HỆ THỐNG THẦN SÁT CAN CHI NGŨ HÀNH

Đây là những thần sát bắt nguồn từ Thiên can Địa chi và Âm Dương Ngũ hành, chủ yếu có:

Thiên Âm, Ngũ hợp, Trừ thần, Minh phệ, Minh phệ đối, Bảo nhật, Nghĩa nhật, Chế nhật, Chuyên nhật, Phạt nhật, Bát chuyên, Xúc thủy long, Vô lộc, Trùng nhật, Thượng sóc, Trường tinh, Đoản tinh, Phản chi, Tứ ly, Tứ tuyệt, Khí vãng vong, Nhật lộc, Thiên ất Quý nhân, Thiện thần, Thiên quan quý nhân, Phúc tinh quý nhân, Ngũ bất ngộ thời, Lộ không, Nhật kiến, Nhập hợp, Nhật mã, Nhật phá, Nhật hại, Nhật hình, Tứ đại cát thời, Quý đăng thiên môn thời, Cửu sửu, Tuần không (tức Tuần trung không vong), Tiệt lộ không vong, Quế lộc, Nguyệt kỵ nhật, Đại thời, Lâm nhật, Phục nhật, Mẫn phiếm, Tam hợp, Phá loại ngũ quỷ,… Ngoài ra, khi Hoàng đạo thần và Hắc đạo lục thần đóng vai trò là thời thần và khỏi từ chi ngày thì cũng thuộc hệ thống này. Các thần Dương quý nhân, Âm quý nhân, Phi thiên bảo, Bính đinh địa hoa chi năm, Âm phủ Thái tuế, Phù thiên không vong và Thần hậu, Công tào, Thiên cang, Thắng quang, Truyền tống, Hà khôi, Lục hại,… lấy nạp giáp biến quái mà khởi cũng có thể quy vào hệ thống thần sát này.

Hệ thống thần sát này cũng có thiện ác, hợp kỵ khác nhau.

  • Thiên ân là thần ban ơn đức khoan dung với kẻ dưới, ngày này ban ơn, tặng thưởng, cứu giúp người cô quả, mở yến tiệc rất hợp.
  • Phá bại ngũ quỷ, “Hiệp kỷ biện phương thư” có nói: “Là quỷ khí quay trở lại, tượng trưng sự u minh, cho nên gọi là quỷ”. Ngũ quỷ là tinh khí Ngũ hành. Phương nó trị lý không được hưng công động thổ, nếu không thì hao tài tán của.
  • Bát phong là chỉ Bát quái, Bát tiết; Xúc thủy long chỉ Bính Tý, Quý Sửu, Quý Mùi. Ngày hai thần này trị lý không thể đi thuyền trên sông nước.
  • Bảo nhật, Nghĩa nhật, Chế nhật, Chuyên nhật, Phạt nhật: Can sinh chi gọi là Bảo, như ngày Giáp Ngọ; chi sinh can gọi là Nghĩa, như ngày Giáp Tý; can khắc chi là chế, như ngày Giáp Tuất. Ba ngày này lợi cho hành quan tác chiến; Chi khắc can là Phạt, như ngày Giáp Thân; Can chi Ngũ hành tương đồng gọi là Chuyên, như ngày Giáp Dần. Hai ngày này kỵ xuất quân chinh chiến, đánh thành chiếm đất.
  • Bát chuyên chỉ năm ngày Đinh Mùi, Kỷ Mùi, Canh Thân, Giáp Dần, Quý Sửu, đều kỵ xuất quân, cưới gả.
  • Vô lộc còn gọi là ngày “thập ác đại bại”, chỉ 10 ngày Giáp Thìn, Ất Tỵ, Canh Thìn, Tân Tỵ, Bính Thân, Mậu Tuất, Đinh Hợi, Kỷ Sửu, Nhâm Thân, Quý Hợi. Mười ngày này không có lộc gì cả, nên gọi là “Vô lộc”. Bởi vì lộc của Giáp ở Dần, lộc của Ất ở Mão (xem Ngũ hành ký sinh thập nhị cung), ngày Dần, ngày Mão trong tuần Giáp Thìn là “Không vong”, đối với Dần Mão là Thìn Tỵ, là “hư”, cho nên hai ngày Giáp Thìn, Ất Tỵ là vô lộc. Các ngày khác cũng vậy. Vì những ngày này là “Vô lộc”, “Không vong” cho nên muốn cầu tài phải tránh những ngày này.
  • Trùng nhật, chỉ ngày Kỷ Hợi, ngày này việc hung kỵ làm, nhưng việc cát thì vẫn làm được.
  • Ngũ hợp chỉ hai ngày Dần, Mão là ngày lành trong tháng, có thể kết hôn, họp bạn, lập khế ước giao dịch.
  • Ngũ ly chỉ hai ngày Thân, Dậu, là ly thần trong tháng, kỵ họp bạn, lập khế ước, nhất là kỵ kết hôn.
  • Phục nhật chỉ các ngày Giáp, Canh tháng giêng, tháng bảy; ngày Ất, Tân tháng hai tháng tám; ngày Mậu, Kỷ tháng ba, tháng chín; ngày Bính, Nhâm tháng tư, tháng mười; ngày Đinh, Quý tháng năm, tháng mười một. Những ngày này được coi là “khôi cương sở hệ chi thần”, kiêng làm việc hung, nhưng làm việc cát thì rất có lợi.
  • Ngày Minh phệ chỉ các ngày Canh Ngọ, Nhâm Thân, Quý Dậu, Nhâm Ngọ, Giáp Thân, Ất Dậu, Nhâm Dần, Bính Ngọ, Kỷ Dậu, Canh Thân, Tân Dậu. Những ngày này được gọi là “thần táng ngũ sinh”, dùng nó có thể được Kim kê minh ngọc, khuyển phệ thượng hô hạ ứng, vong linh yên ổn, con cháu giàu có, thịnh vượng, rất lợi cho việc chôn cất.
  • Minh phệ đối nhật, chỉ các ngày Quý Mão, Đinh Mão, Ất Mão, Nhâm Dần, Giáp Dần, Bính Dần, Canh Dần, Canh Tý, Nhâm Tý, những ngày này cũng rất có lợi cho việc an táng.
  • Tam hợp, dị vị mà đồng khí gọi là tam hợp, cụ thể chỉ Dần, Ngọ, Tuất là tam hợp Hỏa; Tỵ, Dậu, Sửu tam hợp Kim; Thân, Tý, Thìn là tam hợp Thủy; Hợi, Mão, Mùi là tam hợp Mộc. Những ngày này lợi kết hôn, hòa hợp giao dịch, động thổ xây cất, dựng cột lắp xà.
  • Lâm nhật, chỉ thượng lâm hạ, ngày này không được lâm dân tố tụng, chỉ các ngày Ngọ tháng giêng, Hợi tháng hai, Thân tháng ba, Sửu tháng tư, Tuất tháng năm, Mão tháng sáu, Tý tháng bảy, Tỵ tháng tám, Dần tháng chín, Mùi tháng mười, Thìn tháng mười một, Dậu tháng mười hai.
  • Đại thời, tức Hàm Trì, tượng tướng quân, Ngũ hành đến đây thì bại tuyệt, là ngày cực hung, chỉ có kiêng kỵ mà không hợp với việc gì cả.
  • Thượng sóc có nghĩa là khởi đầu, lại có nghĩa là hết, ở đây lấy nghĩa “hết”. Người xưa cho rằng, ngày Thượng sóc thì Âm Dương và đức đều hết, không cát lợi, do đó những việc như cưới hỏi, đi xa, nhậm chức,… đều kỵ. Như năm Giáp lấy Giáp làm đức, từ Giáp đến Quý gồm 10 chi. Quý của năm Giáp lại lâm vào Hợi, thì Quý là đức tận, Hợi là Âm tận. Vì vậy, năm Giáp lấy ngày Quý Hợi làm Thượng sóc. Cứ thế mà suy ra.
  • Phản chi, ngày Phản chi lấy sóc làm chính, người xưa “ghét nó sắp hết” cho nên ngày này kỵ dâng biểu chương.
  • Tứ ly, chỉ Âm Dương phân chí (tức Xuân phân, Thu phân, Đông chí, Hạ chí, với thập nhị chi là Tý Ngọ Mão Dậu). Trước những ngày đó một ngày kỵ xuất hành, chinh chiến.
  • Tứ tuyệt, chỉ một ngày trước tứ lập (Lập xuân, Lập hạ, Lập thu, Lập đông), kỵ xuất quân đi xa.
  • Ngày Nguyệt kỵ, ngưòi xưa coi các ngày 5, 14, 23 hàng tháng là ngày Nguyệt kỵ, việc gì cũng nên tránh những ngày này. Từ Đường, Tống về sau đều như vậy. Người xưa cho rằng, số 5 là số của trung cung trong Hà đồ, mà số 5 là tượng vua, cho nên dân gian kiêng dùng.
  • Tứ đại cát thời, ở 4 tháng mạnh (Dần, Thân, Tỵ, Hợi) lấy các giờ Giáp, Bính, Canh, Nhâm; ở 4 tháng trọng (Tý, Ngọ, Mão, Dậu) lấy các giờ Quý, Ất, Đinh, Tân; ở 4 tháng quý (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) lấy các giờ Cấn, Tôn, Khôn, Càn. Người xưa cho rằng, những giờ này, tứ sát đều lặn, cho nên cát tường, việc gì cũng làm được.
  • Ngũ bất ngộ thời, can giờ khắc can ngày thì gọi là “Ngũ bất ngộ thời”, những giờ này không thể hành quân tác chiến.
  • Cửu sửu: Ất, Mậu, Kỷ, Tân, Nhâm và tứ trọng Tý, Ngọ, Mão, Dậu được gọi là “Cửu sửu”, những ngày này “Thiên Địa qui ương”, không thể xuất quân, cưới gả, di chuyển, dựng nhà
  • Tuần trung không vong: 10 ngày là một tuần, Lục thập Giáp Tý có 6 tuần, lấy 10 can phối vói 12 chi, mỗi tuần đều có hai Địa chi không có Thiên can phôi hợp, hai chi đó gọi là “Không vong”.
  • Nhâm Quý là nước, đi đường mà gặp nước thì không đi được, do đó kỵ đi xa.
  • Tuế lộc, phương Lâm quan của can năm thì gọi là “Tuế lộc”. Sách trạch cát cho rằng, Lâm quan tốt hơn cả Đế vượng, vì Lâm quan có nghĩa là bắt đầu thịnh vượng, đang ở thế đi lên, còn Đế vượng là đã ở cực độ của thịnh vượng, không thể tiếp tục phát triển được nữa. Vì vậy Tuế lộc là tốt nhất.

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.