Nếu theo lãnh thuộc, các thần sát lại được chia thành 3 hệ thống lớn là Thái tuế, Nguyệt lệnh và Can chi Ngũ hành.

HỆ THỐNG THẦN SÁT THÁI TUẾ

Trong tất cả các thần sát, Thái tuế có vị cao nhất, sức mạnh nhất. Cuốn “Thần khu kinh” có nói: Thái tuế có tượng nhân quân (vua), Thái tuế dẫn đầu chư thần, đặt đúng phương vị, xoay chuyển thời tự tổng thành tuế công”, có thần uy không gì lớn hơn.

Vào năm Thượng nguyên gặp phải khốn đốn, Thái tuế khởi kiến ở Tý, mỗi năm chuyển một vị trí, 12 năm thì chuyển hết một vòng. Các thần sát đông đảo khác, thần nào tương kỷ, tương hợp với Thái tuế hoặc được Thái tuế sinh phù thì đều là cát thần. Thái tuế nâng đỡ đều là cát thần, như Tuế đức, Tuế quý, Tuế lộc, Tuế mã, Tấu thư, Bác sĩ,… cùng với Khai, Thành, Bình, Nguy, Trừ, Định,… đều được coi là cát thần, đều mang lại hạnh phúc cho người ta, vì các thần này đều tương đắc với Thái tuế, được Tuế quân yêu quý, còn những thần xung đấu với Thái tuế và bị Thái tuế khắc chế đều là hung thần. Như Tuế phá sở dĩ “phá” là vì không biết điều, đối đầu với Thái tuế, bị Thái tuế xung kích nên bị phá tán, lại còn vì vậy mà bị gọi là “Đại hao”; Âm phủ cũng là hung thần, bởi vì nó bị hóa khí của Thái tuế khắc chế; Niên khắc dĩ ác bởi vì nó bị nạp âm Ngũ hành của Thái tuế khắc… Qua đây có thể thấy, vua Thái tuế như một bạo chúa mà “ai chiều thuận thì hưng thịnh, ai chống lại thì bị diệt vong”, chỉ cần chiều thuận Thái tuế, dựa vào Thái tuế thì sẽ được Thái tuế ưa thích và trở thành cát thần mà người đời yêu mến, kính trọng.

Trái lại, phản đối Thái tuế, trái ý Thái tuế, chống lại Thái tuế, bị Thái tuế ghét thì sẽ trở thành ác sát hung thần mà người đời luôn tìm cách né tránh. Hơn nữa, “ông vua chuyên quyền độc đoán” này hầu như không cần phân biệt tốt xấu, trái phải, không cần lý lẽ gì hết, không cần biết là vô tình hay hữu ý, là chủ phạm hay là tòng phạm, cũng không cần biết trước kia biểu hiện tốt xấu ra sao, có thành tích công lao hay không, chỉ cần xúc phạm Thái tuế là bị Thái tuế trừng trị thẳng tay, do đó đã xấu lại càng xấu. Trái lại, chỉ cần chiều thuận Thái tuế, hợp ý Thái tuế, được Thái tuế ưa thích thì dù xưa kia đã từng bắt trộm con gái của Tây vương mẫu, đã cưỡng hiếp Hằng Nga, đã lừa gạt Phi Yến, tội ác tầy trời, cũng vẫn được Thái tuế bảo vệ, khen thưỏng, đã tốt càng tết thêm, thần hay ngưòi đều thế cả.

Chính vì Thái tuế có tính tình như vậy cho nên người đời chỉ lo trốn tránh Thái tuế. Theo sách cổ, từ cuốn đời Ân đã có tục né tránh Thái tuế. Sách “Thi tử” viết: Chu Vũ Vương đánh Trụ, đại thần là Ngư Tân can rằng: “Thái tuế ở phương Bắc, không nên Bắc chinh”, nhưng Vũ Vương đã không nghe. Sách “Tuân tử” cũng từng nói về việc này.

Ít nhất từ đời Hán cho đến trước khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, trong việc xây cất nhà cửa, việc di chuyển, dân gian vẫn tìm hết mọi cách để tránh Thái tuế.

“Hậu Hán thư, lai lịch truyện” chép: “Thời An đế, Hoàng thái tử Cảnh bị ốm, lánh đến quân vương, thánh xá của nhũ mẫu Dã Vương, đầu bếp của thái tử là Nhuế Cát cho rằng, thánh xá mới sửa chữa xong, khi làm đã phạm thổ, không thể ở lâu”.

Nhân dân đời Hán rất tin điều này. “Luận hành – Cơ nhật thiên” nói:

“Thế tục tin Tuế thần, Nguyệt thần, mà lại tin cả Nhật thần. Phàm có việc như ốm, chết, tai họa gì lớn thì bảo là xúc phạm tuế thần, nguyệt thần, nhỏ thì nói là không tránh ngày cấm. Tuế nguyệt đã được dùng, thì sách nhật cấm cũng lưu hành, người đời tin xằng bậy, các biện sĩ cũng không thể làm họ yên tâm”.

Sách “Di tử phát” nói: “Di chuyển cùng phương với Thái tuế là hung, xung nghịch Thái tuế cũng hung, cùng hướng với Thái tuế gọi là “Tuế hạ”, xung nghịch hướng Thái tuế gọi là “Tuế phá”, đều là đại hung. Ví dụ, Thái tuế ở Giáp Tý, thế là thiên hạ không được di chuyển theo hướng Nam Bắc, làm nhà, cưới hỏi càng phải tránh, mà nếu theo hướng Đông Tây, thì hoặc Đông nam, Đông bắc, hoặc Tây nam, Tây bắc thì mới được coi là cát.

Sách “Luận hành” còn ghi lại một tập tục đời Hán như sau:

“Thế tục động thổ khởi công cho rằng, Tuế nguyệt có sở thực, chỗ sở thực ấy phải có người chết. Giả sử Thái tuế ở Tý thì Tuế thực ở Dậu, tháng giêng kiến Dần thì Nguyệt thực ở Tỵ, hưng công ở hướng Tý, Dần thì nhà Dậu, Tỵ sẽ bị thực. Chỗ bị thực ấy phải treo vật Ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa. Giả sử Tuế nguyệt thực nhà phía Tây, thì nhà phía tây treo kim; Tuế nguyệt thực nhà phía đông thì nhà phía đông treo than. Rồi bằng lễ tế tự để trừ hung họa, tai ương. Cứ thế bắt chước nhau, ai cũng làm như vậy”.

Đây là một thói quen hình thành từ việc sợ Thái tuế.

Đến đời Tống, người ta càng tin sùng Thái tuế hơn nữa. Bất cứ có tai ách lớn nhỏ gì, người ta cũng đều đổ lỗi cho việc “phạm thổ” trong một lần xây cất nào đó. Do đó “Dung trai tùy bút” của Hồng mại, “Sưu thái dị văn lục” của Vĩnh Hanh đều nói:

“Trong việc xây cất nhà cửa, hễ gặp chút tai ách nhỏ nào, thế tục cũng đều cho là phạm thổ. Vì thế, Đạo gia có văn “Tạ thổ tư chương tiêu”.

Đến đời Thanh, tục tránh Thái tuế cũng không suy giảm. Những năm 20, 30 thế kỷ này, trong “Lịch đại phong tục sự vật khảo” quyển 27 đã khảo chứng tục tránh Thái tuế và nói “ngày nay trong xây cất nhà cửa, thế tục vẫn kỵ hướng Thái tuế, cho rằng phạm nó thì hung”.

Người xưa rất chú ý giữ gìn tránh kỵ Thái tuế trong xây cất nhà cửa, không dám “động thổ trên đầu Thái tuế cho rằng lỡ xúc phạm hoặc đào đến đất Thái tuế thì có thể dẫn đến thảm họa cả nhà tuyệt diệt.

Ngay vua chúa phong kiến mỗi lần tuần thú địa phương hoặc ra quân chinh phạt, mở rộng biên giới hoặc dựng xây cũng cẩn thận tránh hướng Thái tuế như bàn dân thiên hạ.

Tính chất chuyên chế ngang ngược đó của Thái tuế không những làm cho người phàm trần sợ xanh cả mặt, sởn cả tóc gáy, mà các thần sát trên trời cũng sợ hãi, bợ đỡ, nịnh hót, đua nhau chiều thuận. Do đó, dưới Thái tuế đã dần dần hình thành một đội ngũ thần sát ngày càng đông đảo, đây là hệ thống thần sát thứ nhất ảnh hưỏng đến cát hung của ngày giờ, phương vị, hệ thống thần sát coi Thái tuế là hạt nhân.

Hệ thống Thái tuế chủ yếu có những thần sát dưới đây:

  • Tuế phá, Đại tướng quân, Tấu thư, Bác sĩ, Lực sĩ, Tâm thất, Tâm quan, Tâm mệnh, Tang môn, Thái Âm, Điếu khách, Quan phù, Súc quan, Bạch hổ, Hoàng phan, Báo vĩ, Bệnh phù, Tử phù, Tiểu hao, Đại hao, Kiếp sát, Tai sát, Tuế sát, Phục binh, Đại họa, Tuế bình Đại sát, Phi liêm, Tuế đức, Tuế đức hợp, Kim thần, Tuế can hợp, Tuế chi đức,…
  • Thiện thần, quý thần và đức thần chỉ có 6 vị là Tấu thư, Bác sĩ, Tuế đức, Tuế đức hợp, Tuế can hợp, Tuế chi đức.

Thời gian mà những vị thần này trực, phương hướng mà các thần này đến, nói chung là vạn sự đại cát, không có gì phải kỵ. Tuy vậy, sức mạnh và trọng tâm chủ yếu của các vị thần là khác nhau Tuế đức có sức mạnh lớn nhất. Sách “Hội môn kinh” nói: “Chỗ Tuế đức quản lý, muôn phúc tu về, tai ương lánh hết, nên xây cất tu sửa sẽ được phúc”. Tuế đức chủ cương, Tuế đức hợp thì chủ nhu. Cho nên, cả hai tuy cùng là đức thần thượng cát, nhưng vì cương nhu khác nhau, nên phải phân biệt lựa chọn cho việc trong và việc ngoài.

Còn Tuế chi đức? Theo “Thần khu kinh”, Tuế chi đức là Đức thần trong năm. “Đức” có nghĩa là “được”, là “được phúc”. Chủ cứu người lâm nguy, giúp người nghèo khổ, phương thần này quản có lợi cho việc hưng công động thổ. Có vẻ như đây là vị thần duy nhất thiên về việc cứu giúp người nghèo hèn trong hệ thống Thái tuế, rất quý.

Tấu thư và Bác sĩ, dưới trướng Tuế đức, hai vị này cùng lo về tấu ký, một trông coi hồ sơ, chủ về việc tấu nghị. Vì vậy, tế hai thần này để cầu phúc, khen thưởng, tài năng sẽ rất dễ được như ý nguyện.

Ngoài 6 vị này ra, tất cả các thần sát khác trong hệ Thái tuế đều là ác thần. Khi các thần này trực ở những phương các thần này quản, việc hưng công động thổ, việc cưới gả, xuất hành, khai trương buôn bán,… đều nên tránh. Đương nhiên, các hung thần đông đảo này cũng chủ quản thiên về những loại công việc khác nhau. Có một số hung thần cá biệt cũng có thể mang lại cát tường cho một số việc cụ thể nào đó.

Ví dụ như cùng là việc xây cất thì Lực sĩ chủ về bệnh tật; Tang môn chủ về trộm cướp, mất người, mất của; Quan phù chủ việc kiện tụng; Súc quan chủ về tổn hại lục súc và mất của; Bạch hổ chủ về tai họa tang ma; Hoàng phan chủ việc có tổn thất; Bác sĩ chủ việc mất của hại người; Bệnh phù chủ tật bệnh; Tử phù chủ chết chóc; Đại hao chủ hao tài tốn của; Kiếp sát chủ mất trộm, mất cướp, bị chém giết; Tai sát chủ tai họa, bệnh tật; Tuế sát chủ hại con cháu, lợn gà; Phục binh, Đại họa chủ chết chóc binh đao; Tuế hình chủ kiện cáo; Đại sát chủ bị tội xử tử; Kim thần tàn ác nhất, nếu phạm vào sẽ có loạn lạc, chết chóc, hạn hán, lụt lội, ôn dịch, không chỉ gây hại cho một ngưòi một nhà mà nguy hiểm cho muôn dân; Tiểu hao ít độc ác hơn nhưng nếu phạm vào cũng có thê đánh rơi, bỏ quên của hoặc phải sợ hãi đến toát mồ hôi; Nhưng ở lúc, ở nơi Điếu khách đến phiên trực thì không những không được hưng công, động thổ mà còn không được đón thầy chữa bệnh, phúng viếng người chết, chôn cất người chết,…

Tuế phá, còn gọi là Đại hao là đối tượng xung phá của Thái tuế, bị Thái tuế làm cho tan vỡ. Đại tướng quân là đại tướng dưới quyền Thái tuế, “Thống ngự uy vũ, tổng lĩnh chiến phạt”. Những nơi nào hai thần này cai quản đều không được xây dựng gì, không được di chuyển, cưới gả, xuất hành, đi xa. Nhưng nếu xuất quân chinh phạt thì lại rất cát lợi. Nhưng cần chú ý rằng, Tuế phá chỉ có thể hướng tới mà không được xung. Đại tướng quân chỉ có thể quay lưng lại mà không thể hướng tới, nếu sai hướng thì sẽ chuốc lấy tai họa.

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.