Học Tử Vi Đẩu Số cần phải biết rõ phương pháp an sao, khi luận đoán tinh bàn mới cảm thấy dễ dàng, không cần phải để tinh thần phân tán trong việc tra cách an sao. Ví dụ như “Thiên Lương, Kình Dương, Thiên Hình” là một tinh hệ trọng yếu, thường thường dự báo mắc bệnh phải phẫu thuật hoặc liên quan tới pháp luật kiện tụng; nếu không thuộc “phương pháp an sao”, khi luận đoán về lưu niên hoặc lưu nguyệt, sau khi thấy Thiên Lương, sẽ tìm khắp tinh bàn xem có Thiên Hình hoặc Kình Dương, và lưu vận Kình Dương, lưu niên Kình Dương, cho tới lưu nguyệt Kình Dương, như vậy thường sẽ khiến tinh thần phân tán, ảnh hưởng đến cách luận đoán.
Do đó thuộc lòng phép an sao là cơ sở của việc nghiên cứu Tử Vi Đấu Số, đồng thời cũng là sự hiểu biết cần phải có để nhận thức các tổ hợp tinh hệ, vì vậy người xưa khi trước tác sách Đẩu Số, đều rất chú ý việc truyền thụ “phương pháp an sao”.
Danh gia Bắc phái Đầu Số Trương Khai Quyển khi biên soạn Tử Vi Đẩu Số mệnh lí nghiên cứu, đã dùng gần nửa thiên để bàn về phép an sao; danh gia Lục Bân Triệu biên soạn Tử Vi Đẩu Số giảng nghĩa, toàn bộ quyển thượng cũng thảo luận về “phương pháp an sao”, quyển hạ mới luận tới tính chất của 12 cung, do đó có thể thấy sự trọng yếu của việc truyền thụ phép an sao.
Trương Khai Quyển là người đầu tiên lập ra bảng tra phép an sao bằng cách liệt kê các sao thành các hệ như niên can, niên chi, tháng, ngày, giờ; đương nhiên với mục đích giúp người học tiện lợi trong việc tra cứu. Nhưng cũng vì vậy đã gây ra tác dụng phụ, điều này không nằm trong dự liệu của Trương Khai Quyển.
Quan điểm của phái Trung Châu là không nên lệ thuộc vào bảng tra phép an sao, vì ngoại trừ khuyết điểm không cách nào thuộc lòng các tổ hợp tình hệ, còn bị một tệ hại khác, đó là dễ bị sự phân loại “Giáp câp tinh” (sao cấp 1), “Ất cấp tinh” (sao câp 2)… cho đến “Mậu cấp tinh” (sao cấp 5), tạo ân tượng, gây ảnh hưởng đến cách luận đoán.Bởi vì có lúc cả một tinh hệ, thường sẽ vì hội hợp một sao thuộc “Mậu cấp tinh” mà thay đổi tính chất của toàn bộ tinh hệ, trong khi người học dễ bị cấp số quá thấp của sao mà dẫn đến ngộ nhận, như không xem trọng “Mậu cấp tinh”. Lục Bân Triệu truyền thụ phép “an sao”, không phân cấp số, là thuộc truyền thống phái Trung Châu, đương nhiên khác với Trương Khai Quyển.
“Phương pháp an sao” của phái Trung Châu Vương Đình Chi có sự khác biệt so với các phái, cũng hơi khác với “phương pháp an sao”của Lục Bân Triệu giới thiệu trong Tử Vi Đẩu Giảng Nghĩa. Vì vậy người học cần chú ý. Nhất là về phương diện “niên can Tứ Hóa”, ba can Mậu, Canh, Nhâm của “Tứ Hóa” đều khác với các phái, ngoài ra, “Giải Thần” chia thành “Niên Giải” và’ “Nguyệt Giải”,v.v… đều thuộc phái Trung Châu Vương Đình Chi, bạn đọc cần chú ý so sánh.
Như đã thuật ở trước, phái Trung Châu Vương Đình Chi không phân chia thành các cấp sao, lúc an sao cũng không theo thứ tự hệ năm, hệ tháng. Thoạt nhìn có vẻ lộn xộn, nhưng khi an sao theo một thứ tự nhất định sẽ có ưu điểm là vừa an sao vừa quan sát theo thứ tự, trình bày tinh bàn vừa xong là đã có một ấn tượng đại khái. Ví dụ như sau khi an 14 chính diệu trong “Hệ sao Tử Vi” và “Hệ sao Thiên Phủ” lập tức an 6 sao “Tá Phụ, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc, Không, Kiếp”, sau đó lập tức an “tứ hóa diệu”, khung cấu tạo cả tinh bàn đã thành hình. An sao một loạt sau đỏ chỉ là biểu thị sự mạnh thêm hoặc yếu đi của tính chất cơ bản. Như sau khi an Thiên Khôi, Thiên Việt, liền an Lộc Tổn và tứ sát (tức Hỏa Tinh, Linh Tinh, Kình Dương và Đà La), sau đó an Thiên Quan, Thiên Phúc, là có thể có ấn tượng đại khái về “quan” và “lộc” của người đó. Cho nên, thuộc lòng thứ tự an sao của phái Trung Châu Vương Đình Chi sẽ trợ giúp khá nhiều trong việc nhận thức tinh bàn.