Trong Phong thủy học, “thế” là từ chỉ các hình thái, thế cục hiển hiện liên tục của Long mạch sau khi bắt nguồn từ nơi khởi đầu và đi đến Huyệt trường. Xét trong mối quan hệ tương giao với hình thì hình ở gần mà thế lại ở xa, hình nhỏ còn thế lớn. Muốn nhận biết tường tận về hình, trước hết cần quan sát thế một cách thật cẩn thận, tỉ mỉ.

Trong cuốn “Quản thị địa chỉ chỉ mông – Cửu Long tam ứng đệ cửu thập bát”, phần “Tìm Long mạch, trước hết phân ra thành 9 dạng thế” có đoạn viết:

Hình thế cuộn khúc, hướng về phía Tổ sơn, giống như là con rồng đang quay lại liếm phần đuôi của mình hoặc như con hổ đang quay đầu nhìn về phía xa xăm; dạng hình thế này được gọi là Hồi long.

Hình thế rất nổi bật với nhiều vết tích hiện ra rõ ràng, như thú dữ rời khỏi khu rừng rậm rạp, hùng vĩ nhưng u tịch, lại như một con thuyền hiên ngang vượt sóng nước giữa trùng khơi thì được gọi tên là Xuất dương long.

Hình thế thẳng đứng, cao sừng sững và đẹp thanh thoát được gọi là Giáng long.

Hình thế bao bọc, từng chi tiết đều đẹp như con rết đang xòe chân, như tơ hồng vương vít trên dây mây được gọi là Sinh long.

Hình thế phóng khoáng như con chim ưng đang giang rộng đôi cánh bay lượn trên bầu trời, lại như chim Phượng hoàng đang múa được gọi là Phi long.

Hình thế có dạng như hổ đang ngồi chờ mồi, như trâu khép mắt ngủ được gọi là Ngọa long.

Hình thế hào hừng, bên trong mạch rộng, thì được gọi là Ẩn long.

Hình thế cao và xa, rộng rãi, có dạng ngửa lên trời như nắp giếng, lộ ra Kim Bàn thì được gọi tên là Đằng long.

Hình thế ôm vòng như bầy hươu, bầy cừu đang chạy thành vòng tròn, như đàn cá bơi hay như bầy chim bồ câu tung cánh thì được gọi tên là Lĩnh quần long.

Khi không xét cụ thể đến các dạng Long như trên, nếu chỉ xét yêu cầu tổng thế đối với “thế”, trong cuốn “Táng kinh dực” nổi tiếng có đoạn viết: “Thế cần đến chứ không cần đi, cần rộng lớn chứ không nhỏ hẹp, cần mạnh mẽ chứ không yếu đuối, cần có sự khác biệt chứ không bình thường giản đơn, cần hướng về một phương nhất định chứ không cần sự phân tán hay tản mát, cần nghịch chứ không cần thuận”. Thế đến thì sinh khí cũng theo đó mà đến, thế lớn mạnh thì sinh khí cũng thâm hậu, thế không tản mát và phân tán thì khí cũng không tán loạn. Thế cần có sự khác biệt và bay bổng, sinh động, đầy sức sống.

Vì vậy, để tìm được huyệt tốt ở trên đất, trước hết cần xác định được thế của Long mạch. Trước đây, các thầy phong thủy cho rằng huyệt là do trời sinh ra. Đã có sinh tồn chi long thì phải có sinh thành chi huyệt. Để có huyệt tốt trước hết phải xem chân long. Khi xem đất, điều quan trọng là chọn huyệt; khi chọn huyệt, điều quan trọng là xem xét long, chân long tất huyệt kết. Tiếp đến là xem Minh đưòng Long Hổ (mảnh đất trước huyệt, núi vây quanh, sông suối, sinh khí tụ hợp), Thủy khẩu và La thành (nơi nước chảy vào và chảy ra) phải đạt được dáng vẻ oai phong. Sơn thủy hướng về đầu là huyệt thật, quay lưng lại là huyệt giả. Tạ Hữu Khanh trong “Thần bảo kinh” viết: “Đất huyệt tựa như đất mà không phải đất, đất phải có hoa văn chằng chịt, đất tơi vụn thì chân dương không ở”. “Táng kinh dực” cũng có nhận định “Sơn dừng mà khí tụ gọi là huyệt”. Huyệt được chia làm 4 loại: phú, quý, bần, tiện. Có mười huyệt phú và mười huyệt hèn. Bên cạnh đó, cũng có cách lấy tên sự vật để gọi tên huyệt, huyệt tốt có: cổ rắn, vai rùa, cánh hạc, cánh loan, càng tôm hùm, càng cua, vú bò khỉ nằm, vòi voi cuộn lại, mang cá, bướu lạc đà, lẫy nỏ, xoáy nước, vết hằn trên thân cây, bàn tay bịt miệng hổ, bàn tay để ngửa. Huyệt nông thì đất mỏng, kiến dễ dàng xâm nhập, huyệt sâu thì đất sâu nước dễ thấm vào bên trọng. Vì vậy, huyệt cần có độ nông sâu vừa phải để thích hợp xử lý theo tình hình cụ thể. Huyệt tuy ở núi nhưng họa phúc thì ở nước,…” Từ những nhận định trên, ta có thể thấy rằng việc chọn thế đất đẹp để định nơi kết huyệt là vô cùng quan trọng.

Có thế rồi mới có hình, có hình rồi mới có đến huyệt. Chỉ khi tìm được Chân long Chân huyệt để an táng cho ông bà tổ tiên thì lớp lớp con cháu mới được hưởng phúc ấm mà tổ tiên để lại. Ngược lại, nếu không tìm được huyệt tốt mà lập huyệt ở nơi ác long, hung thế thì con cháu không những không được hưởng phúc mà còn phải gánh chịu rất nhiều tai họa nặng nề. Sách “Táng thư” có đoạn viết: “Thế như vạn mã từ trên trời dẫn xuống, là nơi táng của các bậc vương giả. Thế như sóng lớn núi non trùng điệp, là nơi táng của thiên thừa. Thế như giáng long nước vòng mây lượn, là nơi táng tước lộc tam công. Thế như nhà cửa san sát, cây cỏ xanh tươi, táng khai phủ kiến quốc. Thế như con rắn đang ngạc nhiên uôn khúc đúng là nhà của bậc Thiên quốc”

(st)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.