“Thất Sát như Tử Lộ bạo hổ bằng hà”.
Dịch nghĩa:
Thất Sát như Tử Lộ “tay không mà đánh hổ, không thuyền mà qua sông”.
Chú giải:
“Tay không mà đánh hổ, không thuyền mà qua sông” là không giận mà uy, chủ yếu là nói nhãn thần và cử chỉ của người có Thất Sát thủ mệnh. Tử Lộ là học trò của Khổng Tử, tinh thần và phong thái của ông rất uy nghiêm.
“Hoả Linh tự Dự Nhượng thôn thán vi á”.
Dịch nghĩa:
Hỏa Tinh, Linh Tinh thì giống như Dự Nhượng nuốt than thành câm.
Chú giải:
Dự Nhượng âm mưu hành thích Ngô Vương Liêu, bèn hóa trang thay đổi diện mạo, nhưng vẫn sợ người ta nhận ra giọng nói của mình, nên đã nuốt than nóng khiến tiếng nói thành ấm ứ. Nếu cung mệnh hay cung thân mà gặp hai sao Hỏa Tinh, Linh Tinh thì giọng nói ấm ứ khó nghe, và có nhiều lông tóc, thậm chí lông tóc xoăn.
“Bạo hổ, bằng hà hề mục đại hung ngận; thôn thán vi á hề ám ngân thanh trầm”.
Dịch nghĩa:
Người can đảm tay không mà đánh hổ, không thuyền mà qua sông, thì mắt to và có ánh mắt hung dữ; “nuốt than thành câm” là người hung dữ ngầm, giọng nói trầm.
Chú giải:
Từ Lộ và Dự Nhượng đều không được thiện chung, cho nên cổ nhân nói như vậy. Nhưng cần chú ý, luận đoán này thực ra rất khái quát, chỉ là khuynh hướng cơ bản, không thể lấy làm định luận.
“Tuấn nhã Văn Xương, lỗi lạc Văn Khúc”.
Dịch nghĩa:
Văn Xương thì thanh nhã tuấn tú, Văn Khúc thì quang minh lỗi lạc.
Chú giải:
Văn Xương, Văn Khúc đều chủ về người có mắt mày thanh tú như tranh, nhưng Văn Xương thì thanh nhã thông minh, Văn Khúc thì lỗi lạc rộng rãi. Nếu hai sao Văn Xương, Văn Khúc hội hợp cung mệnh, chủ về người có khuôn mặt hơi tròn, dù “chính diệu” chủ về gầy ốm vẫn có thể là người có hàm dưới tròn nhọn.
“Tại miếu định sinh dị chí, thất hãm tất hữu ban ngân”.
Dịch nghĩa:
Ở cung miếu nhất định có nốt ruổi lạ, ở cung thất hãm ắt có thẹo。
Chú giải:
Văn Xương, Văn Khúc chủ về “loang lổ, lấm tấm”, như bớt, rỗ, nốt mồi, thẹo, tàn nhang. Về đại thể, nhập miếu tuy có “loang lổ, lấm tấm” nhưng không ảnh hưởng đến dung mạo, nếu lạc hẵm thì có tổn hại đến dung mạo, nhưng phải gặp các sao sát, kị mới đúng.
“Tả Phụ Hữu Bật, kiến ôn lương quy mô”.
Dịch nghĩa:
Tả Phụ, Hữu Bật, thấy phong thái ôn hòa hiên lành.
Chú giải:
Tả Phụ, Hữu Bật hội hợp cung mệnh, có thể khiến thân hình của người ta thành thanh tú. Tả Phụ thì đôn hậu hơn Hữu Bật.
“Kình Dương Đà La, hữu kiểu trá thể thái”.
Dịch nghĩa:
Kình Dương, Đà La có thần thái giả trá.
Chú giải:
Người có Đà La ở cung mệnh, chủ về người có răng khấp khểnh, không bằng phẳng. Ngươi có Kình Dương ở cung mệnh, phần nhiều chủ về bị tổn thương, tàn tật, ngũ quan đều thiếu đoan chính. Đà La tuy hình dáng hơi thô mạnh, nhưng cũng có thần thái giả trá.
“Nhược phùng Khôi Việt, tất cụ túc uy nghi”.
Dịch nghĩa:
Nếu gặp Thiên Khôi, Thiên Việt tất có đủ oai nghi
Chú giải: .
Thiên Khôi mặt tròn, Thiên Việt mặt vuông, đều có oai nghi.
“Mệnh hội Tam Thai, tắc thập toàn mô phạm”.
Dịch nghĩa:
Mệnh gặp Tam Thai, thì mẫu mực thập toàn.
Chú giải:
Liên quan đến “Tam Thai” có nhiều thuyết khác nhau, đáng tin hơn cả là, cung mệnh phải có “Tá Phụ, Hữu Bật gặp Tử Vỉ”, hoặc “Tả Phụ, Hữu Bật giáp cung Thiên Phủ”, thảy đều chủ về người có tướng mạo hình dáng oai nghi.
“Phá Quân bất nhân, bối hậu mi khoan, hành toạ yêu tà.
Dịch nghĩa: Phá Quân là người bất nhân, lưng dầy mày rộng, đi ngồi eo đều xiêu vẹo.
Chú giải:
Phá Quân chủ về người có hình dáng eo tròn, lưng dầy, mày rộng, nhưng khi đi đứng thì eo vẹo, không thẳng, khuôn mặt tròn dài, màu da hơi trắng xanh, bẩm tính bất nhân, ưa giúp người ác mà không giúp người thiện, nhưng phải gặp các sao sát, hình, kị mới đúng.