Thanh Long vốn là tượng của bảy ngôi sao phương đông gồm Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vì, Cơ.

Trong “Lễ ký – Khúc lễ thượng” có viết: “trái Thanh Long mà phải Bạch Hổ”, khái niệm Thanh Long ở đây chỉ về cánh quân bên trái trong trận địa. Các nhà địa lý đã dùng khái niệm này để chỉ núi phía bên trái huyệt mộ. Quách Phác trong “Táng kinh” có viết rằng: “Bên trái huyệt mộ là Thanh Long”. Thanh Long cũng dùng để chỉ dòng nước ở phía bên trái dương trạch. Trong “Dường trạch thập thư” có viết: “Bên trái nhà ở có dòng nước gọi là Thanh Long”.

Các chuyên gia phong thuỷ nhận định rằng: núi Thanh Long nên vươn dài mạch lạc, uốn lượn mềm mại, thế núi phải cao hơn Bạch Hổ, đối ứng với Bạch Hổ, phải trái bao bọc, ôm lấy minh đưòng. Quách Phác trong “Táng kinh” viết rằng: “Thanh Long uốn lượn”, tức núi Thanh Long phải uốn khúc bao bọc, có thế che chắn, ở núi là uốn lượn, ở người là uyển chuyển, ngụ ý Thanh Long che chở minh đường, như vợ hiền trợ giúp cho chồng, xinh đẹp mềm mại, dịu dàng ôn hoà, nhu thuận phục tùng. Bởi vậy nên phần chú giải có viết rằng: “núi bên tả dịu dàng, rộng rãi, bao bọc, như tình ý uyển chuyển nhu thuận. Nếu như ngang ngược quật cường, cao vút mà cứng cỏi, khì không thể gọi là uốn lượn”. “Ngang ngược quật cường”, tức thế núi cao vọt, quay lưng lại minh đường, là điềm không lành, trong “Nhị thập lục phạ” (hai mươi sáu điều kỵ) có viết rằng: “long sợ nhất là hung hãn ngang ngạnh”, trong “Thập bất táng” (mười đất không nên chôn) có viết: “điều thứ mưòi là không chôn trên đầu nhọn long hố”, đều là nói về ý này.

Nếu bên trái huyệt không có Thanh Long, là tượng “tả hữu trống không”, là đất thập tiện, nếu chôn vào đất này, chủ người nhà bất lợi, goá bụa đơn chiếc, thiếu ăn thiếu mặc. Nếu Thanh Long mà không có thể bao bọc chầu về, tựa như bay đi mất, cũng là huyệt xấu. Đối với dương trạch, nếu mặt phía đông bị khuyết, lõm, thì phong thuỷ học gọi đó là thế “Thanh Long khai khẩu”, là cát địa giàu phúc lộc, xây nhà tại đó, sẽ hưng vượng về người và của, có nhiều chuyện vui.

Một vị cao tăng đời Thanh là Triệt Oanh hoà thượng trong “Đại lý trực chỉ nguyên chân – Thẩm sa luận” có viết rằng: “Nếu phía đầu Thanh Long có núi, sông chạy đến, cần phải thuận theo chỗ Thanh Long chuyển mình kết huyệt, nhất định sa Thanh Long sinh ra đến minh đường trước, cần lập huyệt hướng vượng hoặc hướng mộ, đại khái Thanh Long chính là sa thuận theo thuỷ, nếu nghịch long gặp phải, sẽ làm tiến thần”. Trong “Táng thư” có viết: “Nghịch long nếu gặp sa thuận thuỷ, là nhà phú quý lâu bền”.

(st)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.