhất trí và tính bổ sung, có 4 nhóm tam hợp:

  1. Thân Tý Thìn tương hợp Thủy Cục
  2. Hợi Mão Mùi tương hợp Mộc cục
  3. Dần Ngọ Tuất tương hợp Hỏa Cục
  4. Tị Dậu Sửu tương hợp Kim Cục

Lục Hợp: biệu thị sự hợp kém hơn chút so với Tam hợp

  1. Tý sửu tương hợp
  2. Dần Hợi tương hợp
  3. Mão Tuất tương hợp
  4. Thìn Dậu tương hợp
  5. Tị Thân tương hợp
  6. Ngọ Mùi tương hợp

Tương hình vô lễ: mới đầu tốt đẹp, sau đã quen thì làm những việc vô lễ không chút vấn vương:

  1. Tý hình Mão;
  2. Mão hình Tý

Tương hình vô ân: Chiếu cố quan tâm nhau đến mức trong long luôn thây cảm kich, nhưng qua một thời gian sẽ quên luôn:

  1. Sửu hình Tuất;
  2. Tuất hình Mùi ;
  3. Mùi hình Sửu

Tương hình trì thế: Bất cứ việc gì cũng thích dung quyền thế đẻ ghìm người khác, cho nên giữa giữa chúng với nhau sẽ sinh ra tranh giành quyền thế rất kịch liệt:

  1. Dần hình Tỵ;
  2. Tị hình Thân;
  3. Thân hình Dần

Tương hình tự ngã (tự hình): chỉ ý thức tự ngã của Thìn, Ngọ, Dâu, Hợi rất mạnh cho nên dễ sinh ra sự tranh giành quyền thế. Quan hệ lúc đàu có thể rất tốt, nhưng đột nhiên nhanh chóng đi xuống, không hòa thuận và trở thành thù địch. Hoặc là mới đầu quan hệ không tốt, lại có thể đột nhiên trở thành thân thiện:

  1. Thìn hình Thìn,
  2. Ngọ hình Ngọ,
  3. Dậu hình Dậu,
  4. Hợi hình Hợi.

Tương phá: Vì tính cách giống nhau nên sinh ra tác dụng bài xích nhau kịch liệt, lời nói cử chỉ của 2 bên đều rất tùy hứng, nhưng đến sau này thì chán nhau mỗi người một nẻo, dẫn đến phá vỡ quan hệ:

  1. Tý Dậu tương phá;
  2. Mạo Ngọ tương phá;
  3. Sửu Thìn tương phá;
  4. Dần Hợi tương phá;
  5. Tị Thân tương phá;
  6. Tuất Mùi tương phá .

Tương hại: Cách nghĩ của 2 người ngược nhau hoàn toàn, dẫn đến làm cản trơ nhau hoặc là sinh ra rắc rối tranh chấp làm cho cả hai đều bị tổn thương:

  1. Tý hại Mùi,
  2. Sửu hại Ngọ,
  3. Dần hại Tị,
  4. Mão hại Thìn,
  5. Thân hại Hợi,
  6. Dậu hại Tuất

Tương xung: Chỉ tính cách giữa chúng hoàn toàn khác nhau, cho nên khi mới đầu gặp đã bị đối phương hấp dẫn ngay. Nhưng tiếp tục quan hệ lâu dài với nhau, đối với những tính cách của đối phương hoàn toàn khác với mình đó, cũng không có cách nào đoán được rõ rang, do đó sẽ dẫn đến xung đột chính diện, tranh cãi không ngừng. Nhưng mặc dù cả hai bên đều làm cho nhau đau đầu, trái lại vẫn không sinh ra ý nghĩ chia tay Nói cách khác là , khi gặp nhau thì tranh cãi không thôi, nhưng khi xa nhau lại nhớ nhau day dứt:

  1. Tý Ngọ tương xung
  2. Dần Thân tương xung
  3. Thìn Tuất tương Xung
  4. Sửu Mùi tương Xung
  5. Mão Dậu tương Xung
  6. Tị Hợi tương Xung

Bảng tổng hợp quan hệ giữa các Địa Chi

Sửu Dần Mão Thìn T Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi
B C A I H A G
Sửu B G A H DI A D
Dần EH A EI A BG
Mão C H G A I B A
Thìn A G H F A B I
T A EH BEG A I
Ngọ I H A G F B A
Mùi H DI A B DG A
Thân A EI A BEG H
Dậu G A I B A F H
Tuất D A B I A DG H
Hợi BG A I A H F
  • A- Tam hợp
  • B- Lục hợp
  • C- tương hình vô lễ
  • D- tương hình vô ân
  • E- Tương hình trì thế
  • F- Tương hình tự ngã
  • G- Tương phá
  • H: Tương hại
  • I- tương xung

Thiên can Hình khắc

  1. Canh hình Giáp
  2. Tân hình Ất
  3. Nhâm hình Bính
  4. Quý hình Đinh
  5. Giáp hình Mậu
  6. Ất hình Kỷ
  7. Bính hình Canh
  8. Đinh hình Tân
  9. Mậu hình Nhâm
  10. Kỷ hình Quý

Thiên Can hợp Hóa

  1. Ất hợp Canh
  2. Bính hợp Tân
  3. Đinh hợp Nhâm
  4. Mậu hợp Quý
  5. Kỷ hợp Giáp

PHẦN 5: LỊCH PHÁP VÀ TỬ VI

 

Lịch pháp và tử vi

Lịch pháp và tử vi

KHÁI QUÁT VỀ LỊCH PHÁP

kHÁI QUÁT VỀ LỊCH PHÁP

kHÁI QUÁT VỀ LỊCH PHÁP

Để ghi chép các hoạt động của con người trong xã hội, người ta tìm cách xác định thời gian: đặt ra phép định giờ và làm lịch.

  • Định giờ  để xác định thời gian trong khoảng  một  ngày  bằng  cách  phân  chia thơi gian thành giờ , phút, giây
  • Làm lịch để xác định thời gian trong khoảng thời gian dài, bằng cách phân chia thời gian thành năm, tháng, ngày

Hai phép đó quan hệ mật thiết và bổ sung cho nhau cũng như trong đời sống hang ngày, muốn hoạt động chính xác, con người không thể thiếu cái đồng hồ hoặc một tấm lịch được

PHÉP XÁC ĐỊNH THỜI GIAN

PHÉP XÁC ĐỊNH THỜI GIAN

Lịch lá phép xác định thời gian do con người định ra, căn cứ vào chuyển của mặt trăng và mặt trời nhìn thấy từ Trái đất và để phục vụ cho đời sống con người

Xích Đạo là đường tưởng tượng vòng quanh Trái Đất, nằm trong mặt phẳng đi qua tâm và vuông góc với trục của Trái Đất, chia Trái Đất ra làm hai phần bằng nhau

 

Hình động mô phỏng Trái Đất đang xoay quanh trục với thiên cầu tưởng tượng bao quanh (đường kính thiên cầu là không cố định và có độ lớn tùy biến)

Khi nhìn từ Trái Đất, Mặt Trời dường như chuyển động trên nền sao. Hoàng đạo là đường vạch ra bởi Mặt Trời trên bầu trời. Quá trình này lặp lại trong chu kỳ ít hơn 365 ngày.

NGÀY

Lịch pháp - ngày

Lịch pháp – ngày

Ngày là một đơn vị thời gian bằng 24 giờ, tương đương khoảng thời gian Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh chính nó (với quy chiếu Mặt Trời).

Một  ngày  thông  thương  bằng  86.400 giây và được viết tắt thành d.

Khoảng thời gian bằng 9 192 631 770 lần chu kỳ của bức xạ điện từ phát ra bởi nguyên tử Cs133 khi thay đổi trạng thái giữa hai mức năng lượng đáy siêu tinh vi.

 

 

NĂM MẶT TRỜI

Là khoảng thời gian mặt trời chuyển động trên hoàng đạo kể từ lúc qua điểm Xuân Phân đế lúc trở lại điểm đó lần thứ hai. Trong thiên văn gọi là năm Xuân phân hay năm thời tiết

Độ dài của Năm mặt trời do S.Newcomb xác định từ năm 1895

Năm mời trời= 365.24220 ngày= 365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây

Lịch pháp - năm mặt trời

Lịch pháp – năm mặt trời

DƯƠNG LỊCH

Dương lịch

Dương lịch

Dương lich là loại lịch dựa trên sự phối hợp của năm mặt trời và ngày. Cơ sở của dương lịch là năm mặt trời và ngày. Song năm mặt trời không phải là 1 số nguyên, mà trong đời sống hang ngày thì năm lịch lại phải là 1 số nguyên (365.2422 ngày).

Vì vậy, lịch pháp ở đây là làm thế nào cho năm lịch không sai với năm mặt trời nhiều

Năm dương lịch được tính bằng đơn vị thời gian trái đất quay một vòng quanh

mặt trời.

Một vòng quay của trái đất quanh mặt trời hết 365,2422 ngày (365 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây). Để tiện tính toán, người ta tính chẵn 365 ngày là một năm dương lịch. Do trong 365 ngày có 12 lần mặt trăng tròn khuyết nên người ta chia thành 12 tháng. Vì 365 không chia hết cho 12 nên đành phải chia thành tháng đủ (31 ngày) và tháng thiếu (30 ngày). Riêng tháng 2 cũng là tháng thiếu nhưng chỉ có 28 ngày. Như vậy cộng 12 tháng vừa đủ 365 ngày, đó là năm bình thường.

Nhưng còn dư 5 giờ 48 phút 46 giây thì tính sao đây? Trong 4 năm liền, số dư đó cộng lại suýt soát một ngày, và một ngày đó được cộng vào tháng 2 của năm thứ tư. Năm thứ tư ấy gọi là “năm nhuận”, có 366 ngày. Tháng 2 của năm nhuận có 29 ngày, ngày thứ 29 ấy gọi là “ngày nhuận”.

PHÉP NHUẬN DƯƠNG LỊCH

Các tháng trong năm dương lịch Gregorius

Các tháng trong năm dương
lịch Gregorius

Để bù vào sự khác biệt giữa năm theo lịch và chu kỳ của mặt trời thì cứ 400 năm phải bỏ bớt đi 3 ngày cho năm nhuận. Tính đến năm 1582 thì sự sai biệt đã lên đến 10 ngày. Ngày 24 tháng 2 năm 1582 (khi vẫn đang dùng lịch Julius), trong chiếu thư giáo hoàng Gregorius XIII quyết định bỏ 10 ngày trong tháng 10 năm đó để cho lịch và mùa màng ăn khớp với nhau trở lại.

Giáo hoàng lấy ngày ngay sau ngày thứ năm 4 tháng 10 năm 1582 (theo lịch Julius), đáng ra là ngày thứ sáu 5 tháng 10, thì đổi thành ngày thứ sáu 15 tháng 10 năm 1582 theo lịch mới.

Và để tránh lập lại sai biệt, phép lịch mới này vẫn lấy năm nhuận là năm có số thứ tự chia hết cho 4 (như năm 1964, 1980, 2004,…),  nhưng  năm chia hết cho 100 sẽ là năm nhuận nếu cũng chia hết cho 400 (kể từ năm 1582 đến nay, các năm 1600, 2000 chia hết cho 400 nên là năm nhuận, những năm 1700, 1800 và 1900 không chia hết cho 400 nên không phải là năm nhuận).

Lịch mới này mang tên lịch Gregorius và được áp dụng cho đến bây giờ.

SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA MĂT TRĂNG

Sự chuyển động của mặt trăng

Sự chuyển động của mặt trăng

Pha Mặt Trăng hay pha của Mặt Trăng là sự xuất hiện của phần bề mặt Mặt Trăng được chiếu sáng bởi Mặt Trời khi quan sát từ một vị trí, thường là từ Trái Đất.

Các pha của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn khi Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, tùy thuộc vào sự thay đổi vị trí tương đối của ba thiên thể Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời.

Một nửa bề mặt của Mặt Trăng luôn được chiếu sáng bởi Mặt Trời (ngoại trừ lúc nguyệt thực), và tỉ lệ bán cầu được chiếu sáng khi quan sát từ Trái Đất thay đổi từ 0% (trăng mới hay trăng  đầu  tháng hoặc sóc) đến 100% (trăng tròn hay vọng).

Biên của vùng được chiếu sáng và không được chiếu sáng của bán cầu được  gọi  là  vùng  phân giới hoặc vùng chạng vạng

 

 

Pha Bắc bán cầu Nam bán cầu Thời điểm nhìn thấy Thời gian lên

đến đỉnh điểm

1-Trăng mới (Sóc) Không nhìn thấy, theo quy ước là trăng lưỡi liềm nhìn thấy lần đầu tiên Sau khi Mặt Trời lặn 12g
2-Trăng lưỡi liềm đầu tháng (Trăng non) Phải, nhìn thấy 1– 49% Trái, nhìn thấy 1– 49% Buổi chiều và sau lúc chạng vạng 15h
3-Bán nguyệt đầu tháng (thượng

huyền)

Phải, nhìn thấy

50%

Trái, nhìn thấy 50% Buổi chiều và sớm ban

đêm

18h
4-Trăng khuyết đầu tháng (Trăng trương huyền tròn dần) Phải, nhìn thấy 51–99% Trái, nhìn thấy 51– 99% Cuối buổi chiều và cả đêm 21h
5-Trăng tròn (Rằm/Vọng) Nhìn thấy toàn bộ Nhìn thấy toàn bộ Nhìn thấy cả đêm 0h
6-Trăng khuyết cuối tháng(Trăng

trương huyền khuyết dần)

Trái, nhìn thấy

51–99%

Phải, nhìn thấy 51–

99%

Cả đêm và sáng sớm 3h
7-Bán nguyệt cuối tháng (hạ huyền) Trái, nhìn thấy 50% Phải, nhìn thấy 50% Cuối ban đêm và buổi sáng 6h
8-Trăng lưỡi liềm cuối tháng (trăng tàn/xế) Trái, nhìn thấy 1– 49% Phải, nhìn thấy 1– 49% Trước bình minh và buổi sáng 9h
9-Trăng tối (không trăng) Không nhìn thấy, theo quy ước là trăng lưỡi liềm nhìn thấy lần cuối Trước khi Mặt Trời mọc 12h

THÁNG MẶT TRĂNG

Tháng mặt trăng

Tháng mặt trăng

Mồng một lưỡi trai

Mồng hai lá lúa

Mồng ba câu liêm

Mồng bốn lưỡi liềm

Mồng năm liềm giật

Mồng sáu thật trăng

Mồng bảy thượng huyền

Mười rằm trăng náu

Mười sáu trăng treo

Mười bảy sảy giường chiếu

Mười tám rám trấu

Mười chín đụn dịn

Hăm mươi giấc tốt

Hăm mốt nửa đêm

Hăm hai hạ huyền

Hăm ba gà gáy

Hăm bốn ở đâu

Hăm nhăm ở đấy

Hăm sáu đã vậy

Hăm bảy làm sao

Hăm tám thế nào

Hăm chín thế ấy

Ba mươi chẳng thấy Mặt mày trăng đâu ?

Tháng là một đơn vị đo thời gian, được sử dụng trong lịch, với độ dài xấp xỉ như chu kỳ tự nhiên có liên quan tới chuyển động của Mặt Trăng. Khái niệm truyền thống phát sinh với chu kỳ của các tuần trăng; vì thế các tháng âm lịch là các tháng giao hội và kéo dài khoảng 29,53 ngày. Từ các thẻ gỗ khắc dấu đã khai quật, các nhà nghiên cứu đã suy ra rằng loài người đếm số ngày có liên quan tới các tuần trăng bắt đầu từ thời đại đồ đá cũ. Các tháng giao hội vẫn là nền tảng của nhiều loại lịch ngày nay và nó được dùng để phân chia năm.

Do lấy Mặt Trăng làm quy chiếu cho tháng nên Nguyệt (月) nghĩa gốc là “Mặt Trăng” còn có nghĩa chuyển là “Tháng”. Ví dụ như Nguyệt báo hay Nguyệt san (tờ báo/tạp chí ra hàng tháng).

Ngày này con số này chính xác là

29,530588=29 ngày 12 giừo 44 phút, 0,28 giây

Người Ba bi lon cách 4000 năm đã tìm ra chu kỳ gọi là Saros, mỗi chu kỳ này có 6585 ngày, và có 223 tháng mặt trăng, nhờ đó họ tính được độ dài tháng mặt trăng là =29,5320 ngày

Năm 125TCN, Hipparchus ở Hy Lạp tính được độ dài tháng mặt trăng lệch 1 giây so với ngày nay

Các pha của Mặt Trăng nhìn từ Bắc bán cầu. Khi nhìn từ Nam bán cầu mỗi pha sẽ quay ngược 180°. Phần trên của hình vẽ không theo tỷ lệ, với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng xa hơn nhiều.

Xem thêm: Pha Mặt trăng

ÂM LỊCH

Âm lịch  là lịch dựa trên sự phối hợp của tháng mặt trăng và ngày. Song, tháng mặt trăng là một khoảng thời gian quá ngắn so với đời sống và hoạt động của con người nên người ta phải dung thêm một bội số của tháng mặt trăng là năm âm lịch, gồm 12 tháng mặt trăng, dài 354,36706 ngày.

Năm âm lịch không phải là là 1 đơn vị thiên nhiên về thời gian mà chỉ là một số đơn vị của tháng.

Thực tế thì tháng và năm chỉ có thể là 1 số nguyên, nên lịch pháp ở đây là phải làm thế nào cho tháng và bội số của nó không sai lệch so với tuần trăng, giống như dương lịch ta phải dùng phương pháp nhuận

Năm ÂM LỊCH thường có 354 ngày Năm ÂM LỊCH nhuận có 355 ngày

→ 3 năm có 1 năm nhuận

→ Chu kỳ 30 năm có 11 năm nhuận

( Lịch Hồi giáo hiện hành)

Một chu kỳ thời tiết thay đổi nóng lạnh là 364 ngày, trong khi 1 năm âm lịch chỉ có 354 – 355 ngày, mỗi năm còn dư 10-11 ngày, 3 năm liền dư hơn 1 tháng. Để phù hợp với chu kỳ thay đổi thời tiết nóng lạnh, người xưa đã cộng thêm 1 tháng vào năm thứ ba, năm đó sẽ có 13 tháng, tháng được cộng thêm vào gọi là “tháng nhuận”, năm đó sẽ có 384 hoặc 385 ngày.

Thời tiết thay đổi nóng lạnh là do trái đất quay nghiêng quanh mặt trời. Trái đất quay quanh mặt trời một vòng, thời tiết thay đổi nóng lạnh một lần. Một vòng quay này là cơ sở hình thành dương lịch. Bởi vậy dùng cách chia tháng nhuận để tính lịch phù hợp với chu kỳ thay đổi thời tiết, tức là kết hợp giữa âm lịch và dương lịch. Cách tính lịch như vậy không còn là âm lịch thuần túy nữa mà là kết hợp giữa lịch âm và lịch dương.

ÂM DƯƠNG HỢP LỊCH

Âm dương lịch là loại lịch được nhiều nền văn hóa sử dụng, trong đó ngày tháng của lịch chỉ ra cả pha Mặt Trăng (hay tuần trăng) và thời gian của năm Mặt Trời (dương lịch).

Nếu năm Mặt Trời được định nghĩa như là năm chí tuyến thì âm dương lịch sẽ cung cấp chỉ thị về mùa; nếu nó được tính theo năm thiên văn thì lịch sẽ dự báo chòm sao mà gần đó trăng tròn (điểm vọng) có thể xảy ra.

Thông thường luôn có yêu cầu bổ sung buộc một năm chỉ chứa một số tự

nhiên các tháng, trong phần lớn các năm là 12 tháng nhưng cứ sau mỗi 2 (hay

3) năm lại có một năm với 13 tháng.

THÁNG NHUẬN TRONG

Thêm ngày nhuận, là để chỉ tuần trăng, chứ khong phải chu kỳ diễn biễn thời tiết, vì so với năm mặt trời, năm âm lịch còn hụt 11 ngày, vì thế Âm lịch không có tác dụng trong nông nghiệp

Chu kỳ tháng nhuận mặt trăng

  • Người Trung Quốc từ 295TCN tìm ra chu kỳ này
  • Sau đó 150 năm nhà thiên văn Meton ở HyLap cũng tìm ra đã áp dụng

→ Chu Kỳ Meton: 19 năm có 7 năm nhuận

Đặt tháng nhận vào lúc nào?

  • Không có giải pháp tối ưu, và thay đổi khá nhiều theo quá trình phát

triển

  • Người TQ đặt vào các năm thứ 3,6,9,11,14,17,19 của chu kỳ Meton
  • Người Hy Lạp đặt vào năm 3,5,8,11,13,16,19
  • Ngày nay đặt vào cuối các năm thứ 2,5,7,10,13,15,18

PHÉP GHI LỊCH BĂNG CAN CHI

Các năm được đặt tên theo chu kỳ của 10 Thiên Can và chu kỳ của 12 Địa Chi. Mỗi năm được đặt tên theo cặp của một can và một chi gọi là Can Chi (干支 gānzhī).

Thiên Can phối hợp với Âm Dương và Ngũ hành. Chu kỳ 10 năm của Can bắt đầu từ can Giáp những năm tận cùng bằng 4 như 1984, 1994, 2004 v.v., còn đối với năm trước công nguyên là 7. Địa Chi liên kết với 12 con vật tượng trưng. Chu kỳ 12 năm bắt đầu bằng chi Tý (Tí) với những năm chia cho 12 còn dư 4 như 1984, 1996 hay trong phép chia cho 12 còn dư 9 nếu là năm trước Công nguyên như 9 TCN (Nhâm Tý), 21 TCN (Canh Tý), v.v. (lưu ý là không có năm 0, sau ngày 31 tháng 12 năm 1 TCN (năm Canh Thân) là ngày 1 tháng 1 năm 1 (năm Tân Dậu)).

Chu kỳ 60 năm tạo thành bởi tổ hợp của hai chu kỳ được biết như là “chu kỳ Giáp Tý” (甲子 jiǎzǐ). Nó không phải là 120 vì hai chu kỳ này quay vòng tuần hoàn độc lập với nhau. Do vậy không thể có những tổ hợp như Giáp Sửu chẳng hạn. Gọi là chu kỳ Giáp Tý vì năm đầu tiên của chu kỳ 60 năm là năm Giáp Tý.

Các tháng, ngày và giờ cũng có thể được biểu thị bằng Can Chi, mặc dù chúng nói chung được biểu diễn chủ yếu theo các số đếm Trung Hoa. Cùng với nó, bốn cặp Can-Chi tạo ra bát tự (八字 bāzì) được sử dụng trong chiêm tinh học Trung Quốc.

Chu kỳ 60 năm là không đủ cho các tham chiếu lịch sử. Trong thời kỳ phong kiến, niên hiệu (tên kỷ nguyên của một ông vua) được đặt trước tên của năm để phân biệt

Ví dụ: Khang Hi Nhâm Dần (康熙壬寅), hay năm 1662, là năm Nhâm Dần (壬寅) đầu tiên trong thời gian trị vì của hoàng đế Khang Hi (康熙). Khang Hi cũng là trường hợp duy nhất trong lịch sử Trung Quốc trị vì trên 60 năm, cho nên năm Khang Hi Nhâm Dần vừa là năm 1662 khi Khang Hi lên ngôi, vừa là năm 1722 khi ông

băng hà. Sử dụng niên hiệu của vua là tiềm ẩn sự thừa nhận tính hợp pháp của vị vua đó, là rất quan trọng về chính trị trong trường hợp kế vị đầy tranh cãi hay nổi loạn. Tuy nhiên, nó cũng gây ra khó khăn cho các nhà sử học Trung Quốc trong việc cho rằng triều đại nào là hợp pháp hơn khi nói về các thời kỳ sớm hơn, khi mà Trung Quốc bị chia sẻ.

LỊCH PHÁP TRONG TỬ VI ĐẨU SỐ

QUY ĐỔI LỊCH

Thuật toán quy đổi Dương lịch -> Âm dương lịch

Website tham khảo https://www.informatik.uni- leipzig.de/~duc/amlich/calrules.html

Quy đổi năm dương lịch sang năm Can Chi

Cách tính:

Đem năm cần tính chi cho 60 xem dư bao nhiêu, đối chiếu Bảng tính đổi năm lịch can chi thành năm dương lịch dưới đây sẽ biết năm Can- Chi

Ví dụ:

Năm 2020:60 =33 dư 40

Tra bảng thấy số 40 là

Canh Tý

 

Chi/Can

 

Giáp

 

Ất

 

Bính

 

Đinh

 

Mậu

 

Kỷ

 

Canh

 

Tân

 

Nhâm

 

Quý

04 16 28 40 52
Sửu 05 17 29 41 53
Dần 54 06 18 30 42
Mão 55 07 19 31 43
Thìn 44 56 08 20 32
Tị 45 57 09 21 33
Ngọ 34 46 58 10 22
Mùi 35 47 59 11 23
Thân 24 36 48 00 12
Dậu 25 37 49 01 13
Tuất 14 26 38 50 02
Hợi 15 27 39 51 03

Mẹo quy đổi năm dương lịch sang năm Can Chi

Con số cuối cùng của năm dương lịch ứng với các can:
0: canh (ví dụ canh tý 1780)
1: Tân
2: Nhâm
3: Quí
4: Giáp
5; Ất (ví dụ ất dậu 1945)
6: Bính
7: Đinh
8: Mậu
9: Kỷ
Địa chi năm lặp lại các năm theo bội số của 12 của năm tính
Ví du: 1924 1936 1948 1960 1984 1996 2008 2020 đều là năm Tý

Xác định Địa chi của tháng Âm Lịch

Tháng giêng âm lịch luôn luôn là tháng Dần, tháng Hai là Mão cứ tuân theo thứ tự đó đến tháng 11 là Tý tháng Chạp là Sửu (12 tháng ứng với 12 chi).

Tháng Tên (Việt) Tên (Hoa)
11 Tháng một (Tí) 十一月 shíyīyuè thập nhất nguyệt
12 Tháng chạp (Sửu) 十二月 shí’èryuè thập nhị nguyệt
1 Tháng giêng (Dần) 正月 zhēngyuè chánh nguyệt
2 Tháng hai (Mão) 二月 èryuè nhị nguyệt
3 Tháng ba (Thìn) 三月 sānyuè tam nguyệt
4 Tháng tư (Tỵ) 四月 sìyuè tứ nguyệt
5 Tháng năm (Ngọ) 五月 wǔyuè ngũ nguyệt
6 Tháng sáu (Mùi) 六月 liùyuè lục nguyệt
7 Tháng bảy (Thân) 七月 qīyuè thất nguyệt
8 Tháng tám (Dậu) 八月 bāyuè bát nguyệt
9 Tháng chín (Tuất) 九月 jiǔyuè cửu nguyệt
10 Tháng mười (Hợi) 十月 shíyuè thập nguyệt

Mười hai tháng âm lịch là khá gần với các sự kiện trong sự phát triển của thực vật và trong nông nghiệp, vì thế chúng còn có tên gọi khác theo các loài cây:

  • Chính nguyệt 正月: Tháng giêng (Latin: primus mensis)
  • Hạnh nguyệt 杏月: Tháng hoa mơ hạnh
  • Đào nguyệt 桃月: Tháng hoa đào
  • Mai nguyệt 梅月: Tháng hoa mơ mai
  • Lựu nguyệt 榴月: Tháng hoa lựu
  • Hà nguyệt 荷月: Tháng hoa sen
  • Lan nguyệt 蘭月: Tháng hoa lan
  • Quế nguyệt 桂月: Tháng hoa quế (lưu ý quế này thuộc chi Osmanthus họ Oleaceae, chứ không phải quế chi Cinnamomum họ Lauraceae)
  • Cúc nguyệt 菊月: Tháng hoa cúc
  • Lương nguyệt 良月: Tháng tốt lành
  • Đông nguyệt 冬月: Tháng mùa đông
  • Lạp nguyệt 臘月: Tháng chạp

Xác định Thiên Can của tháng Âm lịch

  1. Xác định Thiên Can của tháng Âm lịch
  2. Tháng giêng của năm có hàng can Giáp hoặc Kỷ (ví dụ năm giáp tý, kỷ hợi) là tháng Bính Dần.
  3. Tháng giêng của năm có hàng can Bính, Tân là tháng Canh Dần
  4. Tháng giêng của năm có hàng can Đinh, Nhâm là tháng Nhâm Dần.
  5. Tháng giêng của năm có hàng can Mậu Quí là tháng Giáp Dần

Trường hợp năm có tháng nhuận thì cứ theo tháng chính (không đổi).

Ngũ Hổ độn

Giáp Kỉ chi niên Bính độn Dần,

Ất Canh chi tuế Mậu tiên hành,

Bính Tân tuân tòng Canh thượng độn,

Đinh Nhâm nguyên tự khởi ư Nhâm;

Mậu Quý chỉ niên Dần bách Giáp,

Độn can hóa khí tất phùng sinh

Năm Giáp Kỉ Bính độn Dần,

Năm Ất Canh Mậu đi trước;

Bính Tân vòng theo Canh mà độn,

Đinh Nhâm vốn tự khởi ở Nhâm;

Năm Mậu Quý Dần độn Giáp,

Độn can hóa khí ắt gặp sinh.

Ngày âm lịch và ngày can chi chênh lệch nhau rất khó xác định vì âm lịch trong 19 năm có 7 tháng nhuận, lại có tháng đủ 30 ngày tháng thiếu 29 ngày theo trình tự không nhất định, nên tính ngày can chi theo dương lịch dễ hơn

  • Dùng lịch vạn niên
    • Lịch in
    • Phần mềm
  • Tính nhẩm khi biết mốc nào đó

Mỗi năm Dương lịch có 365 ngày, nghĩa là có 6 chu kỳ Lục thập hoa giáp cộng thêm 5 ngày lẻ hoặc 6 ngày lẻ (nếu là năm nhuận).

Nếu lấy ngày 1/3 là ngày khởi đầu thì các ngày có cùng can chi giống 1/3 là 30/4, 29/6,

28/8, 27/10, 26/12 và 24/2 năm sau.

Nếu biết ngày 1/3 hoặc một trong bảy ngày nói trên là ngày gì theo Can Chi, ta dễ dàng tính nhẩm những ngày bất kỳ trong năm dựa vào xác định ngày đó gần với ngày nào trong 7 ngày nói trên.

Nếu muốn tính những ngày 1/3 năm sau, ta chỉ cần cộng thêm số dư là 5 đối với năm thường hoặc là 6 đối với năm nhuận.

Thí dụ ngày 1/3/2019 là ngày Đinh Dậu, thì ngày 30/4/2019, 29/6/2019, 28/8/2019, 27/10/2019, 25/12/2019 và 24/2/2020 cũng là ngày Đinh Dậu. Từ đây có thể suy ra ngày 28/2/2020 là ngày Ất Sửu, 29/2/2020 là ngày Nhâm Dần (Năm 2020 là năm nhuận).

Ngày 1/3/2019 là ngày Đinh Dậu, vậy ngày 1/3/2020 là ngày Quý Mão (cộng thêm 6 do là năm nhuận)

Quy ước định giờ sinh can chi theo giờ hiện đại

Can Giờ/Can Ngày Giáp – Kỷ Ất – Canh Bính – Tân Đinh – Nhâm Mậu – Quý
Tý (23h-1h) Giáp Tý Bính Tý Mậu Tý Canh Tý Nhâm Tý
Sửu (1h-3h) Ất Sửu Đinh Sửu Kỷ Sửu Tân Sửu Quý Sửu
Dần (3h-5h) Bính Dần Mậu Dần Canh Dần Nhâm Dần Giáp Dần
Mão (5h-7h) Đinh Mão Kỷ Mão Tân Mão Quý Mão Ất Mão
Thìn (7h-9h) Mậu Thìn Canh Thìn Nhâm Thìn Giáp Thìn Bính Thìn
Tị (9h-11h) Kỷ Tị Tân Tị Quý Tị Ất Tị Đinh Tị
Ngọ (11h-13h) Canh Ngọ Nhâm Ngọ Giáp Ngọ Bính Ngọ Mậu Ngọ
Mùi (13h- 15h) Tân Mùi Quý Mùi Ất Mùi Đinh Mùi Kỷ Mùi
Thân (15h- 17h) Nhâm Thân Giáp Thân Bính Thân Mậu Thân Canh Thân
Dậu (17h-

19h)

Quý Dậu Ất Dậu Đinh Dậu Kỷ Dậu Tân Dậu
Tuất (19h- 21h) Giáp Tuất Bính Tuất Mậu Tuất Canh Tuất Nhâm Tuất
Hợi (21h-23h) Ất Hợi Đinh Hợi Kỷ Hợi Tân Hợi Quý Hợi
Thực tế giờ quy ước chỉ gần đúng mà thay đổi theo mùa:

→ Cần linh hoạt khi quy đổi giờ sinh

hiện đại sang giờ cổ

→ Dân gian lưu truyền nhiều bảng kinh nghiệm, song không chính xác, có thể sử dụng bảng của tác giả

Nguyễn Văn Chung trong cuốn Lịch Việt Nam & Cổ học Phương Đông

Với sự phát triển của Thiên văn học ngày nay: người ta đã tính toán được chính xác quỹ đạo của Mặt Trời, Trái Đất, các tinh tú khác, nên ta có thể sử dụng các kết quả tính toán này để quy đổi chính xác Website tham khảo: http://www.timeanddate.com/worldclock/sunrise.html

Trang này cho phép chúng ta tính toán giờ Chính Ngọ (Solar Noon) của một ngày nào đó tại một địa điểm nào đó. Ví dụ như hình dưới đây, giờ Chính Ngọ tại Hà Nội của các ngày đầu tháng 11/220 đến sớm khoảng 20p  so với bảng quy ước

LƯU Ý QUAN TRỌNG

❖  Việc định giờ rất quan trọng trong việc lập và giải đoán, bởi vậy mọi người cần phải CHÍNH XÁC GIỜ SINH mời mong tìm được lá số. Người giải đoán nên xem xét để tránh tình trạng xem nhầm giờ.

  • Về sử dụng giờ sinh tại nơi nào? Quan điểm của chúng tôi là dùng giờ sinh tại nơi sinh, không quy đổi theo địa lý. Ví dụ người Việt Nam sinh ở châu Âu thì lấy theo múi giờ tại nơi người đó
  • Các trình an sao online hiện tại dùng thuật toán tính lịch Âm Dương của tác giả Hồ Ngọc Đức

(http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/)

đều không tính đến sự thay đổi theo mùa hay theo địa phương (trong cùng một múi giờ, ví dụ Hà Nội, Sài Gòn), cần lưu ý khi gặp lá số có thông tin về giờ sinh ở các điểm ranh giới hai giờ.

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.