Tạp quái là quyển thứ 7 trong Dịch truyện. Đây là quyển ngắn nhất chuyên hàn luận về kết cấu lô-gích của quái tượng và thông qua đó phân tích tính chất của 64 quẻ. Theo kiểu “tương ngẫu hai hai” cứ hai quẻ được sắp xếp thành một nhóm như: Càn cương Khôn nhu; Tỷ vui Sư lo; quan hệ của mỗi nhóm như tổng hoà vào nhau, đan xen vào nhau hoặc biến vào nhau. Tạp quái truyện đã phân chia 64 quẻ trong Kinh dịch thành 32 nhóm; trong đó 4 nhóm: Càn với Khôn, Tiểu Quá và Trung Phu, Ly và Khảm, Đại Quá và Di thuộc quan hệ tương thác (đan xen vào nhau); còn 28 nhóm còn lại thuộc quan hệ tương tổng (tổng hoà vào nhau). Ví dụ như: quẻ Tỷ “Khảm trên, Khôn dưới” và quẻ Sư ‘Khôn trên, Khảm dưới”; quẻ Lâm “Khôn trên Đoài dưới” và quẻ Quan “Đoài trên, Khôn dưới”, v.v…

Phân tích, giải thích ý nghĩa của các nhóm quẻ có tương ngẫu hai hai, Tạp quái truyện sử dụng phương pháp cùng loại hoặc khác loại. Phương pháp cũng là ghép hai quẻ có nghĩa giổng nhau hoặc tương tự nhau vào một nhóm, thông qua đối chứng làm cho nghĩa của nó nổi bật lên (ví dụ sách viết: “đại tráng đắc chỉ, độn tắc thoái dã, đại hữu chúng dã, đồng nhân thân dã”… có nghĩa là: quẻ Đại tráng là chỉ (dừng), cường thịnh thì dừng; quẻ Độn gọi là thoái, hết thời thì thoái lui về ở ẩn. Đại hữu gọi là chúng, chỉ tất cả mọi người hiện có. Đồng nhân gọi là thân những người thân cận; người thân cận quanh mình thì rât nhiều). Phương pháp khác loại là phương pháp giải thích chủ yếu của Tạp quái truyện, thông qua so sánh các nhóm quẻ đối lập để nêu bật tính chất, ý nghĩa của từng quẻ (ví dụ: “Càn cương, Khôn nhu; Tỷ vui, Sư lo”, ở đây quẻ Càn, quẻ Khôn có âm dương tương thác quái hình đối nhau, tính chất cương nhu tương phản; hoặc như quẻ Tỷ và quẻ Sư có quái hình tương tổng, đối chọi lại nhau, tính chất vui lo cũng tương phản nhau).

Ngoài dùng kết câu đôi ngược của các nhóm quái để phân tích, Tạp quái truyện luôn đề cập đến cương và nhu. Đầu quyển có viết: “Càn cương, Khôn nhu” biểu đạt chúng đối lập nhau về nghĩa; quẻ Càn có 6 hào dương, đại biểu cho tính cương kiện của sự vật; quẻ Khôn có 6 hào âm, đại biểu cho tính nhu nhược của sự vật. Ngoài ra 62 quẻ còn lại tuy chưa nói rõ cương nhu, song nghĩa của cương nhu vẫn thể hiện trên 6 nét hào của các quẻ, qua đó thể hiện tính chất khác nhau giữa các sự vật.

Ví dụ:

Quẻ Bĩ và quẻ Thái, sách viết: “ Bĩ, Thái, phản kỳ loại”, tức là quẻ Bĩ (càn trên, khôn dưới) còn quẻ Thái (Khôn trên, Càn dưới); một loại trong nhu ngoài cương, còn một loại thì lại trong cương ngoài nhu. Ở đây dùng cương nhu để phân loại, trạng thái tương phản nhau, cho nên nói là phản kỳ loại (khác loại).

Quẻ Bác và quẻ Phục, sách viết: “Bác, lam dã; Phúc, phản dã”, ở đây quẻ Bác (Cấn trên, Khôn dưới) thể hiện nhu tiến cương lùi; quẻ Phục (Khôn trên, Chấn dưới) là biểu hiện cương lùi hết mức chuẩn bị hồi sinh, quẻ này tuy chỉ có 1 hào dương ở dưới cùng, song tính chất của quẻ lại là cương kiện (cứng rắn) và có xu thế phát triển. Như vậy lấy hai quẻ Bác, quẻ Phục diễn giải chứng minh sự tiến hay lùi của cương – nhu có tính chất quyết định xu hướng phát triển của sự vật.

Quẻ Cấu và quẻ Quyết, sách viết: “Cấu ngộ dã, nhu ngộ cương dã; Quải quyết dã, cương quyết nhu dã, quân tử đạo trường, tiểu nhân đạo ưu đãi” Quái hình của quẻ Cấu (Càn trên, Tốn dưới), hào sơ một nhu mới sinh đây không nói nhu tiến mà gọi nhu ngộ (gặp) cương; quẻ Quải (Đoài trên, Càn dưới) có 5 hào cương và hào thượng là hào nhu, cương chiếm đa số nên nói “cương quyết (xử) nhu”.

Như vậy mở đầu sách viết “Càn cương, Khôn nhu” để cho nhu gặp cương và cuối cùng thì sách bàn về cương xử nhu.

(Theo Kinh Dịch ứng dụng trong y học cổ truyền)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.