Đây là quyển thứ 5 của Dịch truyện, nó đi sâu phân tích quá trình ra đời và phát triển của Kinh dịch: từ giải thích thuyết trình tính chất, công dụng và phương vị của bát quái.

Xuất phát từ thuyết chọn tượng, đối với quan hệ của bát quái, thuyết quái truyện đưa ra thuyết lục tử trong hậu thiên bát quái: Càn là cha, Khôn là mẹ, Chấn trưởng nam, Tốn trưởng nữ, Khảm trung nam, Ly trung nữ, Cấn thiếu nam và Đoài thiếu nữ.

Đối với hào tượng và hào vị: thuyết quái truyện còn đề xuất thuyết tam tài. Thuyết này đã phân chia 6 nét hào trong quẻ kép thành ba vị trí tương ứng với thiên, nhân, địa; trong đó hào thượng và hào thứ 5 là thiên vị; hào thứ 4 và hào thứ 3 là nhân vị; hào thứ 2 và sơ hào là địa vị. Mỗi một tài trong tam tài đều có đạo riêng, thiên đạo là hai khí âm dương; địa đạo là hai tính cương nhu; nhân đạo là hai đức nhân nghĩa. Thuyết tam tài này của thuyết quái truyện cũng giống với thuyết tam tài và thuyết tam cực của hệ từ truyện.

Thuyết quái truyện trình bày và phân tích cách chọn tượng của bát quái như chức năng, công dụng và tác dụng tương hỗ của chúng; qua đó thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan trong Kinh dịch. Đặc điểm nổi bật của Thuyết quái là phương pháp chọn tượng phong phú, trong đó lấy bát quái làm khuôn mẫu để phân loại vạn vật trong tự nhiên, mỗi loại có đặc điểm riêng của nó và có tác dụng thúc đẩy sự sinh thành của vạn vật như: Chấn là sấm, sấm xuân chấn động mạnh có thể làm cho vạn vật đang trong trạng thái ngủ đông thức tỉnh và đâm trồi nảy lộc nên gọi là động; Tốn là gió, gió luồn lách qua mọi hang cùng ngõ hẻm nên gọi nhập, Tốn làm cho vạn vật mát mẻ, thúc đẩy phát triển; Khảm là nước, nước mưa rơi khắp bề mặt trái đất, thúc đẩy vạn vật lớn lên không ngừng; Ly là lửa, ánh nắng mặt trời chiếu rọi khắp nơi, làm cho vạn vật nhanh chóng phát dục sinh sôi, Ly còn gọi là lệ (đẹp); Cấn là núi, núi lặng lẽ, là điểm dừng lại nên gọi là chỉ (ngừng), Cấn báo hiệu chu kỳ đơm hoa kết trái; Đoài là đầm trạch, ao hồ, tưới tiêu cho vạn vật nên gọi là thuyết, Đoài là niềm vui của trái chín; Càn là thiên, là thượng đế ban tặng cho vạn vật sinh sôi; Khôn là địa, là đất, là nơi thu nhận và thai nghén, như vậy thế giới tự nhiên bước vào một chu kỳ sinh trưởng luân hồi.

Thuyết quái truyện bàn về bát quái còn cho rằng chức năng của thiên, địa, lôi, phong, hoả, thuỷ, sơn, trạch là cực kỳ thần diệu. Bản thân mỗi loại có đặc điểm riêng đối lập lẫn nhau, song có liên quan mật thiết với nhau tạo thành một thể thống nhất; đặc tính thông nhất của các mặt đối lập này là động lực thúc đẩy sự vận động, phát triển và biến hoá của vạn vật như: Càn là thiên, thiên ở trên; Khôn là địa, địa ở dưới. Một trên một dưới là đối lập nhau, song có thể giao hảo thành một thể thống nhất. Tốn là gió, Chấn là sấm, gió và sấm va chạm nhau, đối lập nhau, song lại có thể làm tăng thế lực cho nhau, từ trái ngược nhau mà trở thành đi song song với nhau và lại thống nhất với nhau. Khảm là thuỷ, Ly là hoả, thuỷ hoả bất tương nhập, là đối lập nhau, nhưng tương giao với nhau và bổ trợ cho nhau, lại là thống nhất với nhau.

Thuyết quái truyện lấy ý nghĩa tượng trưng của bát quái và mối liên hệ giữa các quẻ trong bát quái để giải thích và thuyết minh ý nghĩa tượng trưng của 64 quẻ; thông qua các quan hệ của các hình tượng để liên kết quái tượng với tên quẻ, quái từ. làm cho hàm nghĩa của quái tượng trong Kinh dịch càng sâu sắc hơn; đồng thơi liên kết giữa quẻ tượng, tên gọi, quẻ từ và nghĩa thành một chỉnh thể hữu cơ.

(Theo Kinh Dịch ứng dụng trong y học cổ truyền)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.