Trung minh đường hay còn gọi là nội minh đường, chỉ khoảnh đất bằng phẳng bên trong Thanh Long, Bạch Hổ ở phía trước Minh Đường.
Mậu Hy Ung trong “Táng kinh dực” có viết: “Thứ hai, khoảnh đất phía trong long, hổ nơi hai thuỷ tụ họp gọi là trung minh đường.
Nội minh đường cần rộng hẹp đúng mức, không nên quá rộng, quá rộng sẽ trống trải, trống trải sẽ không thể tàng phong, không thể tàng phong thì khí khó hội tụ. Cũng không nên quá chật hẹp quá chật hẹp thì khí tượng hẹp hòi, quá hẹp hòi sẽ không có vẻ giàu sang thong dong, huyệt không hiển phát. Hình thế của nội minh đường, nếu có hình lòng chảo hoặc ô van là chính hình, cần phải vuông tròn hợp độ, không nên nghiêng dốc. “Kham dư mạn hứng” có viết: “Dư khí trước huyệt phải thong dong, bằng phăng thì phúc khí thịnh. Nếu có vách núi dựng thẳng đứng khó làm mộ, nếu có kết huyệt thì những năm sớm sẽ hung”. Nội minh đường không thể ẩm thấp ướt át, không có dòng suối nhỏ nước, không có gò đống, không có đá tảng xấu xí.
Thông thường, đất đại phú quý đểu có nội ngoại minh đường, nhưng cũng có nơi chân long kết huyệt mà không có nội minh đường, như huyệt kết trên núi cao, long hổ ôm chặt, cúi đầu hướng huyệt. Hoặc đất kết huyệt gần nước, không có long hổ sát gần, đi thẳng xuống bờ nước, sẽ tạo thành thế thuỷ xung đường cục, sinh khí tản mát, cát địa lại thành hung.
(st)