Từ thuở xa xưa, người Babylon đã nghĩ ra loại lịch 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày. Và họ thêm vào một tháng để giữ cho nó phù hợp với các mùa trong năm. Người Ai Cập cổ đại là những người đầu tiên thay âm lịch theo mặt trăng bằng dương lịch theo mặt trời. Họ đã đo được năm mặt trời là 365 ngày, chia thành 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, và 5 ngày cuối cùng được xếp vào cuối năm. Và khoảng năm 238 trước CN, vua Ptolemy hạ lệnh đem một ngày thừa thêm vào các năm thứ tư, tương tự như năm nhuận hiện nay. Người Hy Lạp cổ đại dùng lịch âm dương, chia một năm thành 364 ngày. Người Hy Lạp là người đầu tiên đã chèn thêm các tháng dư vào lịch, dựa trên một cơ sở khoa học.

Lịch La Mã cổ đại, xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 7 trước CN, chia mỗi năm thành 304 ngày và thành 10 tháng. Mỗi năm bắt đầu từ tháng 3. Hai tháng một và 2 chỉ được thêm về sau, vào thế kỷ thứ 7 trước CN. Vì các tháng chỉ có 29 – 30 ngày nên cứ mỗi hai năm là phải chèn thêm vào một tháng. Các ngày trong tháng cũng được tính rất vụng về bằng cách căn cứ vào 3 ngày chuẩn để làm mốc. Đó là ngày calend, hay là ngày đầu tháng, ngày ide hay là ngày giữa tháng ( thường rơi vào khoảng ngày 13 hoặc 15) và ngày none tức là ngày thứ 9 trước ngày ide. Do cách phân chia không được khoa học lắm, nên loại lịch này đã trở nên cực kỳ rối rắm, nhất là khi nó bị các nhà cầm quyền và quan chức La Mã lợi dụng để kéo dài nhiệm kỳ, cũng như trì hoãn hoặc thúc đẩy nhanh các cuộc tuyển cử.

LỊCH JULIUS

Một biến cố mang tính quyết định trong lịch sử của lịch là ngày chiến thuyền La Mã cập bến Ai Cập vào năm 48 trước CN. Người chỉ huy lúc đó là Julius Caesar trên đường truy sát Pompey Đại đế. Tình cờ Caesar đến Alexandria và ông thấy bị hấp dẫn bởi vẻ đẹp mê hồn của kinh đô kiều diễm này. Trải qua nhiều thế kỷ, Alexandria thuở đó là trung tâm của văn hóa Hy Lạp cổ, thu hút biết bao học giả, văn nhân nghệ sĩ từ khắp nơi ở Châu Á và Châu Âu, trong đó có cả những nhà thiên văn nghiên cứu cách xác định thời gian. Chính tại nơi đây, Cacsar đã gặp người đàn bà định mệnh của mình là Nữ Hoàng Cleopatra, người tình nổi tiếng nhất của ông. Cuộc tình này đã đem lại cho thế giới một cuốn lịch mới, về sau gọi là lịch Caesar.

Lúc đó Cleopatra mới 21 tuổi và đang tiến hành cuộc nội chiến với em trai mình là Ptolemy XIII. Caesar đã giúp cho Cleopatra chiến thắng, tiếp theo đó là những yến tiệc thâu đêm suốt sáng. Các sử gia về sau thắc mắc không hiểu họ đào đâu ra thời gian để làm lịch!

Julius Caesar trở về La Mã vào năm 47 trước CN và đã ra lệnh ghép Dương lịch Ai Cập vào Âm lịch La Mã. Đến năm 45 trước CN, theo lời khuyên của nhà thiên văn học người Hy Lạp là Soslgenes, Caesar quyết định sử dụng lịch theo hệ mặt trời. Lịch này còn gọi là lịch Julius, tức Dương lịch hiện nay, chia mỗi năm thành 365 ngày, và cứ cuối mỗi bốn năm thì có năm nhuận 366 ngày. Mặc dù đã được cải thiện như vậy nhưng lịch Jullus vẫn trễ mỗi năm khoảng 11 phút.

Lúc bấy giờ lịch La Mã có rất nhiều khuyết điểm, mỗi năm chậm khoảng 80 ngày! Để điều chỉnh điểm này, Caesar đã cho sửa lịch La Mã thành 365 ngày bằng cách ban hành một đạo luật gây xáo trộn tận gốc rễ mọi niên biểu thời gian, ông đã cho kéo dài năm 46 trước CN thêm 80 ngày nữa thành 445 ngày, để chuẩn bị việc áp dụng lịch mới. Caesar gọi năm đó là Ultimus annus confusionis (năm xáo trộn cuối cùng).

Lịch Julius cũng sắp xếp thứ tự các tháng và các ngày trong tuần như lịch hiện nay. Và khoảng năm 44 tr.CN, Julius Caesar ra lệnh đổi tên tháng Quintilis thành Julius (tháng 7) theo tên của mình, về sau tháng Sextilis được đổi thành Augustus (tháng 8) để tôn vinh hoàng đế Caesar Augustus, người kế vị Julius Caesar. Một số tài liệu đáng tin cậy vẫn cho rằng chính Augustus là người qui định lại số ngày trong tháng, như ta vẫn dùng hiện nay.

Ba thế kỷ sau, dưới thời Constantine Đại đế, lịch Julius lại thay đổi một lần nữa. Là một Hoàng đế ham kiến tạo và chinh phục như Caesar, Constantine đã ủng hộ và bảo vệ cho KITÔ giáo, mà sau này biến thành quốc giáo tại La Mã. Xuất phát từ ý đồ muốn sắp lại trật tự trong chính trị và tôn giáo, ông cũng tìm cách sắp xếp lại thời gian bằng cách chuyển đổi lịch Julius thành lịch chính thức của Giáo hội La Mã . Về cơ bản thì cấu trúc chính yếu của lịch vẫn giữ nguyên, nhưng chi tiết thì có thay đổi. Chính điều này đã phủ thêm lên lịch Julius cái áo choàng quyền lực: Thế quyền lẫn thần quyển. Lịch mới này đưa vào một lọat các ngày lễ hội, bao gồm cả vào năm 321 sau CN, việc quy định ngày chủ nhật là ngày thiêng liêng dành để nghỉ ngơi và thờ phụng. Điểu này lần đầu tiên đã chính thức xác lập tuần lễ gồm 7 ngày trong đế quốc La Mã và vể sau được phổ biến trên toàn thế giới.

Constantine đã tạo một sự chuyển đổi sâu sắc từ lịch Julius sang lịch được kiểm soát bởi giáo hội KITÔ đầy quyền lực. Khi quyền lực của La Mã sụp đổ, thì lịch La Mã trở thành lịch thiêng liêng của Giáo hội. Không ai dám thay đổi lịch này nữa vì người ta tin rằng chính Thượng đế đã quy định lịch này, ngay cả việc mỗi năm nó chậm mất 11 phút và 14 giây so với thời gian thực!

Chính lễ Phục sinh lại khiến mọi sự trở nên phức tạp. Ban đầu các người lãnh đạo giáo hội đã khuyến cáo cách tính ngày chúa Jesus phục sinh bằng một công thức rối rắm. Họ kết án các thế hệ tu sĩ, kể cả Dennis nhỏ bé, là đã hoài công làm một việc phù phiếm là xác định chính xác ngày Lễ Phục sinh.

Trong suốt một thời gian dài khi Châu Âu đắm chìm trong bóng đêm thời Trung Cổ dưới sự thống trị của Giáo hội La Mã, thì lịch vẫn tiếp tục vận hành sai lệch. Cuối cùng, 1 phút dư mỗi năm dồn lại thành một số ngày, làm cho lịch chạy chậm hơn năm thực theo hệ mặt trời. Nhưng bởi vì lịch Julius lúc đó đã được xem như linh vật của Giáo hội, nên có những học giả biết rõ điều này mà vẫn không dám nói vì sợ bị kết tội là tà giáo. Thuở đó, mọi tư tưởng khác với những gì do Giáo hội qui định đều bị kết tội và dàn hoả thiêu đã đặt một dấu chấm hết cho mọi nỗ lực muốn sửa sai lịch Julius !. Một học giả người Anh, vừa là thầy dòng, tên là Roger Bacon bị bỏ tù năm 1278 vì dám thách thức với Chính Thống giáo của Giáo hội vể sai lầm này. Bacon cực kỳ phẫn nộ vì ông cho rằng các ngày lễ Phục sinh và mọi ngày lễ tôn giáo khác được tổ chức sai ngày.

LỊCH GRECORIUS:

Năm theo lịch Julius thì dài hơn năm mặt trời 11 phút và 14 giây. Đến khoảng năm 1582 thì khoảng thời gian dôi ra này, dồn lại thành 10 ngày, khiến cho các ngày lễ của Giáo hội La Mã không còn xảy ra đúng vào mùa thích hợp nữa. Thế nhưng phải cần đến 3 thế kỷ, Giáo hội La Mã mới buộc lòng chấp nhận rằng lịch của Giáo hội có nhiều thiếu sót cần phải điểu Chỉnh lại. Đến thời điểm này thì số ngày sai lệch, tính dồn từ 11 phút mỗi năm, đã lên đến 10 ngày, khiến cho ngày Xuân phân rơi vào ngày 11 thay vì 21 tháng 3.

Cuối cùng, để cho ngày Xuân Phân vẫn xảy ra đúng vào ngày 21 tháng 3, như nó đã xảy ra đúng vào năm 325 sau CN, là tức năm đại hội Nicaea lần thứ nhất, vào buổi sáng 24 tháng 2 năm 1584, Đức Giáo hoàng Gregorius VIII ban hành một sắc lệnh cho phục hồi lịch Âu Châu trở lại đúng với năm Dương lịch theo thực tế. Trọng tâm của cuộc cải cách này là Luật năm nhuận thế kỷ. Theo luật này, thì chỉ có năm thế kỷ nào chia hết cho 400 mới là năm Nhuận. Ví dụ năm 2000, 1600 là năm Nhuận nhưng các năm thế kỷ như 1700, 1900 .. . không phải là năm nhuận. Luật này bù được khoảng thời gian 11 phút bị mất nếu tính theo lịch Julius. Giáo hoàng Gregory sửa lại khoảng thời gian lệch 10 ngày bằng cách loại bỏ các ngày dư đó để phục hồi lịch trở lại với vị trí đúng của nó. Việc cắt bỏ các ngày thừa này xảy ra vào tháng 10 năm 1582, khi ngày 4 thứ ba không dược kế tiếp bởi ngày 5 thứ tư mà lại là ngày 15 thứ tư.

Ở Franfurt (bây giờ là nước Đức) dân chúng nổi lọan vì cho rằng Giáo hoàng đã “ăn cắp” của họ mất 10 ngày ! Các chủ ngân hàng cũng đâm ra lúng túng vì không biết phải tính toán lãi suất ra làm sao với tháng chỉ có 21 ngày. Những tín đồ Tin lành, vốn từ lâu dã phản kháng quyền uy của Giáo hội KITÔ giáo, lợi dụng cơ hội này để công kích việc cắt bỏ 10 ngày, cho đó là việc làm của quỷ sứ ! Trong nhiều năm trời, các quốc gia theo đạo Tin lành không chịu chấp nhận lịch Gregorlus, chẳng hạn như trong Giáo hội Chính Thống giáo phương Đông. (Eastern Orthodox Church). Có một vài nước lại tiếp tục sử dụng hai lịch song song dù giữa chúng lệch đi 10 ngày.

Lịch Gregorius dần dần được chấp nhận ở khắp châu Âu. Nó lan dần sang các nước phương Tây và một số nước ở châu Á. Phải chờ mãi đến năm 1752, khối Tây Âu mới có bước cải cách nữa do nước Anh thực hiện. Vào khoảng thời gian đó, số ngày lệch theo lịch Julius lại tăng thêm 1 ngày, làm cho số ngày chênh lệch lên đến 11 ngày. Nghị viện nước Anh đã họp lại và ban hành một đạo luật thực hiên một sự thay đổi: ngày 2/9 được đổi thành ngày 14/9. Dân chúng tại Luân Đôn nổi lọan kêu gào khẩu hiệu: “Hãy trả lại chúng tôi 11 ngày”. (“Give us back our eleven days.”)

Gần 200 năm nữa trôi qua, phần lớn các quốc gia trên thế giới mới chấp nhận lịch Gregorius. Một số dân tộc không chịu chấp nhận lịch Gregorius mãi đến khi họ bị cưỡng chế bởi chủ nghĩa đế quốc của Châu Âu. Chính quyền Xô viết bắt đầu dùng lịch Gregorius từ năm 1918. Ở Hy Lạp, lịch Gregorius được sử dụng từ năm 1923 cho các mục đích dân sự. Nhưng nhiều quốc gia là thành viên của Giáo hội Hy Lạp vẫn tiếp tục dùng lịch cũ, tức là lịch Julius, trong các ngày lễ tôn giáo. Một trong những quốc gia cuối cùng chấp nhận chuyển đổi hệ thống của mình sang lịch mới là Trung Quốc. Mãi đến năm 1912, chính quyền Trung Quốc vẫn phản đối lịch phương Tây vì họ vẫn thích loại lịch cũ của nước mình hơn. Mọi chuyện thực sự đổi thay vào năm 1949 sau khi giải phóng Trung Quốc, lãnh tụ Mao Trạch Đông ban bố lệnh lưu hành lịch Gregorius thay cho Âm lịch, vì ông tin rằng việc thay đổi âm lịch Trung Quốc bằng lịch Gregorius là một bước tiến căn bản đến công cuộc hiện đại hóa đất nước. Chính mệnh lệnh của Mao Trạch Đông đã chấm dứt cuộc chinh phục trên phạm vi toàn cầu của cuốn lịch mang tên Giáo Hoàng Gregorius XIII.

Lịch Gregorius còn được gọi là lịch Ki Tô giáo, vì nó dùng ngày sinh của chúa Jesus làm ngày khởi đầu. Niên đại trước ngày này được gọi ký hiệu là BC (before Christ : trước đấng Christ), và niên đại sau ngày này được ký hiệu là AD (tiếng La tinh “anno domini”, có nghĩa là “trong năm của Chúa”). Mặc dầu ngày sinh của chúa Jesus là ngày 25/12 năm một AD, nhưng các học giả vẫn chọn năm 4 BC.

Bởi vì lịch Gregorius vẫn còn kế thừa các tháng không đều nhau, cho nên dần dần dẫn đến các ngày tháng cũng sai khác nhau. Do đó, có nhiều đề nghị đưa ra để cải cách lịch này, gọi là lịch cải cách. Theo lịch này thì một năm được chia thành 13 tháng bằng nhau. Thế nhưng đến nay lịch cải cách vẫn không được áp dụng.

LỊCH AZTEC:

Lịch Aztec là hệ thống do dạc thời gian của người Aztec, một dân tộc sinh sống khoảng thế kỷ 15 và 16, cai trị ở vùng đất hiện nay là miền Bắc và miền Trung Mexico. Lịch Aztec là một hệ thống phức tạp gồm các nghi lễ và tín ngưỡng tôn giáo, trong đó có cả việc hiến tế người. Là dân tộc nông nghiệp, người Aztec tin rằng các nghi lễ như thế sẽ đảm bảo cho thiên nhiên vận hành liên tục và đem lại sự màu mỡ cho ruộng đồng, giúp cho mặt trời xuất hiện mỗi ngày và có mưa vào mùa hè.

Người Aztec sử dụng hai loại lịch khác nhau, một loại có 260 ngày, loại kia có 365 ngày. Lịch 260 ngày, có tên là tonalpohualli, là lịch linh thiêng, được các pháp sư dùng để dự đoán mọi việc trong tương lai. Lịch tonalpohualli được chia thành 20 giai đoạn, mỗi giai đoạn gổm 13 ngày. Trong hệ thống chữ tượng hình của người Aztec, thì mỗi giai đoạn được ký hiệu bằng một biểu tượng, ví dụ như nước, con thỏ hoặc một con dao. Ở mỗi giai đoạn thì các ngày trôi qua được đánh dấu bằng cách ghi một dấu chấm vào biểu tượng dó. Ví dụ “ngày 6 thỏ” có nghĩa là ngày thứ 6 trong giai đoạn “thỏ”, căn cứ theo 6 dấu chấm trên biểu tượng con thỏ.

Người Aztec lạl dùng lịch 365 ngày, căn cứ theo chu kỳ trái đất quay xung quanh mặt trời. Lịch này được gọi là xiuhpohualli ( để đếm ngày và tháng) hoặc xihuitl ( dùng để đếm năm), nó qui định các nghi lễ tôn giáo quan trọng và công việc cho những vụ mùa, như cày cấy hay thu hoạch. Mỗi năm được chia làm 19 giai đoạn. 18 giai đoạn đấy có 20 ngày cho mỗi giai đoạn, và giai đoạn cuối cùng là giai đoạn 19 chỉ có 5 ngày. Giai đoạn cuối cùng này được xem như là quãng thời gian xui xẻo, có nhiều sự cố rủi ro xảy ra. Trong 18 giai đoạn đầu đều có các ngày lễ riêng cho mỗi giai đoạn, và các ngày lễ này đều gắn liền với chu kỳ nông nghiệp trong năm. Cũng giống như lịch tonalpohualli 260 ngày, các ngày của lịch xiuhpohualli cũng được ghi chú bằng các biểu tượng và dấu chấm. Năm được biểu thị bằng sự ghép đôi một trong bốn biểu tượng “con thỏ, cây sậy, ngôi nhà và con dao” với từ một đến 13 dấu chấm. Để tránh sự lẫn lộn giữa ngày và năm, biểu tượng ghi chú cho năm được đặt trong một hình vuông, trong khi biểu tượng ghi chú cho ngày thì để nguyên. Với hệ thống này, người Aztec đã đặt được tên riêng cho 52 năm khác nhau.

Tảng đá ghi lịch của người Aztec

Cứ mỗi 52 năm theo lịch) 365 ngày, hay 73 năm theo lịch 260 ngày, thì các chu kỳ của lịch 365 ngày và lịch 260 ngày lại trung nhau, đánh dấu đoạn cuối của quãng thời gian một thế kỷ” của người Aztec. Cuối mỗi chu kỳ 52 năm sẽ diễn ra các nghi thức tôn giáo vô cùng long trọng, được xem như dùng để làm hồi sinh lại mặt trời. Để sửa soạn cho các nghi lễ này, mọi người phải ăn kiêng và tắt lửa. Họ cũng phải đập phá tất cả đổ đạc trong nhà. Khi mặt trời lặn vào ngày đó, mọi người đều suốt đêm hồi hộp chờ đợi mặt trời hồi sinh vào sáng hôm sau để bắt đầu một chu kỳ mới. Các pháp sư Aztec, ăn mặc như thần linh, tiến hành một đám rước từ thủ đô Tenochtitlân đến ngọn đồi thiêng nằm ở phía Nam thành phố Huixachtlan. Ở đó, các pháp sư sẽ tiến hành nghi thức “lửa mới” và hiến tế các tù binh. Trong nghi thức này, các pháp sư sẽ dùng dụng cụ bằng gỗ để lấy lửa và châm ngọn đuốc trên thi thể nạn nhân. Ngọn lửa đó được thắp sáng bùng lên và được phân phối khắp lãnh thổ để mọi người dân đem về châm vào lò lửa trong nhà.

LỊCH MAYA:

Nền văn minh Maya là nền văn minh bản xứ thời cổ ở Châu Mỹ. Nó đại diện cho nền văn minh tiên tiến nhất ở phương Tây trước khi người Âu đặt chân đến. Dân tộc Maya sống ở vùng hiện nay thuộc Đông Nam Mexico, Guatemala, Belize, El Salvador và phía tây Henduras. Nền văn hóa Maya đạt đến cực điểm vào giai đoạn khoảng từ 300- 900 sau CN. Người Maya đã xây dựng những tòa tháp, những điện thờ và những pho tượng bằng những tảng đá khổng lồ và đã có những thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực toán học và thiên văn học mà hiện nay vẫn còn được ghi lại trong hệ thống chữ tượng hình.

Sau năm 900, dân tộc Maya suy tàn một cách đầy bí ẩn tại phía nam Guatemala, về sau họ phục hồi lại tại vùng bắc châu thổ Yucatán, và tiếp tục thống trị vùng này cho đến khi bị Tây Ban Nha xâm lược vào thế kỷ 16.

Mặc dù các công trình bằng đá của người Maya là tuyệt phẩm nhưng thành tựu nổi bật nhất của họ lại là lĩnh vực toán học và thiên văn học. Một trong những thành tựu xuất sắc của họ là hai hệ thống lịch dùng song song, giống như hệ thống lịch của người Aztec. Một hệ thống lịch dựa theo mặt trời gồm 365 ngày, một hệ thống lịch chỉ có 260 ngày trong một năm, dùng để tính các ngày tốt xấu, được xem như là cuốn Lịch thiêng liêng. Bất kỳ ngày nào cũng được chĩ rõ tên trong cả 2 loại lịch (có lẽ giống như loại lịch Âm Dương phổ biến hiện nay). Bạn hãy tưởng tượng hai cuốn lịch này như hai bánh răng cưa có độ lớn khác nhau, ăn khớp vào nhau tại một điểm nào đó bên ngoài vành, khi hai bánh xe cùng chuyển động thì các diểm khác tiếp tục được khớp vào, tên của mỗi ngày được xác định bằng cách gắn một tên bên lịch 365 ngày và một tên bên lịch 260 ngày. Điều này cũng tương tự như cách gọi tên bằng thiên can và địa chi trong lịch vạn niên.

Các nhà thiên văn Maya đã có thể tính được bài toán khó về lịch, như tìm được thứ của ngày cách mấy ngàn năm, trong quá khứ hoặc tương lai. Họ dùng cả khái niệm zero, một bước tiến nhảy vọt trong khái niệm toán học. Mặc dù không có các khái niệm số thập phân và phân số nhưng họ đã thực hiện được những tính toán chính xác về thiên văn học bằng cách bỏ bớt hay thêm vào các ngày lịch của họ. Chẳng hạn, trải qua suốt 1000 năm quan sát chuyển động của sao kim (venus) với chu kỳ trọn vẹn là 583.92 ngày, các nhà thiên văn Maya đã tính toán được thời gian một năm theo sao Kim là 584 ngày. Đây quả là điều đáng khâm phục, khi mà lịch pháp Châu Âu vẫn còn đang ở trong thời kỳ bước đi khập khiễng.

Phương pháp ghi lại thời gian của người Maya như sau : họ giả lập một điểm cố định để làm căn cứ rồi đếm ngày theo từng khoảng thời gian theo các con số 1,20, 360, 720 và 144,000

STONEHENGE

Stonehenge không phải là một loại lịch, mà là tế đàn của người tiền sử, đặt tại bình nguyên Salisbury phía Bắc thành phố Salisbury nước Anh, đánh dấu giai đọan cuối thời kỳ đồ đá và đầu thời kỳ đồ đồng (khoảng 3000 – 1000 trước CN). Chúng tôi đưa vào đây bởi vì nó là công cụ dùng để nghiên cứu lịch rất độc đáo của người tiền sử, với độ chính xác rất đáng kinh ngạc

Stonehenge đã mất đi ý nghĩa thiêng liêng vào khoảng từ năm 55 trước CN đến năm 410 sau CN, sau khi bị quân đội La Mã phá huỷ bằng cách xô ngã các tảng đá dựng thẳng đứng. Cũng giống như các tháp Chàm còn lại ở Việt Nam, chức năng của Stonehenge vẫn là vấn đề phỏng đoán.

Đến năm 1964, nhà Thiên văn học người Mỹ là Gerald S. Hawkins báo cáo là đã tìm thấy, bằng sự hỗ trợ của máy vi tính, những thông tin về thiên văn dựa trên vị trí các thiên thể vào năm 1500 trước CN, là năm mà Stonehenge được sử dụng. Theo Hawkins, cấu trúc phức tạp của Stonehenge rất có thể được dùng để dự đoán các thời điểm hạ chí, đông chí và xuân phân, thu phân, cùng nhật thực, nguyệt thực . Hơn thế nữa, các thông tin khác nhau liên quan đến mặt trời và mặt trăng cũng có thể đã được dự đoán chính xác một cách kỳ lạ. Hawkins kết luận Stonehenge chính là công cụ để dự đoán vị trí tương đối của mặt trăng, mặt trời và do đó có thể dự đoán các mùa, và rất có thể nó đã được người tiền sử dùng như một cuốn lịch xem ngày.

LỊCH CỘNG HOÀ PHÁP:

Lịch cộng hoà Pháp được bắt đầu sử dụng từ năm 1793, trong suốt thời kì cách mạng Pháp, để thay cho lịch Gregorlus và để kỷ niệm ngày thành lập nên Đệ nhất Cộng hoà Pháp. Theo lịch này thì mỗi năm được chia thành 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày và được chia thành 3 đơn vị nhỏ gọi là dẻcade gồm 10 ngày. Ngày cuối cùng của mỗi dẻcade được xem như là ngày nghỉ. Năm ngày cuối cùng (tức từ ngày 17 đến 21 tháng 12 theo lịch Gregorius ) được coi như ngày Quốc Khánh. Năm đầu tiên theo hệ thống lịch này được gọi là An I ( năm thứ nhất), năm thứ hai là An 2, và tiếp tục như thế (An có nghĩa là “năm” trong tiếng Pháp).

Cứ 3 tháng lại được gán cho mỗi mùa. Các tháng mùa thu được gọi là Vendẻmiaire (tháng nho), Brumaire (tháng sương mù) và Frimaire (tháng giá); các tháng mùa đông được gọi là Nivôse (tháng tuyết), Pluviôse (tháng mưa) và Ventôse (tháng gió), Florẻal (tháng hoa nở), Prairial ( tháng đồng cỏ ); các tháng mùa hè được gọi là Messidor (tháng gặt), Thermidor ( tháng nóng ), và Fructidor (tháng hoa quả). Lịch này không kéo dài được bao lâu vì Napoleon đệ nhất đã ra lệnh huỷ bỏ nó vảo tháng 8 năm 1805.

CÁC LOẠI LỊCH TÔN GIÁO:

Như đã nói ở trên, lịch Gregorius trên cơ bản là lịch của Ki Tô giáo. Lịch chính thức của giáo hội Ki Tô giáo có các ngày nghỉ và ngày lễ, căn cứ trên các ngày của lịch dân sự. Các ngày này bao gồm các ngày lễ cố định như lễ Giáng Sinh, và các ngày lễ khác có tính uyển chuyển hơn tuỳ thuộc vào ngày lễ Phục Sinh. Cuốn lịch quan trọng nhất của Giáo hội đã được Furius Dionisius Philocalus biên dịch vào khoảng năm 354.

Vào thế kỷ 16, một cuộc cách mạng tôn giáo lớn nhất trong lịch sử Ki Tô giáo đã xảy ra, chấm dứt uy quyền độc tôn của Giáo hoàng ở Âu Châu, và mở đầu cho việc thành lập giáo hội Tin lành ở Anh. Giai đoạn này được lịch sử Tây phương gọi là thời kỳ Cải cách (Retormation). Cùng với các trào lưu triết học nghệ thuật trong thời kỳ Phục hưng trước đó và cuộc cách mạng Pháp sau đó, nó đã làm thay đổi hẳn gương mặt của nền văn minh Âu Châu. Sau thời kỳ này, giáo hội của các nước Đức và Anh vẫn tiếp tục sử dụng lịch của giáo hội La Mã. Lịch của giáo hội Tin lành chỉ giữ lại các ngày lễ có xuất xứ trong Kinh Thánh.

Ngoài ra còn có một vài loại lịch khác dựa trên tôn giáo. Ví dụ lịch Do Thái cổ duy trì không đổi mãi kể từ khoảng năm 900. Đó là lịch chính thức của nhà nước Do Thái hiện nay và dược người dân Israel sử dụng khắp thế giới như là lịch tôn giáo. Phổ hệ của người Do Thái được tính từ năm 3671 tr CN, là ngày vũ trụ được sáng tạo theo kinh Cựu ước. Lịch Do Thái dựa trên các tháng âm lịch 29 ngày, và thay đổi thành 30 ngày, Cứ 3 năm thì chèn thêm một tháng, căn cứ trên chu kỳ 19 năm. Ngày tháng trong lịch Do Thái được ký hiệu là AM (tiếng Latin là anno mundi, có nghĩa là “năm của thế giới”) và BCE ( before the common area: trước kỷ nguyên chung).

Một loại lịch tôn giáo khác nữa là lịch Islam, theo âm lịch và được sử dụng tại tất các quốc gia Hổi giáo. Lịch này được đánh dấu từ năm 622, sau ngày Hegira – tức là ngày nhà tiên tri Mohammed chuyển từ Mecca đến Medina. Loại Islam gồm 12 tháng âm. Một chu kỳ của nó gổm 30 năm, trong đó các năm thứ 2, 5, 7, 10, 13, 16, 18, 21, 24, 26 và 29 là các năm nhuận, có 355 ngày. Các năm khác chỉ có 354 ngày.

Lịch Phật giáo bắt đầu từ năm 544 BC, được xem là năm đức Phật đản sanh.

CÁC LOẠI LỊCH CẢI CÁCH:

Lịch cải cách là một nỗ lực muốn khắc phục các khuyết điểm của lịch Gregorius. Nhưng có lẽ do con người không muốn thay đổi các thói quen, tập quán trong các hoạt động về kinh tế, tôn giáo và xã hội cho nên các cuộc cải tiến muốn thay đổi lịch đều thất bại. Lịch Gregorius bị chỉ trích là 12 tháng không bằng nhau, không có một tháng nào dài bằng đúng 1/12 của năm, số các tuần trong 1/4 năm và 1/2 năm không bằng nhau. Các ngày trong tuần cũng khác nhau giữa các năm.

Một loại lịch cải cách nổi tiếng, có tên gọi là Lịch Thế giới ( World Calendar), được đệ trình lên Liên hiệp quốc vào năm 1954, nhưng lại không được chấp nhận. Lịch này chia mỗi năm thành 52 tuần, năm thường có 364 ngày thì bắt đầu vào Chủ nhật, ngày một tháng một. Ngày thứ 365 không có tên trong tuần và được gọi là Ngày Cuối Năm ( Year-End Day). Trong năm nhuận thì chèn thêm một ngày có tên là Ngày Năm Nhuận ( Leap Year Day ) vào cuối tuần thứ 26, giữa ngày cuối của tháng 6 và ngày đầu của tháng 7. Tháng đầu của mối quí, tức các tháng một, 4, 7, 10 có 31 ngày, còn các tháng khác đều có 30 ngày. Lịch này xem ra cộ vẻ rất lôgic và khắc phục được những nhược điểm của các loại lịch khác, nhưng điểm bất tiện lớn nhất của nó là Ngày Cuối Năm lại gây trở ngại cho các ngày lễ tôn giáo.

Một loại lịch khác được đề nghị nữa là lịch 13 tháng, hay còn gọi là Lịch Quốc tế Cố định ( International Fixed Calendar). Lịch này chia một năm thành 13 tháng, mỗi tháng có đúng 4 tuần, tức 28 ngày. Và ngày thứ 365, tức Ngày Cuối Năm không thuộc về tuần nào hoặc tháng nào cả. Vào năm nhuận thì Ngày Nhuận được thêm vào sau ngày 28 tháng 2. Như vậy, mỗi nửa năm có đúng 26 tuần, với 7 ngày cho mỗi tuần, và mỗi quí có đúng 13 tuần. Tất cả các ngày Chủ nhật đều rơi vào các ngày 1, 8, 15 và 22 hàng tháng. Tháng thêm vào gọi là tháng Sol, được chèn vào giữa tháng 6 và tháng 7. Mặc dù lịch này có vẻ đồng bộ nhưng nó bị chỉ trích rất nhiều vì làm ảnh hưởng quá lớn đến các ngày lễ quan trọng của một số quốc gia. Ví dụ những lễ hội rơi vào các ngày 29,30,31 sẽ không thể tổ chức được.

Một loại lịch nữa có tên gọi là Lịch Vĩnh cửu (Perpetual Calendar), được đệ trình lên Quốc hội Mỹ nhưng không thành công. Lịch này, giống như Lịch Thế giới, gồm 4 quí, mỗi quí 4 tháng, và thêm vào các Ngày Cuối Năm và Ngày Nhuận. Mỗi tuần và mỗi quí đều bắt dầu từ thứ Hai, điều đó rất tiện lợi cho việc tính toán kinh doanh.

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.