Tượng truyện là tác phẩm thứ hai trong số 7 loại Dịch truyện, gồm hai quyển: quyển thượng và quyển hạ. Tượng truyện chỉ quái tượng và các hào của các quẻ.

Tượng truyện phân thành Đại tượng truyện và Tiểu tượng truyện. Đại tượng truyện gổm 64 đoạn văn, phân chia giải thích tên quẻ và nghĩa của 64 quẻ trong Kinh dịch. Tiểu tượng truyện gồm 386 đoạn ngôn ngữ, phân chia giải thích 386 hào từ và cách dùng từ trong Kinh dịch.

Ngôn ngữ trong Đại tượng truyện ngắn gọn và súc tích, bao gồm hai đoạn: đoạn một phân tích quái tượng và qua đó chọn ra tên quẻ; đoạn thứ hai thông qua tượng để phân tích về đạo đức, chính trị.

Khi giải thích quái thể và quái danh, sách căn cứ vào cách chọn tượng, tượng trưng sự vật của bát quái để giải thích sự tạo thành quái kép. Ví dụ:

Quẻ Độn (thượng Càn, hạ Cấn): tượng của thượng quái Càn là thiên (trời), tượng của hạ quái Cấn là sơn (núi); cho nên gọi quẻ Độn là “thiên hạ hữu sơn” tức là dưới trời có núi.

Quẻ Tấn (thượng Ly, hạ Khôn): tượng của thượng quái Ly là minh, là hoà (lửa), hoả tức là nhật (mặt trời); tượng của Khôn là địa (mặt đất); minh ở thượng quái, địa ở hạ quái giống như mặt trời chiếu xuông mặt đất, nên gọi là “minh xuất địa thượng”.

Trong 64 quẻ kép có 8 quẻ có nội quái (hạ quái) và ngoại quái (thượng quái) giống nhau gọi là quẻ bát thuần: Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn. Đại tượng truyện giải thích theo cách chọn tượng của bát quái. Ví dụ về Khảm (thượng Khảm, hạ Khảm), sách viết: “Thuỷ chí, tập khảm”, bát thuần Khảm là do hai què Khảm tạo thành nên gọi là tập Khảm; mặt khác tượng của Khảm là nước, mà thượng Khảm hạ cũng Khảm, cho nên gọi bát thuần Khảm là “thuỷ chí” tức là nước lại đến.

Đại tượng truyện giải thích quái thể cũng theo quy tắc từ trên xuống dưới, song Đại tượng truyện chỉ để cập đến quái tượng mà không đi sâu vào hào từ như Thoán truyện. Thông qua phân tích tượng của quái, Đại tượng truyện giải thích nghĩa của tên quẻ một cách rõ ràng. Ví dụ:

Quẻ Mông, sách viết: “quẻ Mông, sơn hạ xuất tuyền”, quái hình của quẻ Mông (Cấn trên, Khảm dưới). Cấn là sơn, Khảm là thuỷ và ở đây Đại tượng truyện lấy Khảm làm tuyền (nguồn nước), cho nên dưới núi xuất tuyển là nghĩa của quẻ Mông.

Quẻ Truân là “vân lôi truân”, quái hình của quẻ Truân (Khảm trên, Chấn dưới). Chấn là lôi (sấm), Khảm là thuỷ và ở đây Đại tượng truyện lấy Khảm nghĩa là vân (mây), mây do hơi nưóc tụ lại.

Tóm lại, tư tưởng của Đại tượng truyện là tư tưỏng Nho giáo với triết lý thê hiện nhân sinh quan, thế giới quan về sự thống nhất giữa con người và các sự vật hiện tượng trong tự nhiên; thông qua tường trình và lý giải về nghĩa của quẻ, sách thường dùng câu chữ có ý nghĩa giáo huấn đạo đức đặc biệt nhấn mạnh tu dưỡng đạo đức.

(Theo Kinh Dịch ứng dụng trong y học cổ truyền)

Trusted by some of the biggest brands

spaces-logo-white
next-logo-white
hemisferio-logo-white
digitalbox-logo-white
cglobal-logo-white
abstract-logo-white
white-logo-glyph

We’re Waiting To Help You

Get in touch with us today and let’s start transforming your business from the ground up.