Về vấn đề “Tam bàn” Lục Bân Triệu phát biểu như sau:
Tử Vi Đẩu Số căn cứ Tử Vi viên, Bắc Đẩu, Nam Đẩu và các nhóm sao khác bay vào các cung độ để luận đoán cát hung họa phúc, đương nhiên chúng ta cần phải có một “bàn đổ” (tinh bàn) để ghi chép động thái của các sao, “bàn đổ” này gọi là “mệnh bàn”.
Mệnh bàn này chia làm 12 cung, lấy 12 địa chi để cố định vị trí, sau đó chiếu theo nguyên tắc để điền các sao vào từng cung trong mệnh bàn. Một mệnh bàn lại chia thành ba “bàn đồ”: Một là “thiên bàn”, hai là “địa bàn”, ba là “nhân bàn”. Ba bàn đổ này có công dụng khác nhau, như sau:
Thiên bàn
Trong Tử Vi Đẩu Số, thiên bàn là bàn đồ chính, dùng để định ra cách cục cao thấp về tính cách, ý chí, danh lợi và sự nghiệp của mệnh tạo. Còn có thể luận đoán về sự hình khắc và thành bại của cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái; là khái quát về các trạng thái biểu hiện của đời ngươi. Giống như kiến trúc của một toà nhà, thiên bàn chính là phác thảo về ngôi nhà này, qua đó chúng ta có thể biết được toà nhà này to lớn hay nhỏ bé, theo kiểu cổ điển hay là hiện đại,…
Địa bàn
Địa bàn dùng để luận đoán về căn nguyên tiên thiên. Giống như kiến trúc của một toà nhà, địa bàn chuyên nghiên cứu nền móng của toà nhà xem nó sâu hay cạn, chất liệu kiến trúc là xi măng cốt thép, hay là cát đất gỗ ván. Nhưng từ thời cận đại trở lại đây, nhiều nhà Đẩu số không còn chú trọng “địa bàn”. Theo Lục Bân Triệu, vào đời Minh, khi luận đoán Đẩu Số ngươi ta đều phải tra xét “địa bàn” để tìm ra căn cơ tiên thiên của mệnh tạo, xem nó có vững vàng hay không.
Nhân bàn
Các sao ở các cung lúc người ta sinh ra được ghi hết vào ”thiên bàn”, nhưng một người sau khi sinh ra nhất định không thề dừng lại lúc đó, thời gian sẽ không dừng trôi qua, hoàn cảnh và nhân sự cũng không ngừng biến động trong từng giây, cho nên nếu chỉ căn cứ vào “thiên bàn” thì không đủ để luận đoán sự thiên biến vạn hóa của đời người. Vì vậy cần phải có một “bàn đồ” biến động giống như thời gian, nhằm biểu hiện sự biến thiên của nhân sự theo thời gian, “bàn đồ” này gọi là “nhân bàn”.
Liên quan đến “địa bàn” và “nhân bàn”, thảy đều biến hóa từ “thiên bàn” mà ra. Do đó, bưóc đầu tiên là cần phải có tư liệu về giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, và năm sinh của mệnh tạo để trình bày “thiên bàn” cho thật chíiìh xác,
Trên là thuyết minh của Lục Bân Triệu về “tam bàn” của Đẩu Sô: trong sách Tử Vi Đẩu Số giảng nghĩa bổ chú, Vương Đình Chi chú giải như sau:
Liên quan đến “thiên bàn”, “địa bàn”, và “nhân bàn” có nhiều ý kiến khác nhau. Hiện nay các phái Đẩu số thông thường chỉ luận “Thiên bàn”, không có “địa bàn”, còn “nhân bàn” thì gọi là “lưu bàn”. Riêng phái Trung Châu là có “tam bàn”.
Lục Bân Triệu tiên sinh, luận về “địa bàn” ví như nền móng của một ngôi nhà, dùng để luận đoán về “căn nguyên tiên thiên”; còn “nhân bàn” là “một bản đồ biến động giống như thời gian, nhằm biểu hiện sự biến thiên của nhân sự theo thời gian đây cũng là “lưu bàn” như tục vẫn thường gọi. Đây là một thuyết.
Có thuyết khác cho rằng, dùng “địa bàn” và “nhân bàn” là để luận đoán các trường hợp “giao thế thời” (giờ giao thoa, giờ chuyển tiếp). Tức 15 phút đầu của một giờ thời xưa dùng để tính “địa bàn”, 15 phút cuối của một giờ thời xưa dùng để tính “nhân bàn”.
Ví dụ như, 5 giờ đến 7 giờ sáng là giờ Mão, nên người sinh vào khoảng từ 5 giờ đến 5 giờ 15 phút (hoặc 5 giờ 30 phút) thì dùng “địa bàn”; sau 5 giờ 15 phút (hoặc 5 giờ 30 phút) đến 6 giờ 30 phút (hoặc 6 giờ 45 phút) thì dùng “‘thiên bàn”; từ sau 6 giờ 30 phút (hoặc 6 giờ 45 phút) đến 7 giờ thì dùng “nhân bàn”.
(Theo Tử Vi Đẩu Số Tam Hợp Phái)