HỆ THỐNG THẦN SÁT NGUYỆT LỆNH

Hệ thống thần sát Nguyệt lệnh là hệ thống thần sát theo nguyệt kiến và tứ thời (tứ tự).

Thần sát của hệ thống này chủ yếu có Nguyệt Kiến, Nguyệt yếm, Địa hỏa, Yếm đối, Lục nghi, Thiên đạo, Thiên đức, Nguyệt đức, Thiên đức hợp, Nguyệt đức hợp, Nguyệt không, Thiên xá, Thiên nguyện, Nguyệt ân, Tứ tướng, Thời đức, Vương nhật, Quan nhật, Thủ nhật, Tướng nhật, Dần nhật, Cửu không, Cửu khảm, Cửu tiêu, Ngũ hư, Giải thần, Dịch mã, Thiên hậu, Thiên ngục, Thiên hỏa, Nguyệt sát, Nguyệt hư, Nguyệt hình, Nguyệt hạ, Du hạ, Thiên lại, Lục hợp, Binh cát, Ngũ phú, Thiên thương, Thiên tặc, Nguyệt an, Ngọc vũ, Kim đường, Kính am, Phổ hộ, Phúc sinh, Thánh tâm, Ích hậu, Tục thế, Dương đức, Âm đức, Thiên mã, Thổ phù, Đại sát, Quy kỵ, Hoàng đạo, Hắc đạo, Tam kỳ, Lâm nhật, Thổ nang, Tứ kích, Tử kỵ, Tứ cùng, Tứ hao, Tứ phế, Ngũ mộ, Vãng vong, Thiên nguyện, Nguyệt tư, Phục nhật, Âm Dương bất tướng, Đại hội, Tiểu hội, Hành ngân, Đinh lệ, Đơn Âm, Thuần Dương, Cô Dương, Thuần Âm, Tuế bạc, Trục trận, Âm Dương giao phá, Âm Dương kích xung, Dương phá Âm xung, Âm vị, Âm đạo Dương xung, Tam Âm, Dương thác, Âm thác, Âm Dương câu thác, Tuyệt Âm, Tuyệt Dương và 12 trực Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thu, Khai, Bế Thần loại tháng phần lớn thuộc hệ thống thần sát nguyệt lệnh.

Hơn 100 vị thần sát Nguyệt lệnh nói trên theo tính chất có thể phân thành 3 loại: (1) thiện, (2) ác, (3) vừa thiện vừa ác.

Thần thiện của hệ thông thần sát Nguyệt lệnh chủ yếu có Thiên đạo, Thiên đức, Nguyệt đức, Thiên đức hợp, Nguyệt đức hợp, Thiên xá, Thiên nguyệt, Thiên ân, Tứ tướng, Thời đức, Vương nhật, Quang nhật, Thú nhật, Tướng nhật, Dân nhật, Giải thần, Dịch mã, Thiên hậu, Lục hợp, Binh cát, Ngũ phú, Thiên thương, Yến an, Ngọc vũ, Kim đường, Kích an, Phổ hộ, Phúc sinh, Thánh tâm, Ích hậu, Tục thế, Dương đức, Âm đức, Thiên mã, Hoàng đạo, Lục thần, Nguyệt không,… Các vị thần này nói chung đều mang lại sự cát tường, thuận lợi, nhưng sức lực lớn nhỏ khác nhau, phạm vi ứng dụng cũng rộng hẹp khác nhau.

Ví dụ như Thiên đạo, Thiên đức, Nguyệt đức, Thiên đức hợp, Nguyệt đức hợp, Nguyệt ân thì làm gì cũng hợp, động thổ hưng công, cưới gả, xuất hành đều tốt cả. Đặc biệt Hoàng đạo lục thần, ngày mà các thần này trực thì các hung thần như Tướng quân, Nguyệt hình,… tất cả phải lánh xa, ngay cả Thái tuế cũng phải nhường phần nào. Hoàng đạo lục thần là cát tường nhất.

Chín vị Yến an, Ngọc vũ, Kim đường, Kính an, Phổ hộ, Phúc sinh, Thánh tâm, ích hậu, Tục thế xưa được gọi là “cửu thiện thần” đều rất cát lợi, nhưng không phải là việc gì cũng hợp mà chỉ tùy vào từng việc.

Sách trạch cát nói:

  • Yến an là cát thần trong tháng, ngày đó nên đi bảo vệ biên cương, xây lũy sửa thành;
  • Ngọc vũ là quý thần trong tháng, ngày đó nên xây cất nhà cửa;
  • Kính an là “thiên cung thuận”, ngày đó họ hàng hòa mục, định lễ nghi trên dưới, tổ chức ăn mừng, khen thưỏng là tốt nhất;
  • Phổ hộ là “thần của miếu thần”, ngày đó tế lễ cầu xin, tìm thầy chữa bệnh;
  • Phúc sinh là “phúc thần trong tháng”, rất nên cầu xin thần ban phúc;
  • Thánh tâm cũng là “phúc thần trong tháng”, ngày đó dâng sớ xin ân trạch rất để được ơn thánh đoái thương chiếu cố;
  • Ích hậu là “phúc thần trong tháng” , tục thế lại gọi là “thiện thân trong tháng”. Hai vị thần này rất hợp cho việc cưới xin, cầu tự, sắp xếp, bố trí nhà cửa, đồ đạc.
  • Nguyệt không là Dương thần trong tháng, ngày đó nên mưu tính kế sách.
  • Thiên nguyệt là thiện thần trong tháng, nên tổ chức hôn lễ, nạp tài, hoà thuận họ hàng.
    • Tứ tướng là vượng thần bốn mùa, rất thích hợp cho việc khởi công xây dựng, nuôi dạy con cái, trồng trọt cây cối, xuất hành, di chuyển.
    • Nhâm nhật, Quang nhật, Thủ nhật, Tướng nhật, Dân nhật đều là các thần trông coi việc trong tháng, hợp với việc thăng quan tiến chức, chính quyền thực hiện chính sách thân dân, tập tước thụ phong,… rất có lợi cho việc làm quan.
    • Giải thần là thiện thần trong tháng, ngày đó nên dâng đơn xin giải oan, rất dễ được việc.
    • Dịch mã là con ngựa trạm ngũ sắc lóng lánh hào quang, ngày đó phong quan, thưởng tước, hạ chiếu cho công khanh, viễn hành phó nhậm, dời nhà chuyển chỗ,… có thể được thuận lợi trên con đường sĩ tiến.
    • Thiên hậu là phúc thần trong tháng, ngày đó tìm thầy chạy thuốc, tế thần, cầu phúc rất tốt.
    • Lục hợp còn gọi là Vô dực, là thần đại diện cho nơi ở chung của mặt trăng và mặt trời, tốt nhất cho việc hội họp tân khách, kết hôn, lập khế khoán, giao dịch.
    • Binh cát là thần cát cho việc dùng binh trong tháng, ra quân xuất trận tốt.
    • Ngũ phú là thần giàu có, nên mua bán kinh doanh, khởi đầu công việc.
    • Thiên thương là thần coi kho trời, ngày đó nên sửa dựng kho tàng, nhận quan tước, nạp của, chăn nuôi.
    • Âm Dương bất tướng, theo các nhà Kham dư (tức nhà địa lý) là ngày cát, làm gì cũng tốt.

Thần ác trong hệ thống thần sát Nguyệt hỏa, chủ yếu gồm có Địa Hoả, Yếm đối, Cửu không, Ngũ mộ, Tứ hao, Tứ phế, Tứ kỵ, Tứ cùng, Cửu khảm, Cửu tiêu, Ngũ hư, Thiên ngục, Thiên Hỏa, Nguyệt sát, Nguyệt hư, Nguyệt hình, Nguyệt hại, Du họa, Thiên lại, Thiên tặc, Bình cấm, Địa nang, Thổ phù, Đại sát, Quy kỵ, Vãng vong, Hắc đạo lục thần, Hành ngận, Liễu lệ, Cô thần, Âm Dương giao phá, Âm Dương kích xung, Âm phá Dương xung, Âm đạo Dương xung, Âm thác, Dương thác, Âm Dương câu thác,… Các thần này đều hung nhưng mức độ hung ác có khác nhau.

  • Địa hỏa là hung thần trong tháng, ngày đó kỵ xây dựng vườn tược, trồng cây cối, nếu không thì những cây cối trồng ra sẽ bị Địa hỏa đốt cháy.
  • Yếm đối là thần xung của nguyệt yếm, ngày đó kỵ cưới gả, cũng kiêng đi thuyền vượt sông nước.
  • Cửu không là sát thần trong tháng, ngày này kỵ xây dựng, sửa chữa kho tàng, xuất nhập của cải, nếu không sẽ mất sạch tài sản, ngoài ra còn có ngũ hư. Nguyệt hư là thần hư hao trong tháng. Ngày đó kỵ mở kho xuất của, kỵ cho vay, ngay cả việc trồng trọt cũng kiêng, kết hôn, xuất hành cũng phải tránh.
  • Cửu khảm, Cửu tiêu đều là sát thần trong tháng, Cửu khảm kỵ đi thuyền, sửa đê, xây tường, lợp nhà. Cửu tiêu thì kỵ rèn đúc, trồng trọt, xây nhà, dọn vườn.
  • Thiên ngục là cấm thần trong tháng, ngày này kỵ kiện cáo, nạp đơn nhậm chức, đánh dẹp.
  • Thiên hỏa là hung thần trong tháng, tối kỵ xây cất nhà cửa, xuất thân chinh phạt, hội họp thân quyến, lấy vợ cũng kiêng.
  • Nguyệt sát là sát thần trong tháng, ngày này kỵ giữ tân khách, xuyên đục, kinh doanh, trồng trọt, nạp gia súc.
  • Nguyệt hại tức là lục hại trong tháng, ngày này kỵ công thành, dã chiến, chăn nuôi thú vật, kết hôn, mời thầy chữa bệnh, thu nạp nô tì.
  • Du họa là ác thần trong tháng, ngày này kỵ mời thầy thuốc chữa bệnh, kỵ cúng tế.
  • Thiên lại là hung thần trong tháng, ngày này kỵ nhậm chức, đi xa, tố tụng.
  • Thiên tặc là thần ăn trộm, ăn cướp trong tháng, ngày này kiêng đi xa, nếu không sẽ bị mất cắp.
  • Binh cấm là hung thần trong việc dùng quân, kỵ ra quân chinh chiến, duyệt binh, luyện binh cũng kiêng.
  • Địa nang và Thổ phù đều là Thổ thần, ngày này kỵ khơi mương, đào giếng.
  • Đại sát là Liêm sát trong tháng, ngày này kiêng ra quân đánh dẹp, kiêng cưới gả, nạp tài, dựng cột lắp xà, di chuyển chỗ ở, ra ở riêng,…
  • Quy kỵ và Vãng vong đều là hung thần trong tháng, việc di chuyển, lấy vợ, đi nhậm chức, ra quân, rời nhà đi xa đều không nên làm,
  • Ngày Hắc đạo lục thần trị lý không nên bắt đầu làm việc gì.
  • Còn một loại thần sát vừa hung vừa cát như: Nguyệt kiến là thần Dương kiến, ngày này không nên hưng công, động thổ, kết hôn, nhưng lại rất nên phong quan, thị sát, chiến đấu, công phạt. Tuy nhiên cần chú ý rằng, đánh du kích thì rất dễ thắng, nhưng tuyệt đối không thể thẳng hướng tấn công.
  • Hoặc như Nguyệt yếm, là thần Âm kiến, hướng thần này trị lý có kẻ cầu phúc, tránh họa nhưng lại không thể kết hôn hoặc vượt đường xa về nhà, dời chỗ. Nhưng cũng có người nói Nguyệt yếm tính tình ám muội, tư tà bất chính, làm gì cũng phải tránh.

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.