• Giới thiệu
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
Học quán Sơn Chu
Khóa học miễn phí
  • Trang chủ
  • Bài viết
    • Dịch học
      • 64 Quẻ Kinh dịch
    • Tử vi đẩu số
      • Tự học Tử vi
      • Tử vi tổng hợp
    • Tứ Trụ
    • Viên mộng thuật
    • Phong thủy
      • Phong thủy & cuộc sống
      • Phong thủy Bát trạch
      • Phong thủy Huyền Không
      • Phong thủy tam hợp phái
      • Tụ học Phong Thủy
    • Lịch pháp
    • Văn hóa – Tín ngưỡng
  • Công cụ
    • Lá số Tử vi
    • Định danh Số điện thoại
    • Gieo quẻ Mai hoa
    • Gieo quẻ Lục hào
    • Chuyển đổi thời gian
  • Bài giảng
  • Liên hệ
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Bài viết
    • Dịch học
      • 64 Quẻ Kinh dịch
    • Tử vi đẩu số
      • Tự học Tử vi
      • Tử vi tổng hợp
    • Tứ Trụ
    • Viên mộng thuật
    • Phong thủy
      • Phong thủy & cuộc sống
      • Phong thủy Bát trạch
      • Phong thủy Huyền Không
      • Phong thủy tam hợp phái
      • Tụ học Phong Thủy
    • Lịch pháp
    • Văn hóa – Tín ngưỡng
  • Công cụ
    • Lá số Tử vi
    • Định danh Số điện thoại
    • Gieo quẻ Mai hoa
    • Gieo quẻ Lục hào
    • Chuyển đổi thời gian
  • Bài giảng
  • Liên hệ
No Result
View All Result
Học quán Sơn Chu
No Result
View All Result
Home Phong thủy Tụ học Phong Thủy

Một số khái niệm về “KHÍ” (Phần 2)

Minh Thứ Phong by Minh Thứ Phong
7 Tháng Chín, 2019
in Tụ học Phong Thủy
0
Một số khái niệm về “KHÍ” (Phần 2)
0
SHARES
44
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter
Rate this post

Khí:

Một phạm trù cơ bản của văn hóa thần bí Trung Quốc. Cũng là một phạm trù cơ bản của triết học cổ đại Trung Quốc. Chỉ cơ sở vật chất hình thành vạn vật. Bao hàm hai ý nghĩa: thứ nhất, chỉ “vật có thực vô cùng nhỏ bé”, như Trương Tải thời Bắc Tống viết: “Thái hư không thể không có khí, khí khồng thể không tụ mà thành vạn vật, vạn vật không thể không tán mà thành Thái hư” (Chính mông. Thái Hòa thiên). Thứ hai, chỉ khí mang tính chức năng, nó không có chất lượng, không có tính dài rộng. Khí được nói trong văn hóa thần bí Trung Quốc cổ đại chủ yếu là mang ý nghĩa thứ hai, như Bá Dương Phụ cuối thời Tây Chu viết: “Khí trời đất không hề mất trật tự dương tiềm phục mà không thể xuất, âm bị ép mà không thể bốc hơi, cho nên có địa chấn (động đất)” (Quốc ngữ. Chu ngữ thượng). Vương Sung thời Đông Hán viết: “Trời đất hợp khí, vạn vật tự sinh” (Luận hành.Tự nhiên). Thời cổ đại có người gọi thứ khí này là “khí”. Căn cứ vào sự khác nhau về vị trí và tác dụng, khí chia ra các loại như tinh khí, chân khí, thanh khí, trọc khí, doanh khí, vệ khí, khí kinh lạc, ngoại khí do đại sư khí công phát ra, khí âm dương, khí ngũ hành.

Nguyên khí:

Một phạm trù cơ bản của văn hóa thần bí Trung Quốc. Cũng là một phạm trù cơ bản của triết học cổ đại Trung Quốc.

1) Chỉ hình thái nguyên thủy của khí, không có qui tắc, không có trật tự, là một trạng thái hỗn độn.

2) Chỉ đơn nguyên nhỏ nhất của khí, tức là khí đơn nguyên. Cổ nhân cho rằng nguyên khí là nguồn gốc đầu tiên của vạn vật, vạn vật đều do nguyên khí hợp thành. Vương Sung trong Luận hành. Đàm thiên trích dẫn câu của Chu Dịch “Khi nguyên khí chưa phân, hỗn độn một thể”, lại viết “vừa kịp phân ly, cái thanh là trời, cái trọc là đất”; người cũng nhờ nguyên khí mà có sinh mệnh hình thể. Như vậy, nguyên khí vừa là nguồn gốc ban đầu của vũ trụ, vừa là bản thể của vạn vật. Văn hóa thần bí Trung Quốc dùng phương pháp dự đoán của Kinh Dịch để dự đoán tương lai, cơ sở lí luận của việc đó là tính thống nhất của khí trong thế giới vật chất. Diễn biến của nguyên khí có qui luật nhất định, nếu nắm chắc qui luật ấy thì có thể dự đoán tương lai. Đương nhiên đây là quan điểm của cổ nhân.

Tinh khí:

Một phạm trù cơ bản của triết học cổ đại Trung Quốc. Chỉ bộ phận tinh tế nhất trong nguyên khí. Nhờ có được tinh khí của giới tự nhiên, nên con người khác với vạn vật, là cái “linh” của vạn vật. Chương 21, Lão Tử viết : “Đạo là vật, tuy chập chờn, yếu ớt, tối tăm, nhưng trong có tinh”. Quản Tử, Nội sinh cho rằng mọi vật đều có tinh, vật có được tinh ắt sống; tinh ở người lá khí, nên mới gọi là tinh khí, “tinh là tinh của khí vậy” .

Bẩm khí thuyết:

Một quan điểm của triết học cổ đại Trung Quốc. Cho rằng người do khí trời đất sinh ra, khí trời đất có thanh có trọc, cho nên loài người có thánh hiền, có ngu dại. Người có khí thanh là thánh là hiền, người có khí trọc là ngu là ác. Nhà lí học Tông Minh gọi cái đó là “tính của khí chất” thần bí, tức là do phẩm chất khác nhau của khí bẩm sinh mà tính khí mỗi người một khác. Trong văn hóa thần bí Trung Quốc, thuật dự đoán vận mệnh đời người căn cứ vào can chi của năm tháng ngày giờ sinh (gọi tắt là Bát tự), có quan hệ nhất định với thuyết bẩm khí. Nhưng việc học thuyết này giới hạn mối quan hệ giữa đời người với khí chỉ về mặt thời gian ra đời, mà coi nhẹ khí của cha mẹ, khí ở các vùng khác nhau, đặc biệt chỉ chú trọng vai trò quyết định của thời gian ra đời đối với số mệnh con người như một yếu tố nhất thành bất biến, là một sai lầm nghiêm trọng về lí luận, vì vậy dùng thuật Bát tự để dự đoán vận mệnh đời người sẽ không chuẩn xác. Thời xưa đã có người đưa ra những ví dụ thực tế về số mệnh khác nhau của những người có Bát tự giống nhau, để chứng minh sai lầm của thuật đoán mệnh nói trên.

(Theo Từ điển văn hóa cổ truyền Trung Hoa)

Tags: Khínguyên khítinh khí
Previous Post

TRÍ, TRUNG, DŨNG.

Next Post

Vạn Sự Mỗi Ngày-Chủ Nhật, ngày 08 tháng 9 năm 2019

Next Post
Vạn Sự Mỗi Ngày-Chủ Nhật, ngày 08 tháng 9 năm 2019

Vạn Sự Mỗi Ngày-Chủ Nhật, ngày 08 tháng 9 năm 2019

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nổi bật

  • Sao Thiên Đồng ở cung Phu Thê

    Sao Thiên Đồng ở cung Phu Thê

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Sao Thái Dương ở cung Phu Thê

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Sao Vũ Khúc ở cung Phu Thê

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Sao Thất Sát ở cung Phu Thê

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Sao Cự Môn ở cung Phu Thê

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Bài viết mới

Sao Cự Môn và đại hạn Sát Phá Tham

19 Tháng Tám, 2022

Cách đa phu và cách đa thê trong tử vi

19 Tháng Tám, 2022

Các cách cục của Tham lang trong tử vi

19 Tháng Tám, 2022
Học quán Sơn Chu

Mạng xã hội

Content Protection by DMCA.com

Liên hệ

  • Địa chỉ: Phòng 401, Số 21 đường Trung Yên 11A, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội
  • Điện thoại: 0566.09.7777
  • Email: [email protected]

Liên kết

  • Học viện Lý số
  • Vũ Phác
  • Bốc Dịch
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Bài viết
    • Dịch học
      • 64 Quẻ Kinh dịch
    • Tử vi đẩu số
      • Tự học Tử vi
      • Tử vi tổng hợp
    • Tứ Trụ
    • Viên mộng thuật
    • Phong thủy
      • Phong thủy & cuộc sống
      • Phong thủy Bát trạch
      • Phong thủy Huyền Không
      • Phong thủy tam hợp phái
      • Tụ học Phong Thủy
    • Lịch pháp
    • Văn hóa – Tín ngưỡng
  • Công cụ
    • Lá số Tử vi
    • Định danh Số điện thoại
    • Gieo quẻ Mai hoa
    • Gieo quẻ Lục hào
    • Chuyển đổi thời gian
  • Bài giảng
  • Liên hệ

© 2022 Học quán Sơn Chu

x
x